Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật mới nhất - CV5555

Tải xuống 5 1.9 K 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN SINH HỌC 12 BÀI 37: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT MỚI NHẤT - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                               BÀI 37: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, Hs phải:
1. Kiến thức
- Nêu được một số đặc trưng cơ bản về cấu trúc dân số của quần thể sinh vật,
lấy ví dụ minh hoạ.
- Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong
thực tế sản xuất, đời sống.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát phân tích, tổng hợp
3.Thái độ
- Có nhận thức đúng về chính sách giáo dục dân số.
II. NỘI DUNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC
1. tích hợp kĩ năng sống:
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các đặc trưng cơ bản của quần thể
sinh vật: Tỉ lệ giới tính; nhóm tuổi; mật độ của quần thể.
- Kỹ năng quàn lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động
nhóm.
2. Tích hợp bảo vệ môi trường
Môi trường sống ảnh hưởng đến các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.-
ứng dụng nuôi tròng khai thác, đánh bắt hợp lí bảo đảm sự phát triển của quần
thể.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Hình ảnh các tháp tuổi, cấu trúc tuổi, các kiểu phân bố cá thể.
2. Học sinh: đọc bài trước ở nhà.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1 Kiểm tra bài cũ:
CH: Quần thể sinh vật là gì? Mối quan hệ giữa các thể trong quần thể.
2. Giảng bài mới:
Gv (Giới thiệu0: mỗi quần thể có 1 đặc trưng cơ bản riêng, là những dấu hiệu
phân biệt giữa quần thể này với quần thể khác. Đó là các đặc trưng cơ bản: mật độ,
tỉ lệ đực cái, tỉ lệ các nhóm tuổi, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc
điểm phân bố, khả năng thích ứng và chống chịu với các ntst của MT.

Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung bài học
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về tỉ lệ giới
tính
-GV: cho hs đọc thông tin sgk
Tỉ lệ
giới tính?
-GV: Yêu cầu HS nghiên cứu Mục I,
sgk/161 và trả lời lệnh bảng 37.1
-Hs: vdkt đã học, thảo luận và hoàn
thành nội dung trong bảng 37.1 sgk
-Gv: nx, thông báo đáp án.
+ Thay đổi thay đk mt sống (nhiệt độ
MT thay đổi tỉ lệ đực cái thay đổi
theo)
+ Do tập tính sinh sản và tập tính đa
thê ở động vật, 1 con đực gp với nhiều
con cái.
+ Do sự khác nhau về đ
2 sinh lí và tập
tính của con đực & cái. Muỗi đực
không hút máu nên tập trung ở 1 chỗ,
còn muỗi cái bay đi khắp nơi để tìm
ĐV hút máu.
+ Tỉ lệ giới tính phụ thuộc vào lượng
chất dinh dưỡng tích luỹ cho cơ thể.
I. Tỉ lệ giới tính
* Khái niệm:
Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá
thể đực và số lượng cá thể cái trong quần
thể. Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1:1.
* Nhân tố a/h tới tỉ lệ gt của QT:
Tỉ lệ giới tính của quần thể thay đổi và
chịu ả/hưởng bởi rất nhiều yếu tố: đk sống
của môi trường, đặc điểm sinh sản, sinh lí
và tập tính của sinh vật...vd như:
- Tỉ lệ tử vong ko đều giữa cá thể đực và
cái.
- Do đặc điểm sinh sản của loài.
- Do đặc điểm sinh lí và tập tính của loài.
- Do đk dinh dưỡng của cá thể,...
Ứng dụng trong cn gs và bv môi
trường:
Trong chăn nuôi có thể tính toán 1 tỉ lệ
các con đực và cái phù hợp để đem lại hiệu
quả kinh tế.
VDụ: các đàn gà, hươu, nai,.. người ta có
thể khai thác bớt 1 số lượng lớn các cá thể
đực mà vẫn duy trì được sự phát triển của

 

-Gv: Từ bảng 37.1rút ra các nhân
tố a/h đến tỉ lệ giới tính của QT?
*Liên hệ: Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính
của sinh vật có ý nghĩa như thế nào
trong chăn nuôi và bảo vệ môi
trường?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhóm tuổi
-Gv(tb): Các cá thể trong QT có nhiều
độ tuổi khác nhau tạo thành nhóm
tuổi, chúng quan hệ mật thiết về mặt
sinh học tạo nên cấu trúc tuổi của QT.
-Gv: y/c hs qs H37.1 và trả lời lệnh
mục II, sgk/162
-Hs: qs và tl: A: dạng phát triển
B: dạng ổn định
C: dạng suy giảm
+ Dưới cùng: nhóm tuổi trước sinh
sản (là lực lượng bs cho nhóm đang
sinh sản của qt)
+ Giữa: nhóm tuổi sinh sản (là lược lg
tái sản xuất của qt)
+Trên cùng: nhóm tuổi sau sinh sản
ý nghĩa:
-Gv(nx, bs): dạng A: đáy rộng

chứng tỏ tỉ lệ sinh cao; B: vừa phải,
cạnh tháp xiên ít hoặc đứng
tỉ lệ
sinh không cao chỉ đủ bù đắp cho tỉ lệ
tử; C: đáy hẹp
tuổi s2> trước s2
yếu tố bổ sung yếu, QT có thể bị suy
giảm hoặc đi tới chỗ bị diệt vong.
đàn. Trong lứa tằm cần nhiều tằm đực cho
nhiều tơ hơn.
II. Nhóm tuổi
- Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng,
nhưng thành phần nhóm tuổi thay đổi theo
loài và ĐK sống.
- Có 3 nhóm tuổi chủ yếu: trước sinh sản,
sinh sản, sau sinh sản.
- Tháp tuổi có 3 dạng: dạng phát triển,
dạng ổn định, dạng suy giảm
- Động vật có chu kì sống ngắn, tuổi thọ
trung bình của QT thấp, phát dục sớm, tỉ
lệ sinh lớn, tỉ lệ tử vong cao
SL cá thể
dao động lớn, ngược lại.

 

Ngoài ra , người ta còn phân chia cấu
trúc tuổi thành tuổi sinh lí, tuổi sinh
thái và tuổi sinh sản.
-Gv: Cấu trúc thành phần của nhóm
tuổi cho thấy tiềm năng tồn tại và sự
phát triển của quần thể trong tương
lai:
+ Khi nguồn sống từ MT suy giảm,
ĐK khí hậu xấu đi hoặc dịch bệnh,..
các cá thể non và già bị chết nhiều hơn
cá thể thuộc nhóm trung bình.
+ Trong ĐK thuận lợi, nguồn TA
phong phú, các con non lớn lên nhanh
chóng, sinh sản tăng
kích thước QT
tăng lên.
Ngoài ra, nhóm tuổi của QT thay đổi
còn có thể phụ thuộc vào 1 số yếu tố
khác như mùa sinh sản, tập tính di
cư...
-Liên hệ: những hiểu biết về nhóm
tuổi có ý nghĩa ntn?
*Hoạt động3: Tìm hiểu sự phân bố cá
thể của QT
-GV: Cho HS quan sát H37.3 và cho
biết các kiểu pb cá thể trong qt. ý
nghĩa của các kiểu pb đó?
-GV: y/c hs n/c bảng 37.2 và cho biết:
người ta vd nghiên cứu pb cá thể vào
sx ntn?
Ý nghĩa:
+ Trong nuôi trồng: xđ đúng độ tuổi để
khai thác và bs cá thể, nhằm duy trì trạng
thái ổn định của qt.
+ Trong thiên nhiên: cần có bp khai thác,
bv trành suy kiệt loài đặc biệt là loài quí
hiếm.
II. Sự phân bố cá thể của quần thể
Có 3 kiểu phân bố cá thể trong qt:
- Phân bố theo nhóm: hỗ trợ nhau qua hiệu
quả nhóm.
- Phân bố đồng đều: góp phần làm giảm
cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong
quần thể.
- Phân bố ngẫu nhiên: tận dụng nguồn
sống tiềm tàng trong môi trường.
IV. Mật độ cá thể của quần thể

 

-Hs: pb đồng đều thức ăn; chú ý mật
độ thả cá trong ao, trong vườn; khai
thác có kế hoạch.
*Hoạt động 4: Tìm hiểu mật độ cá thể
của quần thể
-Gv: Mật độ cá thể của QT là gì? Mật
độ có a/h tới các đặc điểm sinh thái
khác của qt ntn?
-Gv: y/c hs trả lời lệnh mục IV.
-Hs: Các cá thể cạnh tranh nhau TA,
nhiều cá thể bé và yếu thiếu TA sẽ
chậm lớn và có thể bị chết. Các con
non mới nở ra rất dễ bị cá lớn ăn thịt,
nhiều khi cá bố mẹ ăn thịt chính con
của chúng
2 hiện tượng trên dẫn tới
QT tự điều chỉnh mật độ cá thể.
*Liên hệ: trong sx con người ứng
dụng mật độ cá thể ntn?
-Hs: Trong sx phải tuân theo quy định
về mật độ cá thể của từng loài. Tận
dụng nguồn sống, giảm cạnh tranh,
tiện c/s, tăng hiệu quả kinh tế.
- Khái niệm: Là số lượng cá thể của qt
trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích của
quần thể.
Ví dụ: cây thông; 1000 cây/ha
cá mè: 2 con/m
3
- Mật độ cá thể có a/h tới mức độ sd nguồn
sống trong môi trường, tới khả năng sinh
sản và tử vong của qt.
- Mật độ cá thể của qt ko ổn định mà thay
đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo đk của
mt sống.

3. Củng cố:
- Theo em, điều kiện sống của môi trường có ảnh hướng như thế nào tới cấu trúc
dân số (tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, phân bố và mật độ cá thể) của quần thể?
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế
sản xuất, đời sống?
4. Dặn dò: - Học và trả lời câu hỏi sgk/165.- Đọc trước bài 38. 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật mới nhất - CV5555 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật mới nhất - CV5555 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật mới nhất - CV5555 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật mới nhất - CV5555 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật mới nhất - CV5555 (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống