Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 sách Cánh diều năm 2024. Tài liệu gồm 2 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 2 Ngữ văn 7. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều có đáp án năm 2024 - Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023 - 2024
Môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn
Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ
Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị, …
Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu.
Con nghe mùa thu vọng về những thương yêu
Giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ
Nắng mong manh đậu bên thật khẽ
Đôi vai gầy nghiêng nghiêng!
Heo may thổi xao xác trong đêm
Không gian lặng im…
Con chẳng thể chợp mắt
Mẹ trở mình trong tiếng ho thao thức
Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng!
(Lương Đình Khoa – Mùa thu và mẹ)
Câu 1. Đoạn thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào sau đây?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Câu 2. Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
A. Thơ năm chữ
B. Thơ tự do
C. Thơ bốn chữ
D. Thơ lục bát
Câu 3. Dòng nào sau đây chứa các từ ngữ gợi sự tảo tần và vất vả của người mẹ?
A. Rong ruổi, chắt chiu, vai gầy, thao thức, rưng rưng
B. Rong ruổi, chắt chiu, ngọt ngào, thao thức, rưng rưng
C. Rong ruổi, chắt chiu, vai gầy, mùa thu, rưng rưng
D. Rong ruổi, chắt chiu, vai gầy, thao thức, lặng im
Câu 4. Dấu ba chấm trong câu thơ Ổi, những trái na, hồng, ổi, thị… có tác dụng gì?
A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
B. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm
C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
D. Dùng để kết thúc câu cầu khiến
Câu 5. Đọc khổ thơ thứ nhất và cho biết, vị ngọt ngào được tác giả cảm nhận tạo nên bởi điều gì?
A. Vị trái chín trong vườn
B. Sự tảo tần, chắt chịu của mẹ
C. A và B đúng
D. A và B sai
Câu 6. Đọc câu thơ Đôi vai gầy nghiêng nghiêng chúng ta cảm nhận được tình cảm của người viết như thế nào?
A. Vui sướng, tự hào về mẹ
B. Hạnh phúc, ấm áp vì có mẹ
C. Xót xa, thương cảm
D. Buồn bã, u sầu
Câu 7. Trong không gian đêm thu xao xác, ai là người đã ngủ không yên giấc?
A. Người mẹ
B. Người con
C. A và B đúng
D. A và B sai
Câu 8. Phần trích thơ nào sau đây có nội dung tương đồng với mạch cảm xúc trong bài thơ trên?
A. Tóc mẹ trắng như mây ngàn năm cũ
Trôi bồng bềnh qua vết nứt thời gian
(Bình Nguyên Trang)
B. Áo của mẹ quanh năm mòn gấu
Vạt mồ hôi đậm nhạt theo màu
(Phan Huy Đồng)
C. Tôi ngồi nhớ mẹ tôi xưa
Mùa xuân đến sớm người chưa thấy về….
(Xuân Đam)
D. Tiễn mẹ lên tầu chiều rưng tắt
Biết có còn được đón mẹ vào thăm!
(Lê Huy Mậu)
Câu 9. Em hãy chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của hệ thống từ láy được sử dụng trong bài thơ?
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN
Câu 1 (2.0 điểm)
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong những ví dụ sau:
a. Anh cứ yên tâm, vết thương mới chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.
b. […] Cái cụ bà thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.
Câu 2 (4.0 điểm)
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ “Những cánh buồm”.
Hướng dẫn giải:
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (0.25 điểm)
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Đoạn thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
=> Đáp án: B
Câu 2 (0.25 điểm)
Phương pháp:
Dựa vào đặc trưng thể loại, chú ý số tiếng/câu
Lời giải chi tiết:
Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích trên là thể thơ tự do
=> Đáp án: B
Câu 3 (0.25 điểm)
Phương pháp:
Xác định ý nghĩa của các từ ngữ
Lời giải chi tiết:
Dòng A chứa các từ ngữ gợi sự tảo tần và vất vả của người mẹ
=> Đáp án: A
Câu 4 (0.25 điểm)
Phương pháp:
Nhớ lại chức năng của dấu ba chấm
Lời giải chi tiết:
Tác dụng: Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
=> Đáp án: A
Câu 5 (0.25 điểm)
Phương pháp:
Đọc kĩ khổ thơ thứ nhất
Lời giải chi tiết:
Đọc khổ thơ thứ nhất và cho biết, vị ngọt ngào được tác giả cảm nhận tạo nên bởi vị trái chín trong vườn và sự tảo tần, chắt chịu của mẹ
=> Đáp án: C
Câu 6 (0.25 điểm)
Phương pháp:
Xác định ý nghĩa biểu cảm của câu thơ
Lời giải chi tiết:
Đọc câu thơ Đôi vai gầy nghiêng nghiêng chúng ta cảm nhận được tình cảm của người viết: Xót xa, thương cảm
=> Đáp án: C
Câu 7 (0.25 điểm)
Phương pháp:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Trong không gian đêm thu xao xác, cả người mẹ và người con đều ngủ không yên giấc
=> Đáp án: C
Câu 8 (0.25 điểm)
Phương pháp:
Xác định giá trị nội dung của các câu thơ
Lời giải chi tiết:
Phần trích thơ B có nội dung tương đồng với mạch cảm xúc trong bài thơ trên
=> Đáp án: B
Câu 9 (2.0 điểm)
Phương pháp:
Xác định được chính xác các từ láy được sử dụng và nêu được hiệu quả
Lời giải chi tiết:
- Các từ láy: rong ruổi, lặng lẽ, ngọt ngào, chắt chiu, mong manh, nghiêng nghiêng, xao xác, thao thức, rưng rưng.
- Hiệu quả: các từ láy góp phần giúp người đọc hình dung rõ hình dáng, sự tảo tần và vất vả của mẹ. Đồng thời mô tả, nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng của người con, góp phần diễn tả sinh động và sâu sắc tình cảm của người con dành cho mẹ.
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN
Câu 1 (2.0 điểm)
Phương pháp:
Em vận dụng những hiểu biết về biện pháp tu từ nói quá để tìm ra và phân tích tác dụng.
Lời giải chi tiết:
b. Nói quá: Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.
=> Tác dụng: Nhấn mạnh dù vết thương có đau vẫn có thể đi bất cứ đâu – đi lên đến tận chân trời, không quản ngại khó khăn gian khổ.
c. Nói quá: Cụ bà thét ra lửa
=> Tác dụng: Nhấn mạnh về lời nói của con người có quyền hành, mỗi lời nói ra là người khác phải nghe theo.
Câu 2 (4.0 điểm)
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung bài thơ Những cánh buồm và chia sẻ cảm nhận của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Đoạn tham khảo:
Trải qua biết bao nếp gấp của cuộc đời, con người dễ dàng bị chìm đắm trong cõi nhân gian nhưng những mơ ước một thời vẫn mãi đeo đuổi, bay bổng vượt thời gian đến với các thế hệ sau một cách tuyệt vời. Hương vị của tinh thần tốt đẹp ấy được thể hiện sâu sắc trong bài thơ Những cánh buồm của nhà thơ Hoàng Trung Thông:
Hai cha con bước đi trên cát
...
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.
Bài thơ giàu chất suy tư, trầm lắng trong từng nhịp thơ, thầm thì như tiếng vỗ êm đềm của đại dương, nhưng vẫn huyền diệu trong hình ảnh thơ hai cha con với những hoài bão trong sáng như một huyền thoại. Hoàng Trung Thông gửi gắm ước mơ được bay xa tới những vùng trời mơ ước của hai thế hệ trong hình tượng cánh buồm căng phồng lao đi trên mặt biển trong hơi gió. Hình ảnh hai cha con tiếp bước song song nhau trên bãi cát làm chan chứa một hồi âm lan truyền chan hòa trong sắc trời đại dượng thật kì diệu. Không gian khoáng đãng rực rỡ, long lanh màu màu hạnh phúc như mở ra, mời gọi con người. Chính người cha đã dệt cả vẻ đẹp tiềm ẩn của biển vào lòng con mình khi dìu dắt cậu bé bước đi trên nền của biển mà chỉ cần một chút nữa thôi con mình sẽ ùa ra hiến được. Thật hạnh phúc khi cả hai cha con đều trong một tâm trạng phơi phới, háo hức muốn tìm hiểu về biển. Khổ thơ là lời tâm sự trìu mến của người cha đối với con. Mỗi một con người, ai cũng từng trải qua tuổi thơ ngây ngô với những ước mơ vô tận và đẹp đẽ. Với tư cách người dẫn đường, người cha từng bước tiếp tục tạo điều kiện chắp cánh cho ước mơ của con trên nền của một hoài bão lớn. Họ đã bước đi rất lâu, như hòa nhập trong lòng biển, trong nhịp bước song song trên cát từ buổi bình minh của ngày mới đến lúc nắng đã lên cao. Hi vọng rằng sẽ có thật nhiều, thật nhiều cánh buồm no gió lao đi trên biển, khơi quê hương Việt Nam dấu yêu như ước mơ của cậu bé đã được người cha ủng hộ và chắp cánh bay cao.
Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều có đáp án năm 2024 - Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023 - 2024
Môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.
Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, cả gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì thưởng cho túi tiền
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
(Truyện ngụ ngôn Việt Nam)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
A. Thuyết minh
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
Câu 2: Văn bản trên gồm mấy nhân vật?
A. Có 2 nhân vật
B. Có 3 nhân vật
C. Có 4 nhân vật
D. Có 5 nhân vật
Câu 3: Phó từ “vẫn” trong câu văn: “Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm”, có tác dụng gì?
A. Chỉ sự tiếp diễn tương tự
B. Chỉ quan hệ thời gian
C. Chỉ mức độ
D. Chỉ sự phủ định
Câu 4: Lúc nhỏ, những người con sống thế nào?
A. Anh em hay gây gổ nhau
B. Anh em thường nói xấu, ganh ghét nhau
C. Anh em sống hòa thuận, đoàn kết, yêu thương nhau
D. Anh em so bì, đố kị nhau
Câu 5: Người cha gọi các con lại để làm gì?
A. Trò chuyện vui vẻ cùng các con
B. Chia tài sản cho các con
C. Căn dặn các con cần phải chăm chỉ làm việc
D. Bảo họ rằng nếu ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền
Câu 6: Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?
A. Tại vì họ chưa dùng hết sức mạnh của mình để bẻ
B. Tại vì họ cầm cả bó đũa người cha đưa để bẻ
C. Tại bó đũa làm bằng kim loại nên không ai bẻ gãy được
D. Tại vì không ai muốn bẻ gẫy bó đũa cả
Câu 7: Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó đũa ngầm so sánh với gì?
A. Một chiếc đũa hay cả bó đũa ngầm so sánh với một người con trong câu chuyện
B. Một chiếc đũa được ngầm so sánh với một người con; cả bó đũa ngầm so sánh với cả bốn người con
C. Một chiếc đãu được ngầm so sánh với bốn người con; cả bó đũa ngầm so sánh với một người con
D. Một chiếc đũa hay cả bó đũa ngầm so sánh với cả bốn người con trong câu chuyện
Câu 8: Người cha muốn khuyên nhủ các con điều gì?
A. Các con không cần phải quan tâm, tương trợ lẫn nhau, mỗi người phải tự thân vận động xây dựng cuộc sống của mình
B. Các con phải cùng tập hợp nhau lại, đồng lòng chung sức thì mới bẻ gẫy được cả bó đũa
C. Các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau; có đoàn kết thì mới tạo ra sức mạnh
D. Các con không so đo, tính toán thiệt hơn số tài sản cha để lại cho mỗi người
Câu 9: “Câu chuyện bó đũa” khuyên nhủ chúng ta bài học gì trong cuộc sống?
Câu 10: Viết khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tinh thần đoàn kết.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một câu chuyện ngụ ngôn mà em ấn tượng nhất.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
B |
0,5 điểm |
Câu 2 |
D |
0,5 điểm |
Câu 3 |
A |
0,5 điểm |
Câu 4 |
C |
0,5 điểm |
Câu 5 |
D |
0,5 điểm |
Câu 6 |
B |
0,5 điểm |
Câu 7 |
B |
0,5 điểm |
Câu 8 |
C |
0,5 điểm |
Câu 9 |
- Câu chuyện đã mang đến bài học sâu sắc về sức mạnh của tinh thần đoàn kết đối với cuộc sống của con người. Mỗi chúng ta cần phải biết đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, sẻ chia với nhau thì sẽ tạo nên sức mạnh phi thường, cùng nhau giải quyết tốt những vấn đề khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. - Trong cuộc sống, cần xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa người với người, tạo nên một xã hội đoàn kết, giàu tình nhân ái,… - Trong cuộc sống, nếu không biết đoàn kết mà cứ tị nạnh, ganh ghét lẫn nhau thì sẽ mãi cô độc như một chiếc đũa dễ dàng bị bẻ gãy vậy. |
1 điểm |
Câu 10 |
- Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, thể hiện qua sự tương trự, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể, nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn. - Đoàn kết là tập hợp mọi người thành một khối thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể tách dời, cùng đồng lòng chung sức, hỗ trợ nhau để giải quyết công việc. Sự kết hợp ấy sẽ tạo nên sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, rào cản vật chất cũng như tinh thần, đem lại kết quả tốt đẹp cho cuộc sống. - Mỗi chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè, phát huy cao tinh thần đoàn kết trong tập thể để xây dựng tập thể vững mạnh. Biết phấn đấu trong học tập, rèn luyện nhân cách trong sáng, bản lĩnh vững vàng trở thành người hữu ích nay mai đem sức mình xây dựng quê hương đất nước. |
1 điểm |
Phần 2: Viết (4 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích: mở bài, thân bài và kết bài. |
0,25 điểm
0,25 điểm
2,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn. |
||
c. Triển khai vấn đề: HS có thể triển khai các ý theo nhiều cách, vận dụng tốt kĩ năng kể chuyện có kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự trong bài viết; nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: Mở bài: Giới thiệu được đặc điểm nổi bật của nhân vật trong truyện ngụ ngôn Thân bài: - Lần lượt phân tích và làm sáng tỏ từng đặc điểm của nhân vật thông qua các chi tiết cụ thể trong tác phẩm (hoàn cảnh, cử chỉ, hành động, ý nghĩ,…) - Nêu nhận xét của em về nhân vật Kết bài: Qua việc phân tích đặc điểm nhân vật, nêu lên ý nghĩa hoặc bài học sâu sắc. |
||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TT |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện ngụ ngôn |
5 |
0 |
3 |
0 |
0 |
2 |
0 |
|
60 |
2 |
Viết |
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
25 |
5 |
15 |
15 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
|
||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
|
Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều có đáp án năm 2024 - Đề 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023 - 2024
Môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
RA VƯỜN NHẶT NẮNG
Ông ra vườn nhặt nắng
Tha thẩn suốt buổi chiều
Ông không còn trí nhớ
Ông chỉ còn tình yêu.
Bé khẽ mang chiếc lá
Đặt vào vệt nắng vàng
Ông nhặt lên chiếc nắng
Quẫy nhẹ, mùa thu sang.
(Nguyễn Thế Hoàng Linh)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh nói về sự việc gì?
A. Người ông ra vườn nhặt nắng trong trạng thái hạnh phúc dưới cái nhìn ngây thơ và đầy yêu thương của người cháu.
B. Người ông ra vườn nhặt nắng trong trạng thái tha thẩn mất trí nhớ dưới cái nhìn ngây thơ và đầy yêu thương của người cháu.
C. Người ông ra vườn nhặt nắng trong trạng thái buồn bã dưới cái nhìn ngây thơ và đầy yêu thương của người cháu.
D. Người ông ra vườn nhặt nắng trong trạng thái vui vẻ dưới cái nhìn ngây thơ và đầy yêu thương của người cháu.
Câu 2 (0,5 điểm): Từ nào chỉ hành động của người ông trong khổ thơ thứ hai?
A. nhặt
B. Đặt
C. mang
D. sang
Câu 3 (0,5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: Ông nhặt lên chiếc nắng?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Điệp ngữ
Câu 4 (0,5 điểm): Chủ đề của bài thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh là gì?
A. Ca ngợi tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè
B. Ca ngợi tình cảm gia đình, tình yêu quê hương
C. Ca ngợi tình yêu quê hương, tình cảm bạn bè
D. Ca ngợi tình cảm gia đình, tình yêu thiên nhiên
Trả lời câu hỏi:
Câu 5 (1,0 điểm): Em hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong hai câu thơ?
Ông không còn trí nhớ
Ông chỉ còn tình yêu
Câu 6 (1,0 điểm): Hai câu thơ sau giúp em hiểu gì về tình cảm của nhân vật Bé dành cho Ông?
Bé khẽ mang chiếc lá
Đặt vào vệt nắng vàng
Câu 7 (1,0 điểm): Qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến bạn đọc những thông điệp tình cảm gì?
Câu 8 (1,0 điểm): Từ việc đọc bài thơ, em hãy rút ra cho mình những bài học trong cách ứng xử với những người thân trong gia đình.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Hãy viết đoạn văn (khoảng 12 đến 15 câu) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TT |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Thơ |
4 |
0 |
0 |
2 |
0 |
2 |
0 |
|
60 |
2 |
Viết |
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
20 |
5 |
0 |
35 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
25% |
35% |
30% |
10% |
|
||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
|