Bộ 20 đề thi Học kì 2 Ngữ văn 10 Cánh diều có đáp án năm 2024

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi Học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 sách Cánh diều năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Học kì 2 Văn 10. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi học kì 2 Ngữ văn 10 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, CÁNH DIỀU

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ tự do

0

2

0

2

0

1

0

 

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đề thi học kì 2 Ngữ văn lớp 10 Cánh diều có đáp án năm 2023 - 2024 - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. ĐỌC HIỂU (6đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

Học ngoại ngữ đã và đang trở thành một xu hướng của bất kì một người trẻ nào. Đơn giản vì nếu chỉ có tiếng mẹ đẻ, có thể bạn sẽ mất đi cơ hội làm việc trong những công ty đa quốc gia và giảm đi năng lực cạnh tranh trực tiếp với những ứng viên thông thạo thêm ngoại ngữ khác.

Nếu như khoảng chục năm trước đây, học ngoại ngữ chỉ được thấy trong các lớp học chính khóa tại các trường trung học dưới sự hướng dẫn của giáo viên người Việt Nam, cách học tập trung quá nhiều vào ngữ pháp, máy móc và thụ động khiến cho học sinh xem việc học ngoại ngữ như một “cực hình”, học xong lại quên vì không được ứng dụng trong thực tế. Thì giờ đây, sự phát triển của công nghệ thông tin, sự đổi mới về phương pháp giảng dạy trong nhà trường cũng như việc ra đời hàng loạt các trung tâm đào tạo ngoại ngữ dưới sự hướng dẫn của các giáo viên bản xứ đã giúp cho việc tiếp cận với ngôn ngữ mới nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều.

Nhiều bạn trẻ đã nhanh chóng nhận ra được tầm quan trọng của việc thành thạo ngoại ngữ đối với tương lai của mình nên đã chăm chỉ rèn luyện, trau dồi kiến thức từ vựng, khả năng phản xạ nhanh trong giao tiếp. Trong khi đó một số bạn lại cảm thấy vẫn rất khó khăn và cảm thấy chán nản khi học ngoại ngữ. Một trong những lý do chính là các bạn chưa tìm thấy được sự thoải mái trong học tập hay phương pháp học hợp lý.

Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2: Văn bản bàn luận về vấn đề gì?

A. Học ngoại ngữ là một xu thế thời đại

B. Tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ

C. Học ngoại ngữ giúp giới trẻ dễ hòa nhập

D. Học ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc

Câu 3: Nếu chỉ học tiếng mẹ đẻ, không học ngoại ngữ thì chuyện gì sẽ sảy ra?

A. Mất tự tin trong giao tiếp

B. Không thể nghe nhạc, xem phim nước ngoài

C. Có thể bạn sẽ mất đi cơ hội làm việc trong những công ty đa quốc gia và giảm đi năng lực cạnh tranh trực tiếp với những ứng viên thông thạo thêm ngoại ngữ khác

D. Không hòa nhập với xu thế quốc tế hóa

Câu 4: Theo văn bản, cách học ngoại ngữ như thế nào được coi là chưa hiệu quả?

A. Học vẹt, lười học từ vựng

B. Chỉ chú trọng vào học ngữ pháp

C. Chỉ chú trọng vào học giao tiếp

D. Cách học tập trung quá nhiều vào ngữ pháp, máy móc và thụ động khiến cho học sinh xem việc học ngoại ngữ như một “cực hình”, học xong lại quên vì không được ứng dụng trong thực tế

Câu 5: Văn bản hướng tới đối tượng nào?

A. Học sinh

B. Sinh viên

C. Tất cả mọi người

D. Các bạn trẻ

Câu 6: Xác định luận điểm và luận cứ của bài viết theo mẫu sau (1.0đ)

Bộ 20 đề thi Học kì 2 Ngữ văn 10 Cánh diều có đáp án năm 2023 (ảnh 1)

Câu 7: Viết bài văn nghị luận trình bày những kinh nghiệm của anh/ chị có được để học tốt ngoại ngữ

II. VIẾT (4đ)

Viết bài văn nghị luận văn học để lại trong anh/chị nhiều ấn tượng sâu sắc

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

 

Hướng dẫn giải

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: D Câu 2: B Câu 3: C Câu 4: D Câu 5: D

 

Câu 1: 

Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là nghị luận

→ Đáp án D

Câu 2: 

Văn bản bàn luận về vấn đề tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ

→ Đáp án B

Câu 3:

Nếu chỉ học tiếng mẹ đẻ, không học ngoại ngữ thì Có thể bạn sẽ mất đi cơ hội làm việc trong những công ty đa quốc gia và giảm đi năng lực cạnh tranh trực tiếp với những ứng viên thông thạo thêm ngoại ngữ khác

→ Đáp án C

Câu 4: 

Theo văn bản, cách học ngoại ngữ cách học tập trung quá nhiều vào ngữ pháp, máy móc và thụ động khiến cho học sinh xem việc học ngoại ngữ như một “cực hình”, học xong lại quên vì không được ứng dụng trong thực tế được xem là chưa hiệu quả

→ Đáp án D

Câu 5: 

Văn bản hướng tới đối tượng Các bạn trẻ với thông điệp: Thấy được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ

→ Đáp án D

Câu 6:

Bộ 20 đề thi Học kì 2 Ngữ văn 10 Cánh diều có đáp án năm 2023 (ảnh 2)

Câu 7: 

* Nội dung: Hs có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý chính sau:

Giới thiệu vấn đề nghị luận: làm thế nào để học tốt ngoại ngữ

- Giải thích

+ Học ngoại ngữ là học một thứ ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ

+ Kinh nghiệm là những bài học trải nghiệm thực tế đúc rút được

- Vai trò: là cần thiết, cấp bách, là chìa khóa để khám phá tri thức thế giới và hòa nhập quốc tế; mở ra nhiều cơ hội việc làm…

- Cách học tốt ngoại ngữ:

+Chú ý 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết

+ Chăm chỉ học từ mới

+ Chú ý nghe nói nhiều hơn bằng việc: xem phim, nghe nhạc quốc tế; giao tiếp với người nước ngoài, nghe băng hình…

+ Sưu tầm và làm bài tập ngữ pháp

+ Tham gia các hoạt động trải nghiệm bằng tiếng Anh

…..

*Hình thức:

- Đảm bảo dung lượng theo yêu cầu của đề; lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng phù hợp; diễn đạt mạch lạc, rõ ý; đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp, tiếng Việt

- Lưu ý: Khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo

II. VIẾT (4đ)

Mở bài: Giới thiệu nhân vật, tác phẩm, tác giả và ấn tượng sâu sắc

Thân bài:

- Phân tích nhân vật: xuất xứ, ngoại hình, số phận, vẻ đẹp phẩm chất

- Những nghệ thuật đặc sắc tác giả sử dụng để xây dựng nhân vật

- Khẳng định những đóng góp riêng của tác giả khi xây dựng nhân vật đó

Kết bài: Hình tượng nhân vật đó giúp anh/ chị hiểu thêm điều gì về đề tài đó trong văn chương cũng như ý nghĩa trong cuộc sống

Đề thi học kì 2 Ngữ văn lớp 10 Cánh diều có đáp án năm 2023 - 2024 - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

ĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em

Nhưng làm được những điều phi thường lắm

Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm

Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao

Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng

Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận

Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

Với người láng giềng đang lúc lâm nguy

Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế

Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể

Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan

Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại

Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi

Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

Với chuyến du thuyền đang "khóc" giữa đại dương

Mình mở cửa đón họ vào bến cảng

Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn

Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.

Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa

"Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại"

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

Từ mái trường này em sẽ lớn lên

Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước

Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước

Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.

Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm

Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả

Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa

Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!

(Chu Ngọc Thanh)

Câu 1 (1,0 điểm): Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Cho biết phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2 (1,0 điểm): Bài thơ trên nói về sự kiện gì? Cảm xúc của tác giả trong bài thơ?

Câu 3 (1,0 điểm): Việc trích dẫn ý kiến của thủ tướng trong bài thơ có tác dụng gì?

Câu 4 (1,0 điểm):  Nêu ý nghĩa của hai dòng thơ:

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

Câu 5 (2,0 điểm). Hãy rút ra thông điệp của bài thơ? Từ thông điệp ấy, anh/chị thấy bản thân mình cần học tập và phát huy điều gì để làm rạng danh con người Việt Nam.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học em đã được học.

Đề thi học kì 2 Ngữ văn lớp 10 Cánh diều có đáp án năm 2023 - 2024 - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng

Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng

Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?

Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!

Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ

Sông của miền Nam nước Việt thân yêu"

(Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh)​

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính trong bài thơ.

Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích Nhớ con sông quê hương.

Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ trong bài thơ và nêu hiệu quả biểu đạt.

Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với quê hương trong bài thơ.

Câu 5 (2,0 điểm): Nêu thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ. Từ thông điệp đó em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng bàn về giá trị của quê hương đối với cuộc đời của mỗi con người?

Phần 2: Viết (4 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nêu cảm nhận của mình về bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Thể loại: thơ tự do

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

1,0 điểm

Câu 2

Bài thơ Nhớ con sông quê hương là sự ca ngợi về vẻ đẹp của con sông quê vô cùng bình dị và chân thật trong tâm tưởng của nhà thơ – đẹp hiền hòa, êm dịu; đồng thời bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương của ông.

1,0 điểm

Câu 3

Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
+ Ẩn dụ hình thức: "Nước gương trong"
+ Nhân hóa: "Soi tóc những hàng tre"
+ So sánh: "Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè"
- Hiệu quả:
+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
+ Làm nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng
+ Giúp tác giả bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên, sinh động, mượt mà.

1,0 điểm

Câu 4

- Trong bài thơ "Nhớ con sông quê hương", tác giả đã bộc lộ tình cảm trân trọng và yêu tha thiết, mến thương quê hương. Qua bài thơ chúng ta cũng thấy được những khoảng không gian kỉ niệm gần gũi luôn hiện lên vẹn nguyê trong ngần qua dòng hồi tưởng của tác giả mỗi khi nhớ về quê hương.

- Quê hương nuôi dưỡng tâm hồn tác giả, vun đắp cho ông những khát vọng tươi đẹp trong cuộc đời. Quê hương luôn hiện diện trong sâu thẳm tâm hồn và trong trái tim tác giả.

1,0 điểm

Câu 5

- Thông điệp: Hãy luôn trân trọng, yêu quý vẻ đẹp bình dị của quê hương mình. Vì những điều bình dị, mộc mạc ấy đã làm đẹp đời sống tâm hồn ta và giúp ta có thể sống, cống hiến. Cần luôn trân trọng, luôn khắc ghi bóng hình quê hương dẫu ta có đi nơi đâu đi chăng nữa.

- HS trình bày về giá trị của quê hương đối với cuộc đời của mỗi con người.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

 

2,5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Nêu cảm nhận về bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm

2. Thân bài

a. Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của tác giả:
- Tín hiệu gợi lên mùa thu là những hình ảnh "sáng mát trong", "hương cốm mới" => gợi lên hình ảnh mùa thu đặc trưng của Hà Nội.
- Hình ảnh mùa thu trong hoài niệm: một mùa thu với những cảnh đẹp nhưng buồn.

b. Hình ảnh mùa thu nơi chiến khu cùng sự chuyển biến tâm trạng của tác giả:

- Mở đầu là câu thơ khẳng định "Mùa thu ...rồi" : niềm vui, niềm phấn khởi trước cuộc sống đổi mới.

- "Tôi đứng nghe vui...đồi" : Ba động từ liên tiếp trong cùng một câu thơ thể hiện một sự chú ý tuyệt đối, tập trung cao độ hướng về đất nước, niềm vui.

- Hình ảnh "rừng tre" : Biểu hiện cho con người Việt Nam, cho những truyền thống của dân tộc ta (so sánh với thơ Nguyễn Duy).
- "Phấp phới" : vốn là từ để chỉ những thứ nhẹ nhàng, mềm và mỏng, có thể bay trong gió nhưng tác giả đã sử dụng cho "rừng tre" : thể hiện một niềm vui sướng tột độ, phấn khởi vô cùng của con người Việt Nam.

- Hình ảnh "trời thu, trong biếc": hình ảnh của bầu trời thu với màu xanh biêng biếc, màu xanh của hy vọng, của niêm vui, hạnh phúc với tiếng cười của những con người được làm chủ quê hương của mình.

- Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ khẳng định niềm tự hào tự tôn dân tộc, tự hào về đất nước đẹp tươi, giàu có của mình.

c. Hình ảnh đất nước trong những năm tháng chiến tranh cùng niềm tự hào về truyền thống của cha ông :

- Nhà thơ tự hào về truyền thống của cha ông "Nước chúng ta ...nói về!" : Những con người Việt Nam từ lớp này tới lớp khác, luôn đứng lên giành lấy tự do và độc lập cho dân tộc => nhắc nhở chúng ta về đạo lý "Uống nước nhớ nguồn".

- Hình ảnh của đất nước trong những năm tháng chiến tranh :

+ Hình ảnh "dây thép...chiều", hay "những cánh đồng ...máu" :

Hình ảnh đau thương, khốc liệt của chiến tranh.

+ Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa : cho thấy sự bi phẫn, đau đớn đến nghẹn ngào.

+ Hình ảnh những người chiến sĩ hành quân được thi vị hóa với hình ảnh "nhớ mắt ...yêu"=> Ở đây tình yêu đôi lứa đã hòa chung với tình yêu của đất nước, trở thành nguồn động lực để chiến đấu vì Tổ quốc (so sánh với thơ Quang Dũng).

- Tác giả còn dùng một đoạn thơ để nhấn mạnh sự tàn ác của kẻ thù bằng cách liệt kê một loạt những tội ác của kẻ thù.
=> Tác giả sử dụng những hình ảnh tương phản để làm nổi bật lên phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam, đồng thời khẳng định tình yêu nước, yêu hòa bình của dân tộc ta "Xiềng xích ...thương nhà!"

d. Hình ảnh đất nước trong niềm vui xây dựng xã hội và khát vọng hướng tới tương lai :

- Hình ảnh đất nước với tiếng kèn gọi quân với những làn khói nhà máy bay trong gió =>gợi lên công cuộc xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.

- Động từ "ôm đất nước": bao trọn tình yêu to lớn dành cho những con người Việt Nam, ôm trọn những đau thương để giờ đây những con người ấy trở nên bất khuất, anh hùng.

=> Niềm vui, niềm tự hào khi dân tộc ta đi lên đổi mới từ những đau thương, phát triển, xây dựng đất nước.

e. Kết luận chung :

- Nội dung : Miêu tả về đất nước từ những năm tháng còn chiến tranh, đau thương cho tới khi chúng ta chiến thắng, hướng tới tương lai.

- Nghệ thuật :

+ Hình ảnh thơ đẹp, giản dị, mộc mạc, giàu chất thơ, được lồng trong tình yêu nước.

+ Lời thơ chan chứa tình yêu, niềm tự hào dân tộc.

+ Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn.
3. Kết bài :

- Khẳng định lại vấn đề.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống