TOP 10 mẫu Tóm tắt Bình Ngô đại cáo 2025 hay, ngắn gọn

Tải xuống 6 2.3 K 0

Tài liệu tóm tắt Bình Ngô đại cáo môn Ngữ văn lớp 10 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, chi tiết gồm có 10 bài tóm tắt tác phẩm Bình Ngô đại cáo hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 10.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tóm tắt Bình Ngô đại cáo

Bài giảng: Bình Ngô đại cáo - Kết nối tri thức

Tóm tắt bài Bình Ngô đại cáo - Mẫu 1

Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, một danh nhân văn hóa thế giới. Nguyễn Trãi mồ côi mẹ từ lúc 5 tuổi. Năm 1400, đỗ Thái học sinh và cùng cha làm quan dưới triều Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Trãi theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa và góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Cuối năm 1427, đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo và hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước.

Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp nước. Năm 1442, Nguyễn Trãi chịu oan án Lệ Chi viên và bị khép vào tội “tru di tam tộc”. Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tầm lại thơ văn của ông.

Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Sáng tác viết bằng chữ Hán bao gồm Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại. Sáng tác viết bằng chữ Nôm có Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn. Ngoài sáng tác văn học, Nguyễn Trãi còn để lại cuốn Dư địa chí, một bộ sách địa lí cổ nhất Việt Nam.

Bình Ngô đại cáo là một trong những tác phẩm giá trị nhất trong sự nghiệp của Nguyễn Trãi. Đây là văn bản bố cáo cho toàn dân được biết chiến thắng vĩ đại của quân dân trong 10 năm chiến đấu gian khổ, từ nay, nước Việt đã giành lại được nền độc lập, non sông trở lại thái bình.

Tóm tắt bài Bình Ngô đại cáo - Mẫu 2

Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo không chỉ tuyên bố độc lập, mà còn khẳng định sự bình đẳng của Đại Việt với Trung Quốc trong lịch sử từ trước đến nay và thể hiện nhiều ý tưởng về sự công bằng, vai trò của người dân trong lịch sử và cách giành chiến thắng của quân khởi nghĩa Lam Sơn.

Tóm tắt bài Bình Ngô đại cáo - Mẫu 3

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chi Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội). Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình cả bên nội và bên ngoại đều có hai truyền thống lớn là yêu nước và văn hóa, văn học. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Nguyễn Trãi được tiếp xúc và thấu hiểu tư tưởng chính trị của Nho giáo.

Nguyễn Trãi sống trong thời đại xã hội nhiều biến động, loạn lạc – mâu thuẫn nội bộ trong triều đình phong kiến, đất nước có giặc ngoại xâm, đời sống nhân dân cơ cực và các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp nơi… điều này đã hướng ngòi bút của ông hướng tới hiện thực đời sống. Ông là nhà văn chính luận kiệt xuất, những tác phẩm văn chính luận của ông có luận điểm vững chắc, lập luận chặt chẽ với giọng điệu linh hoạt

Đại cáo bình Ngô có ý nghĩa trọng đại như một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố vào thánh Chạp, năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428). Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo bình Ngô.

Đây là bản cáo lớn gửi đến quốc dân đồng bào về chiến thắng oanh liệt của quân dân ta đánh tan được quân Ngô (Nhà Minh Trung Quốc). Bản văn viết bằng Hán văn do Nguyễn Trãi viết theo thể văn biền ngẫu, trình bày sự gian khổ của 10 năm kháng chiến và thắng lợi chống quân Minh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt trong văn học cổ.

Tóm tắt bài Bình Ngô đại cáo - Mẫu 4

Sau khi nước ta giành được thắng lợi của cuộc chiến chống quân Minh, vua Lê Lợi đã lệnh cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo. Năm 1428, bài cáo này đã được công bố đến toàn thể nhân dân. Bình Ngô đại cáo đã thuật lại và tổng kết lại quá trình đánh đuổi quân Minh khỏi bờ cõi của nhân dân ta, cho thấy chiến thắng vang dội cùng lời tuyên bố hùng hồn về chủ quyền của dân tộc.

Bình Ngô đại cáo gồm có ba phần với sự liên kết chặt chẽ với nhau. Phần một thể hiện tư tưởng của tác giả, đó là tư tưởng nhân nghĩa. Đến phần thứ hai, Nguyễn Trãi đã vạch trần những tội ác của giặc Minh xâm lược và phần cuối cùng chính là sự thuật lại những trận đánh, những chiến công trong cuộc chiến của quân dân ta. Cả bài cáo thể hiện lên lòng tự hào dân tộc sâu sắc cùng với lời tuyên bố chủ quyền lãnh thổ hùng hồn mà không kẻ địch nào có quyền được xâm phạm tới.

Tóm tắt bài Bình Ngô đại cáo - Mẫu 5

Năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi huy hoàng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo” để tuyên bố với toàn dân về việc dẹp yên giặc Ngô. Đây được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc, được ban bố vào đầu năm 1428.

Phần đầu của tác phẩm, Nguyễn Trãi nêu lên luận đề chính nghĩa. Với Nguyễn Trãi, việc nhân nghĩa phải được thể hiện bằng hành động cụ thể: “cốt ở yên dân”, “trước lo trừ bạo”, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân, mà trước hết là phải trừng trị kẻ có tội, bấy giờ chính là giặc Minh xâm lược.

Sau khi nêu lên luận đề chính nghĩa, bằng giọng văn đanh thép Nguyễn Trãi đã vạch trần tội ác của giặc Minh. Cho thấy luận điệu bịp bợm của giặc Minh phù Trần diệt Hồ. Không chỉ vậy ông còn đứng trên lập trường nhân bản để tố cáo tội ác của kẻ thù khi chúng cai trị nhân dân ta. Chúng hủy hoại cuộc sống của con người bằng những hành động hết sức dã man.

Không dừng lại ở đó chúng còn hủy hoại môi trường sống của muôn loài cây cỏ; Các chính sách thuế khóa nặng nề, vơ vét cho bằng hết sản vật của nước ta, tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ, tiêu diệt đường sống muôn loài.

Sau những lời văn thống thiết, nhưng cũng đầy mạnh mẽ, tiếp đến Nguyễn Trãi kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và thắng lợi tất yếu của quân dân ta. Trong những buổi đầu khởi nghĩa, tình thế quân ta hết sức khó khăn, quân thù đang vào thời điểm mạnh nhất. Tương quan đó khiến cuộc khởi nghĩa càng trở nên khó khăn. Nhưng dưới sự lãnh đạo của người anh hùng Lê Lợi, quân ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn.Cuối cùng là lời tuyên bố chiến thắng, mở ra kỉ nguyên độc lập của dân tộc thật dõng dạc, tràn đầy niềm tự hào. Đồng thời ông cũng rút ra những bài học lịch sử, khẳng định, chiến thắng chúng ta có được là nhờ sự kết hợp sức mạnh của thời đại và sức mạnh truyền thống dân tộc.

Tóm tắt bài Bình Ngô đại cáo - Mẫu 6

“Đại cáo bình Ngô” là tác phẩm nêu cao chủ nghĩa yêu nước, ca ngợi cuộc chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì đạo lí chính nghĩa. Thể hiện tinh thần nhân đạo, quan niệm sức mạnh vô địch là bắt nguồn từ “chí nhân”, “đại nghĩa”, từ nhân dân. Bài cáo đã khái quát kháng chiến gian lao nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc trong quá trình kháng chiến chống giặc Minh xâm lược. Tác giả đã khẳng định, đề cao sức mạnh của lòng yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa, ca ngợi cuộc kháng chiến anh hùng dân tộc, thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc.

Tóm tắt bài Bình Ngô đại cáo - Mẫu 7

Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết ngay sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi. Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn chương to lớn, được đánh giá như một bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc, một “thiên cổ hùng văn”. Đây là bản tuyên ngôn về quyền sống của con người, về chủ quyền độc lập dân tộc, là bản cáo trạng tố cáo tội ác của kẻ thù, là bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và chiến thắng của quân ta. Tác phẩm là một áng văn yêu nước lớn, chói ngời tư tưởng nhân văn.

Tóm tắt bài Bình Ngô đại cáo - Mẫu 8

Đại cáo bình Ngô có thể được xem là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, qua đó vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Nội dung tác phẩm đã khẳng định lí tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến và truyền thống bất khuất của dân tộc. Đồng thời tố cáo tội ác của bọn cướp nước lợi dụng hoàn cảnh rối ren của nước ta, đưa quân sang xâm lược và gây ra bao đau khổ cho nhân dân.

Tiếp theo tác giả mô tả chi tiết quá trình khởi nghĩa Lam Sơn, mục đích của cuộc chiến đấu. Những khó khăn ban đầu (quá trình chiến đấu), những chiến công hiển hách của nghĩa quân chấm dứt ách nô lệ. Cuối cùng là lời tuyên bố kết thúc, chiến tranh khẳng định tư thế dân tộc và khát vọng xây dựng đất nước muôn thuở phồn vinh.

Tóm tắt bài Bình Ngô đại cáo - Mẫu 9

Đại cáo bình Ngô được coi là áng “Thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Ở phần thứ nhất, trước hết Bình Ngô đại cáo khẳng định lí tưởng của cuộc kháng chiến việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Đánh giặc chính là nhân nghĩa. Tiếp theo, Nguyễn Trãi khẳng định Việt Nam là một quốc gia văn hiến từ bao đời đã sánh vai với cường quốc Trung Hoa về nhiều phương diện.

Trong đó, cốt lõi là phần đầu tác phẩm với lý tưởng nhân nghĩa được thể hiện rõ ràng. Đó là tư tưởng phải chăm lo cho muôn dân, yêu dân và dẹp trừ bạo loạn, để cuộc sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Nhân nghĩa là tư tưởng, là mục tiêu chiến đấu vô cùng cao cả và thiêng liêng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Việc nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đây là “yên dân” và “trừ bạo”. Có thể nói, tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi không còn là phạm trù đạo đức hạn hẹp mà là một lý tưởng xã hội.

Đoạn trích giúp ta hiểu rõ chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tộc cũng như lịch sử đấu tranh hào hùng của cha ông ta ngày trước, qua đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc, quyết tâm xây dựng, bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền nước nhà.

Tóm tắt bài Bình Ngô đại cáo - Mẫu 10

Đại cáo bình Ngô tràn ngập nguồn cảm hứng trữ tình và mang tính chất hào hùng hiếm có. Bố cục bài cáo bốn phần rõ ràng, mạch lạc. Đoạn 1, nêu luận đề chính nghĩa. Đoạn 2, vạch trần tội ác của giặc Minh. Đoạn 3, cuộc khởi nghĩa đầy gian khổ và tất thắng của quân và dân ta. Đoạn 4, lời tuyên bố độc lập.

Trong đó, phần đầu tác phẩm đã nêu được hai nội dung chính gần như hết bài cáo là nhân nghĩa và nền độc lập của dân tộc Đại Việt. Chính vì vậy, đoạn trích có giá trị rất sâu sắc đối với nước ta, khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa và nền độc lập riêng của mình. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi bao gồm 2 yếu tố cốt lõi đó là “yên dân” và “trừ bạo”.

“Yên dân” chính là giúp dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, như vậy dân có yên thì nước mới ổn định, mới phát triển được. Tác giả đưa vào “yên dân” như để khẳng định đạo lý “lấy dân làm gốc” là quy luật tất yếu trong mọi thời đại là tài sản, là sức mạnh, sinh khí của một quốc gia. Việc nhân nghĩa tiếp theo chính là “trừ bạo” ý nói đến quân Minh, bọn gian tà chuyên đi bóc lột nhân dân. Bọn chúng thẳng tay hành hạ, cướp bóc, vùi dập dân ta trong vực thẳm của sự đau khổ.

Tiếp theo, ông đưa ra năm yếu tố cơ bản để khẳng định sự tồn tại có chủ quyền của nước Đại Việt. Nền độc lập của ta được dựa trên: Cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, truyền thống lịch sử và chủ quyền riêng “mỗi bên xưng đế một phương”. Nguyễn Trãi đã hoàn thiện quan niệm về quốc gia, dân tộc.
Tóm tắt bài Bình Ngô đại cáo - Mẫu 11
Năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi huy hoàng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo” để tuyên bố với toàn dân về việc dẹp yên giặc Ngô. Đây được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc, được ban bố vào đầu năm 1428. Phần đầu của tác phẩm, Nguyễn Trãi nêu lên luận đề chính nghĩa. Sau đó, bằng giọng văn đanh thép, Nguyễn Trãi đã vạch trần tội ác của giặc Minh. Không chỉ vậy ông còn đứng trên lập trường nhân bản để tố cáo tội ác của kẻ thù khi chúng cai trị nhân dân ta. Chúng hủy hoại cuộc sống của con người bằng những hành động hết sức dã man. Sau những lời văn thống thiết, nhưng cũng đầy mạnh mẽ, tiếp đến Nguyễn Trãi kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và thắng lợi tất yếu của quân dân ta. Cuối cùng là lời tuyên bố chiến thắng, mở ra kỉ nguyên độc lập của dân tộc thật dõng dạc, tràn đầy niềm tự hào. Đồng thời ông cũng rút ra những bài học lịch sử, khẳng định, chiến thắng chúng ta có được là nhờ sự kết hợp sức mạnh của thời đại và sức mạnh truyền thống dân tộc.
Tóm tắt bài Bình Ngô đại cáo - Mẫu 12
“Đại cáo bình Ngô” là tác phẩm nêu cao chủ nghĩa yêu nước, ca ngợi cuộc chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì đạo lí chính nghĩa. Tác phẩm thể hiện tinh thần nhân đạo, quan niệm sức mạnh vô địch là bắt nguồn từ “chí nhân”, “đại nghĩa”, từ nhân dân. Bài cáo đã khái quát kháng chiến gian lao nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc trong quá trình kháng chiến chống giặc Minh xâm lược. Tác giả đã khẳng định, đề cao sức mạnh của lòng yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa, ca ngợi cuộc kháng chiến anh hùng dân tộc, thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc.
Tóm tắt bài Bình Ngô đại cáo - Mẫu 13

Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô không chỉ tuyên bố độc lập mà còn khẳng định sự bình đẳng của Đại Việt với Trung Quốc qua các thời kỳ lịch sử và phản ánh nhiều ý tưởng về công bằng, vai trò của dân tộc trong lịch sử và cách thức chiến thắng của quân khởi nghĩa Lam Sơn.

Tóm tắt bài Bình Ngô đại cáo - Mẫu 14

Sau khi chiến thắng quân Minh, vua Lê Lợi ra lệnh cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo. Năm 1428, bài cáo này được công bố rộng rãi, phản ánh chiến thắng quân Minh và tuyên bố chủ quyền dân tộc.

Bình Ngô đại cáo được chia thành ba phần liên kết. Phần đầu thể hiện tư tưởng nhân nghĩa của tác giả. Phần thứ hai lên án tội ác của quân Minh và phần cuối kể lại chiến công của quân dân ta. Bản tuyên ngôn này thể hiện lòng tự hào dân tộc và tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ.

Tóm tắt bài Bình Ngô đại cáo - Mẫu 15

Văn bản là bản tuyên ngôn về chiến thắng to lớn của quân dân ta trước quân Ngô (Nhà Minh Trung Quốc). Bản văn bằng văn Hán do Nguyễn Trãi sáng tác, nói về khổ đau của 10 năm chiến tranh và chiến thắng vang dội chống lại quân Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây được xem là tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt trong văn học cổ.

Tóm tắt bài Bình Ngô đại cáo - Mẫu 16

Năm 1427, quân Lam Sơn giành thắng lợi huy hoàng, Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô đại cáo” tuyên bố dẹp yên giặc Ngô. Đây là lần tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, công bố đầu năm 1428.

Phần đầu của tác phẩm, Nguyễn Trãi nêu lên lý luận về chính nghĩa, nhấn mạnh vào việc bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân và xử lý tội phạm, trong đó có quân Minh xâm lược.

Sau khi nêu luận điệu về chính nghĩa, Nguyễn Trãi rõ ràng vạch trần tội ác của quân Minh, chỉ ra sự bất công và dã man trong cách chúng thống trị dân ta. Chúng phá hủy cuộc sống con người và tự nhiên bằng cách thối rữa môi trường sống.

Không chỉ vậy, chúng còn áp đặt chính sách thuế nặng nề, cướp bóc tài nguyên của nước ta, gây hại cho môi trường và đời sống của mọi loài.

Tiếp theo, Nguyễn Trãi kể về sự gian khổ và chiến thắng của quân dân ta. Dù bắt đầu với những khó khăn, quân ta dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi đã vượt qua và giành chiến thắng hoàn toàn trước quân thù mạnh mẽ.

Cuối cùng, ông tuyên bố chiến thắng, mở ra kỷ nguyên độc lập của dân tộc, đầy tự hào. Ông cũng nhấn mạnh rằng chiến thắng của chúng ta là kết quả của sức mạnh thời đại và truyền thống dân tộc.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả 

- Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chi Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội)

- Gia đình: Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình cả bên nội và bên ngoại đều có hai truyền thống lớn là yêu nước và văn hóa, văn học. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Nguyễn Trãi được tiếp xúc và thấu hiểu tư tưởng chính trị của Nho giáo.

- Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm

+ Sáng tác viết bằng chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại.

+ Sáng tác viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn.

+ Ngoài sáng tác văn học, Nguyễn Trãi còn để lại cuốn Dư địa chí, một bộ sách địa lí cổ nhất Việt Nam.

- Phong cách sáng tác:

+ Văn chính luận: Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, những tác phẩm văn chính luận của ông có luận điểm vững chắc, lập luận chặt chẽ với giọng điệu linh hoạt

+ Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc.

Bình Ngô đại cáo– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

2. Tác phẩm

Thể loạiCáo

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo Bình Ngô.

- Đại cáo bình Ngô có ý nghĩa trọng đại như một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố vào thánh Chạp, năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428)

Bình Ngô đại cáo– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bố cục văn bản Bình Ngô đại cáo

- Phần 1 (từ đầu đến “chứng cớ còn ghi”): Luận đề chính nghĩa (Tiền đề lí luận)

- Phần 2 (tiếp đó đến “Ai bảo thần dân chịu được”): Bản cáo trạng hùng hồn, đẫm máu về tội ác của kẻ thù. (Soi chiếu lí luận vào thực tiễn)

- Phần 3 (tiếp đó đến “Cũng là chưa thấy xưa nay”): Bản hùng ca về cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn

- Phần 4 (còn lại): Lời tuyên bố độc lập

Giá trị nội dung văn bản Bình Ngô đại cáo

- Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập, qua đó vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Giá trị nghệ thuật văn bản Bình Ngô đại cáo

- Lí luận chặt chẽ, hợp lí lời lẽ hùng hồn

- Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống