Tài liệu soạn bài Tri thức ngữ văn trang 83 Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 83 hay nhất
1. Văn bản thông tin được viết nhằm mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin cho người đọc. Để truyền tải thông tin sinh động, hiệu quả, văn bản thông tin có thể sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều cách trình bày (dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu...), nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận...)
2. Các yếu tố hình thức trong văn bản thông tin: Văn bản thông tin có thể sử dụng một số yếu tố hình thức (bao gồm cả phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để biểu thị cách sắp xếp, cấu trúc thông tin trong văn bản hoặc làm cho các ý tưởng và thông tin hấp dẫn, sinh động, dễ hiểu. Chẳng hạn như: nhan đề; kí hiệu đánh dấu các phần, mục chú thích cho hình ảnh; bảng số liệu; biểu đồ, sơ đồ, lược đồ; mô hình; bản đồ.
3. Dữ liệu trong văn bản thông tin là sự thật hiển nhiên hoặc những phát biểu/ tuyên bố được xác minh bằng những bằng chứng cụ thể, được đo lường, quan sát một cách khoa học và mọi người công nhận. Vì thế, dữ liệu mang tính khách quan và là yếu tố làm nên tính chính xác, đáng tin cậy của văn bản thông tin.
4. Thái độ, ý kiến, quan điểm của người viết trong văn bản thông tin thường được trình bày dưới dạng những phát biểu thể hiện niềm tin, cảm nhận hoặc suy nghĩ của người viết về một vấn đề / đối tượng nào đó. Ý kiến, quan điểm có thể được/ không được xác minh bằng sự thật hoặc chứng cứ cụ thể, vì đó có thể là những suy nghĩ cảm tính hoặc diễn giải của người viết về thông tin, dữ liệu. Vì vậy, thái độ, ý kiến và quan điểm thường mang tính chủ quan. Đó là lí do dẫn đến hiện tượng cùng một dữ liệu, nhưng có thể có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về dữ liệu ấy.
5. Thông tin cơ bản của văn bản là thông tin quan trọng nhất mà người viết muốn truyền tải qua văn bản. Thông tin cơ bản được hỗ trợ bởi các thông tin chi tiết.
6. Cách trình bày ý tưởng và thông tin, dữ liệu: Ý tưởng và thông tin, dữ liệu trong văn bản thông tin thường được trình bày theo một số cách nhất định để hỗ trợ người đọc nhận ra mối liên hệ giữa chúng, chẳng hạn như: ý chính và nội dung chi tiết, trật tự thời gian, cấu trúc nguyên nhân – kết quả, cấu trúc so sánh – đối chiếu, cấu trúc vấn đề - cách giải quyết.
7. Cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo
• Trích dẫn
Trong tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu, việc trích dẫn giúp đảm bảo độ tin cậy, sự minh bạch, tránh tình trạng đạo văn', đồng thời cho phép người đọc theo dõi và tìm được nguồn trích dẫn. Có hai kiểu trích dẫn:
– Trích dẫn trực tiếp
Ví dụ: “Chắc hẳn nhiều người cũng đồng tình rằng tàu điện là kí ức đáng nhớ của Thủ đô trên nhiều phương diện” (Vũ Hoài Đức, 2019)
– Trích dẫn gián tiếp
Ví dụ: Nguyễn Văn Trung (1986) cho rằng
• Lập danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục tài liệu tham khảo được đặt ở cuối tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu. Hiện nay có nhiều cách viết tài liệu tham khảo. Dưới đây là cách trình bày tài liệu tham khảo theo chuẩn APA3:
Henderson, J. C. (2009). Food Tourism Reviewed. British Food Journal, 111(4), 317-326.
Nguyễn Văn Trung (1986). Câu đố Việt Nam. Hà Nội: Thời đại.
Vũ Hoài Đức. (2019). Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai. Tạp chí Kiến trúc, số 10. Truy xuất ngày 29/9/2020 từ
https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/cung-duong-cua-ky-uc-hien-lai-va-tuong-lai html.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một
Đồ gốm gia dụng của người Việt