TOP 10 mẫu Biên bản họp gia đình 2024 MỚI NHẤT

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu TOP 10 mẫu Biên bản họp gia đình 2024 MỚI NHẤT, ngoài ra còn có các thông tin liên quan về Biên bản họp gia đình giúp bạn đọc có thêm kiến thức về đơn, biểu mẫu.

TOP 10 mẫu Biên bản họp gia đình 2024 MỚI NHẤT

1. Mẫu biên bản họp gia đình

Mẫu biên bản họp gia đình – mẫu 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

**********

………., ngày….tháng…năm…..

BIÊN BẢN HỌP GIA ĐÌNH

(V/v: cử người đại diện các đồng thừa kế)

Hôm nay, ngày….tháng….năm…., tại nhà bà/ông …………., địa chỉ: …………………. Gia đình chúng tôi tiến hành họp mặt các con trai, con gái, cháu của cụ ông …………………. và cụ bà ………………. với thành phần và nội dung cuộc họp như sau:

Thành phần tham dự cuộc họp:

1.     Ông/bà ……………….., sinh năm …..…, CCCD số ………………………………..

2.     Ông/bà ……………….., sinh năm …..…, CCCD số ………………………………..

3.     Ông/bà ……………….., sinh năm …..…, CCCD số ………………………………..

4.     Ông/bà ……………….., sinh năm …..…, CCCD số ………………………………..

5.     Ông/bà ……………….., sinh năm …..…, CCCD số ………………………………..

6.     Ông/bà ……………….., sinh năm …..…, CCCD số ………………………………..

7.     Ông/bà ……………….., sinh năm …..…, CCCD số ………………………………..

Nội dung cuộc họp:

Chúng tôi là con đẻ, con dâu và cháu của cụ ………….., sinh năm ….., đã mất năm …… ;

Bố đẻ của cụ …………..…… là cụ ông ………………., sinh năm ……., đã mất năm ……… và cụ bà ……………, sinh năm …….., đã mất năm …….;

Chồng cụ …………… là cụ ………………, sinh năm ……, mất năm ……;

Cụ ………………. có … (….) người con là ông/bà …………………….…;

Ngoài những người nêu trên, không còn ai khác là bố nuôi, mẹ nuôi, chồng, con đẻ, con nuôi của cụ ……………;

Cụ …………….. là chủ sử dụng thửa đất số ………, tờ bản đồ số ……, diện tích …..m2, địa chỉ tại …………………………. theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ………. do ……………. cấp ngày ………..

Do cụ ……………. mất không để lại di chúc, bố mẹ và chồng của cụ đã mất trước từ lâu nên tài sản trên là tài sản thừa kế chung của các con đẻ của cụ ………….

Nay để thuận tiện cho việc làm thủ tục liên quan đến hưởng thừa kế tài sản của cụ ………….., chúng tôi thống nhất cử bà ……………… là người đại diện cho các đồng thừa kế của cụ …………….. được trực tiếp liên hệ, làm việc với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để làm thủ tục đo đạc, đính chính, xin cấp và nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với thửa đất nêu trên. Bà …………………. được ủy quyền lại cho người khác thực hiện một phần hoặc toàn bộ những công việc nêu trên.

Chúng tôi xin cam đoan: Những thông tin về nhân thân, tài sản, nội dung đã trình bày trong biên bản này là đúng sự thật.

Biên bản này được đọc cho mọi người cùng nghe, ký tên dưới đây và được lập thành ….(…..) bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chữ ký của những người tham gia cuộc họp

Chữ kí các thành viên

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG ………..

Mẫu biên bản họp gia đình – mẫu 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------***------

……, ngày …. tháng …. năm 20….

 

BIÊN BẢN HỌP GIA ĐÌNH

( V/v: Phân chia phần đất hương hỏa gia đình)

 

Hôm nay, ngày … tháng …. năm 20….., tại nhà Ông ….. (con trưởng): Đội…., xã ….., huyện ……, tỉnh ……... Gia đình Chúng tôi tiến hành họp mặt các con trai, con gái của Cụ Ông ……. và cụ Bà ….. (tức cụ …..) với thành phần và nội dung cuộc họp như sau:

Thành phần tham dự cuộc họp:

·        Ông ……...........….. – Là con trai trưởng (đã mất), Ông ………….. là con trai cả đại diện;

·        Ông ……………....;

·        Bà ………………. ;

·        Bà ……………….;

·        Bà ……………….;

Nội dung cuộc họp:

- Phần đất hương hỏa do Cụ Ông …  và cụ Bà …  (tức cụ … ) mất để lại không có di chúc là tài sản thừa kế chung của các con (con trai và con gái). Tất cả mọi thành viên trong gia đình đồng ý để lại cho cháu đích tôn … . m2. Phần đất này đã chuyển nhượng cho Ông …  và vợ là bà ………… và tất cả các thành viên trong gia đình đã đồng ý và không tranh chấp.

- Phần đất còn lại là: ………. m2 các thành viên trong gia đình thống nhất như sau:

+ Phần đất còn lại là: ……….. m2 tất cả các thành viên trong gia đình thống nhất để Ông ………… đứng tên làm đại diện chủ sở hữu trên sổ đỏ, theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ……… do UBND huyện …….. cấp ngày …. tháng ….. năm 20…...

+ 100 m2 được dùng làm từ đường dòng họ, không được mua bán, chuyển nhượng dưới mọi hình thức (vị trí nhà thờ nằm mặt đường dẫn vào thửa đất).

+ ……… m2 còn lại thuộc sở hữu chung của 9 người con, dùng vào mục đích ở và thờ cúng tổ tiên, không được bán (Nếu bán phải có sự đồng ý của tất cả 9 người con, tiền bán được phải được chia đều cho 9 người con theo danh sách trên).

Các thành viên dự họp đã biểu quyết cho ý kiến về các mục nêu trên bằng hình thức giơ tay, kết quả biểu quyết như sau:

Tán thành: 100%

Không tán thành: không

Ý kiến khác: không

Biên bản này được đọc cho mọi người cùng nghe, ký tên dưới đây và được lập thành 09 bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chữ ký của người tham gia cuộc họp

Các thành viên Các thành viên

(Ký và ghi rõ họ tên)                               (Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ..............

Mẫu biên bản họp gia đình – mẫu 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------*------

……, ngày …. tháng …. năm 20….

 

BIÊN BẢN HỌP GIA ĐÌNH

( V/v: Phân chia phần đất hương hỏa gia đình)

 

Hôm nay, ngày … tháng …. năm 20….., tại nhà Ông ….. (con trưởng): Đội…., xã ….., huyện ……, tỉnh ……... Gia đình Chúng tôi tiến hành họp mặt các con trai, con gái của Cụ Ông ……. và cụ Bà ….. (tức cụ …..) với thành phần và nội dung cuộc họp như sau:

Thành phần tham dự cuộc họp:

·        Ông ……...........….. – Là con trai trưởng (đã mất), Ông ………….. là con trai cả đại diện;

·        Ông ……………....;

·        Bà ………………. ;

·        Bà ……………….;

·        Bà ……………….;

Nội dung cuộc họp:

- Phần đất hương hỏa do Cụ Ông ………. và cụ Bà ………… (tức cụ ……) mất để lại không có di chúc là tài sản thừa kế chung của các con (con trai và con gái). Tất cả mọi thành viên trong gia đình đồng ý để lại cho cháu đích tôn …….. m2. Phần đất này đã chuyển nhượng cho Ông ………… và vợ là bà ………… và tất cả các thành viên trong gia đình đã đồng ý và không tranh chấp.

- Phần đất còn lại là: ………. m2 các thành viên trong gia đình thống nhất như sau:

+ Phần đất còn lại là: ……….. m2 tất cả các thành viên trong gia đình thống nhất để Ông ………… đứng tên làm đại diện chủ sở hữu trên sổ đỏ, theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ……… do UBND huyện …….. cấp ngày …. tháng ….. năm 20…...

+ 100 m2 được dùng làm từ đường dòng họ, không được mua bán, chuyển nhượng dưới mọi hình thức (vị trí nhà thờ nằm mặt đường dẫn vào thửa đất).

+ ……… m2 còn lại thuộc sở hữu chung của 9 người con, dùng vào mục đích ở và thờ cúng tổ tiên, không được bán (Nếu bán phải có sự đồng ý của tất cả 9 người con, tiền bán được phải được chia đều cho 9 người con theo danh sách trên).

Các thành viên dự họp đã biểu quyết cho ý kiến về các mục nêu trên bằng hình thức giơ tay, kết quả biểu quyết như sau:

Tán thành: 100%

Không tán thành: không

Ý kiến khác: không

Biên bản này được đọc cho mọi người cùng nghe, ký tên dưới đây và được lập thành 09 bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chữ ký của người tham gia cuộc họp

Các thành viên

(Ký và ghi rõ họ tên)

……………….

Các thành viên

(Ký và ghi rõ họ tên)

…………….……

…………………

……………..……

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ..............

 2. Biên bản họp gia đình là gì?

Biên bản họp gia đình là một văn bản được lập để ghi nhận những nội dung thỏa thuận trong nội bộ giữa các thành viên trong gia đình.

Các thỏa thuận nội bộ giữa các thành viên trong gia đình liên quan đến các quyền và nghĩa vụ chung mà họ có trách nhiệm thực hiện hoặc được hưởng quyền lợi, lợi ích liên quan.

Ví dụ: Biên bản họp gia đình về việc phân chia quyền thừa kế về đất đai, nhà ở. Các thành viên thuộc hàng thừa kế sẽ họp lại để thỏa thuận phân chia phần tài sản thừa kế, di sản thừa kế mà họ được hưởng từ người để lại di sản thừa kế (cha, mẹ hay ông bà để lại).

3. Nội dung biên bản họp gia đình

Nội dung biên bản họp dựa trên nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận của Bộ Luật dân sự năm 2015. Nó có giá trị pháp lý trong việc chứng minh sự đồng thuận (không có tranh chấp) hoặc cách thức phân chia tài sản khi có các tranh chấp pháp lý xảy ra trong tương lai. 

Nội dung của biên bản họp gia đình cần có ý kiến (chữ ký) chấp thuận của tất cả các thành viên có quyền lợi hợp pháp liên quan để có hiệu lực toàn bộ. Nếu không có sự chấp thuận hoặc phản đối của một vài thành viên, biên bản có thể dẫn đến sự vô hiệu một phần đối với quyền hoặc nghĩa vụ mà những người phản đối không ký kết hoặc không tham gia.

Hiểu một cách đơn giản nhất, nội dung của biên bản họp gia đình không được vi phạm các quy định của pháp luật hoặc trái với các chuẩn mực đạo đức xã hội nói chung.

Pháp luật không thể quy định chi tiết và cụ thể tất cả mọi mối quan hệ trong xã hội mà đôi khi chỉ đưa ra các quy tắc điều chỉnh chung. Mặt khác mỗi một gia đình, dòng họ có những phong tục, tập quán riêng biệt ... vì vậy, để tránh mâu thuẫn, tranh chấp có thể phát sinh thông qua biên bản họp gia đình là một phương thức hữu hiệu trong đó các thành viên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng thỏa thuận về các nội dung liên quan đến công việc nội bộ mang tính đặc thù cao của mỗi gia đình.

Ví dụ: Gia đình có 5 Anh chị em, được thừa kế một mảnh đất 2.500 mét vuông. Về nguyên tắc thì mỗi người được hưởng 500 mét vuông, nhưng họ có thể lập biên bản thỏa thuận sẽ sử dụng 300 m2 để xây dựng nhà thờ họ hoặc xây dựng một khuôn viên chung để thờ cúng Ông bà/cha mẹ mình tại phần diện tích đất chung này.  Đôi khi theo phong tục, họ cũng có thể thỏa thuận rằng các Anh Chị Em khi muốn bán phần đất thừa kế này ra bên ngoài thì phải ưu tiên bán cho người trong gia đình trước với một mức giá được ấn định cụ thể (có thể thấp hơn giá thị trường) ...

4. Hình thức biên bản họp gia đình

Biên bản họp gia đinh phải được lập thành văn bản, có chữ ký của tất cả các thành viên. Biên bản có thể mời những người làm chứng là cá nhân hoặc có thể chứng thực tại chính quyền địa phương cấp xã, phường để đảm bảo tính minh bạch, khách quan.

Xét về bản chất pháp lý nó là một văn bản nội bộ trong phạm vi gia đình , nên không bắt buộc phải có sự tham gia của một bên thứ ba.

Đối với một số trường hợp đặc biệt liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng, tặng cho đất đai thì cần phải lập hợp đồng tại văn phòng công chứng. Biên bản họp gia đình chỉ là một tài liệu pháp lý mang tính chất bổ trợ, là tiền đề pháp lý để các bên tiến hành các thủ tục pháp lý tiếp theo tránh những tranh chấp không cần thiết phát sinh.

Ví dụ: Ông A có 3 người con, B (con trai), C và D là con gái. Ông A muốn muốn tặng cho một phần mảnh đất cho cô con gái là C để xây dựng nhà ở. Về nguyên tắc, Ông A chỉ cần ra văn phòng công chứng lập hợp đồng tặng cho tài sản cho C là hợp pháp vì đây là tài sản riêng của Ông A. Nhưng để hài hòa, dung hòa lợi ích giữa các con, Ông A có thể lập biên bản họp gia đình trong đó thống nhất việc sẽ Tặng cho phần đất này cho C, phần đất còn lại sau này khi ông A qua đời C sẽ không được hưởng nữa mà để lại cho B và D theo một di chúc mà Ông A sẽ công bố khi phù hợp.

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống