TOP 20 Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ nước mình 2024 SIÊU HAY

Tải xuống 1 3.1 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ nước mình hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ nước mình

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ nước mình

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ nước mình - Mẫu 1

Lâm Thị Mỹ Dạ với bài thơ “Chuyện cổ nước mình” đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Bài thơ được mở đầu bằng lời khẳng định về tình yêu dành cho “chuyện cổ”: “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi”. Đồng thời, tác giả cũng ca ngợi “chuyện cổ” vừa “nhân hậu, lại tuyệt vời sâu xa” - gửi gắm những bài học cho con cháu mai sau. Đó là lối sống tình nghĩa thủy chung hay sống hiền lành, nhân hậu thật đáng quý biết bao. Nhân vật trữ tình trong bài - “tôi” đã có được những câu chuyện cổ là hành trang vô cùng hữu ích. Lâm Thị Mỹ Dạ đã giúp tôi hiểu thêm về quá khứ vẻ vang của dân tộc. Thời gian qua có thể trải qua hàng thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được kể lại từ đời này qua đời khác. Những câu thơ ngắn gọn nhưng giúp người đọc hình dung ra về truyện cổ tích với chàng Thạch Sanh thông minh, cô Tấm hiền lành hay anh chàng đẽo cày giữa đường… Từ đó, nhà thơ gửi gắm về cách sống của con người Việt Nam từ ngàn đời này. “Chuyện cổ nước mình” đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa”trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Có thể thấy, bài thơ sử dụng những hình ảnh quen thuộc, ngôn ngữ giản dị để giúp người đọc hiểu hơn về “chuyện cổ”. Khi đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, tôi đã hiểu được vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích “chuyện cổ” nước mình, để từ đó tôi cũng biết yêu quý và trân trọng nhiều hơn.

TOP 20 Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ nước mình 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ nước mình - Mẫu 2

“Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ đã đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ để thêm phần yêu mến, trân trọng hơn. Theo cách hiểu của tôi, chuyện cổ là những câu chuyện được lưu truyền từ thời xa xưa. Khi đọc những câu thơ đầu tiên, tôi cảm nhận được tình yêu của tác giả dành cho “chuyện cổ nước mình”. Những giá trị nhân văn cao đẹp đã được gửi gắm như tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc và ở hiền gặp lành. Điều đó khiến tôi hiểu ra vì sao “chuyện cổ” lại được trân trọng. Những câu thơ tiếp theo, Lâm Thị Mỹ Dạ sử dụng những hình ảnh quen thuộc trong những câu chuyện cổ. Tôi bắt gặp những hình ảnh Thạch Sanh dũng cảm, cô Tấm hiền lành, hay anh chàng đẽo cày giữa đường,… Cuối cùng, nhà thơ khẳng định “chuyện cổ” đã trở thành hành trang quan trọng trong cuộc sống. Chuyện cổ nước mình giúp tôi có thêm bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Tôi rất yêu thích bài thơ này.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ nước mình - Mẫu 3

Truyện cổ Việt Nam là một di sản tinh thần quý giá mà cha ông để lại cho con cháu. Những tình cảm yêu quý, trân trọng dành cho thể loại truyện này của người dân ta đã được nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ nói hộ trong bài thơ Chuyện cổ nước mình. Trong bài thơ, những nhân vật cổ tích quen thuộc đã lớn lên cùng chúng ta lần lượt được xuất hiện. Mỗi người đều đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp, đều mang đến những bài học ý nghĩa, những ước mơ cao cả. Các tư tưởng, đạo lý quan trọng mà cha ông muốn dạy cho con cháu đã dược truyền tải nhẹ nhàng và tự nhiên qua các câu chuyện, nhân vật ấy. Nhờ vậy mà các bài học ấy chẳng hề nặng tính giáo điều hay lý thuyết. Từ Chuyện cổ nước mình, tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ gửi gắm những yêu thương và tự hào về truyện cổ Việt Nam. Tình cảm chân thành của nhà thơ cũng là tình cảm mà trái tim em luôn ấp ủ. Vì vậy, em rất yêu thích và đồng điệu với bài thơ Chuyện cổ nước mình.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ nước mình - Mẫu 4

“Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những bài thơ mà tôi cảm thấy yêu thích nhất. Ở những câu thơ đầu tiên, nhà thơ đã bộc lộ trực tiếp tình yêu dành cho “chuyện cổ nước mình”. Tiếp đến, những nhân vật quen thuộc thường xuất hiện trong những câu chuyện cổ được kể đến. Người đọc thấy hiện ra trước mắt mình là hình ảnh Thạch Sanh dũng cảm, cô Tấm hiền lành, hay anh chàng đẽo cày giữa đường. Đọc những câu thơ đó, tôi như được lạc vào thế giới của những câu chuyện cổ. Cuối cùng, nhà thơ khẳng định rằng “chuyện cổ” đã trở thành hành trang quan trọng trong cuộc sống. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát, hình ảnh gần gũi và ngôn từ giản dị. Có thể khẳng định, Chuyện cổ nước mình là một bài thơ hay, giàu ý nghĩa.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ nước mình - Mẫu 5

Chuyện cổ nước mình là một bài thơ lục bát với nhịp thơ có tiết tấu nhịp nhàng như bài đồng dao, chứa đựng những cảm xúc chân thành của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ dành cho truyện cổ nước nhà. Đó là tình yêu thương, là niềm tự hào, trân quý. Tác giả yêu những câu chuyện cổ, bởi những câu chuyện ấy không chỉ hay, mà còn ẩn chứa những bài học nhân văn, giá trị cho con người. Tác giả tự hào, bởi những đạo lý, tư tưởng cao cả mà cha ông ta gửi gắm trong từng câu chuyện. Và trân quý, bởi chính những câu chuyện cổ ấy, là cả một vũ trụ chứa đựng biết bao điều về cuộc sống, ước mơ, hoài bão của cha ông ta của rất lâu về trước. Chính các câu chuyện ấy đã là sợi dây nối liền hai chiều lịch sử, gắn kết những thế hệ cách xa lại với nhau. Những câu chuyện cổ đã làm trọn sứ mệnh cao cả của mình trong suốt mấy trăm năm lịch sử như thế đó.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ nước mình - Mẫu 6

Tôi rất thích bài thơ Chuyện cổ nước mình của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Khi đọc hết bài thơ, tôi đã hiểu được giá trị nhân văn cao đẹp của chuyện cổ. Mở đầu bài thơ, tác giả đã trực tiếp bộc lộ “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi” - một thứ tình cảm chân thành. Tiếp đến, tôi đã hiểu được ý nghĩa của chuyện cổ, đó là gửi gắm những bài học về tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc hay ở hiền gặp lành. Trong hành trình của cuộc sống, “tôi” có được những câu chuyện cổ là hành trang để bước đi. Thời gian qua có thể trải qua hàng thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được kể lại từ đời này qua đời khác. Khi đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, tôi đã hiểu được vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích những câu chuyện cổ nước mình như vậy. Và từ đó, tôi cũng thêm yêu mến, trân trọng chuyện cổ nhiều hơn.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ nước mình - Mẫu 7

Một trong những bài thơ mà em cảm thấy vô cùng yêu thích là “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ. Câu thơ mở đầu là lời bộc lộ một cách trực tiếp cho tình yêu dành cho chuyện cổ: “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi”. Cùng với đó, tác giả đã ca ngợi “chuyện cổ” vừa “nhân hậu, lại tuyệt vời sâu xa”. Bởi đó là nơi để ông cha ta gửi gắm những bài học quý giá cho con cháu. Em đã thấy được lối sống tình nghĩa thủy chung hay hiền lành, nhân hậu thật đáng quý. Bên cạnh đó, những câu chuyện cổ còn là sợi dây gắn kết giữa thế hệ trước và thế hệ sau. Nhà thơ còn khắc họa thế giới cổ tích qua hình ảnh về chàng Thạch Sanh thông minh, cô Tấm hiền lành hay là anh chàng đẽo cày giữa đường… để từ đó truyền tải bức thông điệp: “Ở hiền gặp lành”. “Chuyện cổ nước mình” đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Bài thơ đã sử dụng những hình ảnh quen thuộc, ngôn ngữ giản dị để giúp người đọc hiểu hơn về “chuyện cổ”. Đọc thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ nước mình - Mẫu 8

Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Từ đó, mỗi người sẽ thêm yêu mến hơn kho tàng văn học quý giá của nước mình. Những câu chuyện đó đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc và ở hiền gặp lành. Tất cả chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời để thế hệ sau giữ gìn và học tập theo. Từ đó, nhà thơ khẳng định “chuyện cổ” đã trở thành hành trang quan trọng trong cuộc sống. Và những câu chuyện cổ gửi gắm bài học nhân văn sâu sắc chắc chắn sẽ còn mãi với thời gian. Chuyện cổ nước mình giúp người đọc nhận ra những bài học ý nghĩa. Với lời thơ giản dị, giọng điệu sâu lắng - bài thơ quả là một tác phẩm ý nghĩa.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ nước mình - Mẫu 9

“Chuyện cổ nước mình” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã đưa tôi vào thế giới diệu kì của những câu chuyện cổ. Ở những câu thơ đầu tiên, tác giả đã bộc lộ trực tiếp tình yêu dành cho “chuyện cổ nước mình”. Bởi những câu chuyện đó đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc và ở hiền gặp lành. Tất cả chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời. Tiếp theo, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh quen thuộc trong những câu chuyện cổ. Người đọc thấy hiện ra trước mắt mình là hình ảnh Thạch Sanh dũng cảm, cô Tấm hiền lành, hay anh chàng đẽo cày giữa đường… Những câu chuyện đó đều gửi gắm một bài học của ông cha ta dành cho con cháu. Cuối cùng, nhà thơ khẳng định rằng “chuyện cổ” đã trở thành hành trang quan trọng trong cuộc sống. Với lời thơ giản dị, giọng điệu sâu lắng - bài thơ quả là một tác phẩm ý nghĩa. Khi đọc bài thơ, tôi đã nhận ra được nhiều điều ý nghĩa.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ nước mình - Mẫu 10

Đến với bài thơ “Chuyện cổ nước mình”, Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Tác giả đã cho thấy những câu chuyện cổ đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc hay ở hiền gặp lành. Và trong hành trình của cuộc sống, “tôi” có được những câu chuyện cổ là hành trang vô cùng hữu ích. Tác giả đã giúp người đọc hiểu hơn về quá khứ của dân tộc mình. Thời gian qua có thể trải qua hàng thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được kể lại từ đời này qua đời khác. Những câu chuyện cổ đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Khi đọc thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích những câu chuyện cổ nước mình

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống