Quan sát văn bản và chỉ ra cách trình bày kịch bản có gì khác với cách trình bày một truyện ngắn, bài kí hoặc thơ

647

Trả lời Câu 2 trang 90 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong bài Đổi tên cho xã giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Đổi tên cho xã hay nhất

Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Quan sát văn bản và chỉ ra cách trình bày kịch bản có gì khác với cách trình bày một truyện ngắn, bài kí hoặc thơ. Nhận biết các chỉ dẫn sân khấu (các dòng chữ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn) và chức năng của các chỉ dẫn ấy.

Trả lời:

Cách 1:

- Điểm khác giữa cách trình bày kịch bản và cách trình bày một truyện ngắn, bài kí:

+ Trong cách trình bày kịch bản, nội dung được thể hiện qua các lời đối thoại của các nhân vật, lồng vào sử dụng những từ ngữ mang tính hài hước, gây cười.

+ Trong cách trình một truyện ngắn, bài kí, nội dung chủ yếu sẽ được thể hiện qua các lời văn.

Cách 2:

- Điểm khác:

+ Văn bản chủ yếu nêu tên hệ thống nhân vật và lời thoại của mỗi nhân vật.

+ Ngoài các nhân vật kèm lời thoại, văn bản kịch còn có các chỉ dẫn sân khấu (lời của tác giả kịch bản chỉ dẫn về bối cảnh, ánh sáng, đạo cụ, trang phục, hành động,… của các nhân vật trên sân khấu).

- Ví dụ về chỉ dẫn sân khấu: “Phố Cà …..cô Xoan, bà Thủ

- Chức năng của các đoạn chỉ dẫn: giúp người đọc hình dung ra bối cảnh, không gian trụ sở Ủy ban xã ở phố Cà với những trang trí hình thức lòe loẹt, âm thanh (phảo nổ) ầm ĩ, huyên náo và đông đảo nhân dân trong xã chuẩn bị cho buổi đổi tên,… Ngay trong chỉ dẫn sân khấu đã thấy tính chất hài kịch.

Đánh giá

0

0 đánh giá