Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 sách Chân trời sáng tạo năm 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Học kì 2 Giáo dục công dân 6. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 100k mua trọn bộ Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 6 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bộ 10 Đề thi Học kì 2 Giáo dục công dân lớp 6 có đáp án năm 2024 - Chân trời sáng tạo - Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: GDCD lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1. Khi K đang ngồi xem ti vi một mình trong phòng khách vừa bật điều hòa vừa quạt trần thì A đến rủ đi đá bóng. Thấy vậy, K liền cùng bạn A chạy đi chơi mà không tắt các thiết bị điện trong nhà. Nếu là bạn A em sẽ khuyên bạn K điều gì?
A. Tắt tất cả các phương tiện, thiết bị dùng điện khi không cần thiết.
B. Khuyên bạn tắt ti vi, nhưng vẫn để điều hòa lát đá bóng về cho mát.
C.Đồng ý với bạn, để vậy lát đi đá bóng về không cần bật nữa.
D.Không nói gì vì đó là việc của bạn, mình không quan tâm.
Câu 2. Một nhóm bạn trong lớp 6A thường để nước tràn lênh láng khi rửa chân tay ở vòi nước phía sau khu nhà đang xây dựng trong sân trường. Các bạn ấy còn quên tắt điện, quạt trong lớp mỗi khi ra về. Việc làm này thể hiện các bạn chưa có ý thức thực hành lối sống?
A. Chăm chỉ.
B. Tiết kiệm.
C. Trung thực.
D. Siêng năng.
Câu 3. Theo em, biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tiết kiệm?
A. Vừa làm, vừa chơi.
B. Tiêu xài theo ý thích.
C.Ăn chơi, đua đòi theo mốt.
D.Tranh thủ từng phút để học bài.
Câu 4. Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
A. Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
B. Trẻ em dưới 16 tuổi không phải thực hiện nghĩa vụ công dân.
C.Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
D.Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Câu 5. Công dân bình đẳng trước pháp luật là?
A. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tuỳ theo địa bàn sinh sống.
B. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
Câu 6. Là học sinh, em cần tránh làm gì để trở thành một công dân tốt?
A. Học tập và làm việc, học theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ vĩ đại.
B. Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường.
C. Phê phán, chê bai những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.
D. Cố gắng học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân.
Câu 7. “Quyền trẻ em là …… để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm”. Từ còn thiếu trong dấu …… là gì?
A. điều kiện cần thiết.
B. điều kiện cơ bản.
C. yếu tố cần thiết.
D. yếu tố cơ bản.
Câu 8. Người sử dụng lao động thuê học sinh D 12 tuổi để làm bốc vác hàng hóa. Người sử dụng lao động vi phạm nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền phát triển.
B. Nhóm quyền bảo vệ.
C. Nhóm quyền sống còn.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 9. Em T mồ côi cha mẹ từ nhỏ và được vợ chồng M (chủ quán ăn) nhận nuôi. Mới học hết tiểu học T đã phải nghỉ học để phụ giúp việc trong quán. Suốt 3 năm T phải làm việc quần quật và thường bị hành hạ. Theo em vợ chồng M vi phạm những nhóm quyền cơ bản nào của trẻ em?
A. Các nhóm quyền: bảo vệ, phát triển, tham gia.
B. Các nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển.
C. Các nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, tham gia.
D. Các nhóm quyền: sống còn, phát triển, tham gia.
Câu 10. Mọi hành vi xâm hại quyền trẻ em đều bị xử lí như thế nào theo quy định của pháp luật?
A. Nghiêm minh.
B. Nghiêm túc.
C. Thích đáng.
D. Kiên quyết.
Câu 11. Những ai phải được cung cấp thông tin, được tham gia ý kiến với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc ra quyết định can thiệp, hỗ trợ để bảo vệ trẻ em?
A. Bố mẹ, và trẻ em.
B. Ông bà, bố mẹ và trẻ em.
C. Bố mẹ, người chăm sóc trẻ em.
D. Bố mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em.
Câu 12. Theo Luật trẻ em, độ tuổi nào sau đây được coi là trẻ em?
A.Dưới 14 tuổi.
B.Dưới 15 tuổi.
C.Dưới 16 tuổi.
D.Dưới 18 tuổi.
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Bố mẹ Vân không cho Vân chơi và nói chuyện với các bạn vì sợ Vân bị ảnh hưởng bởi thói hư tật xấu ngoài xã hội. Sinh nhật bạn ở lớp, bố mẹ cũng không cho Vân tham gia.
a. Theo em, hành động của bố mẹ Vân là đúng hay sai? Vì sao?
b. Nếu em là Vân, em sẽ nói gì với bố mẹ?
Câu 2 (2 điểm): Bố mẹ Vương là người nước ngoài theo gia đình đến Việt Nam làm ăn, sinh sống đã lâu.Vương sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Nhiều khi Vương băn khoăn suy nghĩ: “Mình có phải là công dân Việt Nam không?”.
Theo em, Vương có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao?
Câu 3 (3 điểm): Từ hôm được mẹ mua cho chiếc điện thoại để tiện liên lạc, Vinh không muốn rời nó lúc nào. Ngoài những giờ học trên lớp, Vinh lại mở điện thoại lướt Web, lên mạng xã hội tán chuyện với bạn bè, chơi điện tử nên đã sao nhãng chuyện học hành. Cô giáo và bố mẹ đã nhắc nhở nhưng Vinh vẫn không thay đổi vì cho rằng đó là cách để thư giãn, xả bớt căng thảng sau giờ học.
a. Em có nhận xét gì về việc sử dụng thời gian của Vinh?
b. Em có lời khuyên gì cho Vinh?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 1
A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 12, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
A |
B |
D |
B |
D |
C |
A |
B |
A |
A |
D |
C |
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Yêu cầu a) Hành động của bố mẹ Vân như vậy là sai. Vì như vậy là vi phạm quyền phát triển của trẻ em.
Yêu cầu b) Vân nên nói chuyện với bố mẹ và nhờ thầy cô, người thân giúp giải thích cho bố mẹ hiểu.
Câu 2 (2 điểm)
- Vương không phải là công dân Việt Nam, vì bố mẹ Vương là người nước ngoài...
Câu 3 (3 điểm)
Yêu cầu a) Cách sử dụng thời gian của Vinh đang rất là lãng phí, sử dụng không hợp lí. Điều này sẽ làm cho kết quả học tập của bạn ngày càng đi xuống và không có kết quả tốt.
Yêu cầu b) Em có lời khuyên cho Vinh:
+ Không nên sử dụng thời gian của mình vào những việc vô bổ như vậy.
+ Hãy dành thời gian đó cho học tập, phụ giúp bố mẹ.
+ Chỉ sử dụng điện thoại khi cần thiết.
+ Xây dựng thời gian biểu hằng ngày trong đó có quy định rõ thời gian sử dụng điện thoại và thực hiện nghiêm túc…
Lưu ý: Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.
Bộ 10 Đề thi Học kì 2 Giáo dục công dân lớp 6 có đáp án năm 2024 - Chân trời sáng tạo - Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: GDCD lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1. Câu nói nào dưới đây nói về sự keo kiệt, bủn xỉn?
A. Năng nhặt chặt bị.
B. Vung tay quá trán.
C.Vắt cổ chày ra nước.
D.Kiếm củi ba năm thiêu một giờ.
Câu 2. Việc làm nào dưới đây thể hiện cá nhân biết tiết kiệm thời gian rảnh dỗi?
A. Chơi game bất kể mọi lúc, mọi nơi.
B. Soạn bài mới, đọc thêm sách tham khảo.
C. Lập nhóm rồi cùng bạn bè đi chơi.
D. Lên Facebook nói chuyện với mọi người.
Câu 3. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về tiết kiệm?
A. Tiết kiệm không mang lại giá trị cho cuộc sống.
B. Sống tiết kiệm là lối sống tốt đẹp của con người.
C.Chỉ những người nghèo mới phải sống tiết kiệm.
D.Người tiết kiệm là người sống keo kiệt.
Câu 4. Quyền cơ bản của công dân là gì?
A. Những lợi ích cơ bản mà người công dân được hưởng và được luật pháp bảo vệ.
B. Những đảm bảo pháp lí của nhà nước cho tất cả mọi người.
C. Những lợi ích cốt lỗi mà bất cứ ai trên thế giới đều được hưởng.
D. Những đảm bảo của Liên hiệp quốc cho tất cà mọi người trên thế giới.
Câu 5. Học sinh phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt lớp là thể hiện quyền nào trong Hiến pháp 2013?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền tham gia quản lý Nhà nước.
Câu 6. Q đủ 18 tuổi, đăng kí đi nghĩa vụ quân sự. Vậy Q đã thực hiện nghĩa vụ cơ bản nào trong Hiến pháp 2013?
A. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
B. Nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ.
C. Nghĩa vụ bảo vệ trật tự.
D. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
Câu 7. Kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ là …?
A. Bổn phận trẻ em đối với gia đình.
B. Bổn phận trẻ em đối với bản thân.
C. Bổn phận trẻ em đối với cộng đồng, xã hội.
D. Bổn phận trẻ em đối với quê hương, đất nước.
Câu 8. Người sử dụng lao động thuê học sinh D 12 tuổi để làm bốc vác hàng hóa. Người sử dụng lao động vi phạm nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền tham gia.
B. Nhóm quyền phát triển.
C. Nhóm quyền sống còn.
D. Nhóm quyền bảo vệ.
Câu 9. Tại trường học em được tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ chào mừng các ngày kỉ niệm: 20/11, 26/3, 8/3. Các hoạt động đó nói đến nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền phát triển.
B. Nhóm quyền sống còn.
C. Nhóm quyền bảo vệ.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 10. Ai là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ chăm sóc nuoi dạy trẻ em?
A. Bố mẹ hoặc người đỡ đầu.
B. Bố mẹ hoặc ông bà nội.
C. Bố mẹ hoặc ông bà ngoại.
D. Bố mẹ hoặc người lớn tuổi.
Câu 11. Bỏ rơi trẻ em là hành động vi phạm đến nhóm quyền nào của trẻ em?
A. Nhóm quyền bảo vệ.
B. Nhóm quyền sống còn.
C. Nhóm quyền phát triển.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 12. Ngăn cấm trẻ em học tập, vui chơi là hành động vi phạm đến nhóm quyền nào của trẻ em?
A. Nhóm quyền phát triển.
B. Nhóm quyền bảo vệ.
C. Nhóm quyền sống còn.
D. Nhóm quyền tham gia.
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Hương là một học sinh ngoan và học giỏi. Bố mẹ muốn Hương tập trung cho việc học để đạt kết quả cao nên đã cấm Hương tham gia các hoạt động tập thể để dành thời gian học tập. Hương cảm thấy rất buồn và tâm sự với Dương. Nếu là Dương, em sẽ nói gì với Hương?
Câu 2 (2 điểm): Bố mẹ Lan là người Anh qua Việt Nam làm ăn và sinh sống, Lan sinh ra ở Việt Nam. Theo em, Lan có phải là công dân Việt Nam hay không ? Vì sao?
Câu 3 (3 điểm): Một nhóm bạn trong lớp 6A thường để nước tràn lênh láng khi rửa tay ở vòi nước trong khuôn viên trường. Các bạn ấy còn hay quên tắt điện, quạt trong lớp mỗi khi ra chơi, ra về.
a. Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn lớp 6A.
b. Nếu em là bạn của các bạn đó, em sẽ khuyên bạn như thế nào để thể hiện tính tiết kiệm ?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 2
A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 12, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
C |
B |
B |
A |
A |
A |
A |
D |
A |
A |
A |
A |
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
- Dương động viên Hương hãy cố gắng nói chuyện với bố mẹ để bày tỏ nguyện vọng bản thân. Hương nên hứa có thể vừa tham gia các hoạt động vừa đảm bảo việc học để bố mẹ yên tâm.
Câu 2 (2 điểm)
- Lan không phải là công dân Việt Nam.
- Vì Lan sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam nhưng bố mẹ Lan là người mang quốc tịch Anh chỉ sang Việt Nam làm ăn sinh sống không có quốc tịch Việt Nam (xác định quốc tịch theo huyết thống - quốc tịch của cha hoặc mẹ).
Câu 3 (3 điểm)
- Việc làm của các bạn chưa tiết kiệm.
- Nếu em là bạn của các bạn đó:
+ Nhắc nhở bạn
+ Nêu hậu quả của việc lãng phí điện, nước…
Lưu ý: Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.
Bộ 10 Đề thi Học kì 2 Giáo dục công dân lớp 6 có đáp án năm 2024 - Chân trời sáng tạo - Đề 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: GDCD lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1. Gia đình V sống bằng những đồng lương ít ỏi của bố. Mấy hôm nữa là đến sinh nhật V, nhóm bạn thân trong lớp gợi ý V tổ chức sinh nhật ở nhà hàng cho sang trọng. Nếu là V em sẽ làm gì?
A. Xin bố mẹ tiền để tổ chức ở nhà hàng cho sang trọng.
B. Mỗi năm sinh nhật có một lần nên phải tổ chức hoàng tráng.
C.Tổ chức sinh nhật tại nhà đơn giản tiết kiệm, đầm ấm, vui vẻ.
D.Mắng cho bạn một trận vì tham gia vào chuyện của mình.
Câu 2. Ý kiến nào sau đây đúng khi nói về tiết kiệm?
A. Tiết kiệm thể hiện đạo đức của con người.
B. Tiết kiệm làm cho con người trở nên bủn xỉn.
C.Chỉ tiết kiệm tài sản của mình còn của công thì dùng thoải mái.
D.Kinh tế bây giờ phát triển cao nên không cần phải tiết kiệm nữa.
Câu 3. Việc làm nào sau đây là không biết tiết kiệm?
A. An thích chiếc áo khoác nhưng mẹ không có tiền nên An không đòi mẹ mua.
B. Thấy bố mẹ vất vả Lan ăn sáng ở nhà rồi đi học, không xin tiền của bố mẹ.
C. Ngày nào đi học Nam cũng mua đồ ăn vặt hết 30.000 đồng.
D. Hòa để dành tiền mừng tuổi mua dụng cụ học tập.
Câu 4. Quyền công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vẫn đề chung của xã hội là thuộc quyền nào trong Hiến pháp 2013?
A. Quyền bất khả xâm phạm thân thể.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền khiếu nại.
D. Quyền tự do đi lại.
Câu 5. Nghệ sĩ A bị một Facebooker tên là B dùng lời lẽ xúc phạm danh dự trên trang Facebook của mình. Điều này đã mang đền sự phiền toái, thậm chí thiệt hại cho nghệ sĩ A, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của nghệ sĩ A. Vậy B vi phạm quyền nào trong Hiến pháp 2013?
A.Quyền bảo vệ danh dự và nhân phẩm của mình.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C.Quyền tự do ngôn luận.
D.Quyện tự do đi lại.
Câu 6. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa như thế nào?
A. Đều có quyền như nhau.
B. Đều có nghĩa vụ như nhau.
C. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
D. Đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Câu 7. Việc làm nào sau đây là việc làm không đúng với quyền trẻ em?
A. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.
B. Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn.
C. Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ.
D. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ.
Câu 8. Quyền trẻ em là gì?
A. Là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ.
B. Là những quy định bắt buộc trẻ em phải tuân theo, không được làm trái.
C. Là những việc trẻ em phải thực hiện để phát triển đầy đủ.
D. Là những mong muốn của trẻ em về các nhu cầu cơ bản.
Câu 9. Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em?
A. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể.
B. Quyền được bảo vệ để không bị đánh đập.
C. Quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm.
D. Quyền được khai sinh và có quốc tịch.
Câu 10. Cha mẹ không cho em nhỏ vui chơi cùng các bạn là vi phạm nhóm quyền nào của trẻ em?
A. Nhóm quyền phát triển.
B. Nhóm quyền bảo vệ.
C. Nhóm quyền sống còn.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 11. Tổ chức nào dưới đây là tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em?
A. WHO.
B. UNICEF.
C. UNESCO.
D. FAO.
Câu 12. Việc làm nào sau đây cho thấy quyền của trẻ em chưa được thực hiện và tôn trọng?
A. Tạo điều kiện cho trẻ em học tập, phát triển bản thân.
B. Mở rộng các khu vui chơi giải trí cho trẻ em.
C. Không lắng nghe ý kiến của trẻ em.
D. Tổ chức cho các em đi tham quan.
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Ba mẹ Quốc vì sợ con mình bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu ngoài xã hội nên không cho Quốc giao tiếp với ai. Sinh nhật bạn ở lớp, ba mẹ cũng không cho Quốc đi dự. Quốc rất buồn và giận ba mẹ. Nếu em là Quốc, em sẽ làm gì?
Câu 2 (2 điểm) : Có người nói, trẻ em mặc dù mang quốc tịch Việt Nam nhưng vẫn chưa phải là công dân Việt Nam, vì công dân phải là người từ 18 tuổi trở lên.
Theo em, ý kiến trên đây là đúng hay sai? Giải thích vì sao?
Câu 3 (3 điểm) : Một lần, Phương rủ Phát đi ăn phở. Khi thấy Phát ăn hết sạch bát phở, Phương chê bạn là ăn uống không lịch sự và khuyên bạn lần sau đi ăn cần để lại một phần thức ăn. Phát không đồng tình và cho rằng đó là lãng phí.
a. Em đồng tình với ý kiến bạn nào? Vì sao?
b. Bản thân em đã có những việc làm nào thể hiện sự tiết kiệm? (Nêu 5 việc làm cụ thể).
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 3
A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 12, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
C |
A |
C |
B |
A |
D |
A |
A |
D |
A |
B |
C |
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Nếu em là Quốc:
- Chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn, lễ phép…
- Giải thích để bố mẹ hiểu...
Câu 2 (2 điểm)
- Ý kiến trên là sai, vì theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Quốc tịch năm 2008, công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam, không phụ thuộc vào độ tuổi.
- Vì vậy, mọi trẻ em sinh ra ở Việt Nam khi đã có quốc tịch Việt Nam đều là công dân Việt Nam.
Câu 3 (3 điểm)
Yêu cầu a) Đồng tình với ý kiến bạn Phát vì bạn đã thực hiện tiết kiệm thực phẩm hàng ngày.
Yêu cầu b) Trong cuộc sống, em đã tiết kiệm như:
+ Tiết kiệm thời gian: Ngoài thời gian học, em sắp xếp thời gian hợp lí để có nhiều thời gian phụ giúp bố mẹ…
+ Tiết kiệm điện: tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, hạn chế xem TV…
+ Tiết kiệm nước: Khóa vòi nước trong khi đánh răng, sử dụng vòi hoa sen tiết kiệm, hiệu quả…
+ Tiết kiệm tiền: Để dành tiền mừng tuổi để mua đồ dùng học tập…
Lưu ý: Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.
Bộ 10 Đề thi Học kì 2 Giáo dục công dân lớp 6 có đáp án năm 2024 - Chân trời sáng tạo - Đề 4
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: GDCD lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1. Khi được tiền mừng tuổi em sẽ?
A. Tiêu thoải mái và mua sắm những gì mình thích.
B. Bỏ vào lợn đất để tiết kiệm.
C.Cho bạn bè.
D.Đi du lịch.
Câu 2. Biểu hiện nào sau đây thể hiện lối sống tiết kiệm?
A. Hạn chế sử dụng tiền bạc quá mức.
B. Vung phí sức khỏe, tiền bạc, thời gian.
C. Mua sắm vật dụng đắt tiền chưa thật sự cần thiết.
D. Sử dụng sản phẩm làm ra một cách hợp lí với nhu cầu của bản thân.
Câu 3. Vì sao chúng ta phải tiết kiệm?
A. Có khoản tiền tự phòng cho chính bản thân và những người xung quanh khi cần thiết.
B. Nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn.
C.Bản thân có nhiều tiền.
D.Ý A và B đều đúng.
Câu 4. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa như thế nào?
A. Đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
B. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
C.Đều có nghĩa vụ như nhau.
D. Đều có quyền như nhau.
Câu 5. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là nghĩa vụ thiêng liêng là quyền cao quý của?
A. lực lượng quân đội.
B. các cơ quan quản lí nhà nước.
C. mỗi công dân và người dân Việt Nam.
D. các cán bộ Nhà nước được nhân dân bầu ra.
Câu 6. Học sinh lớp 6 có thể tham gia việc làm nào dưới đây đề thực hiện nghĩa vụ góp phần bảo vệ Tổ quôc?
A. Thăm hỏi, tặng quà thương binh, gia đình chính sách.
B. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh.
C. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân.
D. Tham gia nghĩa vụ quân sự.
Câu 7. Những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ là?
A. Quyền và trách nhiệm trẻ em.
B. Trách nhiệm trẻ em.
C. Bổn phận trẻ em.
D. Quyền trẻ em.
Câu 8. Việc làm nào sau đây là việc làm thực hiện quyền trẻ em?
A. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.
B. Tổ chức trại hè cho trẻ em.
C. Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy.
D. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.
Câu 9. Việc làm nào dưới đây là vi phạm quyền trẻ em?
A. Cho trẻ em hút thuốc lá.
B. Dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
C. Buộc trẻ em hư phải vào trường giáo dưỡng.
D. Yêu cầu trẻ có hoàn cảnh khó khăn đến lớp học tình thương.
Câu 10. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em sử dụng ma túy là hành động vi phạm đến nhóm quyền nào của trẻ em?
A. Nhóm quyền bảo vệ.
B. Nhóm quyền sống còn.
C. Nhóm quyền phát triển.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 11. Việc làm nào sau đây cho thấy quyền của trẻ em đã không được thực hiện và tôn trọng?
A. Tạo điều kiện cho trẻ em học tập, phát triển bản thân.
B.Mở rộng các khu vui chơi giải trí cho trẻ em.
C. Không lắng nghe ý kiến của trẻ em.
D. Tổ chức cho các em đi tham quan.
Câu 12. Hành vi nào dưới đây thể hiện bổn phận của trẻ em với nhà trường?
A.Chấp hành quy định về an toàn giao thông.
B.Kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ.
C.Che giấu hành vi sai trái của bạn bè.
D.Tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nhà Lan rất nghèo, không đủ điều kiện để học tập. Nhưng bố mẹ vẫn cố gắng không để Lan thất học.Vậy mà vào lớp Lan lại lười học, Lan cho rằng nhà mình nghèo, có cố gắng học cho tốt cũng không ích lợi gì. Lan đến trường cũng chỉ vì cha mẹ bắt buộc mà thôi.
Em nghĩ gì về việc làm của Lan ? Nhà nghèo có nên cố gắng học không? Tại sao?
Câu 2 (2 điểm) : Ông An là người Pháp gốc Việt. Ông đi theo một tour du lịch về Việt Nam. Khi theo đoàn đi tham quan, ông phải trả các phí dịch vụ theo mức của người nước ngoài. Ông phản đối và cho rằng ông là người Việt Nam.
Ông An phản đối như vậy có đúng không? Hãy cho biết nhận xét của em?
Câu 3 (3 điểm): Lên lớp 6, Phan đã lập cho mình thời gian biểu và nghiêm túc thực hiện hằng ngày. Nhiều bạn trong lớp cho Phan là làm việc máy móc nhưng Phan lại cho rằng như thế mới tiết kiệm được thời gian và làm được nhiều việc.
a. Em có tán thành với suy nghĩ và việc làm của Phan không? Vì sao?
b. Em đã có ý thức tiết kiệm thời gian chưa? Nêu ví dụ?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 4
A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 12, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
B |
D |
D |
A |
C |
A |
D |
B |
A |
A |
C |
D |
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
- Việc làm của Lan như vậy là sai
- Nhà nghèo cần phải cố gắng học
- Vì chỉ có con đường học tập chúng ta mới có đầy đủ kiến thức và khi có kiến thức chúng ta mới có thể làm việc tốt hơn để nuôi sống bản thân, giúp cho gia đình thoát nghèo, làm giàu cho quê hương đất nước.
Câu 2 (2 điểm)
- Ông An phản đối như vậy là không đúng.
- Vì căn cứ xác định công dân của 1 nước chính là quốc tịch, mà ông An người Pháp là ông đã mang quốc tịch Pháp, vì vậy ông An phải trả các phí dịch vụ theo mức của người nước ngoài.
Câu 3 (3 điểm)
Yêu cầu a) Tán thành với suy nghĩ và việc làm của Phan. Vì Phan đã lập cho mình thời gian biểu và nghiêm túc thực hiện hằng ngày, Phan sẽ không chậm trễ công việc, bỏ quên công việc, lãng phí thời gian vô ích. Đó là một cách để tiết kiệm thời gian.
Yêu cầu b) Em đã có ý thức tiết kiệm thời gian như:
+ Lập cho mình thời gian biểu và nghiêm túc thực hiện hằng ngày.
+ Bên cạnh việc học tập, thời gian rảnh em giúp bố mẹ làm việc nhà.
+ Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử nếu không cần thiết…