TOP 20 bài Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Người ở bến sông Châu 2024 SIÊU HAY

Tải xuống 6 10.4 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Người ở bến sông Châu Ngữ văn 10 Cánh diều, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Người ở bến sông Châu

Đề bài: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh).

Dàn ý Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Người ở bến sông Châu

1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

2. Thân bài:

2.1. Nội dung chính và chủ đề truyện:

- Nội dung chính:

- Chủ đề truyện: hoàn cảnh, số phận của những con người bước ra từ chiến tranh.

2.2. Phân tích văn bản:

a. Số phận của con người sau cuộc chiến:

* Bất hạnh, phải chịu nỗi đau thể xác:

- Do hậu quả của chiến tranh, dì Mây bị "mảnh đạn phạt một chân".

- Lúc trước khi ra trận, dì Mây có mái tóc rất đẹp, đen óng ả. Sau khi trở về, tóc dì Mây rụng nhiều, xơ và thưa.

=> Chiến tranh tàn phá sức khỏe của con người, để lại những nỗi đau dai dẳng.

* Tình yêu chia li, tan vỡ:

- Ngày dì Mây về làng cũng là ngày chú San đi lấy vợ.

- Biết được tin người mình từng yêu đi lấy vợ, dì Mây xót xa, tâm trí đặt ở bên nhà chú San. Dù rất yêu chú San nhưng dì May vẫn kiên quyết đoạn tình để chú về với vợ.

=> Tình huống trớ trêu, éo le giữa San và Mây cũng chính là hiện thực khốc liệt sau khi chiến tranh qua đi. Chiến tranh gây ra biết bao sự hiểu lầm không đáng có, là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia lìa đôi lứa.

- Mặc dù biết được tình cảm của chú Quang dành cho mình nhưng dì Mây tự ti về bản thân và quyết định không đáp trả.

=> Những khiếm khuyết trên cơ thể mà chiến tranh để lại khiến con người ta không dám đi tìm hạnh phúc của riêng mình.

* Gia đình chia lìa:

- Thím Ba đun te vướng bom bi nên qua đời. Thằng Cún mất mẹ, trở thành trẻ mồ côi.

b. Vẻ đẹp của con người:

* Phẩm chất, tính cách:

- Chung thủy: Dù phải tạm rời xa tình yêu của mình là chú San để lên đường làm y sĩ Trường Sơn nhưng dì Mây vẫn luôn mang theo hình bóng của chú, "trang nhật kí nào em cũng viết tên anh".

- Kiên quyết, dứt khoát.

+ Thái độ của dì Mây vô cùng kiên quyết, dứt khoát. Dẫu lòng yêu San tha thiết nhưng dì Mây nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị "Mây! Chúng ta sẽ làm lại".

+ Dì Mây nhận phần thiệt về mình, khuyên chú San trở về với vợ, sống cho hạnh phúc.

- Nghị lực sống phi thường, vượt lên hoàn cảnh:

+ Mất một chân, dì vẫn chống nạng, giúp ông chèo đò.

+ Vẫn tiếp tục sống sau cú sốc đau đớn về tinh thần.

- Tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương:

+ Dì Mây không lấy tiền đò của lũ trẻ học cấp ba.

+ Những đêm mưa, đường đá khấp khểnh, dì vẫn miệt mài đến nhà khám bệnh cho mọi người. Khi ông trạm xá nói sẽ rải đá mạt cho dì Mây đi xe đạp, dì nói "Trạm xá còn thiếu thuốc". => Dì Mây rất giàu đức hi sinh.

+ Dì Mây sẵn sàng giúp vợ chú San vượt cạn. Ở trong hoàn cảnh của dì, việc đó không hề dễ dàng nhưng dì vẫn ân cần giúp đỡ.

+ Dì Mây sẵn sàng nhận nuôi con của thím Ba và yêu thương nó như con đẻ của mình.

=> Dì Mây hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp, vừa kiên cường, mạnh mẽ, vừa bao dung, vị tha.

2.3. Đánh giá:

a. Nội dung:

- Tác phẩm cho thấy nỗi bất hạnh của con người sau chiến tranh.

- Gửi gắm thông điệp về lòng biết ơn với những thế hệ đi trước và tình yêu thương với mọi người.

b. Nghệ thuật:

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.

- Tình huống truyện độc đáo, lôi cuốn người đọc.

3. Kết bài:

- Khẳng định giá trị của tác phẩm.

Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Người ở bến sông Châu - Mẫu 1

Đề tài viết về người lính sau chiến tranh là mảnh đất màu mỡ của các nhà văn nhà thơ khai thác như Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Lê Lựu,... Một trong số đó không thể không nhắc đến nhà văn quân đội Sương Nguyệt Minh với tác phẩm Người ở bến sông Châu và nhân vật nổi bật là Dì Mây.

  Mây - đại diện cho một thế hệ thanh niên đã dâng hiến quãng đời thanh xuân tươi đẹp nhất cho cách mạng. Tuổi trẻ của cô là những ngày tháng lăn lộn trên khắp các nẻo đường Trường Sơn. Mây là người duy nhất sống sót của tiểu đội quân y. Mây trở về làng khi gia đình đã nhận được tin báo tử của cô. Và ngày cô trở về quê cũng là ngày người yêu – San đi lấy vợ vì tưởng cô hy sinh. Ngay đêm tân hôn, biết tin Mây còn sống quay về, San đã tìm gặp Mây. Anh xin cô được bỏ vợ để cả hai làm lại từ đầu. Mây khóc, từ chối vì cho rằng: “Một người phụ nữ đau khổ và lỡ dở đã là quá đủ”. Vậy là từ đó, cuộc sống của đôi vợ chồng San – Thanh và Mây ở nhà bên, cách nhau có hàng rào tre, diễn ra hết sức trớ trêu và đau khổ. Trước đây tóc cô dài đến gót chân, xinh đẹp nhất làng đã dũng cảm xung phong ra chiến trường để rồi khi trở về tóc cô rụng đi nhiều và xơ, cô trở về trong sự lãng quên của gia đình, của người thân và cả của người yêu. Chiến tranh đã lấy của cô đi tuổi trẻ, nhan sắc và cả tình yêu. Vết thương trên người mỗi khi trái gió là lại đau nhức. Cô trở về chỉ còn một mình cô bên chiếc nạn gỗ, bên con búp bê không biết nói. Nếu như trước kia cô năng động, hoạt bát, xinh đẹp phơi phới sắc xuân thì giờ đây cô lại mang trong mình sự buồn tẻ, đượm buồn trong thân thể người phụ nữ.  Mây không giống như những hình ảnh người phụ nữ xưa mà mang theo hơi thở hiện đại, cô là người luôn hy sinh và sống cho người khác nhưng tuyệt đối không phải là một người cam chịu, nhu nhược. Cô luôn đưa ra những quyết định quan trọng vào những thời điểm quan trọng trong sự tỉnh táo, sáng suốt và tự chủ ngay cả lời chia tay. Không chịu được cảnh trớ trêu ấy, Mây đã bỏ ra căn chòi bên bờ để ở, sống với những nỗi buồn thầm lặng không biết bao giờ nguôi ngoai. Sau một thời gian mọi thứ quay lại về với cuộc hàng ngày, tóc của Mây cũng dài thêm đôi chút, da dẻ hồng hào nhưng có lẽ vết thương sâu bên trong, độ tuổi xuân thì thì đã không còn. Trong khi đó, anh lính trinh sát Quang mà Mây gặp ở chiến trường tìm về tận quê cô. Dù cô trốn chạy và lảng tránh nhưng Quang quyết định ở lại bến sông Châu nguyện chăm sóc và bù đắp cho Mây suốt quãng đời còn lại. Nhưng cô lại không chấp nhận mà chọn chăm sóc con của thím Ba, tiếng ru của cô hòa với cảnh đêm của miền sông nước và sự cảm nhận lắng nghe của những chú lính làm cầu. Có thể thấy chiến tranh không chỉ để lại những vết thương thể xác cho người lính, mà còn làm thay đổi số phận, gây ra những trái ngang đau khổ cho họ ngay cả khi họ trở về với thời bình khi chiến tranh đã kết thúc. Và những “người trở về” đó với sự kiên cường và lòng nhân ái họ đã vượt qua được nghịch cảnh để sống tốt, khẳng định phẩm chất của bộ đội Cụ Hồ.

Dì Mây trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu đã cho chúng ta thấy được những thứ được và mất sau chiến tranh, những góc khuất trong đời sống thường ngày. Với tâm lòng am hiểu, thông cảm sâu sắc đến thân phận người phụ nữ qua những chi tiết đã phần nào được phản ánh tích cực.

Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Người ở bến sông Châu - Mẫu 2

Cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta đã là ngọn lựa hun đúc nên biết bao thế hệ anh hùng, đồng thời cũng trở thành một trong những đề tài văn học, nghệ thuật hấp dẫn và nhiều cảm hứng nhất của giới văn nghệ sĩ lúc bấy giờ. Nhân vật Dì Mây trong truyện ngắn "Người ở bến sông Châu" của nhà văn Sương Nguyệt Minh cũng là một trong những nhân vật bộc lộ được bản chất người lính đã trải qua cuộc chiến tranh, thấy được sự hy sinh mất mát, và nỗi đau khôn cùng của người phụ nữ Việt Nam.

Câu chuyện xoay quanh cuộc đời của một người phụ nữ đẹp nhưng lại có số phận đau thương, vây hãm cả đời. Dì đại diện cho một thế hệ thanh niên đã dâng hiến quãng đời thanh xuân tươi đẹp nhất cho cách mạng. Tuổi trẻ của dì là những ngày tháng lăn lộn trên khắp các nẻo đường Trường Sơn. Dì Mây có một mối tình đằm thắm, trong sáng với chú San, tuy nhiên lại rơi vào nghịch cảnh éo le: ngày cô trở về quê cũng là ngày người yêu – San đi lấy vợ vì tưởng cô hy sinh. Ngay đêm tân hôn, biết tin Mây còn sống quay về, San đã tìm gặp Mây. Anh xin cô được bỏ vợ để cả hai làm lại từ đầu. Mây khóc, từ chối vì cho rằng: “Một người phụ nữ đau khổ và lỡ dở đã là quá đủ”.

Ngoài nỗi buồn mất đi người mình yêu, dì Mây còn phải chịu những hậu quả do chiến tranh để lại. Từ một người con gái xinh đẹp trở thành một người tàn tật, vô cùng thương xót "Dì Mây bước tập tễnh, tóc Dì Mây rụng nhiều, xơ và thưa, dì có chân giả, chống nạng gỗ". Tuy nhiên, không vì điều đó mà dì lại cảm thấy tủi thẹn, dì luôn luôn cảm thấy tự hào, vì đã dâng hiến quãng đời thanh xuân tươi đẹp cho cách mạng: "Dì Mây chắn cửa hầm che chở cho thương binh. Bom nôt người người lính công binh sốt rét tóc rụng trọc đầu vẫn lành lặn..". Bởi vậy, cuộc sống của dì Mây khi trở về quê hương cũng có sự thay đổi thay. Ai nấy trong gia đình đều cảm thấy thương dì, cuộc đời của dì thật đau xót. Những đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng dì Mây đã cho thấy một hình ảnh người phụ nữ kiên cường, đầy nỗi bất hạnh vì chiến tranh. Cuộc chiến đã cướp đi tất cả: tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc và mài mòn dần những gì còn sót lại của dì khi trở về sau chiến tranh.

Càng éo le hơn khi truyện đẩy nhân vật dì Mây vào những tình huống vô cùng trớ trêu và đau khổ. Khi dì đứng trước sự lựa chọn về tinh yêu của mình, dì đã cam đảm đối mặt với nó, mặc dù buồn, vẫn còn thương chú San nhiều nhưng dì đã cương quyết dứt khoát với chú "Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi!, "Sự thế đã thế, cố mà sống với nhau cho vuông tròn". Chưa dừng lại ở đó, tác giả lại một lần nữa đẩy nhân vật vào tình huống mà khiến dì phải đấu tranh lí trí và cảm xúc của bản thân. Đó là khi vợ chú San - cô Thanh vượt cạn thiếu tháng và dì Mây đã cố gắng hết sức đỡ đẻ cho cô mặc kệ lời thím Ba can ngăn. Chi tiết dì khóc ngay sau khi đỡ đẻ thành công cho vợ chú San, đã để lại cho người đọc nhiều xúc động. Giá như không đi bồ đội, nếu không có chiến tranh, thì cũng không bị chiến tranh làm xa cách dì Mây cũng có thể hạnh phúc bên chú San. Qua đây, em thấy được hình tượng của một người phụ nữ dưới thời chiến, đó là một người xinh đẹp, gan dạ và đầy lòng nhân ái, vị tha. Người phụ nữ mặc dù trải qua những khó khăn, thử thách ở những tình huống nghịch cảnh, đau khổ nhưng vẫn quyết tâm đối mặt với nó, với số phẩn của bản thân.

Nhà văn Sương Nguyệt Minh đã vô cùng thành công trong việc xây dựng nhân vật dì Mây, bởi nhờ có ông, mà chúng ta thấy được những góc khuất của chiến tranh, những câu chuyện buồn dưới thời chiến. Chưa bao giờ, trong văn học Việt Nam xuất hiện người phụ nữ trở về sau chiến tranh lại bi thương đến vậy. Từ đó, ta mới càng cảm thông hơn với những số phận của họ và thật biết ơn với những công lao của họ để chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay.

Phân tích Người ở bến sông Châu hay nhất

Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Người ở bến sông Châu - Mẫu 3

Chiến tranh xảy ra giúp cho dân tộc ta có một nền độc lập, hòa bình như ngày hôm nay cũng để lại rất nhiều hệ lụy, đau thương, chia rẽ với số phận con người. Câu chuyện “Người ở bến sông Châu” của tác giả Sương Nguyệt Minh nói về nỗi đau của người phụ nữ thời kì chiến tranh kết thúc, mất đi đôi chân, mất đi bạn đời và đồng đội, đó chính là cô ý tá Mây dũng cảm, nhân hậu. Bên cạnh đó cũng nói lên dấu vết bi thương lên số phận của mỗi con người. Mở đầu câu chuyện là cảnh dì Mây khoắc ba lô về Làng với một chân bị mất khi gia đình đã nhận được giấy báo tử của cô. Ngày cô trở về cũng chính là ngày chú San, người tình năm nao của cô đi lấy vợ. Anh xin cô nối lại tình xưa vì anh tưởng cô đã hi sinh trên chiến trường nên mới đi lấy vợ nhưng Mây không đồng ý vì cô thương cho số phận của mình, chiến tranh đã lấy đi tuổi trẻ, nhân sắc, còn nhẫn tâm lấy đi cả tình yêu của cuộc đời cô. Những ngày sau đó, trái ngược với niềm vui vô bờ bến của ra đình và mọi người khi Mây trở về, tâm trạng của cô lúc nào cũng nghèn nghẹn. Khi vợ chú San đẻ cạn nước ối, chính dì Mây đã là người đỡ đẻ, xong xuôi mọi thứ Mây gục ngã xuống bàn khóc nức nở. Cô không chấp nhận lời đề nghị sẽ bù đắp cho cô suốt quãng đời còn lại của trinh sát Quang mà cô gặp trên chiến trường đã tìm về tận quê của cô. Cô chọn chăm sóc cho con của thằng Cún vì thím Ba mẹ của nó vì đun te vướng bom bi nên qua đời. Với bút pháp miêu tả tài tình cùng cách xây dựng cốt chuyện thú vị, tác giả để lại ấn tượng mạnh cho người đọc thấu hiểu được vết thương lòng của người con gái thời chinh chiến xoay quanh cuộc đời của dì Mây cũng như hiện thực về làng quê, từ đó nói lên nỗi niềm cảm thông với người phụ nữ như dì Mây hi sinh tuổi trẻ để bảo vệ tổ quốc và tinh thần đoàn kết gắn bó, yêu nước, yêu dân tộc giữa người với người.

Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Người ở bến sông Châu - Mẫu 4

Câu chuyện “Người ở bến sông Châu” của tác giả Sương Nguyệt Minh kể về nỗi đau của người phụ nữ hi sinh cả thanh xuân, tình yêu để cống hiến cho tổ quốc đó chính là cô y tá Mây với vẻ đẹp vị tha, nhân hậu. Sự việc đầu tiên là cảnh Dì mây trở về làng đúng ngày chú San đi lấy vợ, chú lấy cô giáo thanh. Biết tin cô trở về mọi người vui mừng lắm nhưng cô lại nghẹn cứng ở trong lòng. Khi chú San sang xin lỗi và muốn làm lại từ đầu với cô nhưng cô nhất quyết không đồng ý vì cuộc đời cô đã khổ đủ rồi. Từ lúc chuyển về bến sông Châu, tâm trạng của Mây buồn lắm, lúc nào cô cũng bơ vơ, thơ thẩn. Khi trạm xá được xây vì thiếu người nên Mây lại quay trở về làm công việc cũ. Trong đêm mưa tầm tã, dì Mây khoác áo mưa để đi đỡ đẻ cho vợ chú San mặc kệ dì Ba ngăn cản, xong xuôi, dì Mây gục ngã xuống bàn khóc tức tưởi, có lẽ cô khóc thương cho chính số phận bi ai của mình. Khi anh trinh sát Quang cùng làm việc với dì Mây ở chiến trường tìm về tận quê để xin được chăm sóc, bù đắp cho cô nhưng cô không đồng ý mà chọn chăm sóc cho con của thím Ba, tiếng ru của cô lúc trầm, lúc nghèn nghẹn, sau êm ái, bao la làm khuấy động sâu tận con tim của những người lính. Với cách xây dựng cốt truyện đơn giản mà lại độc đáo giúp tác giả tạo ấn tượng mạnh trong lòng độc giả. Bộc lộ tính cách nhân vật dì Mây hiện lên là một người có phẩm chất cao thượng, tốt đẹp. Dì Mây đại diện cho những người con gái vượt qua chiến tranh mạnh mẽ, bất khuất, ngập tràn tình thương yêu và lòng vị tha vô bờ bến. Qua đó cũng nói lên tinh thần đoàn kết, lòng yêu dân tộc nồng nàn trước những nghịch cảnh của chiến tranh để lại.

Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Người ở bến sông Châu - Mẫu 5

Khi nhắc đến chiến tranh, người ta vẫn thường mường tượng đến cảnh chiến trường khốc liệt với mưa bom bão đạn, sự hy sinh anh dũng của biết bao nhiêu chiến sĩ cách mạng. Thế nhưng, những hậu quả mà chiến tranh để lại còn đau đớn, xót xa hơn biết bao nhiêu. Sau khi trận chiến kết thúc, trả về cho cuộc đời những con người với những chấn thương cả về thể xác và tâm hồn. Để hiểu rõ hơn về số phận của con người thời hậu chiến phải nhắc đến tác phẩm "Người ở bến sông Châu" của tác giả Sương Nguyệt Minh.

Truyện ngắn "Người ở bến sông Châu" được viết vào tháng 6 năm 1997, khi đất nước đã giành được độc lập. Chiến tranh kết thúc nhưng con người vẫn phải gánh chịu những đau thương cả về thể xác và tâm hồn. Thông qua câu chuyện về cuộc đời dì Mây, tác giả đã mang đến cho người đọc cảm nhận sâu sắc về số phận của những con người bước ra từ chiến tranh.

Tác giả đã miêu tả chân thực số phận bất hạnh của con người sau chiến tranh thông qua việc khắc họa nhân vật dì Mây. Tham gia cách mạng với cơ thể lành lạnh, nhưng ngày trở về dì Mây lại đi khập khiễng vì bị "mảnh đạn phạt một chân". Trước kia, dì Mây là một cô gái với mái tóc đen óng mượt. Nhưng từ khi trở về từ chiến trường, tóc dì rụng, xơ và thưa. Chiến tranh đã cướp đi vẻ đẹp tươi trẻ của dì. Có lẽ sẽ không có phép màu nào giúp cho những thương tích của cuộc chiến trở lại lành lặn như trước trên cơ thể dì Mây. Hẳn là, dì Mây sẽ phải mang theo mình chiếc nạng gỗ mãi mãi và những vết thương lòng vẫn sẽ còn hằn sâu trong tâm trí.

Đau đớn thay cái ngày mà dì Mây từ chiến trường về, lại là ngày chú San - người yêu dì đi lấy vợ. Khi vừa trở về giọng của dì nghèn nghẹn, dì "im lặng, tập tễnh" theo sau ông về xóm trại. Khi nói chuyện với chú San dì đã nuốt nước mắt vào trong để từ chối tình cảm của chú. Tác giả xây dựng tình huống bất ngờ, éo le, nan giản để làm nổi bật nỗi lòng của nhân vật. Cảm xúc của dì Mây ban đầu là ngổn ngang, xúc động, sau đó là đau khổ, uất ức, xót xa. Dì Mây vẫn còn yêu chú San nhưng dì hiểu rõ nhất hoàn cảnh hiện tại để dứt khoát buông tay. Người phụ nữ đó nguyện hi sinh tình cảm cá nhân để người mình yêu được hạnh phúc. Qua việc xây dựng tình huống đầy trớ trêu, tác giả đã giúp người đọc cảm nhận được nỗi lòng đầy đau khổ của dì Mây. Chiến tranh không chỉ in hằn lên con người nỗi đau về thể xác mà còn cả đau đớn về mặt tinh thần.

Bước ra từ cuộc chiến với biết bao đau khổ, nhưng dì Mây vẫn hiện lên với những phẩm chất đáng quý. Trước hết, đây là người phụ nữ mang tấm lòng yêu nước, dũng cảm. Dì Mây nguyện hi sinh quãng thời gian thanh xuân tươi đẹp nhất để tham gia cách mạng. Chỉ bằng vài chi tiết cũng đủ cho người đọc cảm nhận được tinh thần chiến đấu kiên cường của dì.

Không chỉ vậy, dì còn là người phụ nữ với tấm lòng thủy chung. Suốt những ngày ở Trường Sơn, trang nhật kí nào dì cũng viết tên người yêu. Tình yêu, nỗi nhớ chú San luôn thường trực trong lòng người phụ nữ. Cứ ngỡ sau khi kết thúc chiến tranh, trở về sẽ được đoàn tụ với người mình yêu nhưng hiện thực lại khiến cho dì đau đớn đến tột cùng. Mặc dù chọn dứt khoát tình cảm với chú San nhưng những ngày sau đó dì vẫn luôn buồn, lòng đầy tâm sự "Dì ngồi rất lâu trước ngọn đèn dầu tù mù [...] Dì ngồi như tượng", "Dì thở dài, nuối tiếc. Đôi mắt nhìn xa xăm". Dường như trong lòng dì Mây vẫn còn những kỉ niệm thân thương với người yêu mà chưa thể xóa nhòa được.

Ngoài ra, dì Mây còn là người giàu tình yêu thương, biết quan tâm đến những người xung quanh. Những ngày chèo đò giúp ông, dì không lấy tiền của lũ bạn Mai. Còn khi hay tin trạm xá thiếu người, dì đã đồng ý làm y tá. Vào những đêm mưa, dì không quản ngại vất vả đến tận nhà khám chữa bệnh cho mọi người. Bước đi có khó khăn do bị mảnh đạn "phạt một chân", cũng không thể ngăn nổi tấm lòng của dì. Đặc biệt, khi hay tin vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, dì Mây không ngần ngại cứu giúp. Ở trong hoàn cảnh trớ trêu đó thật khó xử cho dì. Nhưng vượt qua những cảm xúc cá nhân, với tình yêu thương, tấm lòng của người y sĩ dì đã giúp vợ chú San vượt cạn thành công. Ngoài ra, khi hay tin thím Ba không may qua đời, dì đã nhận chăm sóc thằng Cún. Khép lại câu chuyện là việc dì Mây ru thằng Cún ngủ thật khiến cho người ta cảm động.  m thanh vang vọng ấy vừa chất chứa nỗi lòng đầy tâm sự, vừa thể hiện tình yêu dì dành cho đứa nhỏ. Qua đây, ta thấy được dì Mây là người phụ nữ với biết bao phẩm chất tốt đẹp.

Bằng việc sử dụng điểm nhìn linh hoạt, Sương Nguyệt Minh đã thành công mang đến cho độc giả câu chuyện về số phận con người thời hậu chiến. Truyện ngắn như phơi bày hiện thực đau đớn do chiến tranh để lại. Con người không chỉ phải chịu những mất mát về thể xác mà còn phải gánh chịu những đau đớn về mặt tinh thần. Thế nhưng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, tình yêu thương giữa người với người vẫn luôn gắn bó. Đó chính là truyền thống, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam muôn đời.

Câu chuyện xúc động mà Sương Nguyệt Minh mang đến cho người đọc sẽ còn nguyên những giá trị tốt đẹp ở bất cứ thời đại nào. Nhắc nhở mỗi người cần trân trọng, biết ơn sự hi sinh của thế hệ cha ông đi trước cho chúng ta có cuộc sống như ngày hôm nay.

Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Người ở bến sông Châu - Mẫu 6

Đề tài hậu chiến đã không còn là đề tài xa lạ trong nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Là một nhà văn quân đội, tác giả Sương Nguyệt Minh đã đem đến cho bạn đọc những góc nhìn mới về hiện thực cuộc sống sau chiến tranh qua truyện ngắn "Người ở bến sông Châu". Tác phẩm đã thể hiện một cách đầy chân thực hoàn cảnh và số phận của con người kể từ khi đất nước thống nhất.

Sau năm 1975, Nam Bắc về chung một nhà, cả đất nước vui mừng, reo vang khúc ca khải hoàn. Người ta tưởng rằng, kết thúc chiến tranh là kết thúc toàn bộ nỗi đau, mất mát. Thế nhưng không phải vậy, con người ta vẫn phải chiến đấu ngay cả trong thời bình, giống như cách mà dì Mây cố gắng vượt lên nỗi đau. Số phận của dì Mây trong tác phẩm cũng là hoàn cảnh của biết bao con người đi ra từ đống hoang tàn, đổ nát mà chiến tranh để lại.

Là một y sĩ Trường Sơn, dì Mây trở về với cơ thể khiếm khuyết. Người ta bảo nhau rằng "cô y sĩ Trường Sơn bị mảnh đạn phạt một chân". Lúc trước khi ra trận, dì Mây có mái tóc đẹp vô cùng, "tóc dì đen óng mượt" đến nỗi chú San "nấp bên hàng râm bụt nhìn trộm cũng phải giật mình". Lúc chạy ngược chiều gió, "tóc dì xổ tung bay bồng bềnh, bồng bềnh như mây". Vậy mà, khi trở về, tóc dì "rụng nhiều, xơ và thưa". Có lẽ, chiến tranh đã tàn phá sức khỏe của dì. Đồng thời, cướp đi vẻ đẹp tươi trẻ, cướp đi tuổi thanh xuân tràn đầy sức sống của người con gái.

Không chỉ có số phận bất hạnh, phải chịu nỗi đau về thể xác, dì Mây còn sống trong nỗi dày vò, ám ảnh về mặt tinh thần. Chiến tranh gây ra biết bao bi kịch, tước đoạt đi hạnh phúc vốn có của con người. Ngày cô y sĩ xông pha ngoài mặt trận trở về bên bến sông Châu cũng là ngày người yêu cô - chú San đi lấy người khác. Biết được tin người mình thương đi lấy vợ, dì Mây xót xa, nghẹn đắng. Ngồi nói chuyện với ông bà mà tâm trí dì đặt bên nhà chú San. Dù rất yêu San nhưng dì Mây vẫn kiên quyết đoạn tình để chú về với vợ. Tác giả đã tạo nên tình huống éo le, trớ trêu giữa hai người. Có lẽ, trong suy nghĩ của mọi người, dì Mây đã bỏ mạng nơi chiến trường. Vì thế, chú San mới quyết định đi lấy vợ sau tháng ngày dài ngóng chờ tin tức từ người thương. Tình huống oái oăm ấy cũng chính là hiện thực trần trụi khi chiến tranh qua đi. Chiến tranh gây ra biết bao sự hiểu lầm không đáng có, là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cảnh chia lìa. Về sau này, ta còn thấy sự xuất hiện của chú Quang. Chú Quang cũng có tình cảm đặc biệt dành cho dì Mây. Biết được điều đó nhưng dì Mây tự ti về bản thân và quyết định không đáp trả. Dường như, những khiếm khuyết trên cơ thể mà chiến tranh để lại khiến con người ta không dám đi tìm hạnh phúc của riêng mình.

Đặc biệt, chiến tranh đẩy biết bao gia đình rơi vào cảnh chia lìa, tang thương. Vì vướng bom bi trong lúc đun te nên thím Ba đã qua đời. Cái chết của Dì khiến ai nấy đều cảm thương, đau buồn không ngớt. Thằng Cún - con dì từ ấy cũng trở thành trẻ mồ côi.

Khác với văn học thời kì trước, văn xuôi Việt nam sau năm 1975 đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Con người trong văn chương không còn là con người mang vẻ đẹp toàn bích như cô Nguyệt trong "Mảnh trăng cuối rừng" của nhà văn Nguyễn Minh Châu mà hiện lên với vẻ đẹp đời thường, dung dị và dì Mây trong tác phẩm cũng như thế. Vẻ đẹp phẩm chất, tính cách của dì Mây để lại cho người đọc biết bao niềm rung cảm, khâm phục.

Trước hết, dì Mây là một người con gái vô cùng chung thủy. Dù phải tạm rời xa tình yêu của mình là chú San để lên đường làm y sĩ Trường Sơn nhưng dì Mây vẫn luôn mang theo hình bóng của chú, "trang nhật kí nào em cũng viết tên anh". Tuy nhiên, khi biết chú San đã có vợ, dì Mây nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị "Mây! Chúng ta sẽ làm lại", "Anh sẽ từ bỏ tất cả. Chúng ta về sống với nhau.". Thái độ của dì Mây vô cùng kiên quyết, dứt khoát. Hành động "bật dậy, chống nạng gỗ cộc cộc đi vào sân" bỏ mặc chú San lại đã minh chứng rõ nét cho điều đó. Dì Mây nhận phần thiệt về mình để người mình yêu được hạnh phúc. Câu nói "Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi!" khiến người đọc không khỏi cảm thấy xót xa. Dì khuyên chú San nên quay về với vợ, sống cho hạnh phúc "Sự thể đã thế, cố mà sống cho vuông tròn". Nếu dì đồng ý lời đề nghị của chú thì cả ba người sẽ đau khổ. Chính vì vậy, dì chấp nhận buông tay mối tình sâu đậm của mình để vun vén cho đôi vợ chồng mới cưới.

Mặc dù phải chịu nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần nhưng chưa bao giờ ta thấy dì Mây có ý định từ bỏ sự sống. Ở dì luôn ánh lên một nghị lực sống phi thường. Mất một chân, dì vẫn chống nạng, giúp ông chèo đò, vẫn tiếp tục sống sau cú sốc đầy đau đớn.

Đặc biệt, dì Mây còn là người có tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương. Kể từ ngày chèo đò giúp ông, dì chưa bao giờ lấy tiền đò của lũ trẻ cấp ba. Nghe thấy câu nói của chúng, dì còn cười trêu "Đáng là bao, cho chúng mày nợ đến nữa có lương rồi trả". Những đêm mưa, đường đá khấp khểnh, dì vẫn miệt mài đến nhà khám bệnh cho mọi người. Thấy dì đi lại vất vả, ông trưởng trạm xá khuyên dì nên học đi xe đạp, ông sẽ rải đá mạt cho. Đáp lại lời ông, dì nói "Trạm xá còn thiếu thuốc. Tôi cố, cũng như người tập thể dục.". Câu trả lời ấy cho thấy dì rất giàu đức hi sinh, luôn đặt lợi ích của mọi người lên trên bản thân. Vào một đêm mưa, vợ chú San vượt cạn thiếu tháng. Thấy Thanh rơi vào tình thế nguy hiểm, dì không mảy may quan tâm đến những lời thím Ba nói, sẵn sàng giúp vợ chú San sinh con. Ở trong hoàn cảnh của dì, việc đó không hề dễ dàng nhưng dì vẫn ân cần giúp đỡ. Đặc biệt, khi thím Ba không may qua đời do bom nổ, dì dang rộng vòng tay, chăm sóc, yêu thương thằng Cún. Dì Mây hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp, vừa kiên cường, mạnh mẽ, vừa bao dung, vị tha.

Với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc cùng tình huống truyện độc đáo, lôi cuốn người đọc, tác giả Sương Nguyệt Minh đã tái hiện lại bức tranh đầy sống động về con người sau cuộc chiến. Bước ra khỏi đống đổ nát, tro tàn của chiến tranh, con người phải đối mặt, chịu đựng với biết bao giày vò, khổ sở. Tác phẩm cho thấy nỗi đau khổ, bất hạnh của con người kể từ khi đất nước thống nhất. Đồng thời, gửi gắm bài học về lòng biết ơn đến các thế hệ cha ông đã không tiếc tuổi thanh xuân cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Hiểu về tác phẩm, ta càng thêm đồng cảm, thương xót với người lính. Từ đó, biết trân trọng cuộc sống hạnh phúc, ấm êm ngày hôm nay. Có thể nói, tác phẩm đã chạm đến trái tim người đọc bởi giá trị nhân văn, ý nghĩa.

Nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Người ở bến sông Châu - Mẫu 7

Sương Nguyệt Minh là một nhà văn quân đội, đến với sự nghiệp văn chương khá muộn. Tiêu biểu cho sáng tác của ông phải kể đến truyện "Người ở bến sông Châu". Tác phẩm đã tái hiện chân thực cuộc sống và số phận con người hậu chiến tranh, đồng thời ngợi ca vẻ đẹp của nhân vật dì Mây - một người phụ nữ thủy chung, nhân hậu.

Cứ tưởng rằng sau chiến tranh, con người sẽ được hạnh phúc trọn vẹn nhất. Thế nhưng, sau khi được hưởng tự do, vẫn có những nỗi đau đớn về thể xác và cả tinh thần hiện hữu trong cuộc sống. Câu chuyện về cuộc đời và số phận của dì Mây đã cho người đọc có cái nhìn sâu sắc về con người thời hậu chiến.

Chiến tranh đã cướp đi tuổi trẻ, thanh xuân tươi đẹp của dì Mây. Trước khi tham gia cách mạng, dì có mái tóc đen, mượt, nước da trắng hồng. Dì rất xinh đẹp khiến cho nhiều chàng trai để ý. Nhưng sau khi cuộc chiến kết thúc, dì trở về, tóc dì xơ, rụng nhiều. Thậm chí còn bước đi khó khăn do mảnh đạn "phạt một chân". Chiến tranh khốc liệt không chỉ cướp đi tuổi trẻ, sắc đẹp mà đau đớn hơn còn cướp đi cả tình yêu của dì. Ngày trở về, cũng là lúc chú San - người yêu dì đi lấy vợ. Mặc dù còn yêu nhưng dì vẫn dứt khoát từ chối "Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ". Câu nói đó chất chứa bao nhiêu nỗi lòng đau đớn, xót xa, tủi cực cho chính số phận mình của dì.

Ở dì Mây, ta thấy ánh lên nghị lực sống phi thường. Bước ra khỏi cuộc chiến, với những đau thương, mất mát cả về thể xác và tinh thần nhưng dì chưa bao giờ bi quan với cuộc đời. Đặc biệt dì luôn cố gắng sống có ý nghĩa, mang lại hạnh phúc cho mọi người. Dù bị đạn phạt mất một bên chân nhưng hàng ngày vẫn giúp ông chèo đò, khám chữa bệnh cho người dân.

Không chỉ vậy, dì Mây còn là người phụ nữ thủy chung son sắt. Những ngày ở Trường Sơn, trang nhật kí nào dì cũng viết tên chú San. Điều đó như chất chứa bao nỗi nhớ nhung, yêu thương của người con gái khi phải xa người yêu. Với dì Mây, hình ảnh người yêu luôn thường trực trong tâm trí, là động lực giúp dì cố gắng hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu. Khi biết tin người yêu đi lấy vợ, dì ngỡ ngàng, đau đớn vô cùng. Tuy vậy, khi chú San muốn nối lại tình xưa thì dì dứt khoát từ chối "Không!", "Dì bật dậy, chống nạng gỗ cộc cộc đi vào sân". Không phải dì không còn tình cảm với chú San, mà bởi vì dì đang nhận phần thiệt thòi về mình. Dì nguyện hi sinh hạnh phúc cá nhân để người mình yêu được hạnh phúc.

Không chỉ thủy chung, dì còn có tấm lòng yêu thương với tất cả mọi người. Những ngày chèo đò giúp ông, dì không bao giờ lấy tiền của lũ trẻ vì thương chúng đi học vất vả. Đặc biệt khi hay tin trạm xá thiếu người, dì đã đồng ý giúp đỡ. Những đêm mưa, đường đi khó khăn vô cùng dì vẫn đến tận nhà cứu chữa cho mọi người. Điều đáng cảm phục ở đây đó là người phụ nữ ấy bị mất một bên chân. Thế nhưng, dì luôn đặt lợi ích của mọi người lên trên mà quên đi nỗi đau của chính mình. Ngay cả khi biết tin vợ chú San vượt cạn thiếu tháng đang nguy hiểm. Không nghĩ đến lời nói của thím Ba, dì vẫn cố gắng giúp cho cô Thanh vượt cạn. Khi thím Ba không may qua đời, dì đã đón thằng Cún bằng tất cả yêu thương về nuôi như con đẻ của mình. Thế mới thấy tấm lòng nhân hậu của dì thật rộng lớn.

Bằng bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật sống động, tác giả đã mang đến cho người đọc câu chuyện ý nghĩa. Bước ra từ chiến tranh khốc liệt, mang trong mình những nỗi đau không thể xóa mờ, nhưng họ vẫn luôn ánh lên những phẩm chất cao đẹp. Tác phẩm chính là lời nhắc nhở mỗi người cần biết ơn, trân trọng đối với những thế hệ đi trước. 

Truyện ngắn "Người ở bến sông Châu" giúp người đọc hiểu hơn về cuộc đời con người thời hậu chiến. Vẻ đẹp của dì Mây cũng chính là vẻ đẹp chung của người phụ nữ Việt Nam muôn đời. Qua tác phẩm, ta thấy thêm yêu, thêm trân trọng cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay.
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống