Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài ca dao số 2 hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Đoạn văn cảm nhận về bài ca dao số 2
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận của em về bài ca dao số 2
Đoạn văn cảm nhận về bài ca dao số 2 - Mẫu 1
Nhắc đến Việt Nam, bạn bè bốn phương phải nghiêng mình thán phục một dân tộc bé nhỏ nhưng không bao giờ chịu khuất phục trước gót giày ngoại xâm. Lịch sử Việt Nam anh hùng đã được ghi dấu trong những áng văn chương từ thời cổ xưa cho đến hiện đại. Vẻ đẹp ấy in hằn trong truyền thuyết, cổ tích, tục ngữ và trong cả những câu ca dao dân ca mượt mà, lắng đọng:
Em đố anh từ nam chí bắc,
Sông nào là sông sâu nhất?
Núi nào là núi cao nhất ở nước ta?
Anh mà giảng được cho ra,
Thì em kết nghĩa giao hoà cùng anh.
- Sâu nhất là sông Bạch Đằng,
Ba lần giặc đến ba lần giặc tan.
Cao nhất là núi Lam Sơn,
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.
Bài ca dao đã giới thiệu về đẹp về truyền thống giữ nước oai hung của dân tộc. Tác giả dân gian đã giới thiệu địa danh lịch sử, gắn với những chiến công lịch sử oanh liệt của dân tộc ta, đó là sự kiện ba lần phá tan quân xâm lược trên sông Bạch Đằng để giữ cho nhân dân cuộc sống ấm no. Đó là cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn chiến thắng giặc Minh ngông cuồng, giành lại độc lập cho dân tộc. Đó là hai trong những trang sử oanh liệt, tự hào của nhân dân ta. Qua đó, tác giả dân gian đã thể hiện niềm tự hào, yêu mến sâu sắc đối với dân tộc Việt Nam ta.
Đoạn văn cảm nhận về bài ca dao số 2 - Mẫu 2
Sông Bạch Đằng, con sông đã gắn liền với 3 cuộc khởi nghĩa rất vĩ đại của dân tộc việt ta. Đầu tiên là cuộc khởi nghĩa của Ngô Quyền. Ông cho cắm cọc nhọn đầu bịt sắt để chặn thủy binh của quân Nam Hán. Kế sách của ông đã được áp dụng dưới thời Tiền Lê - Lê Hoàn chống quân Tống lần thứ nhất. Và Trần Hưng Đạo trong trận tiêu diệt quân Mông-Nguyên. Đúng là không ngoa khi nói 3 lần giặc đến ba lần giặc tan. Ba lần ấy đã viết lên trang sử hào hùng của đất nước Việt Nam sau hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Qua câu ca dao: "Sâu nhất là sông Bạch Đằng/ ba lần giặc đến ba lần giặc tan", ta càng thêm tự hào về những dòng sử hào hùng của đất nước Việt Nam thân yêu!
Đoạn văn cảm nhận về bài ca dao số 2 - Mẫu 3
Bài ca dao nói lên mối quan hệ thân thiết, gắn bó tình cảm trong gia đình. Đó là mối quan hệ giữa con cháu đối với tổ tiên, ông bà, là mối quan hệ anh em ruột thịt.
Cây cối có cội có gốc, sông thì có nguồn. Nhờ có gốc bền rễ sâu mà cành lá mới xanh tươi, đơm hoa kết trái. Nhờ có nguồn mà nước ở sông không bao giờ cạn. Con người cũng vậy, phải "có cố, có ông", có tổ tiên, ông bà mới có cha mẹ, con cháu. Chữ "có" được điệp lại bốn lần khẳng định một chân lý, một điều hiển nhiên về nguồn gốc của loài người chúng ta. So sánh " Như cây có cội như sông có nguồn" khiến hình ảnh trở nên cụ thể, giản dị, dễ hiểu. Bài học về sự thủy chung "Uống nước nhớ nguồn" cũng được dẫn dắt một cách tự nhiên, con cháu phải biết ghi nhớ tổ tiên, ông bà, không được vong ơn bội nghĩa :
Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn
Chẳng thế mà các bài học truyền thống về đạo lý như biết ơn ông bà, tổ tiên luôn được truyền dạy cho các thế hệ sau như một đức tính tốt đẹp cần được duy trì. Bài ca dao đã nhắc nhở mỗi con người nhớ về nguồn cội, gốc tích của mình cùng với lòng biết ơn sâu sắc dành cho ông bà, tổ tiên.
Đoạn văn cảm nhận về bài ca dao số 2 - Mẫu 4
Bài ca dao đã cho thấy vẻ đẹp của mảnh đất xứ Lạng. Với cách mở đầu bằng một câu hỏi tư từ giống như một lời gợi mở. Tưởng chừng như con đường lên xứ Lạng chẳng cách bao xa. Nhưng thực tế ở câu trả lời sau đó mới thấy hết được vẻ hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây. Cách nói “cách một trái núi với ba quãng đồng” lại cho thấy sự xa xôi, cách trở của mảnh đất này. Và trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ đó, con người có thể bao quát được những núi thành Lạng, những sông Tam Cờ. Đây đều là những địa danh nổi tiếng của vùng đất quê hương này. Từ đây, chúng ta càng thêm yêu vẻ đẹp đẽ của đất nước Việt Nam.
Đoạn văn cảm nhận về bài ca dao số 2 - Mẫu 5
Non sông, Tổ quốc ta thật đẹp. Bài ca dao đã phác họa rõ nét các địa danh có đặc điểm lịch sử, văn hóa nổi bật thông qua hình thức đối đáp phổ biến trong ca dao, dân ca. Các địa điểm lịch sử được khéo léo đưa vào một cách gần gũi, thân thuộc với từng con người: thành Hà Nội, sông Lục Đầu, sông Thương, núi Đức Thánh Tản, đền Sòng, trải dài trên mọi miền đất nước. Phần đầu là lời hỏi của chàng trai và phần sau là lời đáp của cô gái, đây là hình thức để trai gái thử tài nhau. Chàng trai đã lựa những nét tiêu biểu để hỏi, cô gái biết rất rõ câu trả lời và trả lời đúng ý người hỏi. Đó là một cách thức chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước. Những chàng trai, cô gái hiểu ý nhau như thế, cùng chung những tình cảm như thế, họ hiểu nhau và cùng yêu quê hương tổ quốc. Có thể nói, bên cạnh tình yêu trai gái đơn thuần giờ đây đã lan tỏa thành tình yêu đối với quê hương, với những người xung quanh. Nó trở thành một tình yêu to lớn, vĩ đại và bền chặt.
Đoạn văn cảm nhận về bài ca dao số 2 - Mẫu 6
Bài cao dao số 2 nhại lời nói của thầy bói với người đi xem bói, bài ca dao lật tẩy bản chất của bọn "nói dựa" - thực chất là lợi dụng tâm lí tò mò của người khác để lừa bịp, kiếm tiền. Sự khẳng định của thầy bói nguỵ biện và rất vô nghĩa (về sự giàu nghèo, giới tính của mẹ cha, con cái) vì chỉ khẳng định những điều có tính tất yếu, ai cũng biết. Mặc dù tác giả dân gian không bình luận, nhưng bài ca vẫn toát lên ý nghĩa châm biếm sâu sắc về hiện tượng mê tín dị đoan trong xã hội
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Thể loại: Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
3. Giá trị nội dung:
- Các câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương diễn tả tình cảm tự hào của tác giả dân gian về vẻ đẹp non sông quê nhà của dân tộc.
4. Giá trị nghệ thuật:
- Liệt kê các địa danh,…
- Ngôn ngữ gần gũi với sinh hoạt, giàu hình ảnh.
- Sử dụng lối hỏi đáp.