TOP 10 mẫu Tóm tắt Mẹ 2025 hay, ngắn gọn

Tải xuống 3 1.9 K 0

Tài liệu tóm tắt Mẹ môn Ngữ văn lớp 7 bộ Cánh diều ngắn gọn, chi tiết gồm có 10 bài tóm tắt tác phẩm Mẹ hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 7.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tóm tắt Mẹ

Bài giảng: Mẹ - Cánh diều

Tóm tắt bài Mẹ - Mẫu 1

Bài thơ Mẹ đã thể hiện tình cảm, cảm xúc yêu quý, kính trọng mẹ của người con. Tác giả đã so sánh cuộc đời của mẹ với cau và nhận thấy rằng cau thì vẫn thẳng, xanh rờn còn mẹ thì đầu đã bạc. Khi cau gần với trời, mẹ càng gần với đất. Cây càng cao lớn lên thì người mẹ của ta ngày càng già, càng yếu đi. Sao mẹ ta già khiến trời không thể trả lời được vì đây là quy luật của cuộc đời, khi con ngày càng lớn lên thì mẹ sẽ ngày càng già đi. Công lao của mẹ đối với ta là không gì có thể đền đáp được.

Tóm tắt bài Mẹ - Mẫu 2

Sự sót thương vô bờ của người con khi chứng kiến mẹ mình ngày càng già yếu. Từ đó thấy được tình cảm thiêng liêng, sự hiếu thảo chân thành của người con dành cho mẹ của mình.

Tóm tắt bài Mẹ - Mẫu 3

Tác giả đã so sánh cuộc đời của mẹ với cau và nhận thấy rằng cau thì vẫn thẳng, xanh rờn còn mẹ thì đầu đã bạc. Khi cau gần với trời, mẹ càng gần với đất. Cây càng cao lớn lên thì người mẹ của ta ngày càng già, càng yếu đi. Sao mẹ ta già khiến trời không thể trả lời được vì đây là quy luật của cuộc đời, khi con ngày càng lớn lên thì mẹ sẽ ngày càng già đi. Chúng ta phải biết yêu thương, kính trọng mẹ và trân trọng từng ngày tháng được sống bên mẹ.

Tóm tắt bài Mẹ - Mẫu 4

Bằng lời thơ nhẹ nhàng, thiết tha, tác giả đã so sánh cuộc đời của mẹ với cau và nhận thấy rằng cau thì vẫn thẳng, xanh rờn còn mẹ thì đầu đã bạc. Cây càng cao lớn lên thì người mẹ của ta ngày càng già, càng yếu đi. Hình ảnh cau lại xuất hiện, nhưng lần này không phải là cây cau cao xanh rờn mà là miếng cau khô gầy. Sao mẹ ta già khiến trời không thể trả lời được vì đây là quy luật của cuộc đời, khi con ngày càng lớn lên thì mẹ sẽ ngày càng già đi. Công lao của mẹ đối với ta là không gì có thể đền đáp được.

Tóm tắt bài Mẹ - Mẫu 5

Cây cau càng cao lớn lên thì người mẹ của ta ngày càng già, càng yếu đi. Người con nâng cau trên tay nghĩ đến mẹ mà rơi lệ. Người con hỏi giời: “Sao mẹ ta già?” Và trời không đáp, “mây bay về xa”. Sao mẹ ta già khiến trời không thể trả lời được vì đây là quy luật của cuộc đời, khi con ngày càng lớn lên thì mẹ sẽ ngày càng già đi. Cuộc đời của người mẹ một nắng hai sương, vất vả làm lụng để lo cho con từng giấc ngủ. Khi so sánh mẹ với cây cau, người con càng thấy thương mẹ hơn.

Tóm tắt bài Mẹ - Mẫu 6

Khi cô giáo đến nhà đã thấy En-ri-cô có hành động vô lễ với mẹ. Bố của En-ri-cô biết chuyện nên đã viết thư cho cậu . Trong thư, bố kể về những tháng ngày thơ ấu của En-ri-cô về sự chăm sóc và hy sinh cao cả của mẹ. Bố đã thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc phê bình vừa dịu dàng khuyên bảo. Người bố mong En-ri-cô hiểu ra tình yêu thương của mẹ. Đọc xong bức thư, En-ri-cô đã rất xúc động và hối hận.

Tóm tắt bài Mẹ - Mẫu 7

Sáng hôm ấy, khi cô giáo đến thăm, En-ri-cô đã có thái độ vô lễ với mẹ. Hành động ấy khiến bố En-ri-cô vô cùng tức giận, viết một bức thư để nghiêm khắc cảnh cáo lỗi lầm của cậu. Bức thư của người bố vừa dịu dàng vừa nghiêm khắc, vừa có những lời lẽ yêu thương vừa mang cả sự giận dữ. Trong thư, bố nói về tình yêu thương và sự hy sinh cao cả mà mẹ dành cho En-ri-cô. Đọc xong bức thư, En-ri-cô cảm thấy vô cùng xúc động.

Tóm tắt bài Mẹ - Mẫu 8

En-ri-cô đã vô tình nói những lời lẽ thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo tới thăm nhà. Chính vì vậy, bố đã viết thư cho cậu. Bố chỉ ra hành động thiếu lễ phép của con như là nhát dao đâm vào tim bố. Bố nhắc đến kỉ niệm ngày xưa, khi mẹ đã phải thức đêm, hết mình lo lắng và chăm sóc con. Bố bất ngờ, không tin trước hành động vô lễ của con với mẹ. Sau khi đọc xong bức thư, En-ri-cô cảm thấy vô cùng xúc động.

Tóm tắt bài Mẹ - Mẫu 9

En-ri-cô đã có thái độ vô lễ với mẹ khi cô giáo tới thăm nhà. Biết chuyện bố của En-ri-cô rất đau lòng và đã viết thư cho cậu. Bức thư nói về tình yêu và sự hi sinh của mẹ dành cho En-ri-cô. Trước cách xử lý hết sức tế nhị nhưng vẫn vô cùng quyết liệt và gay gắt của bố, En-ri-cô đã nhận ra lỗi sai và vô cùng hối hận.

Tóm tắt bài Mẹ - Mẫu 10

Một lần, cô giáo đến thăm nhà, En-ri-cô đã có thái độ thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vừa yêu thương vừa tức giận. Trong thư, bố nói về tình yêu, về sự hy sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô. Đọc xong bức thư, En-ri-cô cảm thấy vô cùng hối hận.

Tóm tắt bài Mẹ - Mẫu 11

Phăng-tin, người phụ nữ nghèo khổ, bất hạnh. Chị bị đuổi khỏi xưởng may, gửi con gái Cô-dét cho vợ chồng Tê-nác-đi-ê nuôi, mỗi tháng gửi tiền. Cuộc sống càng trở nên khó khăn. Đám chủ nợ áp đặt liên tục. Vợ chồng Tê-nác-đi-ê tìm mọi cách để lấy tiền từ Phăng-tin. Chị phải bán tóc dài để mua váy len cho con gái, bán cả hai chiếc răng để gửi vàng cho con chữa bệnh. Nhưng tất cả chỉ là mánh khóe của đôi vợ chồng tàn nhẫn. Phăng-tin không biết. Sau khi bán tóc và răng, chị chẳng còn muốn nhìn gương, mặc kệ quần áo rách nát. Bệnh tình ngày càng nặng nề. Những đồng lương ít ỏi không đủ trang trải cuộc sống. Nỗi đau giày vò khiến chị căm ghét mọi thứ, kể cả ông Ma-đơ-len mà chị từng tôn trọng. Vợ chồng Tê-nác-đi-ê lại đe dọa qua thư, yêu cầu một trăm phơ-răng, nếu không sẽ để Cô-dét đói khát ngoài đường. Điều này khiến Phăng-tin bất lực. Một trăm phơ-răng là số tiền mà chị có lẽ cả đời cũng không kiếm được. Bước vào con đường tuyệt vọng, Phăng-tin quyết định bán thân để bảo vệ đứa con gái Cô-dét đáng yêu của mình.

Tóm tắt bài Mẹ - Mẫu 12

Phăng-tin bị trục xuất khỏi xưởng may, phải cố gắng sống sót để trả nợ và gửi tiền về nuôi con. Vợ chồng Tê-nác-đi-ê không ngừng áp đặt, rút cạn từng đồng của chị. Cô-dét bị bảo trần truồng rách, cần cái váy len với giá mười phơ-răng. Lúc khác, Cô-dét bị bệnh, cần bốn mươi phơ-răng để chữa trị. Phăng-tin nghèo đói không còn cách nào khác. Chị phải bán tóc và hai chiếc răng để có tiền gửi về nuôi con. Cuộc sống của chị ngày càng khó khăn. Phăng-tin không quan tâm đến vẻ ngoại hình. Bọn chủ nợ áp đặt, thậm chí, vợ chồng Tê-nác-đi-ê đe dọa sẽ đuổi Cô-dét ra khỏi nhà nếu Phăng-tin không gửi một trăm phơ-răng. Đối mặt với bước đường cùng, chị quyết định bán lấy bản thân, bước vào con đường gái điếm. 

Tóm tắt bài Mẹ - Mẫu 13

Sau khi bị trục xuất khỏi xưởng may, cuộc sống của Phăng-tin trở nên u ám. Chị phải làm công việc với mức lương thấp, đồng thời đối mặt với đám chủ nợ và phải xoay xở để gửi tiền về nuôi con gái. Vợ chồng Tê-nác-đi-ê nỗ lực tìm mọi cách để lấy tiền từ chị. Từ mười phơ-răng dành để mua váy len, chúng đòi đến bốn mươi phơ-răng để chi trả cho việc chữa bệnh của Cô-dét. Phăng-tin buộc phải bán cả tóc và răng, hy sinh vẻ đẹp của mình chỉ để làm hài lòng chúng. Nhưng trên thực tế, Cô-dét không nhận được gì. Bệnh tình của Phăng-tin ngày càng trầm trọng. Chị sống tạm bợ trên căn gác xép, quần áo rách tả tơi. Chị làm mười bảy tiếng mỗi ngày chỉ để nhận lại chín xu - con số quá ít ỏi. Tuy vậy, chủ nợ vẫn mè nheo. Thậm chí, vợ chồng Tê-nác-đi-ê ép buộc chị phải gửi một trăm phơ-răng mới chăm sóc Cô-dét. Đau lòng cho đứa con, Phăng-tin quyết định hy sinh bản thân, trở thành gái điếm. 

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

Mẹ - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

- Đỗ Trung Lai sinh ngày 7/4/1950. Quê quán: Thôn Hạ, Phùng Xá (làng Bùng), Mỹ Đức, Hà Đông cũ (nay thuộc Hà Nội).

- Tốt nghiệp khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khóa 1968-1972. Nhập ngũ: 5/1972. Nguyên trưởng phòng Quân đội nhân dân cuối tuần, báo Quân đội nhân dân. Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam. Nguyên Phó tổng biên tập thường trực báo Tiếng nói Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn, Hội Nhà báo Việt Nam.

- Các tác phẩm tiêu biểu:

+ Đêm sông Cầu - Thơ- NXB Quân đội Nhân dân, 1990

+ Anh, em và những người khác- Thơ- NXB Văn học, 1990.

+ Đỗ Trung Lai, Thơ và tranh - NXB Quân đội Nhân dân, 1998.

+ Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu - Truyện ngắn và ký- NXB Quân đội Nhân dân, 2000.

2. Tác phẩm

Thể loại: Thể thơ 4 chữ

Xuất xứ:

Mẹ - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

Bài thơ Mẹ được trích từ tập thơ Đêm sông Cầu (NXB Quân đội nhân dân, 2003), đoạt Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng (1994).

Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp biểu cảm

Nội dung chính: Bài thơ là cảm xúc yêu thương, tiếc nuối của tác giả khi thấy mẹ ngày một già đi.

Bố cục:

Chia bài thơ 2 đoạn:

- Đoạn 1: 3 khổ thơ đầu: Hình ảnh đối lập giữa mẹ và cây cau

- Đoạn 2: 2 khổ thơ cuối: Cảm xúc, tâm trạng của con khi nghĩ về mẹ.

Giá trị nội dung:

Bài thơ thể hiện sự xót thương, buồn bã của con khi nghĩ đến mẹ. Qua đó ca ngợi sự hiếu thảo, yêu thương mẹ của con.

Giá trị nghệ thuật:

- Giọng điệu thơ tâm tình, sâu sắc, nhẹ nhàng thể hiện tình cảm của con dành cho mẹ

- Thể thơ 4 chữ kết hợp với ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu.

- Biện pháp tu từ so sánh “cau” và “mẹ” xuyên suốt bài thơ.

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống