Bộ 10 Đề thi Học kì 1 Giáo dục công dân lớp 6 Cánh diều có đáp án năm 2023 - 2024

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh diều năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Học kì 1 Giáo dục công dân 6. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 100k mua trọn bộ Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 6 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi Học kì 1 Giáo dục công dân lớp 6 Cánh diều

năm 2023 - 2024 có đáp án

MA TRẬN ĐỀ HỌC KÌ 1 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6 - CÁNH DIỀU

TT Chủ đề Nội dung Mức độ nhận thức Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tỉ lệ Tổng điểm
TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL

1

Giáo dục đạo đức

Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

2 câu

(0.5đ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2 câu

 

0.5

Yêu thương con người

2 câu

(0.5đ)

 

 

 

 

 

 

 

2 câu

 

0.5

Siêng năng kiên trì

4 câu

(1đ)

 

 

1 câu

(1.5đ)

 

 

 

 

 

4 câu

1 câu

2.5

 

 

Tôn trọng sự thật

 

 

 

1/2 câu

(1.5đ)

 

 

 

1/2 câu

(1đ)

 

1 câu

2.5

 

 

Tự lập

 

 

 

 

 

1 câu

(3 đ)

 

 

 

1 câu

3.0

2

Giáo dục kĩ năng sống

Tự nhận thức bản thân

4 câu

(1đ)

 

 

 

 

 

 

 

4 câu

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

12

 

 

1.5

 

1

 

1/2

12

3

 

10 điểm

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

30%

70%

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%

Đề thi Giáo dục công dân lớp 6 Học kì 1 Cánh diều có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Môn: Giáo dục công dân 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần I - Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

(Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất)

Câu 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống.

B. Lưu giữ nghề làm gốm.

C. Không truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu.

D. Lãng quyên nghề của cha ông

Câu 2: Trong cuộc sống, việc phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và

A. động lực.

B. tiền bạc.

C. của cải.

D. tuổi thọ.

Câu 3: Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp nhất cho con người, nhất là những lúc........

A. cần đánh bóng tên tuổi.

B. mưu cầu lợi ích cá nhân.

C. gặp khó khăn và hoạn nạn.

D. vì mục đích vụ lợi.

Câu 4: Phẩm chất đạo đức nào dưới đây gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người?

A. Nhỏ nhen.

B. Ích kỷ

C. Tha thứ.

D. Vô cảm

Câu 5: Siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người

A. cho rằng năng lực kém.

B. đánh giá là kém thông minh.

C. tư chất chưa tốt lắm.

D. tin tưởng và yêu quý.

Câu 6: Cá nhân có tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó thường xuyên hoàn thành tốt các công việc là biểu hiện của người có đức tính

A. siêng năng.

B. tự ti.

C. tự ái.

D. lam lũ.

Câu 7: Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở thái độ làm việc một cách

A. hời hợt.

B. cần cù.

C. nông nổi.

D. lười biếng.

Câu 8: Biểu hiện của sự kiên trì là

A. làm việc miệt mài.

B. tham gia làm việc

C. làm việc nhiều công việc.

D. lười biếng làm việc.

Câu 9. Dấu hiệu nào sau đây không phải là tự nhận thức bản thân?

A. Tự nhận ra những đặc điểm riêng của mình.

B.Tự nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

C. Không nhận ra điểm yếu của bản thân.

D. Nhận thức được bản thân để tự hoàn thiện bản thân.

Câu 10: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta

A. tỏ ra thờ ơ, lạnh cảm với tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.

B. nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục.

C. làm theo lối sống của người khác cho phù hợp với tất cả mọi người.

D. sống tự cao tự đại khi biết được những điểm mạnh của bản thân.

Câu 11: Tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ chính xác

A. mọi người

B. bạn bè

C. bản thân

D. người thân

Câu 12: Cá nhân biết đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, quyết tâm khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh là biểu hiện nào dưới đây của mỗi người

A. sống có mục đích.

B. tự nhận thức bản thân.

C. sống có ý chí.

D. tự hoàn thiện bản thân.

Phần I - Tự luận (7 điểm)

Câu (2.5 điểm). Cho tình huốngPhát hiện C đã tung tin không đúng sự thật trên mạng xã hội, mục đích gây sốc để nhận được nhiều lượt yêu thích và bình luận.

a. Em có nhận xét gì về việc làm của C vì sao?

b. Trong tình huống trên, nếu em là bạn của C thì em sẽ làm như thế nào?

Câu 2 (1,5 điểm). Hãy chia sẻ cùng với bạn về 3 việc làm của em thể hiện sự nỗ lực kiên trì vượt qua khó khăn trong học tập hoặc trong cuộc sống của bản thân.

Câu (3.0 điểm). Cho tình huống: H suốt ngày chơi điện tử, không học bài và không làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ. Ở gia đình, mọi việc H đều ỷ lại vào bác giúp việc. Trên lớp, H thường mua đồ ăn mời các bạn để được nhìn bài khi tới giờ kiểm tra. Trong hoạt động tập thể, lớp phân công việc gì H cũng từ chối hoặc nhờ các bạn trong tổ, nhóm làm giúp. Nhiều lần như vậy, lớp trưởng góp ý thì H nói: "Gia đình tớ rất giàu, bố mẹ tớ đã chuẩn bị sẵn cả tương lai cho tớ rồi! Tớ không cần phải khổ sở, vất vả học hành nữa!".

Em có tán thành với suy nghĩ và việc làm của bạn H hay không? Vì sao? Là bạn của H em sẽ làm gì để giúp bạn?

Đáp án đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6

Phần I- Trắc nghiệm khách quan (3.0 điểm)

Các câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn ( 3.0 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0.25 điểm)

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8
B A C C D A B A
Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12        
C B C B        

Phần I - Tự luận (7.0 điểm)

Câu (1.5 điểm).

Yêu cầu

Điểm

Mục a

1.5 điểm

Giải thích được cần tôn trọng sự thật vì:

- Đây là đức tính cần thiết, quý bàu,

- Giúp con người nâng cao phẩm giá bản thân;

- Góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, được mọi người tin yêu, quý trọng

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

 

Mục b

1.0 điểm

Học sinh tự do nêu ý kiến cá nhân.

- Ví dụ: Khuyên bạn chỉ đăng những bài viết lành mạnh, đúng sự thật và phù hợp với lứa tuổi.

- Khuyên không nên nói dối, không tôn trọng sự thật, nếu mọi người biết sự thật thì mọi người sẽ không còn tin tưởng bạn nữa;

1.0 điểm

Câu 2 (1.5 điểm)

Yêu cầu

Điểm

Học sinh tự do nêu ý kiến mỗi ý kiến 0.5 điểm

Ví dụ: trong học tập khi gặp một bài tập khó em sẽ cố gắng tìm cách giải, nếu không được em sẽ hỏi thầy cô hướng dẫn

1.5 điểm

Câu (3.0 điểm)

Yêu cầu

Điểm

* Học sinh nêu được:

- Không đồng tình với suy nghĩ và việc làm của H

0.5 điểm

 

Vì: - Trong cuộc sống và học tập bạn đều ỷ lại vào người khác, cụ thể: Suốt ngày chơi điện tử, không học bài và không làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ, mọi việc H đều ỷ lại vào bác giúp việc.

+ Trên lớp, H thường mua đồ ăn mời các bạn để được nhìn bài khi tới giờ kiểm tra.

+ Trong hoạt động tập thể, lớp phân công việc gì H cũng từ chối hoặc nhờ các bạn trong tổ, nhóm làm giúp.

- Không tự lo liệu, xây dựng cho cuộc sống tương lai của mình: H có suy nghĩ gia đình rất giàu, có bố mẹ chuẩn bị sẵn cả tương lai nên không cần phải khổ sở, vất vả học hành.

0.5 điểm

 

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

- Hùng thiếu đức tính tự lập

0.5 điểm

Đề thi Giáo dục công dân lớp 6 Học kì 1 Cánh diều có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Môn: Giáo dục công dân 6

Thời gian làm bài: 45 phút

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Khoanh tròn vào một đáp án trả lời đúng nhất (mỗi câu được 0,25 điểm)

Câu 1: Tôn trọng sự thật là:

A. Suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật, bảo vệ sự thật.

B. Suy nghĩ, nói và làm theo ý kiến của riêng mình.

C. Nói và làm theo ý kiến của số đông.

D. Mình làm việc của mình, kệ mọi người.

Câu 2: Em không đồng ý với quan điểm nào khi nói về ý nghĩa của tôn trọng sự thật?

A. Góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

B. Chỉ những người làm trái đạo đức mới phải tôn trọng sự thật.

C. Tôn trọng sự thật giúp con người nâng cao phẩm giá của bản thân.

D. Được mọi người tin yêu, quý trọng.

Câu 3: Để tôn trọng sự thật chúng ta cần phải làm gì?

A. Chỉ làm những việc mà bản thân mình thích.

B. Tránh tham gia những việc không liên quan đến mình.

C. Nhận thức đúng, có hành động và thái độ phù hợp với sự thật. .

D. Không dám nói sự thật sợ bị trả thù.

Câu 4: Câu “Tự lực cánh sinh” nói về đức tính nào của con người?

A. Kiên trì

B. Siêng năng

C. Chăm chỉ

D. Tự lập

Câu 5: Hành động nào không là biểu hiện của tự lập?

A. Nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng học tập cho mình.

B. Dù trời lạnh nhưng luôn làm đầy đủ bài tập rồi mới đi ngủ.

C. Tự chuẩn bị đồ ăn sáng rồi đi học.

D. Cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Câu 6: Sáng nào M cũng đi học muộn vì không tự giác dậy sớm mà phải chờ mẹ gọi dậy. Hành động đó thể hiện điều gì?

A. M tự lập.

B. M ỷ lại.

C. M vô tâm.

D. M tự giác.

Câu 7: Có mấy cách để tự nhận thức bản thân?

A. 2 cách.

B. 3 cách.

C. 4 cách.

D. 5 cách

Câu 8: Tự nhận thức bản thân là quá trình quan sát và tìm hiểu về:

A. Bố mẹ.

B. Thầy cô.

C. Bạn bè.

D. Chính mình.

Câu 9: Khi không hiểu rõ về bản thân, chúng ta sẽ dễ dẫn tới những sai lầm nào?

A. Không xác định được mục tiêu trong cuộc sống.

B. Biết cách ứng xử với mọi người xung quanh

C. Có những lời nói và việc làm đúng đắn.

D. Biết cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Câu 10: Phẩm chất đạo đức nào gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người?

A. Vô cảm.

B. Khoan dung.

C. Ích kỷ

D. Nhỏ nhen.

Câu 11. Hành vi nào dưới đây góp phần rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì?

A. Làm việc theo sở thích cá nhân.

B. Từ bỏ mọi việc khi gặp khó khăn.

C. Chăm chỉ, quyết tâm đạt mục tiêu.

D. Ỷ lại vào người khác khi làm việc.

Câu 12. Câu ca dao tục ngữ nào sau đây nói về siêng năng, kiên trì ?

A. Chị ngã em nâng.

B. Há miệng chờ sung.

C. Đục nước béo cò.

D. Kiến tha lâu ngày đầy tổ.

PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1( 2 điểm)

a. Tự lập có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hàng ngày của em? (1đ)

b. Hãy kể lại những việc làm thể hiện tự lập của em trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó em cần rèn luyện như thế nào để ngày càng tự lập hơn? (1đ)

Câu 2: (2 điểm)

a. Em hãy nêu các cách tự nhận thức bản thân? (1đ)

b. Để phát huy được điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân em cần lên kế hoạch rèn luyện như thế nào? (1đ)

Câu 3: (3 điểm)

Nam và Long học cùng lớp với nhau. Vừa rồi Long xin mẹ tiền đóng học phí nhưng lại dùng số tiền đó để la cà ăn vặt sau mỗi giờ tan học. Nam biết chuyện này do tình cờ nghe Long nói chuyện với một bạn khác trong lớp. Khi cô giáo hỏi Long: “Tại sao em chưa đóng học phí?”, Long đã trả lời với cô giáo là Long đã đánh rơi số tiền ấy.

a. Theo em, việc làm của bạn Long là đúng hay sai? Tại sao? (2 đ)

b. Nếu là Nam, em sẽ làm gì trong trường hợp này?(1 đ)

Đáp án Đề thi cuối học kì 1 lớp 6 môn GDCD

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM(3 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

ĐA

A

B

C

D

A

B

B

D

A

B

C

D

PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

( 2 điểm)

a. Ý nghĩa của tự lập:

- Giúp con người trưởng thành, tự tin, có bản lĩnh cá nhân.

- Biết giúp bố mẹ những công việc vừa sức trong gia đình.

- Dễ thành công hơn trong cuộc sống.

- Xứng đáng được mọi người kính trọng.

b. HS nêu được những việc làm hàng ngày thể hiện tính tự lập và đưa ra kế hoạch rèn luyện bản thân.

1 đ

 

 

 

 

1 đ

 

Câu 2

(2 điểm)

a. Có 3 cách tự nhận thức bản thân:

- Tự vấn bản thân một cách khách quan trong hoạt động học tập và sinh hoạt hàng ngày….

- Lắng nghe ý kiến của người thân, bạn bè, thầy cô và những người xung quanh….

- Tham gia các hoạt động, thử thách mới để khám phá bản thân…

b. HS đưa ra được kế hoạch rèn luyện của bản thân mình.

 

1 đ

 

 

 

 

1 đ

Câu 3

(2 điểm)

a. Theo em việc làm của bạn Long là sai. Vì:

- Bạn đã nói sai sự thật với cô giáo về số tiền mà bạn xin mẹ đi đóng học nhưng lại dùng để tiêu xài ăn quà vặt.

- Bạn Long không những không nói thật về việc làm của mình để xin cô và mẹ tha thứ, mà bạn lại nói dối cô giáo là số tiền bị đánh rơi. Việc làm này là không thể chấp nhận được, Cần lên án, phê phán việc làm sai này.

b. Nếu là bạn Nam em sẽ khuyên bạn Long nên nói thật về việc làm của mình là đã dùng số tiền đó la cà ăn quà vặt để xin cô và mẹ ntha lỗi, rút kinh nghiệm sửa chữa. Nếu bạn không nghe thì em sẽ nói sự thật với cô giáo để cô có hướng giải quyết với việc làm sai của bạn Long...

 

0,5đ

 

1,5đ

 

 

 

 

 

1 đ

Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn GDCD 6

TT Mạch nội dung Nội dung Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

1

 

Giáo dục đạo đức

Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Nhận biết:

Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ

2 TN

 

 

 

Yêu thương con người

Nhận biết:

Nêu được khái niệm tình yêu thương con người

- Nêu được biểu hiện của tình yêu thương con người

2 TN

 

 

 

Siêng năng, kiên trì

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm siêng năng, kiên trì

- Nêu được biểu hiện siêng năng, kiên trì

- Nêu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

4 TN

 

 

 

Thông hiểu:

- Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của bản thân trong học tập, lao động.

 

1 TL

 

 

 

 

Tôn trọng sự thật

Thông hiểu:

Giải thích được vì sao phải tôn trọng sự thật.

 

1/2 TL

 

 

Vận dụng cao:

Thực hiện được một số việc làm tôn trọng sự thật thông qua các mối quan hệ XH.

 

 

 

1/2 TL

Tự lập

Vận dụng:

- Xác định được một số cách rèn luyện thói quen tự lập phù hợp với bản thân

 

 

1 TL

 

2

Giáo dục kĩ năng sống

Tự nhận thức bản thân

Nhận biết:

Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân.

Nêu được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân.

4 TN

 

 

 

Tổng

 

12 TN

1.5 TL

1 TL

1/2 TL

Tỉ lệ %

 

30

30

30

10

Tỉ lệ chung

 

60

40

Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống