Lời giải bài tập Khoa học lớp 4 Bài 26: Thực phẩm an toàn sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Khoa học 4 Bài 26 từ đó học tốt môn Khoa học lớp 4.
Giải bài tập Khoa học lớp 4 Bài 26: Thực phẩm an toàn
Giải Khoa học lớp 4 trang 99
Khởi động trang 99 SGK Khoa học lớp 4: Điều gì có thể xảy ra với bạn Nam nếu bạn ấy ăn các lát bánh mì này? Vì sao?
Trả lời:
+ Nếu Nam ăn các lát bánh mì này, bạn ấy có thể bị đau bụng, đi ngoài thậm chí nặng hơn là bị ngộ độc thực phẩm bởi các lát bánh mì này có mùi lạ, bị chuyển màu do nấm mốc.
B/ Câu hỏi giữa bài
1. Thực phẩm an toàn
Câu hỏi khám phá trang 99 SGK Khoa học lớp 4:
+ Thực phẩm trong các hình dưới đây có an toàn không? Vì sao?
+ Chúng ta nhận biết thực phẩm an toàn qua những dấu hiệu nào?
Trả lời:
Các hình 2, 3, 4, 5, 6, 7 là những thực phẩm an toàn bởi nó được nuôi trồng, chế biến và bảo quản trong môi trường hợp vệ sinh, không bị dập nát, ôi thiu, bốc mùi.
Các hình 8, 9 là những thực phẩm không an toàn bởi những thực phẩm này đã bị ôi thiu, bốc mùi và bị chuyển màu lạ.
Chúng ta có thể nhận biết thực phẩm an toàn qua những dấu hiệu sau:
+ Được nuôi, trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh.
+ Không bị nhiễm vi sinh vật, không nhiễm hóa chất.
+ Không bị ôi thiu, dập nát.
+ Không gây ngộ độc hoặc gây hại cho người sử dụng.
Luyện tập trang 100 SGK Khoa học lớp 4: Lập bảng theo dõi việc sử dụng các loại thực phẩm an toàn của gia đình em trong một ngày và chia sẻ với bạn.
Trả lời:
Học sinh có thể tham khảo bảng sau:
STT |
TÊN THỰC PHẨM |
AN TOÀN |
DẤU HIỆU |
1 |
Thịt hộp |
× |
Còn hạn sử dụng |
2 |
Bánh mì |
0 |
Có mùi lạ, có những đốm mốc li ti. |
3 |
Táo |
× |
Còn tươi, không bị dập, nát. |
4 |
Cá |
× |
Được phơi khô, hút chân không và bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh. Còn hạn sử dụng. |
2. Vì sao cần sử dụng thực phẩm an toàn?
Giải Khoa học lớp 4 trang 101
Câu hỏi khám phá trang 101 SGK Khoa học lớp 4:
+ Chỉ ra những dấu hiệu không an toàn của thực phẩm trong mỗi hình dưới đây.
+ Điều gì có thể xảy ra nếu chúng ta ăn phải các thực phẩm đó? Vì sao?
+ Hãy kể tên một số thực phẩm không an toàn khác. Tác hại khi sử dụng các loại thực phẩm này là gì?
Trả lời:
- Những dấu hiệu không an toàn của thực phẩm trong các hình là:
+ Hình 10: Thực phẩm bị phun thuốc trừ sâu. Nếu sử dụng thực phẩm có phun thuốc trừ sâu không đúng quy định sẽ dẫn tới cơ thể bị nhiễm độc, nôn mửa và lâu dần có thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư.
+ Hình 11: Dấu hiệu không an toàn là thực phẩm có sử dụng phẩm mảu. Sử dụng phẩm màu công nghiệp để chế biến thực phẩm gây hại sức khoẻ con người và gây nhiều bệnh nguy hiểm.
+ Hình 12: Thực phẩm được chế biến không sạch sẽ, gần nơi đổ rác, có ruồi bâu. Nấu và ăn ở nơi gần rác, ruồi, gián… có thể làm thức ăn bị nhiễm khuẩn, người ăn phải có thể mắc các bệnh tả, lị, nôn mửa …
+ Hình 13: Thực phẩm được chế biến trên công cụ bị mốc. Chế biến thực phẩm trên thớt bị mốc và các đồ dùng không hợp vệ sinh dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư.
- Nếu chúng ta ăn phải những loại thực phẩm không an toàn đó, chúng ta sẽ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, cơ thể mệt mỏi, thậm chí là tử vong. Nếu sử dụng những thực phẩm đó trong thời gian dài sẽ mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư,...
- Một số loại thực phẩm không an toàn khác như: Chân gà không rõ nguồn gốc, các loại bánh kẹo ở cổng trường như kẹo que, viên chiên,... Thịt bò khô làm từ lợn chết,... Khi chúng ta sử dụng những thực phẩm không rõ nguồn gốc như trên, nhẹ thì có thể bị đau bụng, đi ngoài, nặng hơn là bị ngộ độc và có thể bị ung thư, tử vong.
Luyện tập trang 101 SGK Khoa học lớp 4:
+ Em có nhận xét gì về việc làm của những người trong mỗi tình huống dưới đây?
+ Chia sẻ với bạn những việc em và gia đình đã làm để đảm bảo sử dụng thực phẩm an toàn.
Trả lời:
Nhận xét về những việc làm trong các hình:
+ Hình 14: Khi ăn tiết canh và gỏi cá là những thực phẩm chưa được chế biến kĩ, con người ăn phải rất dễ bị nhiễm giun sán gây đau bụng, ngộ độc, tiêu chảy.
+ Hình 15: Cho lợn tiêm thuốc tăng trọng sẽ khiến lợn tăng trưởng nhanh hơn, béo tốt hơn nhưng khi con người ăn phải những con lợn được tiêm tăng trọng thì sẽ bị ngộ độc, tiêu chảy, tăng huyết áp, nhức đầu, buồn nôn. Đặc biệt việc sử dụng thuốc tăng trong cho động vật đã bị cấm sử dụng. Nên việc tiêm thuốc cho lợn như ở hình 15 và sai quy định.
Những việc mà em và gia đình đã làm để đảm bảo sử dụng thực phẩm an toàn là:
+ Mua thực phẩm ở những nơi uy tín như siêu thị.
+ Tự trồng các loại rau đơn giản trong thùng xốp.
+ Rửa rau với nước muối để loại bớt giun sán.
+ ....
Vận dụng trang 102 SGK Khoa học lớp 4: Em tập làm nhà khoa học
Điều tra về việc sử dụng thực phẩm an toàn ở địa phương hoặc trường em theo gợi ý sau và chia sẻ với các bạn.
Trả lời:
Học sinh có thể tham khảo bảng sau:
STT |
Tên thực phẩm |
An toàn |
Không an toàn |
Nguyên nhân |
Đề xuất |
1 |
Cá viên |
|
× |
Chế biến ở ngoài đường, rán bằng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, không vệ sinh. |
Khuyên các bạn không nên ăn |
2 |
Sinh tố bơ |
× |
|
Được mua trong siêu thị, chế biến sạch sẽ, hợp vệ sinh. |
Khuyên các bạn nên ăn. |
3 |
Bánh tráng trộn |
|
× |
Chế biến ở ngoài đường nhiều khói bụi, đồ ăn không được che đậy kĩ càng có nhiều sinh vật đậu vào. |
Khuyên các bạn không nên ăn |
4 |
Bánh ngọt Kinh Đô |
× |
|
Còn hạn sử dụng, được sản xuất bởi công ty uy tín. |
Khuyên các bạn nên ăn |
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 25: Ăn uống khoa học để cơ thể khỏe mạnh