Lời giải bài tập Khoa học lớp 4 Bài 30: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Khoa học 4 Bài 30 từ đó học tốt môn Khoa học lớp 4.
Giải bài tập Khoa học lớp 4 Bài 30: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
Giải Khoa học lớp 4 trang 113
Khởi động trang 113 SGK Khoa học lớp 4: Cây ngô, con chuột trong hình 1 và hình 2 có mối liên hệ với nhau như thế nào?
Trả lời:
+ Cây ngô và con chuột trong hình 1 và hình 2 có mối liên hệ với nhau là: Cây ngô ở hình 1 là thức ăn của con chuột ở hình 2.
B/ Câu hỏi giữa bài
1. Mối liên hệ thức ăn trong tự nhiên
Câu hỏi khám phá trang 113 SGK Khoa học lớp 4:
+ Quan sát và cho biết thức ăn của mỗi con vật trong các hình sau.
+ Nói với bạn về ý nghĩa của sơ đồ dưới mỗi hình. Mũi tên trong mỗi sơ đồ có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
+ Hình 3: Cỏ là thức ăn của con trâu.
+ Hình 4: Chuột là thức ăn của con mèo.
+ Ở hai sơ đồ trên cho ta thấy được mối quan hệ chỉ thực vật, động vật nào là thức ăn của con vật nào.
Giải Khoa học lớp 4 trang 114
Luyện tập trang 114 SGK Khoa học lớp 4:
+ Vẽ sơ đồ mô tả mối liên hệ thức ăn của các sinh vật trong mỗi hình sau.
+ Nói tên một con vật bất kì và đố bạn:
● Thức ăn của con vật đó.
● Vẽ sơ đồ mô tả mối liên hệ thức ăn giữa chúng.
Trả lời:
Sơ đồ mô tả mối liên hệ thức ăn của các sinh vật trong mỗi hình:
+ Hình 5:
+ Hình 6:
+ Hình 7:
+ Hình 8:
Đố bạn:
+ Con nai:
+ Con thỏ:
2. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
Câu hỏi khám phá trang 114 SGK Khoa học lớp 4:
+ Nói với bạn mối liên hệ thức ăn giữa các sinh vật sau
+ Vẽ sơ đồ biểu diễn mối liên hệ thức ăn giữa cà rốt, thỏ, cáo để được chuỗi thức ăn theo gợi ý sau:
+ Chuỗi thức ăn nói trên có bao nhiêu mắt xích?
Trả lời:
+ Mối liên hệ thức ăn giữa các sinh vật trong hình là: Cà rốt là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo.
+ Sơ đồ mối liên hệ thức ăn giữa cà rốt, thỏ và cáo là:
+ Chuỗi thức ăn trên có 3 mắt xích.
Luyện tập trang 115 SGK Khoa học lớp 4:
a. Sắp xếp các sinh vật vào vị trí phù hợp trong sơ đồ chuỗi thức ăn dưới đây.
b. Chia sẻ với bạn về một chuỗi thức ăn trong tự nhiên có ít nhất ba mắt xích mà em biết.
c. Thiết kế mô hình chuỗi thức ăn.
Chuẩn bị:
+ Bút, các thẻ bìa, dụng cụ bấm lỗ giấy, dây để buộc.
Thực hiện:
+ Vẽ, dán hình hoặc viết tên các sinh vật lên mỗi thẻ bìa theo mối liên hệ của một chuỗi thức ăn.
+ Bấm lỗ và dùng dây nối các tấm bìa để lập thành chuỗi thức ăn.
+ Giới thiệu với các bạn về sản phẩm của em.
d. Trò chơi: “Thi xếp chuỗi thức ăn” :
Mỗi học sinh đóng vai là một mắt xích. Các đội chơi xếp thành hàng dọc, người đứng sau đặt tay lên hai vai của người đứng trước để lập thành một chuỗi thức ăn.
Trả lời:
a.
b. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên có ít nhất ba mắt xích mà em biết là:
c. Học sinh tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh có thể tham khảo một số chuỗi thức ăn sau đây:
d. Học sinh tự thực hiện dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viên.
Vận dụng trang 116 SGK Khoa học lớp 4: Thực hành quan sát và lập chuỗi thức ăn ở môi trường nơi em sống.
Chuẩn bị:
+ Vở, bút, phiếu học tập, mũ.
Thực hiện:
+ Quan sát môi trường nơi em sống và hoàn thành phiếu học tập.
+ Chia sẻ kết quả của em với các bạn.
Trả lời:
Học sinh có thể tham khảo phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP Nhóm: .... |
a. Các sinh vật quan sát được: + Cây rau cải. + Cây su hào. + Sâu. + Chim. + Chuột. + Mèo. |
b. Mối liên hệ thức ăn của các loài sinh vật: + Cây rau cải, cây su hào là thức ăn của sâu. + Sâu là thức ăn của chim. + Cây su hào là thức ăn của chuột. + Chuột là thức ăn của mèo. |
c. Chuỗi thức ăn 1. Cây rau cải → Sâu → Chim. 2. Cây su hào → Chuột → Mèo. 3. Cây su hào → Sâu → Chim. |
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: