Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 sách Kết nối tri thức năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên Tiểu học dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024
Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Kết nối tri thức)
Thời gian làm bài: .... phút
(Đề 1)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Cây đa quê hương” (trang 80) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả gọi cây đa quê mình là “cây đa nghìn năm”?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
CHIM KHUYÊN NON MUỐN BAY
Những ngày nằm chờ cho lông cánh, lông đuôi mọc đủ, hai chú chim khuyên khao khát được bay để ngắm vòm trời xanh ngắt, ngắm thảm cỏ mịn màng, nhìn ra nơi mịt mù xa xa kia biết bao nhiêu là thứ lạ lùng. Chim anh nở trước, được mẹ dìu rời tổ trước. Khi về nghe chim anh kể, chim em cứ rộn cả lên:
– Mẹ ơi! Mai mẹ cho con đi với nhé!
– Con chưa đủ sức bay đâu. Đợi một hai hôm nữa.
Chim em cho rằng mẹ cưng anh hơn. Đợi lúc mẹ và anh bay đi rồi, chim em gắng dùng đôi cánh còn run run bám vào miệng tổ, kiễng chân lấy đà nhướn ra ngoài. Vì chưa học cách rời tổ, chim em bị ngã. May sao, dưới gốc cây có lớp lá mục, chim em không bị thương nhưng cũng hết cả hồn vía.
Chim em đứng lên rũ cánh, định bay trở về tổ. Nhưng buồn quá, chú ta chỉ bốc mình lên khỏi mặt đất được một đoạn ngắn thì lại rơi bịch xuống đất. Cứ thế, chim em vừa rên rỉ vừa nhảy chuyền quanh gốc cây, không bay về tổ được. Chim em sợ quá vội chui vào một lùm cây gần đấy chờ mẹ về. Chờ mãi, chờ mãi, chim em ngủ thiếp đi lúc nào không biết nữa.
Bỗng có tiếng gọi, chim em mở choàng mắt, thì ra là mẹ. Chim em vừa khóc vừa kể cho mẹ nghe. Chim mẹ phẩy những hạt đất cát, vụn lá bám trên mình chim em và dặn:
– Con đừng dại dột như thế nữa nhé!
Chim em ngoan ngoãn rúc vào cánh mẹ thay cho lời vâng ạ. Chim anh cũng ôm lấy em rồi cùng mẹ dìu em lên tổ.
(Theo Phong Thu)
Câu 1. Những ngày nằm chờ đủ lông đủ cánh, hai chú chim khuyên non khao khát điều gì? (0,5 điểm)
A. Được mẹ cưng hơn.
B. Được xuống mặt đất.
C. Được chuyền quanh gốc.
D. Được bay đi khám phá những điều mới lạ.
Câu 2. Chuyện gì đã xảy ra với chim em khi nó tự ý rời tổ? (0,5 điểm)
A. Chim em bị ngã xuống đất.
B. Chim em bị thương.
C. Chim em bị mẹ quở trách.
D. Chim em bị rơi xuống vực .
Câu 3. Câu chuyện muốn khuyên các bạn nhỏ điều gì? (0,5 điểm)
A. Không nên tị nạnh với anh chị em trong nhà.
B. Muốn làm tốt một việc nào đó, cần phải tập luyện nhiều.
C. Liều lĩnh, bỏ qua lời khuyên của cha mẹ, có ngày gặp nguy hiểm.
D. Tất cả những đáp án trên đều đúng.
Câu 4. Nối các câu văn chứa dấu gạch ngang với tác dụng tương ứng : (1 điểm)
Câu 5. Em hãy xác định các thành phần câu và ghi “TN” dưới trạng ngữ, “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ : (1 điểm)
a) Mặt trời vừa mọc, các bác nông dân đã ra đồng làm việc.
................................................................................................
b) Vào giờ kiểm tra, bút của Mai chẳng may bị hỏng.
................................................................................................
Câu 6. Đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn và gạch chân dưới trạng ngữ đó: (1 điểm)
................................................................................................
................................................................................................
Câu 7. Dựa vào bức tranh bên dưới, em hãy đặt câu theo yêu cầu: (1,5 điểm)
a. Chủ ngữ là danh từ chỉ người.
................................................................................................
b. Chủ ngữ là danh từ chỉ sự vật.
................................................................................................
c. Chủ ngữ là danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên.
................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
NGỰA BIÊN PHÒNG
(Trích)
Chúng em trong bản nhỏ
Phơi thật nhiều cỏ thơm
Để mùa đông đem tặng
Ngựa biên phòng yêu thương...
Phan Thị Thanh Nhàn
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết bài văn tả cây xà cừ mà em yêu thích.
ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Tác giả gọi cây đa quê mình là “cây đa nghìn năm” vì cây đa ấy đã có từ rất lâu đời, gắn liền với tuổi thơ của bao nhiêu người.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm)
D. Được bay đi khám phá những điều mới lạ.
Câu 2. (0,5 điểm)
A. Chim em bị ngã xuống đất.
Câu 3. (1 điểm)
D. Tất cả những đáp án trên đều đúng.
Câu 4. (1 điểm)
Câu 5. (1 điểm)
Câu 6. (1 điểm)
Sáng sớm , các bác nông dân đã dắt trâu đi cày.
Câu 7. (1,5 điểm)
a. Các bạn nhỏ đang chơi thả diều.
b. Những con diều bay lượn trên bầu trời.
c. Buổi chiều, gió thổi lồng lộng.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một bài văn, tả cây xà cừ mà em yêu thích, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu về cây xà cừ mà em yêu thích.
Triển khai:
- Tả bao quát cây: (1) Không biết bác xà cừ đã yên vị ở đây từ bao giờ mà cao và to lắm. (2) Nhìn từ xa, bác xà cừ như một chiếc ô xanh khổng lồ bung nở. (3) Ngọn xà cừ vươn cao vượt cả nóc nhà hai tầng. (4) Tán thì xòe rộng cả một khoảng sân lớn. (5) Thân bác to lắm đến hai đứa học sinh chúng em ôm không xuể.
- Tả chi tiết: (1) Vỏ cây màu nâu, xù xì rậm rạp, có những đoạn vỏ còn bong ra thành từng mảng rất cứng. (2) Từ thân có hai cành lớn như hai cánh tay vươn ra đỡ lấy tán lá xum xuê. Cành con vươn ra tứ phía, uyển chuyển la đà. (3) Ở phần gần gốc là những cành cây cực kì to, có cành còn to bằng cả thân những cây bạch đàn ở gần đó. (4) Lá cây xà cừ không to lắm, hai mặt xanh nhẵn bóng. (5) Lá cây xanh tốt vào mùa xuân vào mùa hè, chuyển vàng ở mùa thu và rụng như trút vào mùa đông. (5) Rễ cây xà cừ rất to, có những đoạn rễ trồi hẳn lên trên mặt đất to bằng cổ tay em, nhìn nó ngoằn ngoèo như những con rắn hổ mang.
- Lợi ích của cây xà cừ: làm bóng mát,...
- Tình cảm của em đối với cây xà cừ: (1) Chúng em yêu bác xà cừ lắm! Những chiếc lá già giã từ thân mẹ lại được các bạn học sinh thu gom sạch sẽ. (2) Chúng em sẽ bảo vệ và chăm sóc cho bác tốt hơn.
Kết thúc
- Nêu suy nghĩ, tình cảm của em về cây xà cừ.
Bài làm tham khảo
Trường em trồng rất nhiều cây để lấy bóng mát và làm cảnh như: bàng, phượng vĩ, bằng lăng,… Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với em là bác xà cừ già ở giữa sân trường.
Không biết bác xà cừ đã yên vị ở đây từ bao giờ mà cao và to lắm. Nhìn từ xa, bác xà cừ như một chiếc ô xanh khổng lồ bung nở. Ngọn xà cừ vươn cao vượt cả nóc nhà hai tầng. Tán thì xòe rộng cả một khoảng sân lớn. Thân bác to lắm đến hai đứa học sinh chúng em ôm không xuể.
Vỏ cây màu nâu, xù xì rậm rạp, có những đoạn vỏ còn bong ra thành từng mảng rất cứng. Từ thân có hai cành lớn như hai cánh tay vươn ra đỡ lấy tán lá xum xuê. Cành con vươn ra tứ phía, uyển chuyển la đà. Phần tán lá um tùm xanh tốt ấy mời gọi biết bao nhiêu loài chim về đây làm tổ. Có những ngày chơi dưới tán cây, chúng em còn nghe rất nhiều lũ chim lách cách nói chuyện râm ran với nhau trong vòm lá. Ở phần gần gốc là những cành cây cực kì to, có cành còn to bằng cả thân những cây bạch đàn ở gần đó. Lá cây xà cừ không to lắm, hai mặt xanh nhẵn bóng. Lá cây xanh tốt vào mùa xuân và mùa hè. Mùa thu, lá xà cừ chuyển sang màu vàng và rụng như trút vào mùa đông. Theo những cơn gió, từng trận lá cây trút xuống như mưa, mặt đất như được trải một tấm thảm vàng xuộm vô cùng đẹp mắt. Rễ cây xà cừ rất to, có những đoạn rễ trồi hẳn lên trên mặt đất to bằng cổ tay em, nhìn nó ngoằn ngoèo như những con rắn hổ mang.
Ngày nắng cũng như ngày mưa bác xà cừ vẫn đứng đó, hiên ngang, kiêu hãnh. Chúng em yêu bác xà cừ lắm! Những chiếc lá già giã từ thân mẹ lại được các bạn học sinh thu gom sạch sẽ. Chúng em sẽ bảo vệ và chăm sóc cho bác tốt hơn.
Bác xà cừ sẽ mãi là một kỉ niệm khó quên trong thời học sinh của em. Em mong muốn bác xà cừ mãi tươi tốt để che chở cho học sinh chúng em.
Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Kết nối tri thức)
Thời gian làm bài: .... phút
(Đề 2)
A. ĐỌC HIỂU
Con Vàng
Bố tôi xin được con chó nhỏ về nuôi. Con chó khá xinh, lông vàng, cổ khoang trắng. Nhưng tôi chẳng bận tâm đến nó vì còn mải mê bắt châu chấu, nuôi sáo, đá bóng, chọi gà…
Cái Liên em tôi thì khác. Nó đặt tên cho con chó là Vàng và chăm sóc, chiều chuộng hết mực. Đi học về, vừa thấy Vàng vẫy đuôi chạy ra, Liên vồn vã :
- Ôi, em Vàng của chị ! Ở nhà có ai bắt nạt em không ?
Rồi Liên bế thốc Vàng lên để vuốt ve, vào bếp kiếm ngay cơm cho Vàng ăn.
Một hôm, thấy con Vàng đang rượt đuổi chú sáo mỏ vàng cực đẹp của tôi, thuận chân, tôi đá Vàng một cú mạnh như sút bóng. Con chó bay ra sân, rơi huỵch xuống đất, kêu oăng oẳng một lúc rồi nằm rên ư ử.
Liên đi học về, thấy con Vàng cá nhắc, bèn làm toáng lên. Nhưng tôi chối bay chối biến. Liên đành kiếm dầu xoa bóp cho Vàng. Hôm sau, Liên nấu cả cháo thịt mà Vàng cũng chỉ liếm được lưng thìa rồi nằm thở dốc, thỉng thoảng lại co giật, nước mắt tràn ra.
Chiều ngày thứ ba, tôi vừa về đến nhà thấy Liên ngồi bệt trước cửa khóc thút thít. Sau lưng nó, con Vàng nằm bất động trên tờ báo.
Tôi lấm lét nhìn Liên rồi lẳng lặng vào buồng, ngồi lặng lẽ. Nước mắt cứ ứa ra, tôi chẳng buồn nghĩ đến con sáo nữa…
Theo Nguyễn Bá
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:
Câu 1. Câu chuyện tập trung kể về những nhân vật nào?
A. Người bố, hai anh em (“tôi” và Liên).
B. Hai anh em (“tôi” và Liên), con Vàng.
C. Hai anh em (“tôi” và Liên), con sáo.
D. Người bố, con Vàng, con sáo mỏ.
Câu 2. Vì sao người anh không bận tâm đến con chó nhỏ?
A. Vì mải mê bắt châu chấu, đá bóng, đi học.
B. Vì bận học và tham gia hoạt động ở trường.
C. Vì bận chăm sóc con sáo mỏ vàng cực đẹp.
D. Vì mải mê với những thú vui của riêng mình.
Câu 3. Chi tiết nào cho thấy Liên coi Vàng như người thân trong nhà?
A. Đặt tên con chó là Vàng.
C. Bế thốc Vàng lên để vuốt ve.
B. Gọi Vàng là “em của chị”.
D. Vào bếp kiếm cơm cho Vàng ăn
Câu 4. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng:
Người anh đá Vàng một cú mạnh như...................................khiến Vàng đau đớn nằm rên ư ử.
A. đánh nhau
B. trời giáng
C. sút bóng
D. đánh tạ
Câu 5. Dòng nào dưới đây nêu đúng 5 từ ngữ tả sự đau đớn của con Vàng?
A. rơi xuống đất, kêu oăng oẳng, rên ư ử, thở dốc, co giật
B. kêu oăng oẳng, rên ư ử, lừ đừ, đi cà nhắc, nằm bất động.
C. kêu oăng oẳng, rên ư ử, thở dốc, co giật, nước mắt tràn ra.
D. rên ư ử, thở dốc, co giật, nước mắt tràn ra, nằm bất động.
Câu 6. Trong câu sau có mấy tính từ “Tôi lấm lét nhìn cái Liên rồi lẳng lặng vào buồng, ngồi lặng lẽ.”?
A. Một tính từ. Đó là :…………………
B. Hai tính từ. Đó là :…………………
C. Ba tính từ. Đó là :……………………
D. Bốn tính từ. Đó là :…………………
Câu 7. Chi tiết “Nước mắt cứ ứa ra, tôi chẳng buồn nghĩ đến con sáo nữa …” cho thấy điều gì ở người anh?
Câu 8. Câu kể : “ Sau lưng nó, con Vàng nằm bất động trên tờ báo” thuộc mẫu câu nào em đã học?
Thuộc mẫu câu: . .................................
Câu 9. Xác định vị ngữ trong câu “Tôi lấm lét nhìn cái Liên rồi lẳng lặng vào buồng, ngồi lặng lẽ.”?
Vị ngữ: .........................................
B. KIỂM TRA VIẾT
1. Viết chính tả:
2. Viết văn:
Đề bài: Hãy tả lại một con vật nuôi mà em thích.
ĐÁP ÁN
A. ĐỌC HIỂU
Câu 1.
Câu chuyện tập trung kể về những nhân vật: Hai anh em (“tôi” và Liên), con Vàng
Đáp án: B
Câu 2.
Người anh không bận tâm đến con chó vì bận chăm sóc con sáo mỏ vàng cực đẹp.
Đáp án: C
Câu 3.
Chi tiết cho thấy Liên coi Vàng như người thân trong nhà: Gọi Vàng là “em của chị”
Đáp án: B
Câu 4.
Người anh đá Vàng một cú mạnh như sút bóng khiến Vàng đau đớn nằm rên ư ử.
Đáp án: C
Câu 5.
Dòng nêu đúng 5 từ ngữ tả sự đau đớn của con Vàng là: kêu oăng oẳng, rên ư ử, thở dốc, co giật, nước mắt tràn ra.
Đáp án: C
Câu 6.
Câu đã cho có 3 tính từ, đó là: lấm lét, lẳng lặng, lặng lẽ
Đáp án: C
Câu 7.
Chi tiết “Nước mắt ứa ra, tôi chẳng buồn nghĩ đến con sáo nữa...” cho thấy: Người anh thương con Vàng, ân hận vì đã làm cho Vàng chết.
Câu 8.
Câu đã cho thuộc câu kể Ai làm gì?
Câu 9.
- Chủ ngữ: Tôi
- Vị ngữ: lấm lét nhìn cái Liên rồi lẳng lặng vào buồng, ngồi lặng lẽ
B. KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả
2. Tập làm văn
Dàn bài tham khảo (tả con mèo)
A. Mở bài:
Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?)
B. Thân bài:
a. Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi đặc điểm 2-3 câu)
- Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da.
- Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt...), thân hình, chân, đuôi.
b. Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng) (mỗi hoạt động 2-3 câu)
- Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật.
- Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa...)...
- Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật.
c. Sự săn sóc hoặc quan tâm của em với con vật nuôi
C. Kết luận:
- Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài mở rộng hoặc không mở rộng) (3-4 dòng)
- Tình cảm, suy nghĩ của em về con vật
Bài làm tham khảo
Nhân ngày sinh nhật lần thứ 9 của em, mẹ em tặng cho em một chú mèo bằng bông rất đẹp. Em quý món quà này lắm và thầm ao ước giá như mình có một con mèo thật, cũng xinh xắn và duyên dáng như thế. Một hôm, ba em đi công tác về, mang theo một con mèo xinh ơi là xinh ! Em thích lắm và đặt tên cho chú là Mimi.
Mi Mi nhà em thật đáng yêu. Chú có bộ lông màu khoang trắng. Cái đầu tròn, nhỏ xinh và mềm như cục bông. Hai tai thì nhỏ xíu, luôn dựng thắng đứng rất thính và nhạy. Đôi mắt Mi Mi sáng long lanh như hòn bi. Đêm đến đôi mắt bỗng trở nên vô cùng nhanh nhạy, linh hoạt. Bộ ria thì luôn vểnh lên, có vẻ oai vệ lắm. Bốn chân chú ta thon, nhỏ, mềm mại, phía dưới còn có nệm thịt màu hồng. Nhờ đó mà mỗi bước đi đều vô cùng nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Cái đuôi dài thỉnh thoảng thích thú điều gì lại vung vẩy non vô cùng đáng yêu.
Khi đêm xuống, chú như một trinh sát lành nghề nhanh nhẹn và hoạt bát vô cùng. Chú thường đi vòng quanh nhà rồi dừng lại ở những chỗ mà chú nghi là lũ chuột thường hay lui tới như thùng gạo, tủ thức ăn,… chú nấp vào chỗ kín, im lặng đợi chờ. Chỉ cần một tên chuột nào đó xuất hiện thì mèo ta bằng một cú nhảy điêu luyện, bung người lên vồ chính xác con mồi, rất ít khi vồ hụt. Những cái vuốt sắc nhọn chặn lấy cổ họng đối phương, cái miệng quặp lấy cái đầu, quật lia lịa xuống nền nhà.
Em rất yêu Mi Mi nhà em. Bởi vì Mi Mi là một người bạn thân thiết của em. Hằng ngày em đều cho Mi Mi ăn ba bữa đầy đủ. Dọn dẹp thau cát vệ sinh và chỗ ở của Mi Mi. Mùa lạnh về em cùng với chị làm áo ấm cho Mi Mi mặc. Tuy là động vật, chẳng biết nói năng nhưng Mi Mi có lẽ cũng hiểu sự quan tâm, chăm sóc mà em dành cho Mi Mi. Chỉ cần em có ở nhà là Mi Mi sẽ quấn lấy em, dụi dụi cái đầu nhỏ đáng yêu vào người em để nũng nịu. Em yêu Mi Mi, mong Mi Mi luôn mạnh khỏe để làm bạn với em lâu thật lâu.
Từ ngày có Mimi trong nhà, lũ chuột dường như biến mất. Con mèo như một vị chúa tể bước đi đầy quyền uy trong lãnh địa của mình. Cả nhà em ai cũng yêu chú. Mẹ em còn gọi đùa chú là “Con hổ nhỏ”. Dường như chú cũng biết mọi người yêu quý mình nên chú dụi đầu hết vào chân người này lại sang chân người khác. Trông chú đáng yêu và đáng quý.