Lý Thuyết Chương Dao Động Và Sóng Điện Từ Môn Vật Lý Lớp 12

Tải xuống 13 1.5 K 16

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết, bài tập về chương Dao Động Và Sóng Điện Từ Lớp 12, tài liệu bao gồm 13 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi. 

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Câu 1: Một mạch dao động LC đang bức xạ ra sóng trung, để mạch đó bức xạ ra sóng ngắn thì phải

A.   mắc nối tiếp thêm vào mạch một điện trở thuần thích hợp.

B.   mắc song song thêm vào mạch một tụ điện có điện dung thích hợp.

C.   mắc nối tiếp thêm vào mạch một tụ điện có điện dung thích hợp.

D.   mắc nối tiếp thêm vào mạch một cuộn dây thuần cảm thích hợp.

Câu 2: Sóng được đài phát có công suất lớn có thể truyền đi mọi điểm trên mặt đất là

A. sóng trung.               B. sóng cực ngắn.         C. sóng ngắn.            D. sóng dài.

Câu 3: Sóng nào sau đây không phải sóng điện từ?

A. Ánh sáng phát ra từ ngọn nến đang cháy.     B. Sóng của đài phát thanh (sóng radio).

C. Sóng của đài truyền hình (sóng ti vi).           D. Sóng điện thoại.

Câu 4: Chọn một câu đúng khi nói về máy phát thanh đơn giản.

A.   Sóng mang là sóng điện từ có biên độ lớn do máy phát dao động điện từ duy trì tạo ra.

B.   Micro là dụng cụ làm tăng cường độ của sóng âm, làm ta nghe rõ hơn.

C.   Trước khi truyền đến anten phát cần phải khuếch đại sóng âm tần.

D.   Biến điệu biên độ là làm cho biên độ của sóng cao tần biến đổi với tần số bằng tần số của sóng âm tần.

Câu 5: Chọn phát biểu sai về thang sóng điện từ.

A.  Các sóng có bước sóng càng ngắn thì năng lượng càng lớn, nên càng dễ tác dụng lên kính ảnh.

B.   Các sóng có tần số càng nhỏ thì khả năng đâm xuyên càng mạnh.

C.   Các sóng có tần số càng nhỏ thì càng dễ quan sát hiện tượng giao thoa của chúng.

D.   Các sóng có bước sóng càng ngắn thì cáng dễ làm phát quang các chất và gây ion hóa chất khí.

Câu 6: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian

A. luôn cùng pha nhau.                                      B. với cùng biên độ.

C. luôn ngược pha nhau.                                    D. với cùng tần số.

Câu 7: Chọn câu sai. Dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC và dao động điều hoà của con lắc lò xo có

A.   vận tốc dao động v tương đương với cường độ dòng điện i.

B.   hệ số tự cảm L tương đương với khối lượng m của vật nặng

C.   điện tích q của tụ điện tương đương với li độ x của con lắc.

D.   điện dung C của tụ điện tương đương với độ cứng k của lò xo.

Câu 8: Sóng điện từ có bước sóng nào sau đây phản xạ tốt ở tầng điện li được sử dụng trong kĩ thuật truyền thanh?

A. 500 m.                      B. 50 m.                        C. 5000 m                     D. 5 m

Câu 9: Sóng âm và sóng điện từ

A.   loại siêu âm và vi sóng đều truyền được đi xa trong vũ trụ.

B.   có thể truyền được trong không khí và trong chân không.

C.   có bước sóng giảm xuống khi truyền từ không khí vào nước

D.   có thể phản xạ, nhiễu xạ và giao thoa.

Câu 10: Một mạch dao động LC đang thu được sóng ngắn. Để mạch có thể thu được sóng trung thì phải

A.   mắc song song thêm vào mạch một tụ điện có điện dung thích hợp.

B.   mắc song song thêm vào mạch một cuộn dây có độ tự cảm thích hợp.

C.   mắc nối tiếp thêm vào mạch một tụ điện có điện dung thích hợp.

D.   dùng điện môi giữa hai bản tụ có hằng số điện môi nhỏ hơn.

Câu 11: Trong mạch dao động điện từ LC với cuộn dây có điện trở R. Sự tắt dần nhanh hay chậm phụ thuộc vào

A. độ tự cảm.                                                      B. điện dung C.

C. điện trở R của cuộn dây.                               D. tần số dao động riêng của mạch.

Câu 12: Trong kỹ thuật truyền thông bằng sóng điện từ, để trộn dao động âm thanh và dao động cao tần thành dao động cao tần biến điệu người ta phải

A.   biến tần số của dao động cao tần thành tần số của dao động âm tần.

B.   biến tần số của dao động âm tần thành tần số của dao động cao tần.

C.   làm cho biên độ của dao động cao tần biến đổi theo chu kì của dao động âm tần.

D.   làm cho biên độ của dao động âm tần biến đổi theo chu kì của dao động cao tần.

Câu 13: Khi đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch RLC thì dao động điện từ trong mạch là

A. dao động tự do                                             B. dao động tắt dần

C. dao động duy trì.                                           D. dao động cưỡng bức

Câu 14: Trong thông tin liên lạc bằng sóng điện từ, sau khi trộn tín hiệu âm tần có tần số fa với tín hiệu dao động cao tần có tần số f (biến điệu biên độ) thì tín hiệu đưa đến ăngten phát biến thiên tuần hoàn với tần số

A.   fa và biên độ như biên độ của dao động cao tần

B.   f và biên độ như biên độ của dao động âm tần.

C.   f và biên độ biến thiên theo thời gian với tần số bằng fa

D.   fa và biên độ biến thiên theo thời gian với tần số bằng f.

Câu 15: Sóng điện từ nào sau đây bị phản xạ mạnh nhất ở tầng điện li và có thể truyền tới mọi điểm trên mặt đất?

A. sóng cực ngắn          B. sóng ngắn                 C. sóng dài                   D. sóng trung

Câu 16: Gọi k là độ cứng của lò xo, m là khối lượng của vật; L là hệ số tự cảm của cuộn dây, C là điện dung của tụ. Hai đại lượng nào sau đây có chung đơn vị?

A. m/k và L.C               B. m.k và L/C               C. m/k và L/C               D. m.k và L.C

Câu 17: Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây?

A. Phản xạ.                                                        B. Truyền được trong chân không.

C. Khúc xạ.                                                        D. Mang năng lượng.

Câu 18: Một máy phát sóng điện từ đang phát sóng theo phương thẳng đứng hướng lên. Biết tại điểm M trên phương truyền vào thời điểm t, vectơ cảm ứng từ đang cực đại và hướng về phía tây. Vào thời điểm t thì vectơ cường độ điện trường đang

A. cực đại và hướng về phía bắc                        B. cực đại và hướng về phía nam.

C. bằng 0.                                                           D. cực đại và hướng về phía tây

Câu 19: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng dao động điện từ tự do (dao động riêng) trong mạch dao động điện từ LC không điện trở thuần?

A.   Khi năng lượng điện trường giảm thì năng lượng từ trường tăng.

B.  Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng tổng năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.

C.   Năng lượng từ trường cực đại bằng năng lượng điện từ của mạch dao động.

D.   Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên điều hòa với tần số bằng một nửa tần số của cường độ dòng điện trong mạch.

Câu 20: Trong mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không thì

A.  năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch.

B.   năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch.

C.   năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch.

D.   năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A.   Điện từ trường biến thiên theo thời gian lan truyền trong không gian dưới dạng sóng. Đó là sóng điện từ.

B.    Sóng điện từ lan truyền với vận tốc rất lớn. Trong chân không, vận tốc đó bằng 3.108m/s.

C.  Sóng điện từ mang năng lượng. Bước sóng càng nhỏ thì năng lượng của sóng điện từ càng lớn.

D.  Sóng điện từ là sóng ngang. Trong quá trình lan truyền sóng điện từ thì điện trường biến thiên và từ trường biến thiên dao động cùng phương và cùng vuông góc với phương truyền sóng.

Câu 22: Biến điệu sóng điện từ là quá trình

A.   trộn sóng điện từ âm tần với sóng điện từ tần số cao.

B.     khuếch đại độ sóng điện từ.

C.   biến sóng điện từ tần số thấp thành sóng điện từ tần số cao.

D.   biến đổi sóng cơ thành sóng điện từ

Câu 23: Một mạch dao động gồm cuộn dây thuần cảm và tụ điện thì hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện U0 liên hệ với cường độ dòng điện cực đại I0 bởi biểu thức

Câu 24: Sóng điện từ là quá trình lan truyền của điện từ trường biến thiên, trong không gian. Khi nói về quan hệ giữa điện trường và từ trường của điện từ trường thì kết luận nào sau đây là đúng?

A.   Tại một điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động ngược pha.

B.   Tại một điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động lệch pha nhau π/2.

C.   Vecto cường độ điện trường và cảm ứng từ cùng phương và cùng độ lớn.

D.   Điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.

Câu 25: Sóng điện từ

A. là sóng dọc.                                                   B. không truyền được trong chân không.

C. không mang năng lượng.                               D. là sóng ngang.

Câu 26: Một mạch dao động LC đang có dao động điện từ tự do với tần số gócw. Gọi q là điện tích cực đại của một bản tụ điện. Bỏ qua sự tiêu hao năng lượng trong mạch, cường độ dòng điện cực đại trong mạch là

Câu 27: Trong một mạch dao động LC gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C đang có dao động điện từ với tần số f. Hệ thức đúng là

Câu 28: Mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang hoạt động. Điện tích của một bản tụ điện

A. biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian. B. biến thiên theo hàm bậc hai của thời gian.

C. không thay đổi theo thời gian.                      D. biến thiên điều hòa theo thời gian.

Câu 29: Sóng điện từ khi truyền từ không khí vào nước thì

A. tốc độ truyền sóng và bước sóng đều giảm. B. tốc độ truyền sóng giảm, bước sóng tăng.

C. tốc độ truyền sáng tăng, bước sóng giảm.    D. tốc  độ truyền sóng và bước sóng đều

tăng.

Câu 30: Khi nói về quá trình lan truyền của sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?

A.   Sóng điện từ lan truyền được trong chân không.

B.   Sóng điện từ là sóng ngang và mang năng lượng.

C.   Véctơ cường độ điện trường  cùng phương với véctơ cảm ứng từ      .

D.   Dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn đồng pha nhau.

Câu 31: Khi nói về sóng ngắn, phát biểu nào sau đây sai?

A.   Sóng ngắn phản xạ tốt trên tầng điện li.

B.   Sóng ngắn không truyền được trong chân không.

C.   Sóng ngắn phản xạ tốt trên mặt đất.

D.   Sóng ngắn có mang năng lượng.

Câu 32: Điều nào sau đây là sai khi nói về nguyên tắc phát và thu sóng điện từ?

A.   Để phát sóng điện từ, người ta mắc phối hợp một máy phát dao động điều hòa với một ăngten.

B.   Dao động điện từ thu được từ mạch chọn sóng là dao động tự do với tần số bằng tần số riêng của mạch.

C.   Để thu sóng điện từ người ta phối hợp ăngten với một mạch dao động.

D.   Dao động điện từ thu được từ mạch chọn sóng là dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của sóng.

Câu 33: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về sóng vô tuyến?

A.   Sóng trung có thể truyền xa trên mặt đất vào ban đêm.

B.   Sóng dài thường dùng trong thông tin dưới nước.

C.   Sóng ngắn có thể dùng trong thông tin vũ trụ vì truyền đi rất xa.

D.  Sóng cực ngắn phải cần các trạm trung chuyển trên mặt đất hay vệ tinh để có thể truyền đi xa trên mặt đất.

Câu 34: Tìm nhận xét sai về thu phát sóng điện từ.

A.   Sự duy trì dao động trong máy phát dao động cùng tranzito tương tự như sự duy trì dao động của quả lắc trong đồng hồ quả lắc.

B.   Muốn sóng điện từ được bức xạ, phải dùng mạch dao động LC hở tức là cuộn L và tụ C mắc với nhau còn hai đầu để hở.

C.   Để phát sóng điện từ, người ta mắc phối hợp một máy phát dao động điều hòa với một ăng ten.

D.   Để thu sóng điện từ, người ta mắc phối hợp một ăng ten với một mạch dao động có tụ điện có điện dung C điều chinh được để tạo cộng hưởng về tần số của sóng cần thu.

Câu 35: Trong mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do thì

A.   năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện.

B.   năng lượng điện từ của mạch được bảo toàn.

C.   năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm.

D.   năng lượng điện trường và năng lượng từ trường luôn không đổi.

Câu 36: Sóng điện từ

A.  có thành phần điện trường và thành phần từ trường tại một điểm dao động cùng phương.

B.   là điện từ trường lan truyền trong không gian.

C.   là sóng dọc hoặc sóng ngang.

D.   không truyền được trong chân không.

Câu 37: Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh dùng sóng vô tuyến không có bộ phận nào dưới đây?

A. Mạch biến điệu.       B. Mạch tách sóng.       C. Mạch khuếch đại.     D. Anten.

Câu 38: Dao động điện từ trong mạch LC được tạo thành do hiện tượng

A. tỏa nhiệt Jun-Lenxơ.                                      B. cộng hưởng điện.

C. tự cảm.                                                           D. truyền sóng điện từ.

Câu 39: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian

A. với cùng biên độ.                                           B. với cùng tần số.

C. luôn cùng pha nhau.                                      D.  luôn ngược pha nhau.

Câu 40: Mạch biến điệu dùng để làm gì?

A.   Khuếch đại dao động điện từ cao tần.

B.   Trộn sóng điện từ tần số âm với sóng điện từ cao tần.

C.   Tạo ra sóng điện từ cao tần.

D.   Tạo ra dao động điện từ tần số âm.

Câu 41: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện lệch pha nhau một góc bằng

Câu 42: Sóng điện từ và sóng cơ học khác nhau ở

A.  bước sóng.

B.   giao thoa sóng.

C.   vận tốc truyền sóng trong chân không.

D.   tự truyền đi mà không cần sự biến dạng của môi trường đàn hồi.

Câu 43: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?

A.   Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn đồng pha với nhau.

B.   Sóng điện từ là sóng ngang nên nó chỉ truyền được trong chất rắn.

C.   Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó có thể bị phản xạ và khúc xạ.

D.   Sóng điện từ truyền được trong chân không.

Câu 44: Tại Hà Nội, một máy đang phát sóng điện từ. Xét một phương truyền có phương thẳng đứng hướng lên. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền, vectơ cảm ứng từ đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Nam. Khi đó vectơ cường độ điện trường có

A. độ lớn cực đại và hướng về phía Tây.           B. độ lớn cực đại và hướng về phía Đông.

C. độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc.           D. độ lớn bằng không.

Câu 45: Trong sơ đồ khối của máy phát và máy thu vô tuyến, bộ phận khuếch đại

A.   trong máy phát và trong máy thu đều là khuếch đại cao tần.

B.   trong máy phát và khuếch đại âm tần, còn trong máy thu là khuếch đại cao tần.

C.   trong máy phát là khuếch đại cao tần, còn trong máy thu là khuếch đại âm tần.

D.   trong máy phát và trong máy thu đều là khuếch đại âm tần.

Câu 46: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự thu phát sóng điện từ?

A.   Để thu sóng điện từ phải mắc phối hợp với một ăngten với một mạch dao động LC.

B.   Để phát sóng điện từ phải mắc phối hợp với một máy phát dao động điều hòa với một ăngten .

C.   Ăngten của máy thu chỉ thu được một sóng có tần số xác định.

D.   Nếu tần số riêng của mạch chọn sóng trong máy thu được điều chỉnh đến giá trị bằng f, thì máy thu sẽ bắt được sóng có tần số đúng bằng f.

Câu 47: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?

A.   Sóng điện từ là sóng ngang.

B.   Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ.

C.   Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn cùng phương với vectơ cảm ứng từ.

D.   Sóng điện từ lan truyền được trong chân không.

Câu 48: Chọn câu sai. Sóng điện từ

A. phản xạ được trên các mặt kim loại.              B. giống tính chất của sóng cơ học.

C. có vận tốc 300.000 km/h.                              D. giao thoa được với nhau.

Câu 59: Cho mạch LC dao động với chu kì T = 40 ms. Năng lượng từ trường tức thời trong cuộn dây thuần cảm L biến thiên điều hoà với chu kì T’ có giá trị bằng:

A. 80 ms.                       B. 20 ms.                       C. 40 ms.                       D. 10 ms.

Câu 50: Trong thông tin vũ trụ người ta thường dùng sóng

A.   vô tuyến cực dài vì năng lượng sóng lớn.

B.   sóng trung vì bị tầng điện li phản xạ.

C.   vô tuyến cực ngắn vì có năng lượng lớn.

D.   sóng ngắn vì bị tầng điện li phản xạ.

Câu 51: Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sóng điện từ và sóng cơ học?

A.   Chúng đều có khả năng phản xạ và có thể giao thoa với nhau.

B.   Cả hai loại sóng này đều là sóng ngang.

C.   Bước sóng của sóng điện từ lớn hơn sóng cơ vì vận tốc truyền sóng điện từ lớn hơn.

D.   Vận tốc truyền của cả hai loại đều phụ thuộc vào tính đàn hồi của môi trường.

Câu 52: Chọn phát biểu sai. Sóng vô tuyến cực ngắn

A.   ít bị tầng điện li hấp thụ hoặc phản xạ.

B.   có khả năng truyền đi rất xa theo đường thẳng.

C.   được dùng trong thông tin vũ trụ.

D.   không được dùng trong vô tuyến truyền thanh.

Câu 53: Chọn phát biểu sai.

A.   Mạch dao động LC hoạt động dựa trên hiện tượng tự cảm.

B.   Trong mạch LC năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm.

C.   Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn đồng pha với nhau.

D.   Dao động trong mạch LC trong nhà máy phát dao động điều hòa dùng tranzito là dao động duy trì.

Câu 54: Ánh sáng có bản chất điện từ

A. khi ánh sáng có bước sóng l ngắn.              B. khi ánh sáng có bước sóng l dài.

C. khi ánh sáng có bước sóng l trung bình.     D. với mọi bước sóng l .

Câu 55: Chọn phát biểu sai.

A.   Sóng vô tuyến có bước sóng vài km được dùng trong thông tin liên lạc dưới nước.

B.   Sóng mang là sóng vô tuyến có tần số rất lớn.

C.   Nguyên tắc thu sóng điện từ dựa vào hiện tượng cộng hưởng điện từ.

D.   Sự phát sóng điện từ không dựa vào hiện tượng cộng hưởng điện từ.

Câu 56: Trong mạch dao động điện từ, dòng điện trong mạch có đặc điểm nào sau đây?

A. Cường độ rất lớn.                                          B. Tần số rất lớn.

C. Chu kì rất lớn.                                                D. Năng lượng rất lớn.

Câu 57: Hiện tượng giao thoa và nhiễu xạ là hai hiện tượng đặc trưng cho

A. quá trình sóng.                                               B. quá trình tán sắc.

C. quá trình tương tác dao động.                        D. quá trình tán xạ. 

Câu 58: Sóng nào sau đây không là sóng điện từ?

A. Sóng phát ra từ lò vi sóng.                             B. Sóng phát ra từ anten của đài phát thanh.

C. Sóng phát ra từ loa phóng thanh.                  D. Sóng phát ra từ anten của đài truyền hình.

Câu 59: Chỉ ra câu phát biểu sai: Xung quanh các điện tích dao động

A. có điện trường.                                              B. có từ trường.

C. có điện từ trường.                                          D. không có trường nào cả.

Câu 60: Tìm câu sai.

A.   Điện trường và từ trường đều tác dụng lực lên điện tích đứng yên.

B.   Điện từ trường tác dụng lên điện tích chuyển động.

C.   Điện trường tác dụng lên điện tích đứng yên.

D.   Điện từ trường tác dụng lên điện tích chuyển động.

Câu 61: Một dòng điện một chiều không đổi chạy trong dây kim loại thẳng. Xung quanh dây dẫn

A. có điện trường.                                              B. có từ trường.

C. có điện từ trường.                                          D. không có trường nào cả.

Câu 62: Chọn câu đúng.

A.   Dao động điện từ trong máy phát dao động điều hòa với tần số bằng tần số riêng của mạch dao động LC.

B.   Máy phát dao động điều hòa là hệ dao động điện từ cưỡng bức nên dao động điện từ có tần số khác tần số riêng của mạch dao động.

C.   Trong máy phát dao động điều hòa dùng tranzito thì dao động điện từ có biên độ giảm dần theo thời gian.

D.   Trong máy phát dao động điều hòa phần năng lượng nhận được từ nguồn điện trong mỗi chu kì phải lớn hơn phần năng lượng hao phí do tỏa nhiệt mới có thể duy trì được dao động điện từ.

Câu 63: Phát biểu nào sau đây đúng về điện từ trường.

A.   Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ ra không gian.

B.   Điện trường do một điện tích điểm dao động có thể lan truyền trong không gian dưới dạng sóng.

C.   Tốc độ của sóng điện từ trong chân không là nhỏ hơn tốc độ ánh sáng trong chân không.

D.   Điện tích dao động bức xạ ra không gian sóng điện từ với tần số bằng một nửa tần số dao động của nó.

Câu 64: Kết luận về sự tồn tại của các sóng điện từ được rút ra từ

A. lí thuyết của Macxell.                                    B. thí nghiệm của Hertz.

C. công thức Kelvin.                                          D. định luật bảo toàn năng lượng.

Câu 65: Một cơ sở để khẳng định ánh sáng là sóng điện từ là

A.   ánh sáng có màu sắc.

B.   tốc độ ánh sáng trong chân không ≈ 3.108 m/s.

C.   tần số ánh sáng rất lớn.

D.   ánh sáng tác dụng lên phim ảnh.

Xem thêm
Lý Thuyết Chương Dao Động Và Sóng Điện Từ Môn Vật Lý Lớp 12 (trang 1)
Trang 1
Lý Thuyết Chương Dao Động Và Sóng Điện Từ Môn Vật Lý Lớp 12 (trang 2)
Trang 2
Lý Thuyết Chương Dao Động Và Sóng Điện Từ Môn Vật Lý Lớp 12 (trang 3)
Trang 3
Lý Thuyết Chương Dao Động Và Sóng Điện Từ Môn Vật Lý Lớp 12 (trang 4)
Trang 4
Lý Thuyết Chương Dao Động Và Sóng Điện Từ Môn Vật Lý Lớp 12 (trang 5)
Trang 5
Lý Thuyết Chương Dao Động Và Sóng Điện Từ Môn Vật Lý Lớp 12 (trang 6)
Trang 6
Lý Thuyết Chương Dao Động Và Sóng Điện Từ Môn Vật Lý Lớp 12 (trang 7)
Trang 7
Lý Thuyết Chương Dao Động Và Sóng Điện Từ Môn Vật Lý Lớp 12 (trang 8)
Trang 8
Lý Thuyết Chương Dao Động Và Sóng Điện Từ Môn Vật Lý Lớp 12 (trang 9)
Trang 9
Lý Thuyết Chương Dao Động Và Sóng Điện Từ Môn Vật Lý Lớp 12 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 13 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống