Các từ ngữ in đậm dưới đây được sử dụng ở vùng miền nào

4.2 K

Trả lời Câu 5 trang 87 SGK Ngữ văn 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 86 tập 1 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 86 tập 1

Câu 5 trang 87 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Các từ ngữ in đậm dưới đây được sử dụng ở vùng miền nào? Chúng có tác dụng gì trong việc biểu đạt giá trị của tác phẩm?

a. Qủa tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào!

(Truyện cười dân gian Việt Nam, Con rắn vuông)

b. Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!

(Tố Hữu, Nhớ đồng)

c. Thò tay mà bứt cọng ngò

thương em đứt ruột giả đò ngó lơ

(Ca dao)

Trả lời: 

Cách 1:

a. nom: Có nghĩa nhìn thấy, trông thấy thường sử dụng ở miền bắc cụ thể là vùng đồng bằng Bắc Bộ nước ta.

Tác dụng: Diễn tả hành động, mang màu sắc địa phương, làm cho vốn từ phong phú

b. thiệt thà: Có nghĩa là thật thà, thường được sử dụng ở khu vực miền trung nước ta

Tác dụng: Mang màu sắc vùng miền, tạo sắc thái dí dỏm.

c. giả đò: Có nghĩa là giả vờ. Từ này được sử dụng ở khu vực phía Nam của nước ta

Tác dụng: Khi sử dụng từ địa phương các nhân vật dễ dàng giao tiếp và bộc lộ sắc thái cảm xúc.

Cách 2:

a. Từ “nom”: lời thoại nhân vật của người miền Bắc.

b. Từ “thiệt thà” sử dụng ở miền Trung và cả miền Nam. Đặt trong ngữ cảnh bài thơ, mang màu sắc Trung Bộ hiện ra rõ nét.

c. Từ “giả đò” mang màu sắc Nam Bộ.

Tác dụng: Các từ in đậm đều là các từ ngữ địa phương. Chúng được sử dụng trong các tác phẩm văn chương nhằm mục đích tô đậm màu sắc địa phương và làm cho nhân vật trở nên chân thật, sinh động hơn.

Từ khóa :
Ngữ Văn 8
Đánh giá

0

0 đánh giá