TOP 10 mẫu Tóm tắt Lời của cây 2025 hay, ngắn gọn

Tải xuống 2 1.8 K 0

Tài liệu tóm tắt Lời của cây môn Ngữ văn lớp 7 bộ Chân trời sáng tạo ngắn gọn, chi tiết gồm có 10 bài tóm tắt tác phẩm Lời của cây hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 7.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tóm tắt Lời của cây

Bài giảng: Lời của cây - Chân trời sáng tạo

Tóm tắt bài Lời của cây - Mẫu 1

Tác giả Trần Hữu Thung đã dùng những lời lẽ mộc mạc, giản dị cùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa để miêu tả quá trình lớn lên của mầm cây và hi vọng sau này cây lớn lên làm xanh bầu trời.

Tóm tắt bài Lời của cây - Mẫu 2

Bài thơ như tiếng lòng của tác giả với thiên nhiên: mầm cây xanh, tác giả đã nói về quá trình lớn lên của mầm cây và ước mong sau này cây lớn lên sẽ làm đẹp cho bầu trời, cho cuộc đời.

Tóm tắt bài Lời của cây - Mẫu 3

Bằng thể thơ bốn chữ cùng những từ ngữ mộc mạc, gợi hình, gợi cảm, tác giả Trần Hữu Thung đã vẽ nên quá trình lớn lên của mầm cây non. Tác giả mong rằng sau này cây lớn lên sẽ làm đẹp cho đời.

Tóm tắt Lời của cây hay, ngắn nhất (4 mẫu) | Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt bài Lời của cây - Mẫu 4

Bài thơ “Lời của cây” là tình cảm mà tác giả bày tỏ về quá trình hạt mầm lớn lên thành cây cùng mong muốn cây sau này sẽ góp đất xanh trời.

Tóm tắt bài Lời của cây - Mẫu 5

Hạt cây khi còn nằm trong tay thì lặng thinh, không cử động. Nhưng khi được gieo xuống đất, mầm bắt đầu nảy lên. Mầm cây cần được chăm sóc với đủ nắng, tránh gió và mưa giông để thành cây. Khi đã đủ thời gian, thân và lá xanh bắt đầu xuất hiện và dần lớn lên.

Tóm tắt bài Lời của cây - Mẫu 6

Bài thơ ‘Lời của cây’ thể hiện suy nghĩ của tác giả về quá trình một hạt giống lớn lên thành cây và niềm hy vọng cây sau này sẽ góp phần tạo nên màu xanh tươi cho trời đất.

Tóm tắt bài Lời của cây - Mẫu 7

Bài thơ này giống như tấm lòng của tác giả hướng về thiên nhiên. Bài thơ ‘Lời của cây’ kể về quá trình nảy mầm của một mầm cây và niềm mong cây lớn lên sẽ tô điểm cho bầu trời và cuộc sống.

Tóm tắt bài Lời của cây - Mẫu 8

Trong bài thơ ‘Lời của cây’ tác giả Trần Hữu Thung đã sử dụng những ngôn từ giản dị, dễ hiểu, hồn nhiên một cách đầy yêu thương để miêu tả quá trình một hạt mầm mọc thành cây và cái cây sau này trở thành khát vọng được góp sức cống hiến cho trời đất xanh.

Tóm tắt bài Lời của cây - Mẫu 9

Bằng thể thơ bốn chữ cùng những từ ngữ mộc mạc, gợi hình, gợi cảm,  tác giả Trần Hữu Thung đã vẽ nên quá trình lớn lên của mầm cây non tác giả mong rằng sau này cây lớn lên sẽ làm đẹp cho đời.

Tóm tắt bài Lời của cây - Mẫu 10

Tác giả Trần hữu thung đã sử dụng ngôn từ giản dị và thủ pháp nghệ thuật nhân hóa để diễn tả quá trình trưởng thành của một cái cây và mong muốn cây sẽ lớn lên và nhuộm xanh bầu trời.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả Trần Hữu Thung

Lời của cây | Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tiểu sử

- Trần Hữu Thung (1923-1999)

- Quê quán: Diễn Minh, Diễn Châu, Nghệ An

- Xuất thân trong một gia đình nông dân

Sự nghiệp

- Ông tham gia Cách mạng từ năm 1944 và bắt đầu làm thơ từ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Phong cách sáng tác: Trần Hữu Thung có phong cách một nhà thơ dân gian, thơ ông thể hiện sự mộc mạc, dân dã, chân chất, hồn nhiên của người dân quê

- Các tác phẩm tiêu biểu: Dặn con (1955), Gió Nam (1962), Đất quê mình (1971), Tiếng chim đồng (1975), Anh vẫn hành quân (1983)...

2. Tác phẩm

Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- In trong Những bài thơ em yêu, Phạm Hổ, Nguyễn Nghiệp tuyển chọn

b. Bố cục

Văn bản Lời của cây được chia thành 2 phần:

- Phần 1 (5 khổ thơ đầu): Qúa trình phát triển thành cây của hạt mầm

- Phần 2 (khổ cuối): Lời giới thiệu của cây về sự xuất hiện của mình

c. Chủ đề

 Bài thơ thể hiện tình yêu thương, trân trọng những mầm xanh thiên nhiên

d. Thể loại

Văn bản Lời của cây thuộc thể loại thơ bốn chữ

e. Phương thức biểu đạt

Phương thức biểu đạt của văn bản Lời của cây là biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự

Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung của văn bản Lời của cây

- Lời của cây ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây. Qua đó, thể hiện tình cảm, cảm xúc nâng niu, trân trọng mà nhân vật trình dành cho mầm cây.

- Bài thơ như một bức thông điệp gửi đến người đọc: Hãy yêu cây, trân trọng sự sống của cây, bởi cây làm nên một phần cuộc sống xinh đẹp, đáng yêu này

b. Giá trị nghệ thuật của văn bản Lời của cây

- Thể thơ bốn chữ, lối viết giản dị, gần gũi, bài thi ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây.

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống