Soạn bài Vĩnh biệt cửu trùng đài | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11

6.9 K

Tài liệu soạn bài Vĩnh biệt cửu trùng đài Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Vĩnh biệt cửu trùng đài hay nhất

* Chuẩn bị đọc

Ngữ văn lớp 11 trang 112 Tập 1

Câu hỏi (trang 112 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Đã bao giờ bạn tự hỏi: “Tôi là ai? Ước mơ lớn nhất của tôi là gì? Tôi có thể làm gì để đạt được ước mơ ấy?” Hãy chia sẻ với các bạn những suy nghĩ đó của mình.

Trả lời:

- Tôi đã từng tự hỏi: Tôi là ai? Ước mơ lớn nhất của tôi là gì? Tôi có thể làm gì để đạt được ước mơ ấy?”

- Khi bắt đầu lên cấp 3, tôi đã bắt đầu suy nghĩ về ước mơ của mình, tôi nghĩ về bản thân của sau này, bản thân sẽ làm gì, sẽ trở thành một người như thế nào? Tôi bắt đầu tìm kiếm những môn học mà mình yêu thích, rèn luyện những kĩ năng mà bản thân nổi bật. Song song với nó tôi tìm hiểu những điều cơ bản về công việc bản thân thấy phù hợp.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Theo dõi: Lời thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm cho thấy họ có quan điểm như thế nào về hành động và cảm xúc của quần chúng nhân dân?

- Lời thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm cho thấy họ có quan điểm về hành động và cảm xúc của quần chúng nhân dân là: họ cảm thấy ngạc nhiên, khó hiểu và ấm ức với hành động và cảm xúc của quần chúng nhân dân.  

2. Suy luận: Vì sao Đan Thiềm luôn tỏ ra lo lắng còn Vũ Như Tô lại không?

- Vì Đan Thiềm thấy được sự phẫn nộ và sự oán giận của nhân dân, hiểu được tình thế hiện tại, còn Vũ Như Tô lại nghĩ rằng mình vô tội, bản thân làm điều quang minh chính đại và làm vì lợi ích chung.

3. Dự đoán: Từ lời của Nguyễn Vũ, bạn dự đoán điều gì sẽ xảy ra với các nhân vật trong đoạn trích? 

- Từ lời của Nguyễn Vũ, em dự đoán các nhân vật trong đoạn trích:

+ Hoàng Thượng là người nóng nẩy, trước việc bất bình đã tát Duy Sản giữa chợ, dẫn đến sự tình loạn lạc.

+ Duy Sản là kẻ tiểu nhân, sĩ diện nên khi bị Hoàng Thượng tát đã thẹn quá hóa giận và sinh thù.

4. Theo dõi: Chú ý giọng điệu các lời thoại của Đan Thiềm trong đoạn này.  

- Trong đoạn này giọng của Đan Thiềm mạnh mẽ, dứt khoát khi bị vu oan, nhưng cũng cầu khẩn, vội vã và sợ hãi khi xin tha chết cho Vũ Như Tô.

5. Suy luận: So sánh biểu cảm của Vũ Như Tô và quân sĩ trước sự sụp đổ của Cửu Trùng Đài. 

- Vũ Như Tô: cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng trước sự sụp đổ của Cửu Trùng Đài.

- Quân sĩ thì vui vẻ, hò reo “Cửu Trùng Đài đã cháy”.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: 

      Văn bản đề cập đến những xung đột, tích cách, diễn biến tâm trạng và bị kịch của Vũ Như Tô cùng Đan Thiềm trong đoạn trích. Đồng thời thông qua văn bản tác giả muốn thể hiện mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật thuần túy cao siêu muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân.

Ngữ văn lớp 11 trang 119 Tập 1

Câu 1 (trang 119 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Tóm tắt diễn biến sự kiện và hành động của các nhân vật từ Lớp I đến Lớp IX.

Trả lời:

Tham khảo:

    Nhân vật chính của vở kịch là Vũ Như Tô, là một nhà kiến trúc tài giỏi, một nghệ sĩ có chí lớn, tính tình cương trực, trọng nghĩa kinh tài. Lê Tương Dực, một hôn quân bạo chúa, sai Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng đài để làm nơi ăn chơi với đám cung nữ. Vũ đã từ chối dù bị đe doạ kết tội tử hình. Song Đan Thiềm, một cung nữ tài sắc nhưng đã bị ruồng bỏ, đã khuyên Vũ nên nhận lời xây dựng Cửu Tràng đài vì đây là cơ hội để Vũ đem tài ra phục vụ đất nước, “Ông cứ xây lấy một toà đài cao cả. Vua Hồng Thuận và lũ cung nữ kia rồi mất đi, nhưng sự nghiệp của ông còn lại về muôn đời. Dân ta nghìn thu được hãnh diện…”. Vũ đã nhận lời và dồn hết sức xây Cửu Trùng đài. Nhưng Cửu Trùng đài đã làm cho dân chúng thêm cực khổ. Họ đã nổi dậy. Vũ Như Tô bị giết, Cửu trùng đài bị thiêu trụi.

Câu 2 (trang 119 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Qua hệ thống nhân vật ở các lớp kịch, hãy xác định những xung đột cơ bản của văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

Trả lời:

Những xung đột cơ bản của văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là:

- Mâu thuẫn: giữa phe nổi loạn với phe Lê Tương Dực:

+ Phe nổi loạn: dân chúng, thợ xây Cửu Trùng Đài

+ Phe đối lập trong triều đứng đầu là Trịnh Duy Sản

= > Đây chính là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy muôn đời và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân.

Câu 3 (trang 119 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn hình dung thế nào về công trình “Cửu Trùng Đài” mà Vũ Như Tô đang xây dựng dở dang? Việc xây dựng công trình ấy có phải là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cuộc bi thảm ở cuối Hồi V hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Cửu Trùng Đài là một tòa đài hùng vĩ, tráng lệ, mang tầm vóc to lớn, vĩ đại.

- Việc xây dựng công trình này là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cục bi thảm ở cuối Hồi V vì: nó khiến nhân dân lao động cực nhọc, vất vả nên đứng dậy nổi loạn; đồng thời khiến Vũ Như Tô, Đàn Thiếm, Hoàng thượng bị giết chết.

Câu 4 (trang 119 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nhận xét về ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của hai nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm qua các lớp kịch.

Trả lời:

- Ngôn ngữ độc thoại:

+ Ngôn ngữ độc thoại của hai người chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của Vũ Như Tô và Đan Thiềm.

+ Nó diễn tả tâm trạng lo lắng, sợ hãi của Đan Thiềm khi thấy dân gian đói kém, nổi loạn và khi Vũ Như Tô không chịu chạy trốn.

+ Ngược lại nó lại diễn tả tâm trạng ngạc nhiên, đau đớn của Vũ Như Tô khi thấy dân gian bạo loạn, tìm hắn để giết và hơn hết là Cửu Trùng Đài bị phá hủy.

+ …

- Ngôn ngữ đối thoại:

+ Có sự chủ động và sự thụ động được chuyển đổi luân phiên từ Vũ Như Tô với Đan Thiềm và ngược lại.

+ Mỗi phát ngôn đối thoại đều được kích thích bởi hoàn cảnh và phản xạ của Vũ Như Tô và Đan Thiềm. 

+ Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, rõ ràng.

+ …

Câu 5 (trang 119 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Chỉ ra điểm tương đồng, khác biệt trong tính cách của hai nhân vật Đan Thiềm, Vũ Như Tô trước tình huống bạo loạn nguy hiểm đối với sinh mệnh của Cửu Trùng Đài và đối với bản thân họ. Cho biết Vũ Như Tô mang những đặc điểm nào của nhân vật chính của bi kịch.

Trả lời:

* Điểm tương đồng và khác biệt trong tính cách của hai nhân vật Đan Thiềm và Vũ Như Tô trước tình huống bạo loạn nguy hiểm đối với sinh mệnh của Cửu Trùng Đài và đối với bản thân là:

- Điểm tương đồng: Cả hai đều bất ngờ, ngạc nhiên và băn khoăn lý do vì sao việc xây Cửu Trùng Đài của Vũ Như Tô lại là việc làm sai khiến dân chúng căm hận, nảy sinh mâu thuẫn, sinh ra nổi loạn, đứng lên đuổi đánh Vũ Như Tô.

- Điểm khác biệt:

+ Đan Thiềm: vội vàng, khẩn trương giục Vũ Như Tô bỏ chạy vì nàng lo lắng cho tính mạng của người tài.

+ Vũ Như Tô: bình tĩnh, khẳng định bản thân mình quang minh chính đại, không làm gì sai để phải bỏ chạy.

* Vũ Như Tô mang đặc điểm của nhân vật chính là:

- Có khát vọng vươn lên, yêu cái đẹp, muốn xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nên một vẻ đẹp cao quý cho dân tộc.

- Có quyết định sai lầm khi đồng ý xây dựng Cửu Trùng Đài khiến nhân dân rơi vào cực khổ, lầm than.

-  Sai lầm của Vũ Như Tô phải trả giá đắt bằng chính sự sống của bản thân.

Câu 6 (trang 119 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Thể loại bi kịch thường kết thúc với cái chết hoặc sự mất mát khủng khiếp của nhân vật. Từ đoạn kết của bi kịch Vũ Như Tô, hãy chỉ ra những mất mát mà nhân vật chính phải gánh chịu.

Trả lời:

Từ đoạn kết chúng ta thấy những mất mát mà nhân vật chính phải gánh chịu là:

- Kiệt tác, niềm khao khát và sự tự hào của Vũ Như Tô khi xây dựng Cửu Trùng Đài bị phá vỡ.

- Người bạn luôn ủng hộ, nhận định về tài năng, hiểu được về cái đẹp là Đan Thiềm cũng bị giết.

- Đau thương hơn cả là tính mạng của chính bản thân Vũ Như Tô cũng không giữ nổi.

- …

Câu 7 (trang 119 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Theo bạn, bi kịch Vũ Như Tô là tác phẩm có một chủ đề hay nhiều chủ đề? Điều đó đã được thể hiện trong Hồi V (Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài) như thế nào?

Trả lời:

- Theo em, bi kịch Vũ Như Tô là tác phẩm có nhiều chủ đề.  

- Điều này được thể hiện trong Hồi V, có thể thấy, lẽ phải thuộc về Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô vẫn không được tác giả làm rõ thỏa đáng. 

→ Từ đó, thể hiện chân lý không hoàn toàn thuộc về phía nào: việc mất Cửu Trùng Đài vừa nên mừng vừa nên tiếc

Câu 8 (trang 119 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Qua văn bản trên, tác giả muốn thể hiện tư tưởng và thông điệp gì? Tư tưởng và thông điệp đó có còn ý nghĩa đối với đời sống đương đại không?

Trả lời:

- Thông qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa người nghệ sĩ với nhân dân: đồng thời bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng của tác giả đối với người nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng phải chịu số phận bi thương. 

Tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

          Vĩnh biệt cửu trùng đài là vở kịch đầu tay của Vũ Như Tô. Vở kịch là một bi kịch lịch sử gồm năm hồi, viết về sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 -1517 dưới triều Lê Tương Dực. Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc hồi năm (Một cung cấm) của vở kịch.

Đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài xoay quanh cuộc đời nhân vật chính là Vũ Như Tô – một nhà kiến trúc sư tài giỏi. Theo lệnh của bị hôn quân Lê Tương Dực, Vũ Như Tô bị bắt xây dựng Cửu Trùng đài để cho vua hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. Vì là một nghệ sĩ chân chính, Vũ Như Tô từ chối mệnh lệnh của vua. Đam Thiềm, một cung nữ đã thuyết phục được Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài. Từ đó, ông dồn hết tâm trí để xây được một tòa đài sao cho hùng vĩ, tráng lệ. Thế nhưng, ông đã vô tình gây ra biết bao tại họa cho người dân: tăng thuế, bắt thợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chống đối khiến lòng dân oán hận. Quận công Trịnh Duy Sản – kẻ cầm đầu chống đối triều đình đã nổi loạn giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô và Cửu trùng đài bị thiêu hủy.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tri thức ngữ văn trang 111

Vĩnh biệt cửu trùng đài

Sống hay không sống – Đó là vấn đề

Chí khí anh hùng

Thực hành tiếng Việt trang 127

Âm mưu và tình yêu

Đánh giá

0

0 đánh giá