Tìm hiểu cách viết đoạn văn tưởng tượng trang 79, 80 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 | Kết nối tri thức

3.6 K

Trả lời các câu hỏi bài Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn tưởng tượng trang 79, 80 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 từ đó học tốt môn Tiếng Việt lớp 4.

Tiếng Việt lớp 4 Tìm hiểu cách viết đoạn văn tưởng tượng trang 79, 80

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 79 Câu 1: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Ngày xưa, muôn loài sống trong rừng già tối tăm, ẩm ướt. Gõ kiến được giao nhiệm vụ đến các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời. Gõ kiến gõ cửa nhà công, công mải múa. Gõ cửa nhà liều điều, liều điều bận cãi nhau. Gõ cửa nhà chích choè, chích chòe mải hót... Chỉ có gà trống nhận lời đi tìm mặt trời. 

(Theo Vũ Tú Nam)

a. Đoạn văn tưởng tượng dưới đây đã viết thêm những gì so với đoạn văn của Vũ Tú Nam?

b. Theo em, các chi tiết tưởng tượng trong đoạn văn trên có gì thú vị? 

Phương pháp giải:

a. Em đọc cả 2 đoạn văn và so sánh

b. Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải:

a. Đoạn văn tưởng tượng dưới đây đã viết thêm lời thoại của nhân vật so với đoạn văn của Vũ Tú Nam.

b. Các chi tiết tưởng tượng trong đoạn văn trên đã nhân hóa nhân vật trở nên sinh động, gần gũi giúp cho đoạn văn hay hơn.

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 80 Câu 2: Nếu viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, em thích cách viết nào? 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải:

Nếu viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, em thích viết thêm lời thoại của nhân vật cho câu chuyện. 

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 80 Câu 3: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

Gợi ý:

- Theo em, còn những cách những cách được nếu ở bài viết đoạn văn tưởng tượng nào khác ngoài

- Làm thế nào để viết được đoạn văn tưởng tượng thú vị, hấp dẫn?

Phương pháp giải:

Em tiến hành trao đổi với bạn theo gợi ý. 

Lời giải:

- Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, người viết cần phát huy trí tưởng tượng để thay đổi, bổ sung chi tiết cho câu chuyện.

- Có nhiều cách viết đoạn văn tưởng tượng như: bổ sung chi tiết (lời kể, tả,...), bổ sung lời thoại của nhân vật, thay hoặc viết tiếp đoạn kết,...

Vận dụng

Kể cho người thân nghe một câu chuyện tưởng tượng về loài vật và chia sẻ những chi tiết mà em thích trong câu chuyện đó. 

Phương pháp giải:

Em tìm câu chuyện tưởng tượng về loài vật và chia sẻ với người thân

Chia sẻ về chia tiết em thích trong câu chuyện đó.

Giải thích vì sao?

Lời giải:

Bài tham khảo: 

Con cáo và chùm nho

Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều như thế này, cũng muốn chén ngay mấy chùm.

Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được. Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi.

Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Ha ha, cuối cùng thì cũng phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo ta tự đắc:

– Không có việc gì có thể làm khó ta được, ha ha!

Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên, nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được.

Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:

– Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.

Chi tiết em thích nhất: Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:

– Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.

Vì Cáo không thể hái được chùm nho nên đành tự lấy cớ tự lừa dối mình để tự biện minh.

Đánh giá

0

0 đánh giá