Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao

232

Với giải Luyện tập 1 trang 71 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 7: Hợp đồng lao động, tiền lương và thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề KTPL 11 Bài 7: Hợp đồng lao động, tiền lương và thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động

Luyện tập 1 trang 71 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Thưởng là bắt buộc trong quan hệ lao động.

b. Mọi lao động đều phải tham gia bảo hiểm xã hội.

c. Mức lương tối thiểu có sự thay đổi qua từng thời kì.

d. Hợp đồng lao động có thể kí kết thông qua mạng Internet.

e. Mức lương trả cho người lao động do người sử dụng lao động quyết định.

g. Tất cả thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động đều là hợp đồng lao động.

h. Tranh chấp lao động là tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động trong thực hiện hợp đồng lao động.

Lời giải:

- Nhận định a. Không đồng tình, vì: theo quy định tại Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019: thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động => thưởng không phải là khoản bắt buộc trong quan hệ lao động.

- Nhận định b. Không đồng tình, vì:

+ Theo quy định thì người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị có kết giao hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc từ đủ 3 tháng trở lên thì doanh nghiệp và người lao động bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội.

+ Ngoài đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

- Nhận định c. Đồng tình, vì:

+ Theo quy định: Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ; được điều chỉnh dựa trên nhiều cơ sở, như: mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung – cầu lao động,…

+ Ví dụ: ở vùng I: từ ngày 1/1/2022 đến 30/6/2022, mức lương tối thiểu là 4.420.000 đồng; từ ngày 1/7/2022, mức lương tối thiểu được nâng lên thành 4.680.000 đồng.

- Nhận định d. Đồng tình, vì: theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Bộ luật Lao động năm 2019: hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

- Nhận định e. Không đồng tình, Vì: theo quy định tại Khoản 1 và 2, Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019:

+ Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc.

+ Mức lương theo công việc hoặc chức danh không thấp hơn mức lương tối thiểu.

- Nhận định g. Không đồng tình, vì: giữa người lao động và người sử dụng lao động có thể có nhiều thỏa thuận; tuy nhiên, chỉ những thỏa thuận về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động; quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động… mới được coi là hợp đồng lao động.

- Nhận định h. Không đồng tình, vì: tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Đánh giá

0

0 đánh giá