Kế hoạch Xây dựng bài dạy theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh MỚI NHẤT

Tải xuống 12 1.3 K 0

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Kế hoạch Xây dựng bài dạy theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh MỚI NHẤT, ngoài ra còn có các thông tin liên qua về kế hoạch Xây dựng bài dạy giúp bạn đọc có thêm kiến thức về đơn, biểu mẫu.

Kế hoạch Xây dựng bài dạy theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh MỚI NHẤT

1. Kế hoạch Xây dựng bài dạy theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh MỚI NHẤT

Kế hoạch Xây dựng bài dạy theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh – Mẫu 1

PHÒNG GD ĐT TP TAM ĐIỆP

TRƯỜNG TH TRẦN PHÚ

Số:  02/KH-THTP

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

          Bắc Sơn, ngày 03  tháng 01 năm 2023.

KẾ HOẠCH

Xây dựng bài dạy theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh và bổ sung kho bài giảng điện tử cấp Tiểu học

Năm học 2022 - 2023

Thực hiện kế hoạch Số: 1213 /SGDĐT-GDTH ngày  06/9/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023;

Thực hiện công văn số 1937/SGD ĐT - GDTH ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng kế hoạch bài dạy theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh và bổ sung kho bài giảng điện tử cấp Tiểu học.

Thực hiện công văn số 1084/PGD ĐT - TH ngày 30 tháng 12 năm 2022 .

Trường Tiểu học Trần Phú xây dựng kế hoạch tổ chức xây dựng bài dạy theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh và bổ sung kho bài giảng điện tử cấpTiểu học năm học 2022 - 2023 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Giúp giáo viên có kĩ năng xây dựng kế hoạch bài dạy theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh và bổ sung kho bài giảng điện tử cấp Tiểu học, đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDPT 2018. 

- Tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, hoàn thiện bản thân, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp;

          - Góp phần nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học và đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy và học trong trường học; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội cho giáo viên rèn luyện, tự học, sáng tạo, học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.

2. Yêu cầu

          - Đảm bảo đúng quy định của chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành.

          - Đảm bảo tính trung thực, dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đảm bảo thực chất;

          II. ĐỐI TƯỢNG VÀ SỐ LƯỢNG THAM GIA

          1. Đối tượng, tiêu chuẩn, số lượng giáo viên tham gia

          1.1. Đối tượng: Là giáo viên dạy nhiều môn đang giảng dạy khối lớp 3 tại trường tiểu học Trần Phú

          1.2. Số lượng

- Thực hiện 6 tiết dạy Toán, Tiếng Việt lớp 3 Bộ sách Kết nối tri thức (Phụ lục 1) công văn số 1084/PGD ĐT – TH ngày 30 tháng 12 năm 2022.

- Các phân môn dạy đối với Tiếng Việt ở các lớp như sau :

+  Dạy Đọc (Tiết 1) -  Lớp 3E

+  Dạy Nói và nghe (Tiết 2) - Lớp 3B

+  Dạy Viết (Tiết 3)  - Lớp 3A,3D

- Toán: Lớp 3G, 3H

2 Đội ngũ thực hiện

Tiêu chuẩn: là cán bộ quản lý giỏi, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, thành phố, màng lưới cốt cán môn học, GV Tin học có năng lực thực sự về việc xây dựng kế hoạch bài dạy, quay Video tiết dạy; có uy tín với đồng nghiệp ở trường, thành phố.

          III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, KINH PHÍ

          1. Thời gian: Dự kiến từ ngày 06/01/2023 đến ngày 08/3/2023.

          2. Địa điểm: Trường TH Trần Phú

          3. Kinh phí:

- Trường: Chi trả kinh phí tổ chức thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ nhà trường đã được xây dựng.

          IV. NỘI DUNG, HỒ SƠ

1. Nội dung thực hiện                                                                                                                                                     - Thực hành dạy chuyên đề cấp trường theo hướng nghiên cứu bài học và quay Video 06 tiết theo kế hoạch giảng dạy theo danh mục bài học, tiết học đã được PGD phân công (Phụ lục 1) môn Toán, Tiếng Việt lớp 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

- Kế hoạch bài dạy soạn theo đúng quy định của bộ môn về mẫu kế hoạch theo phụ lục 4 tại Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH; Kế hoạch bài dạy kèm theo file powerpoint các slide trình chiếu theo tiến trình bài dạy.

- Kịch bản lên lớp chi tiết (đã điều chỉnh sau rút kinh nghiệm) trong đó phân tích kĩ mục đích, ý nghĩa của từng hoạt động học được thiết kế.

- Video bài dạy trên lớp ( Có thể là các đoạn video cho từng hoạt động học, ưu tiên ghi hình cận cảnh giáo viên đang giảng bài, nhận xét, đánh giá).

2. Hồ sơ tham dự

- Danh sách giáo dạy tiết chuyên đề Toán, Tiếng Việt lớp 3 bộ sách Kết nối tri thức.

          V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức

BTC nhà trường sắp xếp thời gian tiến hành các nội dung; thông báo lịch thi cho các lớp và giáo viên tham gia dạy; tạo điều kiện để giáo viên trong toàn trường và cán bộ quản lý giáo dục dự thực hành tiết dạy chuyên đề theo hướng nghiên cứu bài học.

2. Đánh giá các nội dung thực hiện

a) Đối với phần thực hành tiết dạy:

- Sau khi giáo viên hoàn thành phần thực hành tiết dạy (Bước 2:Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ), tiếp tục thực hiện (Bước 3,4: Phân tích bài học và vận dụng kết quả SHCM vào bài học hàng ngày). Có nhận xét, rút kinh nghiệm

 b) Đối với phần quay video: Cử người quay trực tiếp tiết dạy, ưu tiên ghi hình cận cảnh giáo viên đang giảng bài, nhận xét, đánh giá.

6. Sử dụng kết quả tiết dạy

- Kết quả tiết dạy là minh chứng để tham gia đánh giá chuẩn nghề nghiệp và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên theo quy định hiện hành;

- Tiết dạy sẽ được đưa vào kho học liệu dùng chung của nhà trường, của PGD ĐT thành phố Tam Điệp, Sở GD ĐT Ninh Bình

          VII. LỊCH TRIỂN KHAI CỤ THỂ

2. Lịch triển khai soạn bài và dạy

- Từ ngày 03/2/2023 đến ngày 8/3/2023: Buổi sáng: Từ 7h 30 phút. Buổi chiều từ 14h00 phút.

Tổ chức các tiết dạy như sau:

Ngày

Tên bài học

Tiết học

Người thực hiện

 

Tổ tư vấn

Người phụ trách

3/2/2023

 

Bài 5: Nhật kí tập bơi

Đọc: Nhật kí tập bơi

 

1,5 tiết

Phùng Thị Thanh Tâm

Đỗ Thị Loan

Trần Văn Quế

Đỗ Thị An

Nguyễn Thị Thu Huyền

 

 

Đỗ Thị Loan

6/2/2023

 

Nói và nghe: Một buổi tập luyện

 

 

0,5 tiết

Phạm Lan Hương

Trần Văn Quế

NguyễnThị Phượng

Phạm Thị Tuyết

Nguyễn Đình Nam

 

Trần Văn Quế

7/2/2023

 

Viết: Nghe – viết: Mặt trời nhỏ

1,0 tiết

Phan Thị Trang

Hà Thị Tâm

Đỗ Thị Loan

Nguyễn Thị Dung

Nguyễn Thị Thu Huyền

 

Đỗ Thị Loan

8/2/2023

Toán: Bài 36: Tiết 2: Nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số

 

1,0 tiết

Vũ Thị Định

Hà Thị Tâm

Phạm Thị Tuyết

NguyễnThị Phượng

Nguyễn Thị Thu Huyền

 

Hà Thị Tâm

7/3/2023

Bài 21: Nhà rông

Viết: Nghe- viết: Nhà rông

 

1,0 tiết

Bùi Thị Thảo

Trần Văn Quế

Đỗ Thị Loan

Nguyễn Thị Dung

Nguyễn Đình Nam

 

Trần Văn Quế

8/3/2023

Toán: Bài 74: Khả năng xảy ra một sự kiện

1,0 tiết

Phạm Thị Huyền

Hà Thị Tâm

Đỗ Thị An

Phạm Thị Tuyết

Nguyễn Đình Nam

 

Hà Thị Tâm

Lưu ý: Tại buổi dạy, các GV nộp cho BGH đầy đủ hồ sơ gồm:

- Kế hoạch bài dạy soạn theo đúng quy định của bộ môn về mẫu kế hoạch theo phụ lục 4 tại Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH kèm theo file powerpoint các slide trình chiếu theo tiến trình bài dạy.

- Kịch bản lên lớp chi tiết (đã điều chỉnh sau rút kinh nghiệm) trong đó phân tích kĩ mục đích, ý nghĩa của từng hoạt động học được thiết kế.

- Video bài dạy trên lớp ( Có thể là các đoạn video cho từng hoạt động học, ưu tiên ghi hình cận cảnh giáo viên đang giảng bài, nhận xét, đánh giá).

          VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.    Ban giám hiệu

- Chuẩn bị các văn bản, nội quy, quy chế, phiếu đánh giá giờ dạy,chỉ đạo toàn bộ tiến trình tiết dạy chuyên đề.

- Chuẩn bị danh sách các tiết dạy, phân công giáo viên dạy cụ thể.

- Thông báo với các tổ chuyên môn về kế hoach thực hiện.

- Kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ cho tiết dạy như tivi, máy quay…

- Chuẩn bị kinh phí tổ chức tiết dạy.

- Tổ chức rút kinh nghiệm, chuẩn bị Hội thảo về việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh sau tiết dạy.

- Phát động phong trào thi đua đổi mới phương pháp dạy học

2. Tổ chuyên môn và giáo viên

-  Cử giáo viên dạy các tiết đã được phân công.

- Chuẩn bị chu đáo các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết đáp ứng yêu cầu giờ dạy, trong đó chuẩn bị máy chiếu/tivi, màn chiếu lắp cố định tại các lớp học, máy quay video các tiết.

- Bố trí bàn ghế ngồi cho giáo viên dự chuyên đề, giáo viên hỗ trợ kỹ thuật ở ngoài hành lang trước mỗi lớp học.

- Báo cáo tới các cấp lãnh đạo địa phương và thông tin để cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường, các bậc cha mẹ học sinh nắm bắt tinh thần và ủng hộ cho buổi chuyên đề được tổ chức thành công;

3. Kế toán:

Chuẩn bị kinh phí tổ chức tiết dạy.

- Chi trả kinh phí tổ thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ nhà trường đã được

xây dựng.

Trên đây là kế hoạch xây dựng bài dạy theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh và bổ sung kho bài giảng điện tử cấp Tiểu học năm học 2022 – 2023. Trong quá trình thực hiện, nếu có điều chỉnh, Ban giám hiệu sẽ thông báo tới các giáo viên. Hiệu trưởng yêu cầu các bộ phận, tổ chuyên môn triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng kế hoạch, đúng lịch trình quy định./.

Nơi nhận:

- Lãnh đạo Phòng GDĐT;

- Các TTCM

- L­ưu: VT./.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

Kế hoạch Xây dựng bài dạy theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh MỚI NHẤT (ảnh 1)

Kế hoạch Xây dựng bài dạy theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh – Mẫu 2

PHÒNG GD-ĐT HÒA BÌNH

TRƯỜNG TH MINH DIỆU A

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 07/KH-THMDA

Minh Diệu, ngày 14 tháng 9  năm 2020

 

KẾ HOẠCH

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh

Năm học 2019 – 2020

 

          Căn cứ Công văn số 1046/SGDĐT-GDTrH ngày 13 tháng 10 năm 2017 của Sở Giáo dục - Đào tạo Bạc Liêu (nay là Sở GD, KH&CN Bạc Liêu) về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018;

          Trường TH Minh Diệu A, xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh năm học 2019-2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU                 

          1. Mục đích

           Rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa hiện hành, tinh giản những nội dung vượt quá mức cần đạt về kiến thức, kỹ năng; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục; bổ sung những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu; tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa.

          Nhằm đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá học sinh; công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường. Tăng cường tổ chức cho học sinh luyện tập, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn.

          Khuyến khích, tạo động lực cho giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện kế hoạch.

          Giúp cán bộ quản lý thuận tiện trong việc chỉ đạo dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

          2. Yêu cầu

          Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, lựa chọn các chủ đề, rà soát nội dung các bài học trong sách giáo khoa hiện hành tương ứng với chủ đề đó để sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn; từ đó, xây dựng kế hoạch giáo dục cho từng môn học, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

          Trong quá trình dạy học, GV quan sát, nhận xét, đánh giá, phản hồi một cách chính xác để giúp HS điều chỉnh mình ngay trong quá trình học; đồng thời dựa vào kết quả HS đạt được, GV điều chỉnh phương pháp, kỹ thuật, phương pháp cho phù hợp.

          II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

          1. Rà soát nội dung chương trình SGK hiện hành

          Việc rà soát là để loại bỏ những kiến thức cũ, lạc hậu, không phù hợp đồng thời bổ sung, cập nhật những kiến thức mới phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh và đặc điểm địa phương.

          Lựa chọn các chủ đề, rà soát nội dung các bài học trong sách giáo khoa hiện hành tương ứng với chủ đề đó để sắp xếp thành một số bài học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn.

          Xây dựng kế hoach bài học và thực hiện kế hoạch bài học phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.

          2. Đổi mới phương pháp

          Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động học ở trên lớp và ngoài lớp học.

          Chú trọng rèn cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp nhận xét, đánh giá để học sinh tiếp nhận và vận dụng.

          Các phương pháp có thể áp dụng: khăn trải bàn; Bàn tay nặn bột; Giải quyết vấn đề; động não;…

          Các hình thức: bên cạnh việc tổ chức dạy học trên lớp cần quan tâm thêm hình thức hoạt động ngoài lớp học, ngoại khóa, nghiên cứu bài học,…                 

3. Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh

          Thực hiện đánh giá học sinh tiểu học song song hai Thông tư. Đối với lớp 1 thực hiện Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học. Đối với các lớp còn lại thực hiện Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 về việc hợp nhất TT30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư số 26/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016.

          Nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Tuyệt đối không kiểm tra những nội dung, bài tập, câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Thực hiện đánh giá thường xuyên qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

          III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          1. Đối với nhà trường

          Xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh và triển khai kế hoạch này đến toàn thể giáo viên thực hiện. Chỉ đạo các tổ trưởng nghiên cứu đề xuất bổ sung, cập nhật những thông mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá.

          Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chương trình giáo dục hiện hành. Đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện để có biện pháp chỉ đạo phù hợp, hiệu quả. Có hình thức biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt, đồng thời xử lý những tập thể, cá nhân thực hiện sai quy định.

          2. Đối với tổ chuyên môn

          Đề xuất với lãnh đạo nhà trường những nội dung cũ, lạc hậu không phù hợp để thay vào những nội dung mới phù hợp. Tăng cường công tác dự giờ, rút kinh nghiệm để từng bước hoàn thiện cấu trúc nội dung, kế hoạch các môn học, hoạt động giáo dục. Tổ chức ra đề đề xuất phù hợp với các văn bản hướng dẫn cấp trên. Theo dõi việc thực hiện các hoạt động dạy học của tổ viên để tư vấn, giúp đỡ. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

          3. Đối với giáo viên

          Thực hiện giảng dạy theo sự chỉ đạo của nhà trường. Đổi mới phương pháp dạy học. Tăng cường hình thức dạy học ngoài lớp, ngoại khóa phát huy hoạt động tự học của học sinh,…Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá giúp học sinh phát huy được các năng lực, phẩm chất.                                            

          Trên đây là kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh của Trường TH Minh Diệu A năm học 2020-2021. Trong quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc báo cáo lãnh đạo nhà trường để được hướng dẫn thêm./.

 

Nơi nhận:

- PGDĐT (để báo cáo);

- Lãnh đạo nhà trường (theo dõi, chỉ đạo);

- Các TCM, giáo viên (thực hiện);

- Lưu: CM.

HIỆU TRƯỞNG

 

2. Khái niệm năng lực, phẩm chất:

Theo Từ điển tiếng Việt, phẩm chất là cái tạo nên giá trị của con người, sự vật hoặc: Phẩm chất là những yếu tố về đạo đức, hành vi, niềm tin, tình cảm, giá trị sống. Ý thức pháp luật của con người được hình thành sau một quá trình giáo dục.

Cũng theo Từ điển Tiếng Việt, năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nhất định; hoặc: Năng lực là khả năng tổng hợp kiến thức và kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong bối cảnh nhất định. Năng lực bao gồm năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lượng thiết yếu cơ bản mà mọi người cần để sống, học tập và làm việc. Năng lực cụ thể được thể hiện trong từng lĩnh vực khác nhau, do sự hình thành và phát triển của lĩnh vực đó.

3. Yêu cầu đối với phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh:

Đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh là yêu cầu cần thực hiện trong đổi mới giáo dục hiện nay. Dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống và các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hiện hành. Đó là sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa phương pháp dạy học truyền thống với các hình thức tổ chức giáo dục hiện có nhằm dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục phát huy tính tích cực, chủ động tính tự chủ, độc lập, sáng tạo của người học.

Để đạt được mục tiêu đó, mỗi giáo viên, mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục cần rà soát lại nội dung dạy học trong chương trình Thể dục, Thể thao hiện hành, giảm bớt những nội dung dạy học không cần thiết đạt được kiến thức và kỹ năng của chương trình; điều chỉnh tránh trùng lặp nội dung dạy học giữa các môn học trong hoạt động giáo dục; bổ sung, cập nhật nội dung kiến thức mới phù hợp thay thế nội dung kiến thức cũ, lạc hậu; giảm tải những nội dung kiến thức, bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa vượt quá yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục hiện hành. Trên cơ sở chương trình giáo dục hiện hành, lựa chọn chủ đề, rà soát nội dung các bài học trong sách giáo khoa để sắp xếp lại thành một số bài tích hợp của từng môn học hoặc liên môn, từ đó xây dựng kế hoạch, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục cho từng bài học, từng chủ đề, từng môn học theo định hướng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, kinh tế – xã hội của địa phương và năng lực sư phạm của giáo viên.

Mỗi nhà trường, cơ sở giáo dục cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên về hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển, phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, độc lập, tự giác của học sinh. Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu để tiếp nhận tri thức, vận dụng tri thức đã lĩnh hội thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập và yêu cầu của hoạt động giáo dục. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch dạy học của từng môn học và kết quả tổ chức giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. 

Tài liệu có 12 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống