Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 sách Kết nối tri thức năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên Tiểu học dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4. Mời các bạn cùng đón xem:

[TẠM NGỪNG BÁN] trọn bộ Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023

Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4

(Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống)

Thời gian làm bài: .... phút

(Đề 1)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Chân trời cuối phố” (Trang 59, 60 – SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

-  Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Em hãy tìm những từ ngữ chỉ cảm xúc của cún và giải thích vì sao cún có những cảm xúc đó?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

BUỔI CHỢ TRUNG THU

Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương, từ từ nhô lên nhành cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt. Bầu trời dần dần tươi sáng. Hương vị thôn quê đầy quyến rũ ngọt ngào mùi lúa chín.

Từ các làng xóm, các ấp trại, từ các ấp nhà linh tinh trên sườn đồi, người gồng gánh, thúng mủng vì bị quay, tay nải và ba lô nữa, lũ dài, lũ ngắn dồn lên mấy con đường lớn. Vai kĩu, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng vịt cạp cạp, tiếng người nói léo xéo. Thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi xích sắt, mặt buồn rầu, sợ sệt.

Khoảng bảy giờ sáng, trên đồi đã đông nghìn nghịt. Màu nâu, màu chàm, màu kaki, các thứ quần áo trà trộn dưới bóng cây. Không ai nói to, cũng không ai nói nhiều. Những luồng phát âm của hàng nghìn cái miệng cũng đủ làm cả khu rừng ầm ầm.

(Theo Tạ Duy Anh)

Câu 1 (0,5 điểm). Cảnh chợ được miêu tả vào thời gian nào trong ngày?

A. Đêm muộn

B. Hoàng hôn

C. Bình minh

D. Giữa trưa

Câu 2 (0,5 điểm). Không phí buổi chợ trung du như thế nào?

A. Nhộn nhịp

B. Yên tĩnh.

C. Êm đềm

D. Vắng lặng

Câu 3 (0,5 điểm). Từ ngữ nào thể hiện cảnh chợ nhộn nhịp?

A. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp.

B. Buổi chợ dần dần tươi sáng.

C. Chân bước thoăn thoắt.

D. Không ai nói to, cũng không ai nói nhiều.

Câu 4 (0,5 điểm). Trong câu “Màu nâu, màu chàm, màu kaki, các thứ quần áo trà trộn với bóng cây.” tác giả muốn gợi nhớ và thể hiện điều gì?

A. Chợ rất phong phú người và đồ dùng.

B. Có nhiều quần áo, vải vóc bán trong chợ.

C. Có nhiều người đến dự phiên chợ.

D. Có nhiều màu sắc trong buổi chợ.

Câu 5 (1,0 điểm). Khung cảnh buổi chợ trung thu gợi cho em những suy nghĩ gì về cảnh vật và con người nơi đây?

................................................................................................

................................................................................................

Câu 6 (1,0 điểm). Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sâu vào đúng bảng dưới đây:

Nhiều người vẫn nghĩ loài cây Bao Báp kì diệu chỉ có ở châu Phi. Nhưng thực ra tại châu lục đen chỉ có duy nhất một loài bao báp. Còn trên đảo Ma-đa-ga-xca  Ấn Độ Dương có tới tận bảy loài. Một loài trong số đó còn được trồng thành đồn điền, vì từ hạt của nó có thể chế được loại bơ rất ngon và bổ dưỡng.

Danh từ chung

Danh từ riêng

 

 

Câu 7 (1,0 điểm). Xác định danh từ (DT), động từ (DT) dưới từ gạch chân trong câu sau:

Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất.

Câu 8 (1,5 điểm). Đoạn văn sau có những danh từ riêng viết chưa đúng. Em hãy gạch chân vào những từ sai đó và chữa lại cho đúng:

Trường tiểu học xã cổ loa (đông anh, hà nội) đã có hơn 15 năm xây dựng và phát triển. Liên tục trong nhiều năm qua liên đội nhà trường đều nhận danh hiệu liên đội vững mạnh, xuất sắc và vinh dự được trung ương đoàn tặng bằng khen.

Câu 9 (0,5 điểm). Em hãy đặt câu miêu tả hành động bắt chuột của con mèo, trong đó có sử dụng 2 động từ.

................................................................................................ ................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (2 điểm)

Biển đẹp

Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những núi xa màu lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió, mà sóng vẫn đổ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót. Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh chai. Núi xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.

2. Tập làm văn (8 điểm)

Em hãy viết một bài văn thuật lại hoạt động ở trường em mà em có dịp tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó.

Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4

(Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống)

Thời gian làm bài: .... phút

(Đề 2)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Nghệ sĩ trống” (Trang 26, 27 – SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

-  Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao Mi-lô trở thành một nghệ sĩ trống nổi tiếng thế giới?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.

Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết rồi. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.

Câu 1 (0,5 điểm). Hai hạt lúa trong bài có đặc điểm như thế nào?

A. Tốt, xinh đẹp, vàng óng.

B. Tốt, to khỏe và chắc mẩy.

C. Vàng óng, trĩu hạt, chắc mẩy.

D. Vàng óng, to khỏe và trĩu hạt.

Câu 2 (0,5 điểm). Hạt lúa thứ nhất có suy nghĩ và hành động như thế nào?

A. Muốn được cuộc sống mới của cây lúa.

B. Muốn mãi mãi là hạt lúa đầy chất dinh dưỡng và lăn vào góc khuất để yên thân.

C. Lăn vào góc khuất để được yên thân và mọc thành cây lúa.

D. Muốn bắt đầu cuộc đời mới ở ngoài cánh đồng.

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao hạt lúa thứ nhất không muốn được đem gieo xuống đất mà lại “chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó”?

A. Vì hạt lúa nghĩ ở đó có đủ nước và chất dinh dưỡng nuôi sống nó.

B. Vì hạt lúa nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ an toàn, điều kiện sống tốt, giúp nó phát triển.

C. Vì hạt lúa sợ gặp nguy hiểm, sợ thân mình bị tan thát trong đất.

D. Vì hạt lúa sợ sẽ bị mang đi bán cho người khác.

Câu 4 (0,5 điểm). Tại sao lạt lúa thứ hai lại mong muốn được gieo xuống đất?

A. Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu một cuộc đời mới.

B. Vì hạt lúa thấy thích thú khi được thay đổi chỗ ở mới.

C. Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn,

D. Vì hạt lúa muốn được lăn mình xuống đồng ruộng có nước.

Câu 5 (1,0 điểm). Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì?

................................................................................................

................................................................................................

................................................................................................

Câu 6 (1,0 điểm). Xác định danh từ (DT), động từ (ĐT) trong câu sau:

Nó mang đến cuộc đời những hạt lúa tới.

Câu 7 (1,0 điểm). Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn dưới đây:

Chúng tôi đứng trên núi Chung. Nhìn sang trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xóa. Nhìn sang phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác Hồ.

Câu 8 (1,5 điểm). Xác định từ loại của các từ gạch chân trong câu sau:

Khi đi từ đây, khung cửa sẽ mở ra những khung trời rực rỡ thiên nhiên lung linh mùa tiết, mở ra những ngưỡng vọng cao hơn, đẹp hơn.

Câu 9 (0,5 điểm). Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong câu dưới đây:

Theo những chặng đường đời, đôi mắt ấy ghi dấu bao kỷ niệm của tôi từ tấm bé cho đến lúc trưởng thành.

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (2 điểm)

Cây đa làng

Cây đa tỏa rợp bóng mát. Thân cây chia thành nhiều múi, có chỗ trưởng như do nhiều cây ghép lại. Những cái rễ lớn bắt đầu từ trên nửa thân cây, “vuốt nặn” cho thân bành ra, rất nhiều góc cạnh, trông như cái cổ của một người khổng lồ gầy guộc, già nua, đang nổi gân lên trong cuộc cãi vã. Rồi ai đó đắp lên đây những cái mụn to như chiếc thủng, làm cho thân cây sần sùi, hang hốc. Trẻ em chui gọn vào trong các hốc cây chơi trò trốn tìm, đánh trận giả.

2. Tập làm văn (8 điểm)

Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích.

            GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập

Câu 1. B

Câu 2. B

Câu 3. C

Câu 4. A

Câu 5. HS rút ra từ câu chuyện, ví dụ: Can đảm, dám đương đầu với khó khăn thử thách thì sẽ thành công.

Câu 6.

- Danh từ: Nó, hạt lúa.

- Động từ: đến.

Câu 7.

- Danh từ chung: núi, dòng, sông, nắng, đường, nhà

- Danh từ riêng: Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Đại Huệ, Bác Hồ.

Câu 8.

Khi đi từ đây, khung cửa sẽ mở ra những khung trời rực rỡ thiên nhiên lung linh

      ĐT                  DT           ĐT                        DT                      DT

mùa tiết, mở ra những ngưỡng vọng cao hơn, đẹp hơn.

                                             DT

Câu 9.

Theo chặng đường đời, cái gì ghi dấu bao kỷ niệm của tôi từ tấm bé cho đến lúc trưởng thành?

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (2 điểm)

 - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,25 điểm):

• 0,25 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

• 0,15 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (1,5 điểm):

• Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 1,5 điểm

• 0,75 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

• Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,25 điểm):

• 0,25 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

• 0,15 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Tập làm văn (8 điểm)

- Trình bày dưới dạng một bài văn ngắn, có số lượng câu từ 10 đến 15 câu, kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, bố cục đầy đủ, rõ ràng (mở bài, thân bài, kết bài): 8 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Đánh giá

5

1 đánh giá

1