Bài tập về tính số hạt trong nguyên tử có đáp án, chọn lọc

Tải xuống 8 22.4 K 211

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Bài tập về tính số hạt trong nguyên tử có đáp án, chọn lọc môn Hóa học lớp 8, tài liệu bao gồm 6 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Hóa học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

BÀI TẬP TÍNH SỐ HẠT TRONG NGUYÊN TỬI. Tóm tắt nội dung kiến thức trọng tâm

I. Số hạt mang điện là p và e,

số hạt không mang điện là n 

Số khối A = p + n

Tổng số hạt của nguyên tử: X = p + n + e, trong đó p = e l Nên X = 2p + n

Với a là số hạt nào đó (p, n, e), thì phần trăm số hạt a sẽ là:

 

% a = a -100 => a = % a - X

                                                                                       X                 100

Ví dụ 1: Nguyên tử Nhôm có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử nhôm, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hãy cho biết số khối của nhôm.

Phân tích đề:

Số hạt mang điện p + e nhiều hơn số hạt không mang điện n là 12.

 

Tức là (p + e) – n = 12.

 

Bài tập về tính số hạt trong nguyên tử có đáp án, chọn lọc (ảnh 1)

2p - n =12

Bài giải

Ta có điện tích hạt nhân là 13+, tức p = 13 (1)

Ta lại có (p + e) – n = 12

Mà p = e Suy ra 2 p – n = 12 (2)

Thế (1) vào (2) ta được: 2 . 13 – n = 12

Suy ra n = 26 - 12 = 14

Số khối A = p + n = 13 + 14 = 27. Vậy số khối của nhôm là 27.

Ví dụ 2: Biết nguyên tử B có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định cấu tạo của nguyên tử B.

Phân tích đề:

Các bạn hình dung sơ đồ sau:

Bài tập về tính số hạt trong nguyên tử có đáp án, chọn lọc (ảnh 2)

Số hạt không mang điện chiếm 33,33% nghĩa là % n = 33,33; tổng số hạt là 21, tức X = 21. Tìm p, e.

Bài giải

%  n = 33,33% ⇒ n = 33,33.2110033,33.21100 = 7 (1) X = p + n + e mà p = e ⇒ 2p + n = 21 (2)

Thế (1) vào (2) ⇒ p = e = 21 − 7221 − 72 = 7

Vậy nguyên tử B có điện tích hạt nhân 7+, có 7e

II. Bài tập vận dụng

Những kiến thức cơ bản trên sẽ trở nên dễ nhớ hơn khi các bạn thường xuyên vận dụng để giải quyết các bài tập tương tự:

Bài 1: Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt từng loại.

Bài 2: Nguyên tử B có tổng số hạt là 28. Số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Tính số p, n , e.

Bài 3: Nguyên tử Sắt có điện tích hạt nhân là 26+. Trong nguyên tử, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Hãy xác định số khối của nguyên tử Sắt.

Bài 4: Nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định cấu tạo nguyên tử. Đối chiếu bảng các nguyên tố SGK xem M là nguyên tố nào?

Bài 5: Tổng số hạt trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35 %. Tính số hạt mỗi loại. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.

Bài 6: Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 48, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Tính số hạt mỗi loại.

Bài 7: Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron, electron là 116 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Xác định số hạt từng loại. Bài 8: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12. Tính số proton mỗi loại.

Bài 9: Tổng số hạt p, n, e trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8. Tính số proton mỗi loại.

Bài 10. Nguyên tử Nhôm có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử nhôm, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hãy cho biết số khối của nhôm.

Bài 11. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12. Tính số proton mỗi loại.

Bài 12. Tổng số hạt p, n, e trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8. Tính số proton mỗi loại.

Bài 13. Cho các nguyên tố X, Y, Z. Tổng số hạt p, n và e trong các nguyên tử lần lượt là 16, 58 và 78. Số notron trong hạt nhân và số hiệu nguyên tử của mỗi nguyên tố khác nhau không quá 1 đơn vị. Hãy xác định các nguyên tố và viết ký hiệu của các nguyên tố.

Bài 14. Hợp chất G có công thức phân tử là M2X. Tổng số các hạt trong M2X là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44, số khối của M nhiều hơn số khối của X là 23, tổng số hạt của ion M+ nhiều hơn ion X2- là 31. Tìm công thức phân tử của M2X.

Bài 15. Cho hợp chất MX2. Trong phân tử MX2 có tổng số hạt cơ bản là 140 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44, Số khối của X lớn hơn số khối của M là 11. Tổng số hạt cơ bản trong X nhiều hơn trong M là 16. Xác định ký hiệu nguyên tử M, X và công thức MX2.

III. Đáp án-Hướng dẫn giải bài tập

Bài 1: Tổng số hạt: p + n + e = 52 Vì p = e => 2p + n = 52 (1)

Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16: 2p - n = 16 (2)

Từ (1), (2) giải hệ phương trình: p = e = 17; n = 18

Bài 2:

Nguyên tử B có tổng số hạt là 28: 2p + n = 28

Số hạt không mang điện chiếm 35,7% => 35, 7% = 28n .100% => n = 10 => p = e = 9

Bài 3:

Điện tích hạt nhân bằng 26+ => số p=26 vì nguyên tử trunng hòa về điện nên p = e ta có (p + e) - n = 22 mà p = e => 2p - n = 22 =>2.26 - n = 22 => 52 - n = 22 => n = 30

Do đó nguyên tử khối của Fe là : 30 + 26 = 56 đvC

Bài 4:

Gọi số hạt nơtron là N, số hạt proton là z.

Có N nhiều hơn z là 1 hạt nên ta có z + 1 = N (1)

Do số hạt e = p = z và số hạt mang điện (z) nhiều hơn số hạt không mang điện (N) là 10 nên ta có 2z - N = 10 (2)

Từ (1)(2) ta có z = 11 và N =12

Suy ra A = z + N = 11 + 12 =23 và M là Na.

Bài 5:

Ta có p + n + e= 38

Mà p = e nên 2p + n = 38 (1)

Số hạt ko mang điện là: n = 28.35:100 = 10 (2)

Thay (2) vào (1) có 2p = 38 - n <=> 2p=38-10 <=> p = 14 = e

Sơ đồ tự vẽ

Bài 6:

Theo đề ta có n + e + p = 48

<=> 2p + n = 48 (1)

và có 2p = 2n

<=> n = p (2)

Từ 1 và 2 => 3p = 48 <=> p = n = e = 16

Bài 7:

Ta có

p + n + e = 116 mà p=e <=> 2p + n = 116 (1)

Vì số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24 => (p + e) - n = 24 mà p = e <=> 2p - n = 24 (2) Từ (1) (2) => giải hệ bấm máy tính

=>p = 35, n = 46

Vì p=35=>nguyên tử X là Brom

Bài 8:

Có: 2Z(A)+ 2Z(B)+(NA+NB)=142(1)

2(Z(A)+Z(B))-(N(A)+N(B))=42(2)

=> Z(B)-Z(A)=6)(3)

=> Z(A)=26 và Z(B)=20

=> Là Fe và Ca.

Bài 9:

Đặt số proton, notron của A lần lượt là pA, nA

Đặt số proton, notron của A lần lượt là pB, nB

Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton = số notron → eA = pA ; eB = pB Tổng số hạt p,n,e trong 2 nguyên tử A, B là 142 nên ta có phương trình: (pA + eA + nA) + (pB + eB + nB) = 177

→  2pA + nA + 2pB + nB = 177

→  2pA + 2pB + nA + nB = 177 (1)

Trong A, B số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47 nên ta có phương trình

(pA + eA + pB + eB) – (nA + nB) = 47

→  (2pA + 2pB) – (nA + nB) = 47 (2)

Số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 8 nên ta có phương trình (pB + eB) – (pA + eA) = 8

→  2pB – 2pA = 8

→  pB – pA = 4 (3)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình

 

2 p

A

2 p

B

 

 

n

A

n

B

177

2 pA

 

2 pB

 

112(4)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2 pBnA     nB47

 

 

 

 

 

2 pA

nA     nB     65

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ (3 và (4) kết hợp ta có hệ phương trình:

p

A

2 p

B

4(3)

p

A

26

 

 

 

 

 

2 pA    2 pB     47

pB     30

 

Bài 10. Ta có điện tích hạt nhân là 13+ , tức p = 13 (1)

Ta lại có (p+e) – n = 12

Mà p = e Suy ra 2 p – n = 12 (2)

Thế (1) vào (2) ta được: 2 . 13 – n = 12

Suy ra n = 26 - 12 = 14

Số khối A = p + n = 13 + 14 = 27. Vậy số khối của nhôm là 27.

 

Xem thêm
Bài tập về tính số hạt trong nguyên tử có đáp án, chọn lọc (trang 1)
Trang 1
Bài tập về tính số hạt trong nguyên tử có đáp án, chọn lọc (trang 2)
Trang 2
Bài tập về tính số hạt trong nguyên tử có đáp án, chọn lọc (trang 3)
Trang 3
Bài tập về tính số hạt trong nguyên tử có đáp án, chọn lọc (trang 4)
Trang 4
Bài tập về tính số hạt trong nguyên tử có đáp án, chọn lọc (trang 5)
Trang 5
Bài tập về tính số hạt trong nguyên tử có đáp án, chọn lọc (trang 6)
Trang 6
Bài tập về tính số hạt trong nguyên tử có đáp án, chọn lọc (trang 7)
Trang 7
Bài tập về tính số hạt trong nguyên tử có đáp án, chọn lọc (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

3.5

2 đánh giá

1
1
LightX

LightX

2022-09-21 22:33:00
Đề đang trong thời gian biên soạn là sao ạ ? E thấy nó được đăng từ tháng 6/2022 rùi mà giờ là tháng 9
Tải xuống