Bộ 10 đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án năm 2025

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 sách Kết nối tri thức năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên Tiểu học dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án năm 2025

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4

(Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống)

Thời gian làm bài: .... phút

(Đề 1)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản bài “Bét-tô-ven và Bản xô-nát Ánh trăng” (trang 101) Tiếng Việt 4 Tập 1 - (Kết nối tri thức với cuộc sống) ?

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao bản nhạc Bét-tô-ven dành tặng cô gái mù lại có tên là “Bản xô-nát Ánh trăng”?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ

Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật. Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn, sáng tạo của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc. Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.

Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi.

Theo Lâm Ngũ Đường

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án (10 đề + ma trận)

Câu 1. Lúc nhàn rỗi Trương Bạch đã làm gì? (0,5 điểm)

A. Nặn những con giống bằng đất sét.

B. Tạc những pho tượng.

C. Nặn những con giống bằng đất màu.

D. Làm các đồ thủ công.

Câu 2. Điều không thể tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì? (0,5 điểm)

A. Đôi mắt tượng Quan Âm như biết nhìn theo.

B. Đôi mắt pho tượng nhìn long lanh như mắt người.

C. Pho tượng toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ.

D. Pho tượng sống động đến lạ lùng giống như một người sống vậy.

Câu 3. Qua câu chuyện, em thấy Trương Bạch là người như thế nào? (0,5 điểm)

A. Là một người chăm chỉ, chịu khó và sáng tạo.

B. Là một người hiền lành và nhiệt huyết với công việc làm gốm.

C. Là một người yêu thích sự hoàn hảo.

D. Là một người say mê nghệ thuật có tính kiên nhẫn và sáng tạo.

Câu 4. Đánh số thứ tự để tả độ cao tăng dần của các con vật sau: (1 điểm)

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án (10 đề + ma trận)

Câu 5. Viết một câu hội thoại có sử dụng biện pháp nhân hóa: (1 điểm)

……………………………………………………………………………………….

Câu 6. Dựa vào bức tranh sau em hãy tìm hai danh từ: (1 điểm)

Chỉ thời gian

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án (10 đề + ma trận)

Chỉ vật

Câu 7. Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại những câu văn sau cho sinh động, gợi cảm: (1,5 điểm)

a) Những cơn gió thổi nhè nhẹ trên mặt hồ nước trong xanh.

………………………………………………………………………………………

b) Mặt trời mọc từ phía đông, chiếu ánh nắng xuống cánh đồng lúa xanh rờn.

………………………………………………………………………………………

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

CÓ NHỮNG MÙA ĐÔNG (trích)

Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng.

Trần Dân Tiên

2. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy đóng vai nhân vật Tin-tin trong vở kịch “Ở Vương quốc Tương viết đoạn văn về vương quốc đó theo tưởng tượng của em.

Gợi ý chi tiết:

Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện mà em muốn tưởng tượng.

Triển khai:

- Đến thăm Vương quốc Tương lai: Được sự giúp đỡ của bà tiên, em và Mi-tin đã đến được Vương quốc Tương lai.

- Gặp các em bé: (1) Em bé thứ nhất: sáng chế ra một vật làm con người hạnh phúc. (2) Em bé thứ hai: sáng chế ra thuốc trường sinh. (3) Em bé thứ ba: mang đến một thứ ánh sáng lạ. (4) Em bé thứ tư: Khoe một thứ máy biết bay như chim. (5) Em bé thứ năm: cho xem một cái máy biết dò tìm kho báu giấu trên Mặt Trăng.

Kết thúc

- Nêu cảm nghĩ của em về điều đã tưởng tượng ra.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.

- Trả lời câu hỏi: Bản nhạc Bét-tô-ven dành tặng cô gái mù lại có tên là “Bản xô-nát Ánh trăng”  vì Bét-tô-ven cảm động trước tình cảm mà người cha dành cho con gái và tiếng  dương cầm da diết của người thiếu nữ mù. Hơn nữa, đó là vì ước mơ của người  con gái mù là được ngắm nhìn ánh trăng trên dòng Đa-nuýp.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm)

A. Nặn những con giống bằng đất sét.

Câu 2. (0,5 điểm)

A. Đôi mắt tượng Quan Âm như biết nhìn theo.

Câu 3. (1 điểm)

D. Là một người say mê nghệ thuật có tính kiên nhẫn và sáng tạo.

Câu 4. (1 điểm)

Bức tranh 1

Bức tranh 2

Bức tranh 3

Bức tranh 4

1

4

2

3

Câu 5. (1 điểm)

Gà con tò mò hỏi mẹ:

- Mẹ ơi, sao mình phải đi bới đất tìm giun ạ?

Câu 6. (1 điểm)

Chỉ thời gian

Chỉ vật

Sáng sớm, bình minh.

Thuyền, ngư dân

Câu 7. (1 điểm)

a. Những cơn gió thổi dịu dàng trên mặt hồ nước trong xanh.

b. Bác mặt trời mọc từ phía đông, chiếu ánh nắng xuống cánh đồng lúa xanh rờn.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

 - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

· 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

· 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

· Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

· 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

· Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

· 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

· 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, đóng vai nhân vật Tin-tin trong vở kịch “Ở Vương quốc Tương viết đoạn văn về vương quốc đó theo tưởng tượng của em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Bài làm tham khảo

Tin-tin và Mi-tin bước vào khu vườn kì diệu ở Vương quốc Tương Lai và bắt chuyện với những nàng tiên. Nàng tiên thứ nhất đang lắp ghép đôi cánh, khi được hỏi, cô ấy đáp: Cánh của tôi bị rụng khi tôi chao liệng và đâm cái rầm vào bức tường đá trắng. Sơ sảy quá, những viên đá làm tôi hoa mắt và loạng choạng lao thẳng tới. Nàng tiên thứ hai lắc lư chiếc bình chứa chất lòng màu hồng, khi thấy chúng tôi liền hô lớn: Dừng lại! Không được tiến tới, rất nguy hiểm cho các anh. Tôi đang chế tạo một dung dịch trường sinh, chỉ cần uống vào sẽ trẻ mãi không già. Nhưng hình như tôi đã cho nhầm một chất nào đó, có thể gây nổ được. Sẽ đau đầu với tôi đây…

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4

(Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống)

Thời gian làm bài: .... phút

(Đề 2)

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

Tình bạn

            Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả. Mùa thu, khu rừng thơm phức hương quả chín. Ở trên một cây cao chót vót, Thỏ reo lên sung sướng:

            - Ồ chùm quả vàng mọng kia, ngon quá!

            Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn:

            - Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm!

            Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ còn tay kia kịp với được vào một cành cây nhỏ nên cả hai chỉ bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn. Cái cành cây cong gập hẳn lại.

            Sóc vẫn cố sức giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây kêu to hơn.

            - Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy.

            hỏ nói với Sóc rồi khóc òa.

            - Tớ không bỏ cậu đâu.

            Sóc cương quyết.

            Bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu chạy tới. Bác rướn mình đưa chiếc vòi dài đỡ được cả hai xuống an toàn. Bác âu yếm khen:

            - Các cháu có một tình bạn thật đẹp.

(Theo Hà Mạnh Hùng)

 

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng làm gì?

A. Rủ nhau vào rừng hái hoa.            

B. Rủ nhau vào rừng hái nấm.

C. Rủ nhau vào rừng tìm bạn.           

D. Rủ nhau vào rừng hái quả.

Câu 2. Khi Thỏ bị trượt chân ngã, Sóc đã làm gì?

A. Vội vàng ngăn Thỏ. 

B. Túm lấy áo Thỏ và cương quyết không bỏ rơi bạn.

C. Cùng với Thỏ túm lấy cành cây.

D. Sóc tự lo bản thân mình để mặc kệ Thỏ.

Câu 3. Thỏ đã nói với Sóc như thế nào khi mình gặp nạn?

A. Tiếng răng rắc trên cành cây càng kêu to hơn.

B. Cái cây cong hẳn lại sắp gãy rồi.

C. Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy.

D. Nhờ bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy chạy tới cứu giúp.

Câu 4. Việc làm của Sóc nói lên điều gì?

A. Sóc là người bạn rất khỏe.

B. Sóc là người thật thà và siêng năng.

C. Sóc là người bạn chăm chỉ.

D. Sóc là người sẵn sàng quên bản thân mình để cứu bạn.

Câu 5. Câu chuyện trên nói lên điều gì?

Câu 6. Xác định danh từ, động từ trong câu sau:

Thanh ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc.

- Danh từ: 

- Động từ:

Câu 7. Viết lại tên cơ quan tổ chức dưới đây cho đúng.

a. Trường tiểu học trần quốc toản.

b. Hội chữ thập đỏ việt nam.

Câu 8. Em hãy đặt một câu có sử dụng biện pháp so sánh.

B. Kiểm tra viết

Đề bài: Em hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt.

ĐÁP ÁN

II. Đọc thầm văn bản sau:

1. D

2. B

3. C

4. D

Câu 5. 

Câu chuyện nói về tình bạn đẹp, chúng ta luôn bên cạnh bạn bè những lúc khó khăn và giúp đỡ họ.

Câu 6. 

- Danh từ: Thanh, vòm đa, đường, lộc.

- Động từ: nhìn, nảy.

Câu 7. 

a. Trường Tiểu học Trần Quốc Toản.

b. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Câu 8. 

Giọng hát của cô ấy ngọt ngào như tiếng chim hót vào buổi sáng.

B. Kiểm tra viết

            Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam, khi chia gia tài liền chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho mảnh vườn và cây khế.

            Năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em ra quả rất sai. Từng chùm quả chín vàng như nặng lúc lỉu trên cành. Người em nhìn cây khế mà vui mừng, tính đem bán để lấy tiền mua gạo. Một hôm, có con chim lạ từ đâu bay đến ăn khế. Thấy cây khế bị chim ăn xơ xác người em ôm mặt khóc. Chim bỗng cất lời: “Ăn một quả trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng”

            Người em nghe chim nói tiếng người lấy làm kinh ngạc, bèn về kể cho vợ nghe. Hai vợ chồng may một chiếc túi vừa đúng ba gang, chờ chim đến. Hôm sau, chim bay đến, bảo người em ngồi lên lòng mình. Chim bay rất xa, đến một hòn đảo đầy vàng bạc giữa biển khơi bao la. Người em lấy vàng bỏ đầy túi ba gang rồi lại theo chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có.

            Người anh nghe thấy em giàu liền sang chơi và lân la hỏi chuyện. Em không giấu giếm kể lại cho anh tường tận mọi điều. Người anh nằng nặc đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy mảnh vườn và cây khế, người em dù không muốn nhưng thấy anh cương quyết quá cũng đành đổi cho anh.

            Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu những quả vàng chín mọng, người anh khấp khởi mừng thầm, ngày ngày ngóng chờ con chim lạ tới. Thế rồi một hôm, chim tới ăn khế, người anh giả vờ khóc lóc, chim cũng nói: “Ăn một quả trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng”

            Người anh nghe vậy, mừng như mở cờ trong bụng, vội vã cùng vợ may một chiếc túi to thật là to. Hôm sau chim tới đưa người anh đi lấy vàng ở hòn đảo xa lạ nọ. Nhìn thấy vàng bạc châu báu trên đảo, người anh vội vàng nhét đầy túi to, lại còn giắt khắp người. Khi người anh leo lên lưng chim, chim phải vỗ cánh mấy lần mới bay lên được. Vì quá nặng nên chim bay chậm, mãi vẫn ở trên biển. Chim bảo người anh vứt bớt vàng bạc đi nhưng anh ta không chịu. Chim nặng quá, nghiêng cánh, thế là người anh tham lam cùng túi vàng rơi xuống biển sâu, không bao giờ trở về được nữa.

Đánh giá

0

0 đánh giá