Phân tích tác động của đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế Cộng hòa Nam Phi

586

Với giải Câu hỏi trang 140 Địa Lí 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 29: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Cộng hòa Nam Phi giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 29: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Cộng hòa Nam Phi

Câu hỏi trang 140 Địa Lí 11: Đọc thông tin và dựa vào quan sát hình 29.1, hãy: Phân tích tác động của đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế Cộng hòa Nam Phi.

Trình bày các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Cộng hòa Nam Phi (ảnh 2)

Lời giải:

a) Địa hình, đất

- Ảnh hưởng:

+ Cao nguyên trung tâm: những vùng tương đối bằng phẳng thuận lợi cho quần cư và phát triển kinh tế, một số nơi thấp hơn có thể xây dựng các tuyến giao thông đường bộ qua các dãy núi.

+ Vùng đồi thấp là nơi thuận lợi cho quần cư và phát triển sản xuất.

+ Dãy núi Kếp: thuận lợi cho trồng cây ăn quả: nho, cam, chanh,…

+ Đồng bằng ven biển thuận lợi cho trồng các cây hàng năm: lúa mì, ngô, lac,…

+ Quần đảo Prin Ét-uốt có nhiều tiềm năng về du lịch và là cơ sở cho đánh cá xa bờ.

b) Khí hậu

- Ảnh hưởng:

+ Phía đông: thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

+ Phía nam và tây nam: thích hợp cho phát triển các loại cây trồng cận nhiệt.

c) Sông, hồ

- Ảnh hưởng:

+ Sông Ô-ran-giơ có giá trị về thủy điện.

+ Sông Lim-pô-pô có giá trị cung cấp nước ngọt.

d) Biển

- Ảnh hưởng:

+ Vị trí biển thuận lợi cho giao thông hàng hải.

+ Sinh vật biển là cơ sở quan trọng để phát triển hoạt động đánh bắt hải sản.

+ Bãi biển và các rạn san hô thích hợp để phát triển du lịch.

e) Sinh vật

- Ảnh hưởng:

+ Giàu đa dạng sinh học là thuận lợi để phát triển kinh tế.

+ Các khu bảo tồn thiên nhiên thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm thu về nguồn ngoại tệ không nhỏ.

g) Khoáng sản

- Ảnh hưởng: Là nguồn xuất khẩu quan trọng và nguyên liệu cho công nghiệp.

Lý thuyết Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1. Địa hình, đất

♦ Địa hình của Cộng hòa Nam Phi chủ yếu là núi, cao nguyên và đồi; đồng bằng chỉ chiếm diện tích nhỏ.

- Cao nguyên Trung tâm:

+ Nằm ở nội địa, rộng lớn và có độ cao trung bình khoảng 2.000 m; cao ở phía đông, thoải dần về phía tây, nam và tây nam. 

+ Bề mặt cao nguyên ít bị chia cắt, có nhiều vùng tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho quần cư và phát triển kinh tế.

+ Phía đông nam cao nguyên là một gở núi dạng vòng cung, nơi đây có dãy núi Đrê-ken-béc kéo dài khoảng hơn 1000 km với một số đỉnh núi cao trên 3000 m, trong đó cao nhất là đỉnh Na-giê-xút (3 408 m) và nhiều hẻm vực.

+ Một số nơi có địa hình thấp hơn có thể xây dựng được các tuyến giao thông đường bộ qua các dãy núi.

- Vùng đồi thấp:

+ Nằm ở phía đông bắc và tây nam cao nguyên, ở phía đông nam Đrê-ken-béc; 

+ Là vùng chuyển tiếp từ núi, cao nguyên xuống đồng bằng ven biển, có độ cao giảm dần về tây nam, là nơi thuận lợi cho quần cư và phát triển sản xuất.

- Dãy núi Kếp:

+ Nằm ở tận cùng phía nam đất nước, gồm các dải núi thấp chạy song song, phân cách nhau bằng các thung lũng. 

+ Các thung lũng giữa núi này có đất đai khá màu mỡ, thuận lợi cho trồng cây ăn quả (nho, cam, chanh,...).

- Đồng bằng ven biển nằm ở tây nam và đông nam, nhỏ hẹp, chạy dài theo bờ của hai đại dương. Nơi đây có đất phù sa sông thuận lợi cho trồng các cây hàng năm (lúa mì, ngô, lạc,...).

- Quần đảo Prin Ét-uốt nằm ở cận Nam Cực, có nhiều tiềm năng về du lịch và là cơ sở cho đánh cá biển xa bờ.

2. Khí hậu

- Đại bộ phận lãnh thổ Cộng hòa Nam Phi nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nhưng có sự khác nhau rõ rệt giữa các vùng. 

+ Phía tây có khí hậu nhiệt đới lục địa khô hạn, khó khăn cho sản xuất và đời sống. 

+ Phía đông có khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

+ Phía nam và tây nam có khí hậu cận nhiệt địa trung hải, thích hợp cho phát triển các loại cây trồng cận nhiệt.

3. Sông, hồ

- Mạng lưới sông, hồ khá thưa thớt, hầu hết là sông nhỏ và dốc; hai sông quan trọng là Ô-ran-giơ và Lim-pô-pô. 

+ Sông Ô-ran-giơ với phần lớn chiều dài chảy qua cao nguyên và vùng núi, đổ ra Đại Tây Dương, có giá trị chủ yếu về thuỷ điện.

+ Sông Lim-pô-pô đổ ra Ấn Độ Dương, có giá trị chủ yếu về cung cấp nguồn nước ngọt.

Lý thuyết Địa Lí 11 Cánh diều Bài 29: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Cộng hòa Nam Phi

4. Biển

- Cộng hòa Nam Phi án ngữ vùng biển rộng lớn ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và là nơi gặp nhau của hai đại dương này ở phía nam mũi Hảo Vọng, thuận lợi cho giao thông hàng hải. 

+ Dòng biển ven bờ Đại Tây Dương đã mang nhiều sinh vật đến cho vùng biển tây nam của đất nước, tạo ra các ngư trường lớn, là cơ sở quan trọng để phát triển hoạt động đánh bắt hải sản. 

+ Đường bờ biển dài, có nhiều bãi biển đẹp, vùng biển ven bờ có nhiều rạn san hô và tảo biển.... thích hợp để phát triển du lịch biển.

5. Sinh vật

- Diện tích rừng nhỏ, thảm thực vật chủ yếu là đồng cỏ thảo nguyên. 

- Trong rừng có nhiều loài gỗ quý như: lim, thông đen,... và nhiều loài thú như: sư tử, báo, voi, tê giác, hươu cao cổ, hà mã, khỉ đầu chó, ngựa vằn,... 

- Nam Phi là quốc gia giàu đa dạng sinh học với hơn 20.000 loài thực vật khác nhau, là nơi sinh sống của khoảng 40 % loài linh trưởng được tìm thấy trên Trái Đất.

- Đất nước này có hơn 290 khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó có các khu bảo tồn lớn thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm như: Công viên quốc gia Ka-ru-giơ, Công viên quốc gia Núi Bàn,...

6. Khoáng sản

- Cộng hòa Nam Phi rất giàu các loại khoáng sản; ngoài kim cương và vàng có trữ lượng lớn, còn có quặng sắt, bạch kim, man-gan, crôm, đồng, u-ra-ni-um, bạc và ti-tan…

- Khoáng sản là nguồn xuất khẩu quan trọng và nguyên liệu cho công nghiệp Cộng hòa Nam Phi; 

- Các loại khoáng sản phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực nội địa.

Lý thuyết Địa Lí 11 Cánh diều Bài 29: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Cộng hòa Nam Phi

Đánh giá

0

0 đánh giá