Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án môn Địa lí 8 Học kì 2 mới nhất, theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
HỌC KÌ II
Tuần 20 - Tiết 19:
BÀI 15: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm nổi bật: dân cư, kinh tế - xã hội của khu vực: Đông
Nam Á
- Đông Nam Á có số dân đông, tăng nhanh.
- Tập trung đông tại các đồng bằng ven biển.
- Kinh tế nông nghiệp là chủ đạo (trồng lúa nước).
2/ Kỹ năng:
- Đọc các bản đồ, lược đồ: tự nhiên, phân bố dân cư, kinh tế và các khu vực châu
Á để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế
- Phân tích các bảng thống kê về dân số, kinh tế.
- Tính toán và vẽ biểu đồ về sự gia tăng dân số, sự tăng trưởng GDP, về cơ cấu cây
trồng của một số quốc gia, khu vực
- Vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Sử dụng bản đồ khu vực Đông Nam Á.
- Nhận thức được sự phát triển hợp quy luật của các nước.- Phát huy truyền thống
văn hóa trong khu vực.
3. Về thái độ:
- Học sinh có ý thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, dân số và bảo vệ môi
trường
4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tư duy; giải quyết vấn đề; tự học; hợp tác; sử dụng
CNTT; sử dụng ngôn ngữ; tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, lược đồ; sử dụng bảng số liệu thống kê;
sử dụng hình vẽ, tranh ảnh; Tổng hợp tư duy theo lãnh thổ.
II/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY TRÒ:
1.Giáo viên: Chuẩn kiến thức, kĩ năng
- Tài liệu học tập: SGK
- Thiết bị: Bản đồ phân bố dân cư Châu Á
- Bản đồ phân bố dân cư Đông Nam Á
2. Học sinh: Đọc bài 15
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
a/ Đặc điểm địa hình Đông Nam Á và ý nghĩa của các đồng bằng Châu thổ trong
khu vực (6đ)
b/ Xác định vị trí địa lý khu vực Đông Nam Á và các miền địa hình trên bản đồ
(4đ).
- Đáp án:
a/ Mỗi đặc điểm (1đ), ý nghĩa (2đ)
b/ Xác định đúng một đối tượng (1đ)
3. Tiến trình bài học
Khởi động: Đông Nam Á có vị trí địa lý rất quan trọng là cầu nối giữa các châu
lục và 2 đại dương. Với vị trí đó đã ảnh hưởng đến đặc điểm dân cư- xã hội của các
nước trong khu vực như thế nào ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay:
Họat động của thầy trò: | Nội dung kiến thức |
Họat động 1: Đặc điểm dân cư: 1. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Bản đồ; nêu vấn đề; giải quyết vấn đề 2. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân; cặp; nhóm nhỏ (theo bàn) H: Đông Nam Á gồm những quốc gia nào? Hãy kể tên nước, thủ đô và xác định trên bản đồ H: Số dân của khu vực Đông Nam Á là bao nhiêu so với thế giới và Châu Á thì chiếm tỷ lệ như thế nào.HS quan sát bảng 15.1% H: Tỉ lệ gia tăng dân số so với Châu Á và thế giới - Tỉ lệ tăng tự nhiên 1,5% (trên 2,1% bùng nổ dân số) H: Mật độ trung bình bao nhiêu? So với thế giới H: Với đặc điểm về dân số của khu vực như trên sẽ có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế- xã hội - Thuận lợi: Dân số trẻ, nguồn lao động lớn, thị trường tiêu thụ rộng. - Khó khăn: Vấn đề việc làm, diện tích đất canh tác... H: Có những ngôn ngữ nào được dùng phổ biến trong các quốc gia ĐNA- Ngôn ngữ: Anh, Hoa,Mã Lai... H: Điều này có ảnh hưởng gì tới việc giao lưu giữa các nước trong khu vực |
1. Đặc điểm dân cư -Dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. - Tỉ lệ tăng tự nhiên cao: 1,5% (2002). -Dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở vùng ven biển và các đồng bằng châu thổ. - Ngôn ngữ chính: Anh, Hoa, Mã-lai… - Chủng tộc Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it. - Đông Nam Á gồm 11 quốc |
- Ngôn ngữ bất đồng dẫn đến khó khăn trong giao tiếp và giao lưu KT-VH Họat động 2: Đặc điểm xã hội 1. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: PP trực quan (bản đồ hình vẽ, tranh ảnh,…); 2. Hình thức tổ chức hoạt động: giải quyết vấn đề; đàm thoai gợi mở; so sánh; xác lập mối quan hệ nhân quả + Nét tương đồng: Về lịch sử từng là thuộc địa của thực dân cùng đấu tranh giải phóng dân tộc giành độc lập. Trong phong tục tập quán sinh hoạt sản xuất: Trồng lúa nước, chăn nuôi trâu bò lấy sức kéo. Gạo là lương thực chính. Có những lễ hội, những làn điệu dân ca, cư trú thành bản làng… + Nét khác biệt: Cách ăn mặc, tập quán văn hóa riêng của từng dân tộc (văn hóa cồng chiêng có những cách đánh và điệu múa riêng), tín ngưỡng riêng…. ? Với những đặc điểm dân cư xã hội trên có những thuận lợi khó khăn gì trong sự hợp tác toàn diện? |
gia 2. Đặc điểm xã hội. - Các nước trong khu vực có nền văn minh lúa nước, có những nét tương đồng về sinh họat sản xuất, văn hóa, lịch sử đấu tranh giành độc lập. - Tôn giáo: Phật giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa, Ấn Độ giáo, tín ngưỡng địa phương. Tất cả đặc điểm dân cư-xã hội trên tạo điều kiện: + Thuận lợi cho sự giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước, các dân tộc. + Khó khăn: sự bất đồng ngôn ngữ, nét văn hóa mỗi nước khác nhau. |