TOP 20 bài Cảm nhận về bài ca dao số 2 (2024) SIÊU HAY

Tải xuống 1 2.5 K 0

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Cảm nhận về bài ca dao số 2 hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Cảm nhận về bài ca dao số 2

Đề bài: Viết bài văn cảm nhận về bài ca dao số 2

Cảm nhận về bài ca dao số 2 - Mẫu 1

Bài ca dao nói lên mối quan hệ thân thiết, gắn bó tình cảm trong gia đình. Đó là mối quan hệ giữa con cháu đối với tổ tiên, ông bà, là mối quan hệ anh em ruột thịt.

Cây cối có cội có gốc, sông thì có nguồn. Nhờ có gốc bền rễ sâu mà cành lá mới xanh tươi, đơm hoa kết trái. Nhờ có nguồn mà nước ở sông không bao giờ cạn. Con người cũng vậy, phải "có cố, có ông", có tổ tiên, ông bà mới có cha mẹ, con cháu. Chữ "có" được điệp lại bốn lần khẳng định một chân lý, một điều hiển nhiên về nguồn gốc của loài người chúng ta. So sánh " Như cây có cội như sông có nguồn" khiến hình ảnh trở nên cụ thể, giản dị, dễ hiểu. Bài học về sự thủy chung "Uống nước nhớ nguồn" cũng được dẫn dắt một cách tự nhiên, con cháu phải biết ghi nhớ tổ tiên, ông bà, không được vong ơn bội nghĩa :

Con người có cố có ông

Như cây có cội như sông có nguồn

Chẳng thế mà các bài học truyền thống về đạo lý như biết ơn ông bà, tổ tiên luôn được truyền dạy cho các thế hệ sau như một đức tính tốt đẹp cần được duy trì. Bài ca dao đã nhắc nhở mỗi con người nhớ về nguồn cội, gốc tích của mình cùng với lòng biết ơn sâu sắc dành cho ông bà, tổ tiên.

TOP 20 bài Cảm nhận về bài ca dao số 2 (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Cảm nhận về bài ca dao số 2 - Mẫu 2

Từ bao đời nay những câu ca dao đã đi vào tiềm thức của hàng triệu người dân Việt Nam, dạy cho chúng ta những bài học đạo lý vô cùng sâu sắc và những kinh nghiệm được đúc kết của cha ông ta. Bên cạnh đó, những câu ca dao Việt Nam cũng viết rất nhiều về đề tài tình cảm gia đình, về nguồn cội tổ tông. Tiêu biểu trong số đó là bài ca dao:

Con người có cố, có ông

Như cây có cội, như sông có nguồn

Câu ca dao tuy ngắn gọn nhưng súc tích, nói về mối quan hệ gắn bó của những thành viên trong một đại gia đình - mối quan hệ giữa các con cháu với ông bà, tổ tiên. Mỗi người chúng ta ai cũng đều "có cố, có ông" - tức là có tổ tiên, ông bà, cha mẹ giống như cây thì có cội có gốc, sông thì có nguồn. Bởi có gốc rễ thì cây mới đâm chồi nảy lộc, có nguồn nên những dòng sông mới luôn đong đầy không cạn. Từ "có" được lặp đi lặp lại bốn lần như để nhấn mạnh, khẳng định một cách mạnh mẽ một điều rằng mọi người đều phải có nguồn gốc. Câu ca dao cũng so sánh một cách rất cụ thể, dễ hiểu "như cây có cội, như sông có nguồn". Câu ca dao trên cũng mang đến một bài học cho con người: mỗi chúng ta đều phải luôn ghi nhớ đến công lao của ông bà, cha mẹ, của những người đã đem đến cho chúng ta cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy. Nói rộng hơn, trong cuộc sống chúng ta luôn phải sống thuỷ chung, ân tình, luôn nhớ đến công ơn của những người trước, không được vong ân bội nghĩa. Từ xưa đến nay, người Việt ta luôn nêu cao đạo lý làm người, nhất là sự biết ơn. Nói tóm lại, câu ca dao trên đã mang đến cho chúng ta một bài học thật thấm thía, sâu sắc về thuỷ chung, nghĩa tình, biết ơn nguồn cội gia đình.

Cảm nhận về bài ca dao số 2 - Mẫu 3

Trong kho tàng ca dao Việt Nam có rất nhiều những câu ca dao nói về mối quan hệ giữa con cháu với tổ tiên, ông bà cũng như là mối quan hệ giữa anh em trong gia đình. Một trong số đó phải kể tới câu ca dao:

Con người có cố, có ông

Như cây có cội, như sông có nguồn

Câu ca dao sử dụng một hình ảnh so sánh rất gần gũi quen thuộc với mọi người, so sánh con người có tổ tiên, ông bà giống như cây trong rừng có gốc, sông thì có nguồn để nước không bao giờ cạn. Con người chúng ta cũng như vậy, ai cũng đều "có cố, có ông" thì mới có các thế hệ con cháu sau này. Hình ảnh so sánh cùng với điệp từ "có" đã khẳng định một sự thật một chân lý về nguồn cội của con người. Câu ca dao không chỉ nói về nguồn gốc của chúng ta mà còn là một bài học dành cho tất cả mọi người, một bài học về sự ân nghĩa, nghĩa tình, uống nước phải biết nhớ lấy nguồn. Nói tóm lại, câu ca dao là một bài học vô cùng sâu sắc với mỗi chúng ta về cội nguồn gia đình, nhắc nhở chúng ta luôn phải nhớ đến công lao của ông bà tổ tiên.

TOP 20 bài Cảm nhận về bài ca dao số 2 (2024) SIÊU HAY (ảnh 2)

Cảm nhận về bài ca dao số 2 - Mẫu 4

Từ xưa đến nay, những câu ca dao tục ngữ luôn gửi gắm những tư tưởng đạo lý, những bài học làm người của cha ông ta muốn truyền lại cho con cháu. Một trong những đề tài nổi bật của các bài ca dao là nói về mối quan hệ gắn kết, tình cảm của những người trong gia đình. Một trong số đó có thể kể tới bài ca dao:

Con người có cố, có ông

Như cây có cội, như sông có nguồn

Một sự thật hiển nhiên đó là cây cối thì luôn có gốc, sông suối thì luôn có nguồn. Nhờ có gốc rễ đâm sâu vào lòng đất mà cây cối mới xanh tươi, đâm chồi nảy lộc. Nhờ có nguồn mà nước ở các dòng sông mới luôn đong đầy không bao giờ vơi. Bằng việc so sánh con người phải "có cố, có ông" giống như cây có cội, sông có nguồn đã khẳng định một điều rằng phải có tổ tiên, ông bà thì mới có các thế hệ con cháu sau này. Điệp từ "có" được điệp đi điệp lại bốn lần như để nhấn mạnh, khẳng định về nguồn gốc của con người chúng ta. Bên cạnh đó, biện pháp so sánh cũng đã khiến cho câu ca dao trở nên cụ thể, dễ hiểu hơn rất nhiều. Câu ca dao không chỉ nói đến nguồn gốc của con người mà còn được gửi gắm vào đó một bài học sâu sắc về sự biết ơn, ân nghĩa, về "uống nước nhớ nguồn". Câu ca dao nhắc nhở chúng ta rằng con cháu cần phải luôn nhớ đến công lao của ông bà, tổ tiên bởi nhờ ông bà, tổ tiên mới có chúng ta ngày nay nên không được vong ân bội nghĩa. Câu ca dao như một sự gửi gắm đến chúng ta những bài học về đạo lý, về sự biết ơn ông bà tổ tiên - đó là một truyền thống quý báu của dân tộc, là một điều tốt đẹp cần được duy trì. Bài ca dao giống như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng đến chúng ta rằng con người luôn phải nhớ đến gốc tích của mình và luôn phải dành sự tôn trọng, sự biết ơn sâu sắc tới ông bà tổ tiên.

Cảm nhận về bài ca dao số 2 - Mẫu 5

Từ xưa đến nay, những câu ca dao tục ngữ luôn mang tới những kinh nghiệm sống hay những bài học đạo lý được cha ông ta đúc kết từ ngàn đời nay. Một trong những đề tài trong ca dao chính là mối quan hệ gia đình, sự biết ơn đến ông bà, tổ tiên. Tiêu biểu có thể kể tới câu ca dao:

Con người có cố, có ông

Như cây có cội, như sông có nguồn.

Đây là câu ca dao gợi nhắc cho chúng ta về nguồn cội, gốc tích của mình và phải luôn nhớ đến nguồn gốc, biết ơn ông bà, tổ tiên của mình. Câu ca dao đã dùng một hình ảnh so sánh vô cùng gần gũi, thân quen. Tác giả dân gian đã so sánh việc con người "có cố, có ông" cũng giống như việc cây cối phải có gốc rễ, sông phải có nguồn. Chính bởi có gốc, có nguồn mà cây mới có thể xanh tốt, sông mới luôn đong đầy dòng nước mát lành. Điệp từ "có" như để khẳng định một cách mạnh mẽ về gốc tích của con người chúng ta. Câu ca dao cũng gửi gắm một bài học đạo lý đến với chúng ta - cần phải có lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn. Từ xưa đến nay, lòng biết ơn luôn là một trong những đức tính tốt đẹp, là một truyền thống được truyền lại qua biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Sự biết ơn ấy còn thể hiện qua cách sống nghĩa tình giữa thế hệ sau với thế hệ trước. Tất cả những gì chúng ta có được ngày hôm nay, tất cả những điều tốt đẹp mà ta được hưởng đều được gây dựng, tạo nên từ biết bao công sức lao động, từ trí óc của biết bao thế hệ đi trước. Từ những hạt gạo dẻo thơm chúng ta ăn hằng ngày, từ những chiếc áo, chiếc quần chúng ta mặc, hay đôi giày chúng ta đi đều không phải tự dưng mà có được. Tất cả đều là những công sức, sự cố gắng của những người đi trước để người đi sau có thể được hưởng thụ những thành quả đáng quý, đáng trân trọng ấy. Bởi vậy mà chúng ta luôn cần phải nhớ tới công lao của cha ông đã đem tới cho ta cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay. Lòng biết ơn là một điều tất cả đều cần phải có, đặc biệt là những người trẻ ngày nay. Chúng ta không chỉ phải biết ơn với ông bà, tổ tiên, cha mẹ mà còn phải biết ơn những người đã giúp đỡ, đã dẫn dắt ta trong cuộc sống để ta có thể đạt được những điều quan trọng, những thành công trong cuộc đời. Đó là một bài học vô cùng quan trọng, một bài học luôn tồn tại mãi với mọi thế hệ người dân Việt Nam. 

TOP 20 bài Cảm nhận về bài ca dao số 2 (2024) SIÊU HAY (ảnh 3)

Cảm nhận về bài ca dao số 2 - Mẫu 6

“Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn”

Bài ca dao là lời khẳng định về quan hệ gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh so sánh để người đọc hiểu rõ hơn. Nếu như cây cối có cội có gốc, sông có nguồn. Nhờ có gốc bền rễ sâu mà cành lá mới xanh tươi, đơm hoa kết trái. Nhờ có nguồn mà nước ở sông không bao giờ cạn. Thì con người cũng vậy, có cha mẹ, ông bà, tổ tiên - những thế hệ đi trước. Chữ “có” được điệp lại bốn lần khẳng định một chân lý - con người phải biết đến nguồn cội, gốc gác của mình. Từ đó, chúng ta hiểu được lời nhắc nhở con cháu về đạo lí “uống nước nhớ nguồn” - phải biết ghi nhớ công ơn của thế hệ đi trước, không được sống vong ơn bội nghĩa. Bài ca dao đã đem đến cho mỗi người bài học vô cùng giá trị.

Cảm nhận về bài ca dao số 2 - Mẫu 7

Ca dao gửi gắm nhiều bài học ý nghĩa cho con người. Một trong số đó là bài ca dao:

“Con người có cố có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn”

Bài ca dao đã khẳng định mỗi con người đều có gốc gác, nguồn cội. Cách so sánh đã giúp cho bài ca dao trở nên dễ hiểu hơn. Cây cối có cội, con sông có nguồn thì con người cũng giống như vậy. Con người có tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Những thế hệ đi trước đã đem đến cho thế hệ hôm nay một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bởi vậy mà bài ca dao cũng là lời nhắc nhở con cháu phải ghi nhớ công ơn của họ. Chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với những điều mà các bậc tiền nhân để lại. Đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cần được giữ gìn và phát huy. Bài ca dao đã để lại bài học giá trị cho mỗi người.

Cảm nhận về bài ca dao số 2 - Mẫu 8

Con người có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn

Đó là câu ca dao gợi nhớ cho chúng ta nhớ về quê hương của mình. Sinh ra và lớn lên tại......, nhưng không phải ai cũng may mắn biết được hết nguồn gốc nơi ta chào đời. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

Cảm nhận về bài ca dao số 2 - Mẫu 9

Ca dao dân ca Việt Nam là dòng suối mát lành ru hàng triệu thế hệ người Việt đắm chìm trong những bài học đạo lý và những kinh nghiệm được truyền tụng của ông cha. Đặc biệt, ca dao dành nhiều trang viết để nói về tình cảm gia đình, ngắn gọn mà thấm thía sâu sắc. Bài ca dao viết về nguồn cội, tổ tông là một trong những bài ca dao tiêu biểu:

“Con người có cố, có ông.

Như cây có cội, như sông có nguồn”

Bài ca dao nói lên mối quan hệ thân thiết, gắn bó đầy tình nghĩa trong đại gia đình. Đó là mối quan hệ giữa con cháu đối với tổ tiên, ông bà, là mối quan hệ ruột thịt, tình thân. Cây thì có cội có gốc, sông thì có nguồn. Nhờ có gốc bền rễ sâu mà cành lá mới xanh tươi, đơm hoa kết trái. Nhờ có nguồn mà sông mới có nước không bao giờ cạn. Con người cũng vậy, phải "có cố, có ông", có tổ tiên, ông bà mới có cha mẹ, con cháu. Chữ "có" được điệp lại bốn lần khẳng định một chân lí, một sự thật hiển nhiên về nguồn gốc của mọi sự thật. So sánh "Như cậy có cội như sông có nguồn" làm cho ý tưởng được cụ thể, giản dị, dễ hiểu. Bài học về sự thủy chung "Uống nước nhớ nguồn" được nêu lên một cách giản dị, dễ hiểu. Con cháu phải biết ghi nhớ công ơn của tổ tiên, ông bà; phải thủy chung, nghĩa tình, không được vong ơn bội nghĩa. Người Việt Nam từ xưa đến nay luôn đề cao đạo lý làm người, và sự biết ơn, “uống nước nhớ nguồn” là bài học quý giá mà ông cha ta muốn gửi gắm cho con cháu ngàn đời. Điều đó đã được thể hiện rõ trong câu ca dao trên. Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ đã thể hiện một cách nói cụ thể, giàu hình ảnh, giản dị, dễ hiểu. Bài học về sự thủy chung, tình nghĩa và biết ơn cội nguồn gia tộc từ đó mà thấm thía đến muôn đời.

Cảm nhận về bài ca dao số 2 - Mẫu 10

Ca dao dân ca Việt Nam là dòng suối mát lành ru hàng triệu thế hệ người Việt đắm chìm trong những bài học đạo lý và những kinh nghiệm được truyền tụng của ông cha. Đặc biệt, ca dao dành nhiều trang viết để nói về tình cảm gia đình, ngắn gọn mà thấm thía sâu sắc. Bài ca dao viết về nguồn cội, tổ tông là một trong những bài ca dao tiêu biểu:

“Con người có cố, có ông.

Như cây có cội, như sông có nguồn”

Bài ca dao nói lên mối quan hệ thân thiết, gắn bó đầy tình nghĩa trong đại gia đình. Đó là mối quan hệ giữa con cháu đối với tổ tiên, ông bà, là mối quan hệ ruột thịt, tình thân. Cây thì có cội có gốc, sông thì có nguồn. Nhờ có gốc bền rễ sâu mà cành lá mới xanh tươi, đơm hoa kết trái. Nhờ có nguồn mà sông mới có nước không bao giờ cạn. Con người cũng vậy, phải "có cố, có ông", có tổ tiên, ông bà mới có cha mẹ, con cháu. Chữ "có" được điệp lại bốn lần khẳng định một chân lí, một sự thật hiển nhiên về nguồn gốc của mọi sự thật. So sánh "Như cậy có cội như sông có nguồn" làm cho ý tưởng được cụ thể, giản dị, dễ hiểu. Bài học về sự thủy chung "Uống nước nhớ nguồn" được nêu lên một cách giản dị, dễ hiểu. Con cháu phải biết ghi nhớ công ơn của tổ tiên, ông bà; phải thủy chung, nghĩa tình, không được vong ơn bội nghĩa. Người Việt Nam từ xưa đến nay luôn đề cao đạo lý làm người, và sự biết ơn, “uống nước nhớ nguồn” là bài học quý giá mà ông cha ta muốn gửi gắm cho con cháu ngàn đời. Điều đó đã được thể hiện rõ trong câu ca dao trên. Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ đã thể hiện một cách nói cụ thể, giàu hình ảnh, giản dị, dễ hiểu. Bài học về sự thủy chung, tình nghĩa và biết ơn cội nguồn gia tộc từ đó mà thấm thía đến muôn đời.

Cảm nhận về bài ca dao số 2 - Mẫu 11

Ông cha ta từng viết:

Con người có cố, có ông,

Như cây có cội, như sông có nguồn.

Đây là một trong những bài ca dao hay nhất thuộc chủ đề tình cảm gia đình. Bài ca dao nói về sự thủy chung mà con cháu dành cho tổ tiên của mình. Nhắc nhở chúng ta nhớ ơn đến tổ tông nòi giống và còn rộng lớn hơn nữa. Hình ảnh so sánh con người giống như cây, như sông. Cây có gốc, sông có thượng nguồn, nơi bắt đầu để chúng phát triển, sinh sôi. Con người cũng thế, nhờ ông bà, tổ tiên thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, nêu lên một cách giản dị và dễ hiểu, muốn nhắn nhủ con cháu phải nhớ ơn ông bà tổ tiên, không được vong ơn bội nghĩa. Hình ảnh thơ quen thuộc, dung dị như một lời nhắc nhở về sự biết ơn những thế hệ đi trước. Qua đó, bài ca dao đã bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ông bà, tổ tiên và cả những thế hệ đi trước từ rất lâu.

Cảm nhận về bài ca dao số 2 - Mẫu 12

Kho tàng ca dao Việt Nam có nhiều bài hay về chủ đề tình cảm gia đình ca ngợi cội nguồn, tổ tiên, các lớp người đi trước. Trong đó, bài "Con người có cố, có ông, / Như cây có cội, như sông có nguồn" là một trong những bài ca dao hay nhất ca ngợi chủ đề này. Bài ca dao ca ngợi lòng biết ơn, sự thủy chung của con cháu đối với tổ tiên, cội nguồn, giống nòi của mình. Biện pháp điệp ngữ sử dụng thật giản dị mà thật hay. Chữ có được lặp lại hai lần để nhắc nhở chúng ta rằng ai cũng có tổ tiên, cội nguồn, gốc gác nên dù đi đâu đi xa cách mấy chăng nữa thì hãy nhớ về nguồn gốc của mình. Hình ảnh so sánh con người cũng như cây cối, như dòng sông. Cây có gốc rễ, sông có thượng nguồn, nhờ vậy cây cối, dòng sông mới tồn tại, phát triển, sinh sôi được. Con người cũng thế, có ông bà, tổ tiên thì mới có chúng ta ngày hôm nay; nhiờ ông bà, tổ tiên thì chúng ta mới được sống vui vẻ, thanh bình. Bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, ngôn ngữ giản dị và dễ hiểu, hình ảnh thơ quen thuộc như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng về lòng biết ơn ông bà, tổ tiên, cội nguồn, các thế hệ cha ông. Đó là thông điệp lớn nhất mà cha ông ta gửi gắm. Hiểu cội nguồn, tổ tiên mình thì chắc chắn chúng ta sẽ càng thêm yêu đất nước mình hơn.

Cảm nhận về bài ca dao số 2 - Mẫu 13

Nhắc đến Việt Nam, bạn bè bốn phương phải nghiêng mình thán phục một dân tộc bé nhỏ nhưng không bao giờ chịu khuất phục trước gót giày ngoại xâm. Lịch sử Việt Nam anh hùng đã được ghi dấu trong những áng văn chương từ thời cổ xưa cho đến hiện đại. Vẻ đẹp ấy in hằn trong truyền thuyết, cổ tích, tục ngữ và trong cả những câu ca dao dân ca mượt mà, lắng đọng:

Em đố anh từ nam chí bắc,

Sông nào là sông sâu nhất?

Núi nào là núi cao nhất ở nước ta?

Anh mà giảng được cho ra,

Thì em kết nghĩa giao hoà cùng anh.

Sâu nhất là sông Bạch Đằng,

Ba lần giặc đến ba lần giặc tan.

Cao nhất là núi Lam Sơn,

Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

Bài ca dao đã giới thiệu về đẹp về truyền thống giữ nước oai hung của dân tộc. Tác giả dân gian đã giới thiệu địa danh lịch sử, gắn với những chiến công lịch sử oanh liệt của dân tộc ta, đó là sự kiện ba lần phá tan quân xâm lược trên sông Bạch Đằng để giữ cho nhân dân cuộc sống ấm no. Đó là cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn chiến thắng giặc Minh ngông cuồng, giành lại độc lập cho dân tộc. Đó là hai trong những trang sử oanh liệt, tự hào của nhân dân ta. Qua đó, tác giả dân gian đã thể hiện niềm tự hào, yêu mến sâu sắc đối với dân tộc Việt Nam ta.

Đôi nét về tác phẩm

1. Thể loại: Ca dao

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Kho tàng ca dao người Việt, tập I, 2001

3. Phương thức biểu đạt:  Biểu cảm

4. Bố cục

- 3 phần

+ Phần 1: Khổ thơ 1: Bài ca dao về tình cảm giữa cha mẹ và con

+ Phần 2: Khổ thơ 2: Bài ca dao về tình cảm cội nguồn

+ Phần 3: Còn lại: Bài ca dao về tình cảm giữa anh em

5. Giá trị nội dung

 Ba bài ca dao trong văn bản thể hiện tình cảm gia đình: đó là tình cảm giữa cha mẹ với con, tình cảm cội nguồn và tình cảm anh em.

6. Giá trị nghệ thuật: 

- Thể thơ lục bát nhịp nhàng, biểu cảm.

- Sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh.

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống