Hệ thống bài tập về Tập hợp các số nguyên có lời giải

Tải xuống 6 3.2 K 32

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập bộ bài tập Dạng toán về tập hợp các số nguyên Toán lớp 6, tài liệu bao gồm 6 trang, tuyển chọn bài tập Dạng toán về tập hợp các số nguyên đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Toán sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Tài liệu Dạng toán về tập hợp các số nguyên gồm các nội dung chính sau:

A. Phương phương giải

- tóm tắt lý thuyết ngắn gọn.

B. Các dạng toán và phương pháp giải

- gồm 4 dạng toán minh họa đa dạng của các Dạng toán về tập hợp các số nguyên có lời giải chi tiết.

C. Bài tập tự luyện

- gồm 4 bài tập tự luyện có đáp án và lời giải chi tiết giúp học sinh tự rèn luyện cách giải các Dạng toán về tập hợp các số nguyên.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Dạng toán về tập hợp các số nguyên (ảnh 1)

TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN

A. Phương pháp giải

 1. Số nguyên

- Các số tự nhiên khác 0 còn được gọi là các số nguyên dương: 1; 2; 3…

- Các số -1;-2;-3;… là các số nguyên âm

- Tập hợp các số nguyên được kí hiệu là:

Z = {…; -3; -3; -1; 0; 1; 2; 3…}

- Người ta biểu diễn Z trên trục số. Điểm 0 được gọi là điểm gốc của trục số, chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương, chiều từ phải sang trái là chiều âm của trục số

Dạng toán về tập hợp các số nguyên (ảnh 2)

 Chú ý:

- Số 0 không là số nguyên dương cũng không là số nguyên âm

- Điểm biểu diễn số a trên trục số gọi là điểm a

2. Số đối

Hai số có các điểm biểu diễn cách đều điểm 0 và nằm về hai phía được gọi là hai số đối nhau.

Ví dụ: 3 và -3 là hai số đối nhau, ta có thể nói: 3 là số đối của -3 ; -3 là số đối của 3

B. Các dạng toán và phương pháp giải

Dạng 1: Biểu thị các đại lượng có hai hướng ngược nhau

Ví dụ 1: Điền vào chỗ trống (. . .) trong các câu sau:

1.     Nếu −30 m là biểu diễn độ sâu của vịnh Cam Ranh là 30 m dưới mực nước biển thì +10 m biểu diễn độ cao của mực nước sông Hồng về mùa mưa là ...

2.     Nếu +5 triệu đồng biểu diễn số tiền lãi thì −3 triệu đồng biểu diễn. . .

Lời giải:

1.     10 m trên mực nước biển.        

2.     . Số tiền lỗ là 3 triệu đồng.

Ví dụ 2. Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

A.   Nếu −10 biểu diễn năm thứ 10 trước công nguyên thì +2015 biểu diễn năm 2015 sau công nguyên.

B.    Nếu +4 đi-ốp cho biết loại kính dành cho người viễn thị 4 đi-ốp thì −3 đi ốp cho biết loại kính dành cho người cận thị 3 đi-ốp.

C.    Nhiệt độ tại ngăn làm đá của tủ lạnh là −4 ◦C cho biết nhiệt độ tại ngăn này là 4 ◦C dưới 0 ◦C. Nhiệt độ trong phòng là +28◦C cho biết nhiệt độ trong phòng là 28◦C trên 0 ◦C.

Lời giải:

Cả ba câu (A), (B), (C) đều đúng.

Dạng 2: Biểu diễn số nguyên trên trục số

Ví dụ 3: Trên trục số x’x, vẽ các điểm A, B, C lần lượt biểu diễn các số −4, −1 và 2.

Lời giải:

Xem hình dưới

Dạng toán về tập hợp các số nguyên (ảnh 3)

Ví dụ 4. Trong hình dưới đây mỗi điểm E, F, G, H nằm trên trục số biểu diễn số nào?

Dạng toán về tập hợp các số nguyên (ảnh 4)

Xem thêm
Hệ thống bài tập về Tập hợp các số nguyên có lời giải (trang 1)
Trang 1
Hệ thống bài tập về Tập hợp các số nguyên có lời giải (trang 2)
Trang 2
Hệ thống bài tập về Tập hợp các số nguyên có lời giải (trang 3)
Trang 3
Hệ thống bài tập về Tập hợp các số nguyên có lời giải (trang 4)
Trang 4
Hệ thống bài tập về Tập hợp các số nguyên có lời giải (trang 5)
Trang 5
Hệ thống bài tập về Tập hợp các số nguyên có lời giải (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống