Đọc truyện cười Văn hay trong mục Đọc mở rộng theo thể loại và thực hiện các yêu cầu sau

5.2 K

Trả lời Câu 3 trang 87 SGK Ngữ văn 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 86 tập 1 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 86 tập 1

Câu 3 trang 87 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Đọc truyện cười Văn hay trong mục Đọc mở rộng theo thể loại và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Câu nói của người vợ: “Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?” có nghĩa hàm ẩn gì?

b. Thầy đồ có hiểu đúng câu nói của vợ mình hay không? Dựa vào đâu mà em biết điều đó.

c. Theo em, nghĩa hàm ẩn do người nói/ người viết tạo ra và nghĩa hàm ẩn do người nghe/ người đọc suy ra có phải lúc nào cũng trùng nhau không? Vì sao?

Trả lời: 

Cách 1:

a. Câu nói của người vợ: “Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?” có nghĩa hàm ẩn là: Việc một ông chồng cứ ngỡ rằng mình viết đẹp, văn hay nhưng sự thật lại hoàn toàn không phải như vậy, đã bị người vợ khéo léo châm biếm.

b. Thầy đồ không hiểu đúng câu nói của vợ mình bởi thầy tưởng vợ khen mình văn hay, chữ tốt, dùng giấy nhỏ thì không đủ chép mà phải sử dụng giấy to nhưng kỳ thực không phải vậy mà là người vợ đang châm biếm người chồng.

c. Theo em, nghĩa hàm ẩn do người nói/ người viết tạo ra và nghĩa hàm ẩn do người nghe/ người đọc suy ra không phải lúc nào cũng trùng nhau. Bởi bạn đọc có suy nghĩ rất phong phú mà nhiều khi tác giả chưa nói được hết các nghĩa hàm ẩn.

Cách 2:

a. Nghĩa hàm ẩn thể hiện qua lời thoại tiếp theo của người vợ “Ông chả biết…gì được”. Người vợ trêu đùa người chồng về khả năng viết lách của ông: bản thảo có thể bỏ đi.

b. Thầy đồ không hiểu đúng câu nói của vợ mình. Điều này thể hiện qua chi tiết: “Thầy đồ lấy làm…không đủ chép”.

c. Nghĩa hàm ẩn do người nói/ người viết tạo ra và nghĩa hàm ẩn do người nghe/ người đọc suy ra không phải lúc nào cũng trùng nhau không. Vì hàm ý (ý định của người nói/ người viết) và suy ý (cách hiểu của người nghe, người đọc) có thể khác nhau. Điều này phụ thuộc nhiều vào tri thức nền, kĩ năng ngôn ngữ của mỗi người.

Từ khóa :
Ngữ Văn 8
Đánh giá

0

0 đánh giá