Chọn một trong những nội dung về hợp tác giữa Việt Nam và các nước khai thác tài nguyên thiên nhiên ở biển đông

2 K

Với giải Vận dụng trang 20 Chuyên đề Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Chuyên đề 1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Địa Lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Địa lí 11 Chuyên đề 1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á

Vận dụng trang 20 Chuyên đề Địa Lí 11: Chọn một trong những nội dung về hợp tác giữa Việt Nam và các nước khai thác tài nguyên thiên nhiên ở biển đông. Hãy thu thập tư liệu và viết một vài báo cáo ngắn về sự hợp tác này.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Bản Thỏa thuận (MOU) về hợp tác thăm dò khai thác chung vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam và Malaixia (1992)

- Giữa Việt Nam và Malaysia có một vùng biển chồng lấn nằm ở gần cửa vịnh Thái Lan, được tạo thành bởi đường ranh giới thềm lục địa do Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa công bố năm 1971 và đường ranh giới thềm lục địa thể hiện trên hải đồ của Malaysia công bố năm 1979. Vùng chồng lấn này không rộng, diện tích 2.800km2, nhưng có tiềm năng về dầu khí.

Năm 1992, lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận cùng hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn và trong quá trình hợp tác khai thác chung, chuyên gia hai bên sẽ gặp nhau để vạch đường phân định thềm lục địa trong vùng chồng lấn này. Lập trường của Việt Nam đưa ra trong đàm phán là dựa trên nguyên tắc công bằng, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế có tính đến hoàn cảnh đặc biệt của địa hình bờ biển mỗi nước trong khu vuực phân định. Malaysia sử dụng phương pháp đường trung tuyến tính từ các đảo ven bờ của mình và bờ biển Việt Nam bỏ qua đảo Hòn Khoai, đồng ý áp dụng giải pháp tạm thời hợp tác cùng khai thác chung trong vùng chồng lấn, không làm ảnh hưởng đến việc vạch đường phân định cuối cùng, việc phân chia lợi tức phải công bằng.

- Từ ngày 3 đến 5-6-1992, hai bên đã tiến hành đàm phán tại Kuala Lumpur. Tại vòng đàm phán này, hai bên đã ký Văn bản thỏa thuận hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn (MOU). Nội dung chủ yếu của thoả thuận này gồm:

Chính thức xác nhận tọa độ khu vực chồng lấn theo đường ranh giới thềm lục địa do Tổng cục Dầu khí Việt Nam công bố năm 1977 (trùng với ranh giới thềm lục địa do VNCH công bố năm 1971) và ranh giới thềm lục địa thể hiện trên hải đồ của Malaysia công bố năm 1979.

Gác vấn đề phân định thềm lục địa để hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn theo nguyên tắc chia sẻ đồng đều chi phí và phân chia đồng đều lợi ích - Nếu có mỏ dầu khí nằm vắt ngang khu vực xác định và một phần nằm trên thềm lục địa của Malaysia hoặc Việt Nam thì hai bên thoả thuận thuận thăm dò khai thác.

Về quản lý Nhà nước đối với các hoạt động trong vùng chồng lấn, về nguyên tắc Việt Nam có quyền thực hiện quản lý về hải quan, cảng xuất dầu và công trình trên biển, về thuế, biên phòng…Tuy nhiên vì khu vực ở xa đất liền, nên Việt Nam có thể ủy quyền cho Malaysia đảm đương các nhiệm vụ nói trên trong vùng chồng lấn.

Thỏa thuận này là thoả thuận song phương đầu tiên của Việt Nam với các nước trong khu vực đối với vùng chồng lấn trên biển được hình thành bởi các bên liên quan đã đưa ra các yêu sách ranh giới biển theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Đây là bằng chứng thể hiện Việt Nam đã tuân thủ nghiêm túc các quy định của Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đặc biệt là giải pháp tạm thời hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn.

Đánh giá

0

0 đánh giá