Doanh nghiệp là gì? Những điều cần biết về doanh nghiệp

330

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Doanh nghiệp là gì? Những điều cần biết về doanh nghiệp, ngoài ra còn có các thông tin liên quan về Doanh nghiệp là gì? Những điều cần biết về doanh nghiệp giúp bạn đọc có thêm kiến thức về đơn, biểu mẫu.

Doanh nghiệp là gì? Những điều cần biết về doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp là gì

Theo Wikipedia, doanh nghiệp là "tổ chức kinh tế vị lợi, hoạt động theo một hình thức pháp lý nhất định, có mục tiêu chính là tạo ra lợi nhuận từ việc sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ" .

Như vậy, Doanh nghiệp tiếng anh là Enterprise là một tổ chức kinh tế tham gia vào các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận. Đây là một phần quan trọng của nền kinh tế, góp phần vào sự phát triển và cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ cho thị trường.

Mục tiêu của một doanh nghiệp thường là cung cấp giá trị gia tăng thông qua sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, đồng thời tạo ra thu nhập cho chủ sở hữu và cung cấp việc làm cho cộng đồng.

Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều nhằm mục tiêu lợi nhuận, một số doanh nghiệp còn có các mục tiêu xã hội, văn hóa, giáo dục hay từ thiện...

Doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng của nền kinh tế và xã hội. Doanh nghiệp góp phần tạo ra sản phẩm, dịch vụ, giá trị gia tăng, thu nhập, việc làm và thuế cho quốc gia.

Doanh nghiệp cũng là nguồn cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng và các tổ chức khác. Doanh nghiệp cũng là đối tác hợp tác và cạnh tranh của nhau trong thị trường.

Mã số doanh nghiệp:

- Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.

- Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.

(Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2020)

Dấu doanh nghiệp

- Dấu doanh nghiệp bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

- Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

- Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

(Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020)

2. Những đặc điểm của doanh nghiệp

Có thể tóm tắt một số đặc điểm chung của các Doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay như sau:

1) Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh (theo Khoản 10, Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2020).

2) Được thừa nhận là thực thể pháp lý. Doanh nghiệp được tham gia vào tất cả các quan hệ trong giao lưu dân sự cũng như các quan hệ tố tụng.

3) Chức năng, nhiệm vụ chính của doanh nghiệp là kinh doanh. Doanh nghiệp được thực hiện các hoạt động kinh doanh như sản xuất, mua bán, cung ứng hàng hoá, dịch vụ nhằm mục tiêu thu lợi nhuận hoặc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội.

4) Doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp là sự phân chia và sắp xếp các bộ phận, chức năng và quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu và chiến lược kinh doanh. Có nhiều loại cơ cấu tổ chức khác nhau, phù hợp với từng loại hình và quy mô doanh nghiệp.

3. Các loại hình doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 có các loại hình doanh nghiệp sau:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 Luật Doanh nghiệp 2020.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 Luật Doanh nghiệp 2020.

- Công ty cổ phần:

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

- Công ty hợp danh:

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

+ Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

+ Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

- Doanh nghiệp tư nhân:

+ Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

+ Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

+ Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

5. Chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp

Chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp được quy định tại Điều 11 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

- Tùy theo loại hình, doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu sau đây:

+ Điều lệ công ty; quy chế quản lý nội bộ của công ty; sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông;

+ Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; giấy phép và giấy chứng nhận khác;

+ Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty;

+ Phiếu biểu quyết, biên bản kiểm phiếu, biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; các quyết định của doanh nghiệp;

+ Bản cáo bạch để chào bán hoặc niêm yết chứng khoán;

+ Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán;

+ Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm.

- Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu trên tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty; thời hạn lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật.

Đánh giá

0

0 đánh giá