Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 19, 20, 21, 22 Bài 3: Mùa thu của em chi tiết trong Chân trời sáng tạo. Mời các bạn đón xem:
Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 19, 20, 21, 22 Bài 3: Mùa thu của em
Video giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 19, 20, 21, 22 Bài 3: Mùa thu của em - Chân trời sáng tạo
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 19 Bài 1: Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích sau khi đọc một bài văn về trường học.
Trả lời:
- Tên bài văn: Tôi đi học
- Tác giả: Thanh Tịnh
- Đoạn văn em thích:
Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lưng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi.
Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.
- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.
Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi đi vào lớp năm. Một thầy trẻ tuổi, gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước cửa lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ.
- Câu văn hay: Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.
- Hình ảnh đẹp: Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 19 Bài 2: Nghe viết: Cậu học sinh mới (từ Đường từ nhà…….đến say mê).
Trả lời:
Học sinh nghe viết vào phần kẻ ô ly:
Đường từ nhà đến trường không xa lắm, có những chặng nghỉ và những trò chơi thú vị. Dưới gốc một cây to ở vệ đường, cỏ đã trụi đi vì những ván bi quyết liệt. Cái bãi gần đường vào thị trấn là nơi đã diễn ra những pha bóng chớp nhoáng, đầy hứng thú và say mê.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 20 Bài 3: Viết lại cho đúng các tên riêng dưới đây:
Trả lời:
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 20 Bài 4: Điền vào chỗ trống:
Trả lời:
a.
Cây bàng là chiếc nhà con
Bàng thương lũ trẻ, bóng tròn che chung.
Cây là cột, cành là khung
Lá xoè bên lá lợp cùng trời xanh.
Theo Hữu Thỉnh
b.
Vườn hoa nhỏ trước cổng trường
Tháng năm xanh mướt, sắc hương nồng nàn
Mượt mà thảm cỏ vườn lan
Bước chân em cũng rộn ràng cùng hoa.
Theo Lam Thụy
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 21 Bài 5: Tìm từ ngữ chỉ sự vật, từ ngữ chỉ đặc điểm trong các đoạn thơ rồi điền vào bảng.
a. Tiếng trống vừa giục giã
Trang sách hồng mở ra:
Giọng thầy sao ấm quá
Nét chữ em hiền hoà.
Nguyễn Lãm Thắng
b. Quyển vở này mở ra
Bao nhiều trong giấy trắng
Từng dòng kẻ ngay ngắn
Như chúng em xếp hàng.
Quang Huy
Trả lời:
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 22 Bài 6: Viết 1 – 2 câu nêu đặc điểm của các sự vật tìm được ở bài tập 5 theo mẫu Ai thế nào?
M: Giọng thầy rất ấm.
Trả lời:
- Trang sách màu hồng.
- Nét chữ em rất hiền hòa.
- Dòng kẻ rất ngay ngắn.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 22 Bài 7: Gạch một gạch dưới từ ngữ trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?, gạch hai gạch dưới từ ngữ trả lời câu hỏi Thế nào? trong câu văn em vừa đặt ở bài tập 6.
Trả lời: