Chứng minh rằng công nghiệp của Liên bang Nga có cơ cấu ngành đa dạng

455

Với giải Luyện tập 1 trang 100 Địa Lí 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 20: Kinh tế Liên Bang Nga giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 20: Kinh tế Liên Bang Nga

Luyện tập 1 trang 100 Địa Lí 11: Chứng minh rằng công nghiệp của Liên bang Nga có cơ cấu ngành đa dạng.

Lời giải:

- Cơ cấu công nghiệp của Liên bang Nga rất đa dạng, gồm các ngành truyền thống và các ngành công nghiệp hiện đại.

+ Công nghiệp khai thác than: là nước khai thác than đứng thứ 5 thế giới, chiếm 5,3% sản lượng thế giới; là một trong những quốc gia xuất khẩu than hàng đầu thế giới. Than khai thác nhiều ở vùng Viễn Đông và Xi-bia.

+ Công nghiệp khai thác dầu khí: có sản lượng khai thác dầu mỏ chiếm 12,5% và khí tự nhiên chiếm 16,6% tổng sản lượng của thế giới (2020). Tập trung ở Xi-bia, U-ran, ven biển Ca-xpi.

+ Công nghiệp khai thác quặng kim loại: khai thác nhiều quặng, là một trong số các quốc gia đứng đầu về sản xuất vàng và quặng sắt.

+ Công nghiệp điện lực có cơ cấu đa dạng (nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử…), phát triển mạnh mẽ. Sản lượng điện cao, đạt 1085,4 tỉ kWh, chiếm 4% sản lượng thế giới.

+ Công nghiệp luyện kim phát triển từ rất sớm, đứng thứ 4 về xuất khẩu thép, có nhiều trung tâm luyện kim lớn: Ê-ca-ten-rin-bua, Ni-giơ-nhi Nô-gô-rốt,…

+ Công nghiệp hàng không vũ trụ: là cường quốc, có nhiều tên lửa phóng lên quỹ đạo từ chính sân bay vũ trụ ở đất nước. Có nhiều viện nghiên cứu khoa học,

văn phòng thiết kế và nhà máy chế tạo, đạt được nhiều thành tựu trong công nghệ thực hiện chương trình tàu vũ trụ có người lái.

+ Công nghiệp đóng tàu là ngành truyền thống, đóng được nhiều loại tàu khác nhau: tàu ngầm, tàu sân bay, tàu phá băng nguyên tử,…

+ Công nghiệp thực phẩm phát triển mạnh, sản xuất nhiều mặt hàng xuất khẩu như: khoai tây, rau quả, cá đóng hộp,…

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga coi trọng khu vực nào sau đây?

A. Châu Âu.

B. Châu Phi.

C. Châu Á. 

D. Châu Mĩ.

Chọn D

Nước Nga đang thực hiện chức năng gắn kết Âu - Á của mình với tư cách là không gian cầu nối và liên kết toàn diện giữa châu Âu và châu Á. Điều này được thể hiện rõ trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga là coi trọng châu Á, trong đó có Việt Nam.

Câu 2. Từ trước tới nay, các ngành công nghiệp nào sau đây Liên bang Nga hợp tác với Việt Nam?

A. Điện tử - tin học.

B. Luyện kim màu.

C. Thủy điện, dầu khí.

D. Chế tạo, dệt -may.

Chọn C

Trong mối quan hệ song phương, Việt Nam và Nga đã hợp tác với nhau trên nhiều mặt về kinh tế, chính trị, quốc phòng, giáo dục,... Về kinh tế, lĩnh vực hợp tác chủ yếu là công nghiệp năng lượng thủy điện và dầu khí.

- Thủy điện: Nga đã tham gia thiết kế, cung cấp, hỗ trợ cho nhiều công trình năng lượng ở Việt Nam. Điển hình là Nhà máy thủy điện Hòa Bình; nhà máy thủy điện Yaly công suất 720 MW (khánh thành váo tháng 4/2002),...

- Dầu khí: Đã có nhiều tập đoàn liên doanh dầu khí của Nga tiến hành thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng biển Đông. Ví dụ: Liên doanh Dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro),…

Câu 3. Vùng kinh tế quan trọng để nền kinh tế Liên bang Nga hội nhập vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương là

A. vùng Viễn Đông.

B. vùng U-ran.

C. vùng Trung ương. 

D. vùng Cáp-ca.

Chọn A

Vùng Viễn Đông nằm trên bờ biển Thái Bình Dương, giữa eo biển Bê-rinh ở phía bắc và CHDCND Triều Tiên ở phía nam, tạo điều kiện cho Liên bang Nga hợp tác với các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nền kinh tế của vùng chủ yếu dựa vào một số ngành như đánh bắt và chế biến hải sản, công nghiệp cơ khí,... Các thành phố lớn trong vùng là Ma-ga-đan (Magadan), Kha-ba-rop (Khabarovsk),...

Đánh giá

0

0 đánh giá