Bộ 10 đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 sách Kết nối tri thức năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên Tiểu học dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024

Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4

(Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống)

Thời gian làm bài: .... phút

(Đề 1)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Ông Bụt đã đến” (trang 16) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Kết nối tri thức với cuộc sống)

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào cho thấy Mai rất yêu hoa?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) 

Đọc đoạn văn sau:

BÁC HỒ VỚI CHIẾN SĨ NGƯỜI DÂN TỘC

Bác của chúng ta yêu quý mọi chiến sĩ. Đối với các chiến sĩ gái, chiến sĩ người dân tộc, Bác còn chăm sóc hơn vì đây là những người làm cách mạng khó khăn hơn chiến sĩ trai, chiến sĩ người Kinh nhiều. Anh hùng La Văn Cầu, dân tộc Tày mãi mãi không quên bữa cơm của Bác “đãi” với rau, thịt gà,... Những “sản phẩm” do chính Bác nuôi, trồng. Bác hỏi thăm mẹ Cầu, gửi quà cho mẹ, dặn cán bộ tạo mọi điều kiện để Cầu về thăm mẹ, giúp đỡ gia đình. Nhiều chiến sĩ người dân tộc đã lấy họ Hồ cho mình như Hồ Vai, Hồ Can Lịch, Hồ Văn Bột,... Mùa thu năm 1964, chị Choáng Kring Thêm - chiến sĩ người dân tộc Cà Tu, tham gia đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được ra miền Bắc, gặp Bác Hồ. Chị Thêm kể: “Đoàn chúng tôi vừa bước xuống xe thì đã thấy Bác đứng chờ ngay ngoài sân. Bác ôm hôn thắm thiết các thành viên trong đoàn. Chúng tôi theo Bác đến dãy bàn tiếp khách kê ngay ngoài vườn đầy hoa và nắng.”. Thấy tôi mặc bộ quần áo dân tộc, Bác nói: “Cháu đúng là con gái dân tộc Cà Tu giữ được tính chất của dân tộc mình.”. Chị Ngân, chị Cao gặp Bác, mừng quá khóc lên. Bác dịu dàng bảo: “Các cháu gái đừng khóc. Gặp Bác phải vui chứ. Hai cháu hãy kể cho Bác nghe bà con ta ở tiền tuyến đánh Mĩ như thế nào?”. Tôi thưa: “Thưa Bác, cháu thương, cháu nhớ Bác. Tất cả đồng bào dân tộc miền Nam đều thương nhớ Bác.”. Sau đó tôi kể Bác nghe một số chuyện chiến đấu của mẹ Giới, anh Bên, em Thơ,... Bác nói: “Cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam ta là toàn dân, toàn diện. Trẻ, già, gái, trai, Kinh, Cà Tu, Cà Tang và đồng bào các dân tộc khác đều sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi.”. Tôi hiểu đó là Bác dành tình thương mênh mông của Bác cho tất cả chúng ta.

Trích “Những mẩu chuyện về Bác”

Bộ 10 đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 (ảnh 1)

Câu 1. Vì sao Bác chăm sóc chiến sĩ gái, chiến sĩ dân tộc hơn những người còn lại? (0,5 điểm)

A. Vì họ chịu khổ nhiều trong các cuộc chiến tranh.

B. Vì họ làm cách mạng khó khăn hơn chiến sĩ trai, chiến sĩ người Kinh nhiều.

C. Vì họ khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt.

D. Vì họ chịu khó, kham khổ, dám hi sinh thân mình.

Câu 2. Bác đã tiếp đón những người tham gia đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam như thế nào? (0,5 điểm)

A. Bác đứng chờ ngay ngoài sân, Bác ôm hôn thắm thiết.

B. Bác mời mọi người sang nhà Bác ăn cơm và biếu quà cáp.

C. Bác gọi các đồng chí mang bàn ghế ra cho mọi người ngồi.

D. Bác ở trong nhà đợi mọi người và hỏi han ân cần.

Câu 3. Qua câu chuyện trên, em thấy Bác là người như thế nào? (0,5 điểm)

A. Bác là người hiền lành, tốt bụng.

B. Bác chăm lo và yêu thương, yêu quý người dân tộc hơn người Kinh.

C. Bác là người yêu nước, thương dân, yêu quý mọi chiến sĩ.

D. Bác là người có tài nhìn xa trông rộng, biết dùng quân, hiểu tâm lí mọi người.

Câu 4. Tìm hai từ ngữ có thể thay thế được chủ ngữ trong câu văn sau: (1 điểm)

Vài giờ sau, du khách này đi tới vùng núi.

 

Câu 5. Em hãy viết thêm vị ngữ để hoàn thành câu văn dưới đây: (1 điểm)

a) Hàng ngày, anh lên rừng kiếm củi bán lấy tiền nuôi em.

b) Một hôm, tiếng hát thanh tao ấy lọt vào tai một con quỷ dữ.

Câu 5. Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau và cho biết đó là thành phần nào của câu: (1 điểm)

a) Những ngôi sao

b) Đàn bướm

c) Bầu trời

Câu 6. Em hãy gạch chân những trạng ngữ bị dùng sai trong đoạn văn dưới đây và sửa lại cho đúng: (1 điểm)

Hôm qua, em làm rơi chiếc móc chìa khóa hình chú gấu ở trường. Để đó là món quà mà mẹ tặng em, em đã rất buồn và lo lắng. Nhờ tìm lại chiếc móc chìa khoá, em đã quay về trường. Ở trường, em gặp Mai và Chinh. Sau khi biết chuyện, hai bạn đã cùng giúp em. Nhằm có hai bạn giúp đỡ, em đã tìm thấy chiếc móc chìa khoá rơi ở trong lớp học.

(Mai Chinh)

Câu 7. Dựa vào bức tranh sau dưới đây, em hãy đặt một câu có sử dụng trạng ngữ và cho biết công dụng của trạng ngữ đó: (1,5 điểm)

Bộ 10 đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 (ảnh 2)

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

HOA TRÁI QUANH TÔI 1983

(trích)

Hình như khi xây dựng nên đô thị của mình, người Huế không bộc lộ cái ham muốn chế ngự thiên nhiên theo cách người Hy Lạp và người La Mã, mà chỉ tìm cách tổ chức thiên nhiên trở thành một kẻ có văn hóa để có thể tham dự một cách hài hòa vào cuộc sống của con người, cả bên ngoài và bên trong.

Hoàng Phủ Ngọc Tường

2. Tập làm văn (6 điểm) 

Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện về nhân vật lịch sử Anh Ba.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.

- Trả lời câu hỏi: Những chi tiết cho thấy Mai rất yêu hoa:

+ Mỗi sáng ra quán giúp mẹ, cô bé vẫn ngắm nghía mãi. Ngoài việc xem cây có con sâu nào hay không, Mai còn hồi hộp chờ hoa nở.

+ Mai sững người khi thấy cảnh tượng một nhành lan đã bung xòe rung rinh trong nắng sớm.

+ Mai liền sà tới khóm lan, đưa tay nâng niu nhành hoa. Cô bé ve vuốt mãi những cánh hoa, thân hoa.

+ Mai thoáng nghĩ trong đầu giá có một phép màu để cành hoa liền lại.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) 

Câu 1. (0,5 điểm) 

B. Vì họ làm cách mạng khó khăn hơn chiến sĩ trai, chiến sĩ người Kinh nhiều.

Câu 2. (0,5 điểm) 

A. Bác đứng chờ ngay ngoài sân, Bác ôm hôn thắm thiết.

Câu 3. (1 điểm) 

C. Bác là người yêu nước, thương dân, yêu quý mọi chiến sĩ.

Câu 4. (1 điểm) 

Hai từ ngữ có thể thay thế cho chủ ngữ là: khách du lịch, lữ khách.

Câu 5. (1 điểm)

a) Những ngôi sao tỏa ra ánh sáng lấp lánh.

b) Đàn bướm bay lượn rập rờn quanh khóm hoa hồng rực rỡ.

c) Bầu trời cao và xanh với những đám mây trắng bồng bềnh.

Câu 6. (1 điểm)

Hôm qua, em làm rơi chiếc móc chìa khóa hình chú gấu ở trường. Để đó là món quà mà mẹ tặng em, em đã rất buồn và lo lắng. Nhờ tìm lại chiếc móc chìa khoá, em đã quay về trường. Ở trường, em gặp Mai và Chinh. Sau khi biết chuyện, hai bạn đã cùng giúp em. Nhằm có hai bạn giúp đỡ, em đã tìm thấy chiếc móc chìa khoá rơi ở trong lớp học.

Sửa lại:

- Vì đó là món quà mà mẹ tặng em

- Để tìm lại chiếc móc chìa khóa

- Nhờ có hai bạn giúp đỡ

Câu 7. (1,5 điểm)

- Bình mình lên, đoàn thuyền trở về mang theo những khoang cá đầy ắp.

- Công dụng của trạng ngữ trên là: bổ sung thông tin về thời gian diễn ra sự việc.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM) 

1. Chính tả (4 điểm)

 - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Trình bày dưới dạng một bài văn, kể lại câu chuyện về nhân vật lịch sử Anh Ba, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Gợi ý chi tiết:

Mở đầu:

- Giới thiệu về nhân vật Anh Ba: Nhân vật Anh Ba, trong câu chuyện “Anh Ba”, được học ở trên lớp.

Triển khai:

- Mở đầu câu chuyện: Anh Ba được bạn đưa đến tiệm cà phê của Pháp để xem đèn điện, xem chiếu bóng và máy nước...

- Diễn biến câu chuyện: (1) Anh Ba đề nghị anh Lê đi ra nước ngoài cùng mình để xem họ làm như thế nào, để trở về giúp đồng bào. (2) Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của anh Ba, người bạn đồng ý nhưng sau khi suy nghĩ kĩ, thấy cuộc đi có vẻ phiêu lưu, anh Lê không đủ can đảm để giữ lời hứa. (3) Anh Ba đã một mình ra nước ngoài.

- Kết thúc câu chuyện: Sau này anh Lê mới biết người yêu nước đầy nhiệt huyết đã đi khắp năm châu bốn biển để tìm ra con đường cứu nước ấy chính là Bác Hồ của chúng ta.

Kết thúc 

- Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện: Thích, ngưỡng mộ, khâm phục, biết ơn,......

- Bài học rút ra từ câu chuyện: Lòng yêu nước, sự dũng cảm, dám nghĩ, dám làm.

Bài làm tham khảo

Em rất thích câu chuyện “Anh Ba”. Bởi câu chuyện kể về một người mà em vô cùng yêu thích và ngưỡng mộ.

Mở đầu câu chuyện, anh Ba được anh lê đưa đến tiệm cà phê củ Pháp để xem đèn điện, xem chiếu bóng và máy nước,...... Những cái đó, trước kia, anh chưa hề thấy bao giờ. Anh thấy rất lạ, nên anh đã đề nghị anh Lê đi ra nước ngoài cùng mình, xem nước Pháp họ làm như thế nào, để trở về giúp đồng bào mình. Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của anh Ba, người bạn đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ, thấy cuộc đi có vẻ phiêu lưu, anh Lê không đủ cam đảm để giữ lời hứa. Cuối cùng, anh Ba quyết định một mình ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Sau này, anh Lê mới biết người yêu nước đầy nhiệt huyết đã đi khắp năm châu bốn biển để tìm ra con đường cứu nước ấy chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta.

Em cảm thấy rất ngưỡng mộ, khâm phục và biết ơn những người yêu nước nói chung và anh Ba nói riêng. Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học sâu sắc rằng cần phải yêu nước, dũng cảm, dám nghĩ dám làm. Hãy luôn mang trong mình sự nhiệt huyết, ý chí quyết tâm để thực hiện những mục tiêu, ước mở của chính mình.

Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá