Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 5 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.

Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều cả năm bản word có lời giải chi tiết 

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 5

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5 (Đề 1)

Thời gian: 45 phút

I – Bài tập về đọc hiểu

Ai thông minh hơn

   Cuối năm học, Lan được xếp loại giỏi. Giữ đúng lời hứa, bố cho Lan vào thành phố chơi với Hùng dăm ngày. Dù bằng tuổi nhau nhưng Hùng phải gọi Lan bằng chị, vì mẹ của Hùng là em ruột mẹ của Lan.

   Ở quê, Lan nghe đồn Hùng thông minh lắm. Mới học lớp 4 mà cậu ấy đã sử dụng thành thạo máy vi tính. Lan rất thích và chỉ mong được gặp Hùng để tận mắt chứng kiến những gì nghe được. Lên thành phố, thấy cái gì cũng lạ và đẹp mắt nhưng vốn ý tứ nên chưa bao giờ Lan nói “cái này đẹp quá”, “cái kia đẹp thế”. Vậy mà Hùng cứ chê Lan là “nhà quê”. Lan ức lắm nhưng em chẳng nói lại một lời.

   Hôm bố mẹ vắng nhà, trong lúc máy đang tự động bơm nước, Hùng vô ý nhảy phóc lên đường ống làm đoạn nối bong ra, nước phun tung tóe. Cậu ta dùng cả hai tay ra sức bịt đầu ống nhưng không sao cản được sức nước. Lan liền chạy ngay đi tìm chiếc ghế đẩu, trèo lên ghế để với lấy chiếc cầu dao rồi kéo xuống một cách nhẹ nhàng. Nước ngừng chảy, Hùng ngơ ngác nhìn Lan như chợt nhớ ra điều gì.

   Trưa hôm ấy, Hùng thủ thỉ kể với mẹ: “Sáng nay, nếu con không kịp ngắt cầu dao thì giờ này nhà ta đã chìm trong biển nước !”. Mẹ xoa đầu Hùng, khen: “Con trai mẹ giỏi quá! Nhưng, cái cầu dao ở trên cao thế kia, làm sao con với tới?”. Hùng gãi đầu, ấp úng: “Mẹ…mẹ hỏi….cái Lan ấy”. Nghe Lan kể lại câu chuyện, mẹ nhẹ nhàng khuyên Hùng: “Từ nay, con không được nhận những gì mà mình không làm nữa nhé !”

   Hùng hiểu điều mẹ dạy. Cậu “dạ” một tiếng nho nhỏ rồi lẳng lặng đi chỗ khác. Từ đó, Hùng không còn nhìn Lan với con mắt coi thường và gọi “cái Lan” như trước.

(Theo Trần Thị Mai Phước )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1: Lan mong được lên thành phố gặp Hùng để làm gì?

a- Để tận mắt nhìn thấy chiếc máy vi tính nhà Hùng

b- Để tận mắt nhìn thấy những điều nghe được về Hùng

c- Để được nhìn thấy nhiều thứ mới lạ và đẹp nhất

Câu 2: Hành động ngắt cầu dao điện cho nước ngừng chảy chứng tỏ Lan là cô bé thế nào?

a- Nhanh nhẹn, khéo chiều lòng người khác

b- thông minh, có hiểu biết khoa học và thực tế

c- Táo bạo, dám làm những việc con trai cũng “bó tay”

Câu 3: Câu chuyện cho em hiểu thế nào là người thông minh?

a- Biết sử dụng thành thạo máy vi tính hơn nhiều người khác

b- Nhanh nhẹn và khéo léo trong nói năng, cư xử với người khác

c- Nhanh trí và biết xử trí các tình huống xảy ra trong thực tế

Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng bài học sâu sắc rút ra từ câu chuyện?

a- Chớ nên tự phụ, kiêu căng, coi thường người khác

b- Chớ nên cư xử không công bằng đối với các bạn nữ

c- Không nên có thái độ coi thường người chị họ ở quê

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1: Điền vào ô trống

a) l hoặc n

……ong….anh đáy….ước in trời

Thành xây khói biếc,….on phơi bóng vàng.

 (Theo Nguyễn Du)

- Chị Chấm bầu bạn với…ắng với mưa để cho cây …úa mọc …ên hết vụ …ày qua vụ khác, hết …ăm….ày qua …ăm khác.

(Theo Đào Vũ)

b) en hoặc eng

Ao làng vẫn nở hoa s…..

Bờ tre vẫn chú dế m… vuốt râu

(Theo Trần Đăng Khoa)

Bà kể chuyện Hà Nội xưa

L…. k……. tàu điện sớm trưa đi về.

(Theo Đức Hoài)

Câu 2: Trung thực nghĩa là thẳng thắn, thành thực (thành thật). Hãy tìm tiếng thích hợp ghép với tiếng thẳng, tiếng thật và ghi vào chỗ trống để có được các từ ghép cùng nghĩa với trung thực

M : thẳng thắn, thành thật

(1)………..thẳng

(2) thẳng…………….

(3)………..thật

(4)………………..thật

(5) thật…………

(6) thật……………….

Câu 3: Gạch dưới các danh từ có trong đoạn văn sau:

    Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn tỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh. Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một đàn bò rừng nhởn nhơ gặm cỏ.

(Khuất Quang Thụy)

Câu 4: a) Viết một đoạn thư (khoảng 5 câu) có nội dung thăm hỏi, chúc mừng thầy (hoặc cô giáo) cũ nhân dịp năm mới.

…………………………………………………………………….

…………………………………………………………………….

…………………………………………………………………….

…………………………………………………………………….

b) Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) kể lại kết thúc câu chuyện về người con hiếu thảo (tuần 4) với câu mở đầu dưới đây:

Người con ôm khóm hoa lan rừng có màu xanh ngọc bích về nhà biếu mẹ

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

Đáp án

I- 1.b       2.b         3.c        4.a

II.

1. a)

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.

- Chị Chấm bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác.

b) – Ao làng vẫn nở hoa sen

Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu

-  Bà kể chuyêụ Hà Nội xưa

Leng keng tàu điện sớm trưa đi về

2. Gợi ý:

(1) ngay thẳng ;

(2) thẳng tính ;

(3) ngay thật

(4) chân thật ;

(5) thật lòng ;

(6) thật bụng

3. Gạch dưới các danh từ: năm, giặc, nỗi nhớ, đất đai, nhà cửa, ruộng vườn, lòng, anh, buổi trưa (buổi/ trưa ), Trường Sơn, tiếng gà (tiếng/gà), buổi, đàn bò rừng (đàn/ bò rừng), cỏ

4. Tham khảo:

a) Dạo này sức khỏe của cô thế nào ạ ? Các bạn của em ở lớp cô phụ trách chắc vẫn khỏe mạnh, chăm ngoan và học giỏi ? Gia đình cô năm nay chuẩn bị đón Tết có vui không ạ ? Nhớ dịp đầu năm đến chúc Tết cô và gia đình, em và các bạn được thưởng thức món mứt cà chua do chính tay cô làm ngon tuyệt. Tết năm nay không được đến thăm cô nhưng em luôn nhớ những ngày được cô chăm sóc và dạy dỗ. Nhân dịp năm mới, em xin gửi tới cô và toàn thể gia đình ta lời chúc sức khỏe tốt đẹp nhất. Kính chúc cô cùng gia đình đón xuân vui vẻ, hạnh phúc.

b) Người con ôm khóm hoa lan rừng có màu xanh ngọc bích về nhà biếu mẹ. Vừa bước vào cửa, anh đã reo to: “Mẹ ơi, con đem hoa lan quý về biếu mẹ đây!”. Người mẹ từ từ mở mắt, ngắm nhìn sắc hoa đẹp và mỉm cười mãn nguyện. Lạ thay, bà bỗng thấy trong người rạo rực như được truyền thêm sức sống. Bà nhỏm dậy và đi lại bình thường như người khỏe mạnh. Người con ôm chầm lấy mẹ, nghẹn ngào không nói nên lời.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5 (Đề 2)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Câu 1. Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn dưới đây. Biết rằng:

a) Những chữ đó bắt đầu bằng l hoặc n:

Hưng vẫn hí hoáy tự tìm ........ giải cho bài toán mặc dù em có thể nhìn bài của bạn Dũng ngồi ngay bên cạnh. Ba tiếng trống báo hiệu hết giờ, Hưng ........ bài cho cô giáo. Em buồn, vì bài kiểm tra lần ........ có thể ........ em mất danh hiệu học sinh tiên tiến mà ........ nay em vẫn giữ vững. Nhưng em thấy ........ thanh thản vì đã trung thực, tự trọng khi ........ bài.

b) Những chữ đó có vần en hoặc eng:

Ngày hội, người người ........ chân. Lan ........ qua đám đông để về nhà. Tiếng xe điện ........ keng. Lan lên xe, thấy ngay một chiếc ví nhỏ màu nâu rơi ra từ chiếc túi của một bà cụ mặc áo ........ ốm, choàng khăn nhung màu ........ Cụ già không hề hay biết. Lan nhặt ví đưa cho cụ. Cụ mừng rỡ cầm ví ........ em ngoan.

Câu 2. Đặt câu với một từ cùng nghĩa với trung thực hoặc một từ trái nghĩa với trung thực:

Câu 3. Đặt dấu X vào ☐ trước dòng nêu đúng nghĩa của từ tự trọng:

☐ Tin vào bản thân mình.

☐ Quyết định lấy công việc của mình.

☐ Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.

☐ Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác.

Câu 4. Mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói về điều gì? Đánh dấu X vào ô thích hợp.

hành ngữ, tục ngữ

Nói về tính trung thực

Nói về lòng tự trọng

a) Thẳng như ruột ngựa.

   

b) Giấy rách phải giữ lấy lề.

   

c) Thuốc đắng dã tật.

   

d) Cây ngay không sợ chết đứng.

   

e) Đói cho sạch, rách cho thơm.

   

Câu 5: Chọn viết một lá thư theo một trong những đề bài gợi ý sau:

1. Nhân dịp năm mới, em viết thư cho một người thân (ông bà, cô giáo cũ, bạn cũ, ...) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.

2. Nhân dịp sinh nhật của một người thân đang ở xa, em viết thư thăm hỏi và chúc mừng người thân đó.

3. Nghe tin gia đình một người thân ở xa có chuyện buồn (có người đau ốm, người mới mất hoặc mới gặp tai nạn...), em viết thư thăm hỏi và động viên người thân đó.

Đáp án

Câu 1. Tìm những chữ đó để hoàn chỉnh các đoạn văn dưới đây.

Biết rằng:

a) Những chữ đó bắt đầu bằng l hoặc n

Hưng vẫn hí hoáy tự tìm lời giải thích cho bài toán mặc dù em có thể nhìn bài của bạn Dũng ngồi ngay bên cạnh. Ba tiếng trống báo hiệu hết giờ, Hưng nộp bài cho cô giáo. Em buồn, vì bài kiểm tra lần này có thể làm em mất danh hiệu học sinh tiên tiến mà lâu nay em vẫn giữ vững. Nhưng em thấy lòng thanh thản vì đã trung thực, tự trọng khi làm bài.

b) Những chữ bị bỏ trống có vần en hoặc eng

Ngày hội, người người chen chân, Lan len qua đám đông để về nhà. Tiếng xe điện leng keng. Lan lên xe, thấy ngay một chiếc ví nhỏ màu nâu rơi ra từ chiếc túi của một bà cụ mặc áo len ấm, choàng khăn nhung màu đen. Cụ già không hề hay biết. Lan nhặt ví đưa cho cụ. Cụ mừng rõ cầm ví, khen em ngoan.

Câu 2. Đặt câu với một từ cùng nghĩa với trung thực hoặc một từ trái nghĩa với trung thực:

- Từ cùng nghĩa: Bạn Huy là người rất thẳng tính.

- Từ trái nghĩa: Cha mẹ và thầy cô ở trường vẫn dạy em rằng: cần phải sống trung thực, không nên gian dối.

Câu 3. Đặt dấu X vào ☐ dưới dòng nêu đúng nghĩa của từ tự trọng:

Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình

Câu 4. Mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói về điều gì? Đánh dấu X vào ô thích hợp.

Thành ngữ, tục ngữ

Nói về tính trung thực

Nói về lòng tự trọng

a) Thẳng như ruột ngựa.

X

 

b) Giấy rách phải giữ lấy lề.

 

X

c) Thuốc đắng dã tật.

X

 

d) Cây ngay không sợ chết đứng.

X

 

e) Đói cho sạch, rách cho thơm.

 

X

Câu 5: 

Bài tham khảo

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 02 năm 2012

Ông bà kính yêu!

Năm cũ sắp hết, mùa xuân đang về ông bà ạ. Tết này nhà cháu không về quê đón Tết cùng ông bà được nên cháu viết thư này thăm hỏi và chúc Tết ông bà.

Mùa đông năm nay ông bà có khỏe không? Ông bà có ăn được nhiều cơm không? Khi trời trở gió bấc nhiều. Bà nhớ đi tất cho chân đỡ nứt nẻ nhé! Cả ông cũng thế, ông cũng nhớ phải quàng thêm khăn cổ cho ấm để đỡ ho đấy ông ạ. Con Bê-tô bố cháu đem về quê dạo hè nay lớn nhiều chưa hả ông bà? Nó đã biết trông nhà chưa ạ? Ông bà nhớ nhắc em Phong tắm cho nó để kẻo bẩn mà rụng hết lông đấy ông bà ạ. Bê-tô có giúp chú Hưng được việc gì không hả ông bà? Cháu lo nó không biết làm gì thì khổ chú chăm nó mệt lắm đấy ạ. Cháu nghe bố cháu kể Bê-tô khôn lắm, chú Hưng dạy cho nó biết nhiều việc. Tiếc quá, Tết này cháu nghỉ có ít ngày nên về quê không tiện, bố mẹ cháu bảo để hè về được nhiều ngày hơn. Cháu nhớ ông bà, các cô chú và em Phong, cá con Bê-tô nữa.

Cả nhà cháu đều bình thường. Cháu và em Ngân đều được xếp loại học sinh giỏi học kì I. Mẹ cháu đang bận gói quà gửi về biếu Tết ông bà đấy ạ! Cháu xin thay mặt cả nhà kính chúc ông bà một năm mới được nhiều sức khỏe, bình an và luôn luôn vui tươi, sảng khoái. Cháu kính chúc chú thím Hưng và các em một năm mới mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, các em đều giỏi giang và nhiều niềm vui. Khi nào ông bà nhận được thư này và quà Tết mẹ cháu gửi biếu, ông bà nhớ điện thoại cho cháu ông bà nhé!

Cháu xin phép dừng bút. Cháu thơm ông bà thật kêu!

Cháu của ông bà

Nguyễn Nhã Nghiêm

Xem thêm lời giải bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 7

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 8

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9

Đánh giá

0

0 đánh giá