Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Tuyển Tập Các Câu Hỏi Điện Xoay Chiều Trong Các Đề Thi THPT QG Phần 1, tài liệu bao gồm 27 trang. Đề thi được tổng hợp từ các tài liệu ôn thi hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi TN THPT. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Phần 1: Mức độ 7 điểm
Câu 1: Chuyên Vĩnh Phúc − Lần 1
Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos2πft (trong đó U0 không đổi, f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện. Ban đầu trong đoạn mạch đang có cộng hưởng điện. Giảm tần số f thì điện áp u sẽ
A. ngược pha so với cường độ dòng điện B. cùng pha so với cường độ dòng điện
C. sớm pha so với cường độ dòng điện D. trễ pha so với cường độ dòng điện
Câu 2: Chuyên Vĩnh Phúc − Lần 1
Trong mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, nếu giảm tần số của dòng điện chạy trong mạch thì
A. tổng trở của toàn mạch luôn giảm B. điện trở giảm
C. dung kháng giảm và cảm kháng tăng D. cảm kháng giảm và dung kháng tăng
Câu 3: Chuyên Vĩnh Phúc − Lần 1
Một đoạn mạch xoay chiều mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C; Trong đoạn mạch đang có cộng hưởng điện, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Điện áp giữa hai đầu điện trở thuần cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch
B. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch cực đại
C. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch sớm pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch
D. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng 1
Câu 4: Chuyên Vĩnh Phúc − Lần 1
Phát biểu nào sau đây đúng với cuộn thuần cảm ?
A. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm tỉ lệ với tần số dòng điện
B. Cuộn cảm có tác dụng cản trở đối với dòng điện xoay chiều, không có tác dụng cản trở đối với dòng điện một chiều (kể cả dòng điện một chiều có cường độ thay đổi hay dòng điện không đổi)
C. Cảm kháng của cuộn cảm tỉ lệ nghịch với chu kỳ của dòng điện xoay chiều
D. Cảm kháng của cuộn cảm không phụ thuộc tần số của dòng điện xoay chiều
Câu 5: Chuyên Vĩnh Phúc − Lần 1
Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện C. Nếu dung kháng bằng R thì cường độ dòng điện tromg mạch
A. chậm pha π/2 so với điện áp ở hai đầu tụ điện
B. nhanh pha π/4 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch
C. chậm pha π/4 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch
D. nhanh pha π/2 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch
Câu 6: Chuyên Vĩnh Phúc − Lần 1
Đặt điện áp xoay chiều u = U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì cường độ dòng điện tức thời chạy trong mạch là i. Phát biểu nào sau đây đúng
A. Điện áp u chậm pha π/2 so với cường độ dòng điện i
B. Cường độ dòng điện i luôn ngược pha với điện áp u
C. Cường độ dòng điện i chậm pha π/2 so với điện áp u
D. Cường độ dòng điện i luôn cùng pha với điện áp u
Câu 7: Chuyên Vĩnh Phúc − Lần 1
Đặt điện áp u = U 2 cos ωt vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C; Cường độ dòng điện trong đoạn mạch là
i = I 2 cos(ωt - φ) . Khi đó đoạn mạch tiêu thụ công suất bằng
A. UIcosj B. UI
C. IR2 D. RIcosj
Câu 8: Chuyên Vĩnh Phúc − Lần 1
Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây cuộn sơ cấp gấp 10 lần số vòng dây cuộn thứ cấp. Máy biến áp này
A. làm tăng tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần
B. là máy tăng áp
C. làm giảm tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần
D. là máy hạ áp
Câu 9: Chuyên Vĩnh Phúc − Lần 1
Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm cuộn cảm thuần và điện trở R = 40 Ω thì điện áp giữa hai đầu đoạn mạch lệch pha so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch. Tổng trở của đoạn mạch bằng
A. 40 Ω
B. 80 Ω
C. 80Ω
D. 60 Ω
Câu 10: Chuyên Vĩnh Phúc − Lần 1
Trong mạch RLC nối tiếp, độ lệch pha của dòng điện so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch phụ thuộc vào
A. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch
B. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch
C. cách chọn gốc thời gian để tính pha ban đầu
D. đặc tính của mạch điện và tần số dòng điện xoay chiều
Câu 12: Chuyên Vĩnh Phúc − Lần 1
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 150 V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần nối tiếp với cuộn cảm thuần. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm là 120 V. Hệ số công suất của đoạn mạch là
A. 0,6 B. 0,8 C. 0,7 D. 0,9
Câu 13: Chuyên Vĩnh Phúc − Lần 1
Phần ứng của một máy phát điện xoay chiều có 200 vòng dây giống nhau. Từ thông qua một vòng dây có giá trị cực đại là 2 mWb và biến thiên điều hòa với tần số 50 Hz. Suất điện động do máy này phát ra có giá trị hiệu dụng là
A. 125,66 V B. 12566 V C. 88,86 V D. 88858 V
Câu 14: Chuyên Vĩnh Phúc − Lần 1
Công dụng của máy biến áp là
A. biến đổi tần số của điện áp xoay chiều
B. biến đổi giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều
C. biến đổi công suất của nguồn điện xoay chiều
D. biến điện áp xoay chiều thành điện áp một chiều
01. D |
02. D |
03. C |
04. C |
05. B |
06. A |
07. A |
08. D |
09. B |
10. D |
11. C |
12. A |
13. C |
14. B |
Câu 15: Hàn Thuyên Bắc Ninh − Lần 1
Mạng điện dân dụng một pha sử dụng ở Việt Nam có giá trị hiệu dụng và tần số là
A. 100 V – 50 Hz B. 220 V – 60 Hz
C. 220 V – 50 Hz D. 110 V – 60 Hz
Câu 16: Hàn Thuyên Bắc Ninh − Lần 1
Một điện áp xoay chiều có U = 120 V, f = 50 Hz được đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R mắc nối tiếp với tụ điện C. Điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ C bằng 96 V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R bằng
A. 24 V B. 72 V
C. 48 V D. 100 V
Câu 18: Hàn Thuyên Bắc Ninh − Lần 1
Một máy biến thế lý tưởng có số vòng dây cuộn sơ cấp là N1 = 4400 vòng. Khi nối vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng U1 = 220 V thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 6 V. Số vòng dây cuộn thứ cấp là
A. 60 vòng B. 120 vòng C. 240 vòng D. 220 vòng
Câu 19: Hàn Thuyên Bắc Ninh − Lần 1
Khi dùng đồng hồ đa năng hiện số có một núm xoay để do điện áp xoay chiều, ta đặt núm xoay ở vị trí:
A. ACV B. DCV C. ACA D. DCA
Câu 20: Hàn Thuyên Bắc Ninh − Lần 1
Chọn ý sai khi nối về cấu tạo máy phát điện ba pha
A. rotor thường là một nam châm điện B. phần cảm luôn là rotor
C. stato là bộ phận tạo ra từ trường D. phần ứng luôn là rotor
15. C |
16. B |
17. D |
18. B |
19. A |
20. C |
21. B |
22. C |
Câu 23: Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An − Lần 1
Với chiều dương là chiều tính điện áp, dòng điện xoay chiều chạy qua tụ điện
A. trễ pha hơn điện áp giữa hai bản tụ điện một góc 900
B. cùng pha với điện áp giữa hai bản tụ điện
C. sớm pha hơn điện áp giữa hai bản tụ điện một góc 900
D. ngược pha với điện áp giữa hai bản tụ điện
Câu 24: Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An − Lần 1
Đặt một điện áp u = 120 2 cos100pt trong một phút là (V) vào hai đầu điện trở thuần R = 40 Ω thì nhiệt lượng tỏa ra
A. 43,2 kJ B. 0,72 kJ
C. 0,36 kJ D. 21,6 kJ
Câu 25: Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An − Lần 1
Chọn phát biểu đúng
A. Dòng điện xoay chiều có thể dùng để mạ điện
B. Dòng điện xoay chiều có tần số càng lớn thì càng dễ đi qua cuộn cảm
C. Trong 1 giây dòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz đổi chiều 50 lần
D. Dòng điện xoay chiều có tần số càng lớn thì càng dễ “đi qua” tụ điện
Câu 26: Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An − Lần 1
Trong các đoạn mạch sau đây, đoạn mạch nào có hệ số công suất lớn nhất ?
A. Mạch LC nối tiếp B. Mạch RL nối tiếp
C. Mạch RC nối tiếp D. Mạch RLC nối tiếp khi cộng hưởng