TOP 20 Đoạn văn Suy nghĩ của em về bài ca dao số 1 (2024) SIÊU HAY

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn Suy nghĩ của em về bài ca dao số 1 hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Đoạn văn Suy nghĩ của em về bài ca dao số 1

Đề bài: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về bài ca dao số 1

Dàn ý chi tiết:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu bài ca dao.

- Nêu cảm nghĩ chung về bài ca dao.

2. Thân đoạn: Cảm nghĩ về bài ca dao:

- Về nội dung:

+ Công ơn sinh thành, dưỡng dục to lớn như trời bể của cha mẹ.

+ Nhắc nhở con cái phải hiếu thảo, yêu thương cha mẹ.

- Về nghệ thuật:

+ Sử dụng thành công biện pháp so sánh.

+ Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc.

- Nêu lí do thích bài ca dao:

+ Bài ca dao nhắc nhở em phải biết ghi nhớ công lao của cha mẹ. Đồng thời, phải luôn yêu thương, kính trọng đấng sinh thành.

3. Kết đoạn:

- Khẳng định lại giá trị bài ca dao.

TOP 20 Đoạn văn Suy nghĩ của em về bài ca dao số 1 (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đoạn văn Suy nghĩ của em về bài ca dao số 1 - Mẫu 1

Lịch sử của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã ngót ngàn năm. Hàng trăm thế hệ nối tiếp nhau đổ mồ hôi, xương máu để xây dựng mảnh đất này thành gương mặt tiêu biểu cho Việt Nam giàu đẹp. Hà Nội được coi là một vùng đất thiêng, là nơi kết tụ tinh hóa của quốc gia, dân tộc. Bởi vậy cho nên người Hà Nội rất tự hào khi nhắc tới mảnh đất nghìn năm văn hiến này:

Rủ nhau chơi khắp Long Thành,

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai

Kinh thành Thăng Long trong bài ca dao được gợi lên với đầy đủ tên gọi của 36 phố phường. Các tên phố phường đều gắn với sản vật riêng của nơi đó: Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Buồm,… những cái tên vừa dễ nhớ vừa gợi lên các sản vật khiến du khách khó có thể quên khi một lần đặt chân đến thăm. Cảnh vật và con người hiện lên đông đúc, náo nhiệt được tác giả so sánh “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”. Đó là cách so sánh đầy ý vị, khiến cảnh vật hiện lên như một bức tranh sinh động và có hồn. Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” đã góp phần thể hiện niềm tự hào về sự đông đúc, nhộn nhịp của phố phường Hà Nội và thể hiện tình cảm lưu luyến của tác giả khi phải xa Long Thành. Có thể thấy, qua việc tái hiện lại không khí sôi nổi và giàu có của Long Thành, tác giả đã ngầm thể hiện tình yêu mến đối với mảnh đất rồng thiêng của chúng ta.

Đoạn văn Suy nghĩ của em về bài ca dao số 1 - Mẫu 2

Non sông, Tổ quốc ta thật đẹp. Bài ca dao đã phác họa rõ nét các địa danh có đặc điểm lịch sử, văn hóa nổi bật thông qua hình thức đối đáp phổ biến trong ca dao, dân ca. Các địa điểm lịch sử được khéo léo đưa vào một cách gần gũi, thân thuộc với từng con người: thành Hà Nội, sông Lục Đầu, sông Thương, núi Đức Thánh Tản, đền Sòng, trải dài trên mọi miền đất nước. Phần đầu là lời hỏi của chàng trai và phần sau là lời đáp của cô gái, đây là hình thức để trai gái thử tài nhau. Chàng trai đã lựa những nét tiêu biểu để hỏi, cô gái biết rất rõ câu trả lời và trả lời đúng ý người hỏi. Đó là một cách thức chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước. Những chàng trai, cô gái hiểu ý nhau như thế, cùng chung những tình cảm như thế, họ hiểu nhau và cùng yêu quê hương tổ quốc. Có thể nói, bên cạnh tình yêu trai gái đơn thuần giờ đây đã lan tỏa thành tình yêu đối với quê hương, với những người xung quanh. Nó trở thành một tình yêu to lớn, vĩ đại và bền chặt.

Đoạn văn Suy nghĩ của em về bài ca dao số 1 - Mẫu 3

Ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước vô cùng phong phú và gợi cảm. Mỗi chôn quê là một bức tranh đẹp nên thơ. Mến thương, tự hào, thương nhớ là những tình cảm sâu nặng của nhân dân ta gửi gắm qua những vần ca dao ngọt ngào sâu lắng về đất nước quê hương. Hình ảnh quê hương đất nước trong ca dao dân ca đã giúp ta hiểu sâu ý thơ trên. Ca dao dân ca như dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn ta. Ta cảm thấy tâm hồn mình lớn lên cùng đất nước quê hương, cùng ca dao dân ca. Trong bài đọc, ta cảm nhận đc sự tình cảm thiêng liêng, cao quý không gì sánh bằng. Tôi yêu quê hương, yêu đất nước, bài thơ gợi lên những tình cảm thắm đậm của người Việt.

Đoạn văn Suy nghĩ của em về bài ca dao số 1 - Mẫu 4

Tình yêu quê hương, đất nước, con người là một nội dung khá phổ biến của ca dao, dân ca. Đây là một trong những dề tài tiêu biểu của ca dao. Ẩn chứa trong những câu hát là tình yêu chân thành, là niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người. Bài ca dao trên là một trong những ví dụ tiêu biểu. Bài ca dao được thể hiện theo lối đối đáp đầy đặc sắc. Đây là câu hỏi và lời đáp về những địa danh nổi tiếng của đất nước trong những buổi hát giao lưu, giao duyên của hai bên nam nữ ở các dịp lễ hội. Các câu hỏi xoay quanh kiến thức địa lí, lịch sử,văn háo dân tộc. Cái duyên, cái tình được ẩn hiện trong cái đẹp, tự hào về dất nước. Lời đối đáp của chàng trai, cô gái đã làm hiện lên một giang sơn gấm vóc, một đất nước có biết bao danh lam, thắng cảnh, những huyền tích huyền thoại diệu kì. Tất cả đều cho thấy một tình yêu cháy bỏng với mảnh đất này.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Thể loại: Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.

2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

3. Giá trị nội dung:

- Các câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương diễn tả tình cảm tự hào của tác giả dân gian về vẻ đẹp non sông quê nhà của dân tộc.

4. Giá trị nghệ thuật

- Liệt kê các địa danh,…

- Ngôn ngữ gần gũi với sinh hoạt, giàu hình ảnh.

- Sử dụng lối hỏi đáp.

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống