TOP 5 mẫu Tóm tắt Đi đường (Tẩu lộ) 2023 nhanh nhất, ngắn gọn

Tải xuống 2 1.5 K 0

Tài liệu tóm tắt Đi đường (Tẩu lộ) môn Ngữ văn lớp 8ngắn gọn, chi tiếtgồm có 5 bài tóm tắt tác phẩm Đi đường (Tẩu lộ) hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 8.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tóm tắt Khi con tu hú

Bài giảng: Khi con tu hú

Tóm tắt Đi đường (Tẩu lộ) (mẫu 1)

Bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh. Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng.    

Tóm tắt Đi đường (Tẩu lộ) (mẫu 2)

Bài thơ ra đời trong những năm tháng Bác Hồ bị bắt giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bác bị chúng giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Đường chuyển lao không những dài dặc mà còn vô cùng gian lao, phải trải qua núi non trùng diệp và những vực thẳm hun hút hiểm sâu. Nhưng dẫu vậy, từ trong khổ đau vẫn bừng lên ý chí “thép” mang đậm phong cách Hồ Chí Minh. Bài thơ “Đi đường” - “Tẩu lộ” đã thể hiện rõ điều đó.

Tóm tắt Đi đường (Tẩu lộ) hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt Đi đường (Tẩu lộ) (mẫu 3)

"Đi đường" là bài thơ nằm trong tập thơ "Nhật kí trong tù" của Bác sáng tác nhằm ghi lại những lần Bác di chuyển giữa các nhà lao ở tỉnh Quảng Tây. Bài thơ khắc họa chân thực những gian khổ mà người tù gặp phải, đồng thời thể hiện chân dung tinh thần người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. Tác giả bài thơ cũng nêu lên triết lý cao cả: Từ việc đi đường núi mà hiểu được đường đời, vượt qua gian lao thử thách sẽ đi tới thắng lợi vẻ vang.

Tóm tắt Đi đường (Tẩu lộ) (mẫu 4)

Bài thơ "Đi đường" được rút ra trong tập "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh. Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ năm 1942 và phải chịu cảnh đày ải hết nhà lao này tới nhà lao khác, vất vả, gian lao vô cùng. Bài thơ không chỉ dừng lại ở bức tranh tả cảnh núi non trên đường chuyển lao mà ẩn chứa trong đó còn chất chứa tư tưởng triết lí đường đời sâu sắc mà Bác đã đúc kết, chiêm nghiệm được từ trong hoàn cảnh đặc biệt này: vượt qua gian lao chồng chất sẽ đi tới thắng lợi vẻ vang.

Tóm tắt Đi đường (Tẩu lộ) (mẫu 5)

Bài thơ "Đi đường" không đơn giản dừng lại ở việc nói tới chuyện đường đi khó mà hình ảnh núi cao trập trùng còn biểu tượng cho sự khó khăn vất vả trong hành trình cuộc sống và hành trình cách mạng. Người chiến sĩ cách mạng phải trải qua rất nhiều chông gai thử thách nhưng khi đã nếm đủ những trái đắng đó thì sẽ gặt hái được thành công, sẽ đem lại thắng lợi rực rỡ. Và đường đời cũng thế. Khi con người đã vượt qua thách thức thì sẽ đem lại kết quả xứng đáng, tạo nên những giá trị cao đẹp, bất tử, thiêng liêng. Bài thơ "Đi đường" ngắn gọn mà ý thơ mênh mang, gợi cho người đọc nhiều bài học ý nghĩa triết lí sâu sắc.

1. Tác giả

- Hồ Chí Minh (sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 - mất ngày 2 tháng 9 năm 1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam.

- Hồ Chí Minh có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Gia đình: Thân phụ là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - một nhà Nho yêu nước có tư tưởng tiến bộ có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Người. Thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị Loan.

- Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã sử dụng nhiều tên gọi khác nhau: Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc... Tên gọi “Hồ Chí Minh” được sử dụng lần đầu tiên trong hoàn cảnh: Ngày 13 tháng 8 năm 1942, khi Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội Quốc tế Phản Xâm lược Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân Quốc.

- Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh còn được biết đến với tư cách là một nhà văn nhà thơ lớn.

- Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.

2. Tác phẩm

1. Xuất xứ

- Tác phẩm được rút ra từ tập Nhật kí trong tù (1942 - 1943).

- “Nhật kí trong tù” được sáng tác từ tháng 8 năm 1942 đến tháng 9 năm 1943.

- Đây là một tập thơ chữ Hán với 133 bài, sáng tác trong thời gian Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc.

- Tác phẩm không chỉ ghi lại cuộc sống ở trong tù của Người mà còn nhằm tố cáo chế độ hà khắc của chính quyền Tưởng Giới Thạch.

2. Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (Hai câu đầu): Nỗi gian lao khổ cực của người đi đường.

- Phần 2 (Hai câu cuối: Niềm vui sướng khi được đứng trên đỉnh cao của chiến thắng.

3. Nội dung chính Bài thơ khắc họa chân thực những gian khổ mà người tù gặp phải, đồng thời thể hiện thể hiện chân dung tinh thần người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh, nói lên ý nghĩa triết lí cao cả: Vượt qua gian lao thử thách sẽ đi được tới thắng lợi vẻ vang.

4. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

5. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

6. Giá trị nội dungTừ việc đi đường, bài thơ đã gợi lên một chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất thì sẽ tới chiến thắng vẻ vang. Bài thơ cho ta thấu hiểu thêm về cuộc sống gian khổ, rút ra một bài học: phải cảm nhận, phải biết thì mới thông cảm được hoàn cảnh của kẻ khổ

7. Giá trị nghệ thuật:

- Kết cấu chặt chẽ.

- Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt.

- Hình ảnh sinh động, giàu ý nghĩa.

- Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, từ việc đi đường để khái quát lên một chân lí trong cuộc sống. 

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống