Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 31: Thụ tinh, kết quả và tạo hạt mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Giáo án Sinh 6
Tuần 20 - Tiết 39:
Ngày soạn:06/01/2012
Bài 31: THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được thụ tinh là gì? Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, thấy được mối
quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.
- Nhận biết được dấu hiệu cơ bản của thụ phấn.
- Xác định sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi thụ tinh.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát , nhận biết, hoạt động nhóm, vận dụng kiến
thức giải thích hiện tượng thực tế.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức trồng, bảovệ cây.
II. Đồ dùng dạy - học: tranh phóng to hình 31.1 SGK
III. Hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ:
Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì? Trong trường hợp nào thì thụ
phấn nhờ người là cần thiết?
2. Bài mới: * Mở bài: tiếp theo thụ phấn là hiện tượng thụ tinh để dẫn đến kết
hạt và tạo quả.
Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng nảy mầm của hạt phấn
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
+ Hướng dẫn HS quan sát hình 31.1, tìm hiểu chú thích |
+ Quan sát hình, chú thích, đọc thông tin mục 1 + Mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt phấn |
Giáo án Sinh 6
+ Yêu cầu HS đọc thông tin SGK Trả lời câu hỏi: Mô tả hiện tượng nảy mầm ở hạt phấn? + GV nêu kết luận. |
+ Chỉ trên tranh sự nảy mầm của hạt phấn và đường đi của ống phấn + Nghe và ghi nhớ kiến thức. |
Kết luận:
- Hạt phấn hút chất nhầy trương lên nảy mầm thành ống phấn.
- Tế bào sinh dục đực chuyển đến đầu ống phấn.
- Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu noãn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thụ tinh
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
+ Yêu cầu HS tiếp tục quan sát hình 30.1 SGK, đọc thông tin mục 2 + Nêu câu hỏi: - Sự thụ tinh xảy ra ở phần nào của hoa? - Sự thụ tinh là gì? - Tại sao sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính? + Yêu cầu HS thảo luận nhóm các câu hỏi đại diện nhóm báo cáo. + GV nhấn mạnh: sự sinh sản hữu tính có sự tham gia của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. Tế bào sinh dưỡng không có tế bào sinh dục đực, cái. |
+ Đọc thông tin, quan sát hình 31.1 + Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi: - Sự thụ tinh xảy ra ở noãn. - Sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử thụ tinh. - Do có sự kết hợp giữa sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. + Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận các nhóm nhận xét, bổ sung. |
Kết luận:
Giáo án Sinh 6
- Thụ tinh là sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp
tử.
- Sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính vì có sự tham gia của tế bào
sinh dục đực và cái trong thụ tinh.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự kết hạt và tạo quả
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
+ Yêu cầu HS tự đọc thông tin mục 3 trả lời câu hỏi: - Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành? - Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành các bộ phận nào của hạt? + GV: 1 noãn thụ tinh tạo 1 hạt. - Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành? Quả có chức năng gì? |
+ Đọc thông tin trả lời câu hỏi: - Noãn phát triển thành hạt chứa phôi. - Hợp tử phôi, vỏ noãn vỏ hạt, phần còn lại bộ phận chứa chất dự trữ. - Bầu nhụy quả. Quả bảo vệ hạt. + Lớp nhận xét, bổ sung. |
Kết luận: Sau khi thụ tinh: Hợp tử phôi, noãn hạt chứa phôi, bầu nhụy quả chứa hạt. Các bộ phận khác của hoa héo và rụng đi. |
Keát luaän chung: HS đọc phần ghi nhớ SGK
3. Kiểm tra, đánh giá:
1. Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh?
2. Quả, hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
4. Dặn dò:
+ Học bài, trả lời câu hỏi SGK
+ Đọc mục”Em có biết?”
+ Chuẩn bị quả theo nhóm: đậu Hà Lan, cà chua, chanh, táo, me, lạc, bằng lăng.
Giáo án Sinh 6
* Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.......................................