TOP 10 mẫu Tóm tắt Hội thi thổi cơm 2024 hay, ngắn gọn

Tải xuống 4 1.8 K 0

Tài liệu tóm tắt Hội thi thổi cơm môn Ngữ văn lớp 7 bộ Cánh diều ngắn gọn, chi tiết gồm có 10 bài tóm tắt tác phẩm Hội thi thổi cơm hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 7.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tóm tắt Hội thi thổi cơm

Bài giảng: Hội thi thổi cơm - Cánh diều

Tóm tắt bài Hội thi thổi cơm - Mẫu 1

Hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng giêng, làng Đồng Vân thường mở hội rước nước, hát chèo và thổi cơm thi. Bắt đầu vào hội thi làm lễ dâng hương. Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Người trong đội sẽ vót mảnh tre già thành những chiếc đũa bông châm lửa. Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình. Khoảng sau một giờ rưỡi, những nồi cơm lần lượt được đem trình trước cửa đình. Ban giám khảo mở nồi cơm chấm theo ba tiêu chuẩn: gạo trắng, cơm dẻo và không có cơm cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là sinh hoạt văn hóa cổ truyền được bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa. 

Tóm tắt bài Hội thi thổi cơm - Mẫu 2

Sự đa dạng, phong phú và những nét khác biệt của các hội thi thổi cơm trên khắp mọi miền tổ quốc từ đó thấy được truyền thống văn hóa đa dạng nhiều màu sắc của các lễ hội truyền thống trên đất nước ta.

Tóm tắt bài Hội thi thổi cơm - Mẫu 3

Hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng Giêng, làng Đồng Vân (xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng) lại mở hội rước nước, hát chèo và thổi cơm thi. Hội thổi cơm có nhiều nét độc đáo về quy trình, cách nấu. Người dự thi được tuyển chọn từ các xóm trong làng. Diễn biến của cuộc thi bắt đầu bằng việc lấy lửa, chuyền lửa, nhóm lửa; sau đó chế biến gạo; đun nấu làm chín cơm trong khoảng một giờ rưỡi. Tiêu chuẩn đánh giá của ban giám khảo là gạo trắng, cơm dẻo, không cháy.  Hội thổi cơm thi này là sinh hoạt văn hóa cổ truyền được bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa. Với những nét đặc sắc của mình, hội thi đã góp phần gìn giữ và phát huy những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa hiện đại hôm nay. 

Tóm tắt bài Hội thi thổi cơm - Mẫu 4

Hằng năm, cứ đến rằm tháng giêng, làng Đồng Vân có mở hội thổi cơm thi. Trước khi bắt đầu hội thi, các thành viên xếp hàng trang nghiêm làm lễ dâng hương. Bắt đầu hội thi, tiếng trống hiệu vừa dứt, các thành viên trèo lên lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Khi lấy được nén hương xuống, ban tổ chức sẽ phát diêm cho châm vào hương cháy thành lửa. Người trong đội sẽ vót mảnh tre già thành những chiếc đũa bông châm lửa và đốt vào những ngọn đuốc. Những người còn lại, người thì giã thóc, người giần sàng thành gạo, người lấy nước, thổi cơm. Sau khoảng một giờ rưỡi, những nồi cơm lần lượt được chấm điểm, theo tiêu chuẩn. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là sinh hoạt văn hóa cổ truyền được bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.

Tóm tắt bài Hội thi thổi cơm - Mẫu 5

Cứ đến ngày rằm tháng Giêng, làng Đồng Vân lại mở hội thổi cơm thi. Hội thổi cơm thi có rất nhiều nét độc đáo từ quy trình lấy lửa cho đến cách nấu. Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên… Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội. Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng.

Tóm tắt bài Hội thi thổi cơm - Mẫu 6

Bài văn nhằm giới thiệu cho người đọc về thời gian, địa điểm, diễn biến của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và ý nghĩa của lễ hội này đối với đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Tóm tắt bài Hội thi thổi cơm - Mẫu 7

Văn bản giới thiệu hội thi thổi cơm ở Đồng Vân. Diễn biến hội thi, các công đoạn diễn ra và ý nghĩa hội thi với đời sống văn hóa. 

Tóm tắt bài Hội thi thổi cơm - Mẫu 8

Hằng năm, cứ đến rằm tháng giêng, làng Đồng Vân có mở hội thổi cơm thi. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là sinh hoạt văn hóa cổ truyền được bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa. Thể hiện nét đẹp truyền thống văn hóa, lịch sử.

Tóm tắt bài Hội thi thổi cơm - Mẫu 9

Cứ đến ngày rằm tháng Giêng, làng Đồng Vân lại mở hội thổi cơm thi. Hội thổi cơm thi có rất nhiều nét độc đáo từ quy trình lấy lửa cho đến cách nấu. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào đặc sắc nổi bật.

Tóm tắt bài Hội thi thổi cơm - Mẫu 10

Tóm tắt ý chính của văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân:

- Ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng có làng Đồng Vân bên dòng sông Đáy

- Hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng Giêng, làng Đồng Vân thường mở hội rước nước, hát chèo và thổi cơm thi

- Hội thi ở đây có nhiều nét độc đáo về quy trình lấy lửa cũng như cách nấu, đậm màu sắc hài hước dân gian.

- Cách thi:

+ Bắt đầu hội thi, trống chiêng điểm ba hồi, các đội hình dự thi xếp hàng trang nghiêm làm lễ dâng hương

+ Cuộc thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao có bôi mỡ trơn

+ Khi lấy được nén hương xuống, ban tổ chức phát cho 3 que diêm châm vào hương cháy thành ngọn lửa

+ Vót mảnh tre già thành những chiếc đũa bông châm lửa, người thì tay giã thóc, giần sàng thành gạo...

+ Các đội thổ cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt

+ Sau khoảng một giờ rưỡi, các nồi cơm sẽ được đem chấm điểm.

- Với những nét đặc sắc, hội thổi cơm thi Đồng Vân đã góp phần giữ gìn và phát huy những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa hiện đại hôm nay

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Theo dulichvietnam.org.vn

b. Bố cục Hội thi thổi cơm

Văn bản Hội thi thổi cơm được chia thành 5 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến “vừa đi vừa nấu cơm”): Giới thiệu về hội thi thổi cơm

- Phần 2 (tiếp theo đến “dùng để cúng thần”): Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm-Hà Nội_

- Phần 3 (tiếp theo đến “xong trước là người thắng cuộc”): Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội)

- Phần 4 (tiếp đến “ngon là người thắng cuộc”): Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoằng Hóa-Thanh Hóa)

- Phần 5 (còn lại): Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)

c. Thể loại

văn bản Hội thi thổi cơm thuộc thể loại  văn bản thông tin

d. Phương thức biểu đạt

Phương thức biểu đạt của văn bản Hội thi thổi cơm là thuyết minh

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung của văn bản Hội thi thổi cơm

Văn bản giới thiệu về những nét độc đáo, sự khác biệt giữa các hội thi thổi cơm ở mỗi địa phương khác nhau, từ đó giúp người đọc hiểu được các quy tắc, luật lệ của hội thi truyền thống

b. Giá trị nghệ thuật của văn bản Hội thi thổi cơm

- Ngôn ngữ bình dị, phong phú

- Lối viết hấp dẫn, thú vị

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống