Soạn bài Luyện tập: Lựa chọn trật tự từ trong câu - ngắn nhất Soạn văn 8

Tải xuống 2 2.1 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 8: Luyện tập - Lựa chọn trật tự từ trong câu mới nhất, tài liệu bao gồm 2 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 8, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 Soạn Văn: Luyện tập: Lựa chọn trật tự từ trong câu

Bài giảng: Lựa chọn trật tự từ trong câu

Câu 1: Trật tự từ, cụm từ thể hiện mối quan hệ giữa những hoạt động và trang thái thứ tự
trước-sau mà chúng biểu thị:
a. Thể hiện thứ tự của các khâu trong công tác vận động cổ vũ, tuyên truyền, động viên
và phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân:
- Đầu tiên là giải thích cho quần chúng hiểu
- Sau đó là tuyên truyền cho quần chúng hưởng ứng.
- Tổ chức cho quần chúng làm.
- Lãnh đạo để làm cho đúng.
- Kết quả là làm cho tinh thần yêu nước của quần chúng được thực hành vào công việc
yêu nước, công việc kháng chiến.
b. Hành động và trạng thái mà chúng biểu thị:
Thể hiện thứ bậc việc chính, việc phụ:
Việc chính: Việc thường xuyên diễn ra hàng ngày của bà mẹ là bán bóng đèn
Còn bán vàng hương chỉ là việc làm thêm trong những phiên chợ chính.

Câu 2: Trong tất cả những trường hợp đã cho, cụm từ in đậm được đặt ngay ở đầu câu là
để liên kết với những câu trước đó (liên kết bằng cách lặp).

Câu 3: Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm dưới đây:
a. Việc đảo trật tự từ trong hai câu ba và bốn của bài thơ nhằm nhấn mạnh sự vắng vẻ,
hoang sơ của cảnh Đèo Ngang. Trong khi đó, ở hai câu tiếp, việc đảo trật tự từ hướng
vào khắc sâu tâm trạng cô đơn, buồn nhớ của nhân vật trữ tình.
b. Việc đảo trật tự từ trong câu thơ này đã làm hiện lên vẻ đẹp và sự kì vĩ của người lính
trong buổi hoàng hôn. Người lính trở thành hình ảnh trung tâm của cảnh buổi chiều trên
dốc núi.

Câu 4:
a.
Tôi thấy một anh Bọ Ngựa trịnh trọng tiến vào.
b. Tôi thấy trịnh trọng một anh Bọ Ngựa tiến vào.
- Hai câu khác nhau ở phần bổ ngữ (phần sau của động từ thấy).
+ Ở câu (a), không nhằm mục đích nhấn mạnh vào bất cứ một từ ngữ nào nên chủ yếu là
câu kể về một sự việc đã được chứng kiến.
+ Trong câu (b), vị ngữ được đảo lên trước chủ ngữ, đồng thời tính từ trịnh trọng lại
được đặt ngay trước động từ, khiến cho người đọc hình dung được rất rõ cái sự "làm bộ
làm tịch" của Bọ Ngựa.
- Câu thích hợp để điền vào chỗ trống là câu (b).

Câu 5: Sở dĩ tác giả sắp xếp theo trình tự: Xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can
đảm là vì:
+ Phản ánh những phẩm chất cao quý của cây tre theo đúng trình tự được miêu tả trong
bài văn.
+ Đi từ phẩm chất bên ngoài, hình thức dễ thấy vào phẩm chất bên trong, khó thấy.

Câu 6:
Luận điểm lợi ích của việc đi bộ:
- Giúp cho tinh thần sảng khoái, thư giãn.
- Tiêu hao năng lượng, gân cốt săn chắc.
- Có sức khỏe để lao động và học tập tốt hơn ...
 

Xem thêm
Soạn bài Luyện tập: Lựa chọn trật tự từ trong câu - ngắn nhất Soạn văn 8 (trang 1)
Trang 1
Soạn bài Luyện tập: Lựa chọn trật tự từ trong câu - ngắn nhất Soạn văn 8 (trang 2)
Trang 2
Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống