TOP 20 Đoạn văn cảm nhận của em về hình ảnh hai cây phong 2024 SIÊU HAY

Tải xuống 3 2.7 K 0

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn cảm nhận của em về hình ảnh hai cây phong hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Đoạn văn cảm nhận của em về hình ảnh hai cây phong

Đề bài: Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh hai cây phong

Dàn ý chi tiết:

1. Mở bài

- Khái quát về Ai-ma-top: Ông là nhà văn Cư- rơ-gư-xtan. Ông viết nhiều về vùng đồi núi quê hương mình.

- Văn bản Hai cây phong là phần đầu của truyện Người thầy đầu tiên, đây là đoạn trích ca ngợi tình cảm thiêng liêng, đó là tình yêu quê hương xứ sở, đồng thời là bài ca về người thầy chân chính.

- Dẫn dắt tới hình ảnh hai cây phong.

2. Thân bài: Phân tích hình ảnh hai cây phong

- Hai cây phong nằm ở trên đồi như ngọn hải đăng trên núi.

- Ai đến làng cũng đều thấy chúng trước tiên ⇒ Là dấu hiệu để nhận ra làng.

⇒ Phép so sánh chỉ giá trị tín nhiệm của hai cây phong. Khẳng định giá trị không thể thiếu đối với những người đi xa, thể hiện niềm tự hào về hai cây phong.

- Hai cây phong ấy cũng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng: tiếng rì rào nhiều cung bậc khác nhau.

- Hai cây phong gắn bó với sự sống, với con người: nơi giúp bọn trẻ thấy một “thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”, nhìn ra vẻ đẹp mới và khơi gợi khát vọng khám phá miền đất lạ.

- Hai cây phong là nhân chứng cho hành động và tình cảm của thầy Đuy-sen.

- Cảnh trèo lên hai cây phong cho ta thấy đây là nơi hội tụ niềm vui, mở rộng chân trời hiểu biết, nơi khắc ghi những biến cố của làng.

⇒ Hình ảnh hai cây phong được xem là dấu ấn của làng đã in sâu vào trong trái tim, khối óc và trở thành một phần máu thịt của người đi xa.

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích: Cách lựa chọn ngôi kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo, sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc, những liên tưởng tác bạo đầy chất thơ.

- Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku- ku-rêu.

TOP 20 Đoạn văn cảm nhận của em về hình ảnh hai cây phong 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Đoạn văn cảm nhận của em về hình ảnh hai cây phong - Mẫu 1

Dường như trên con đường trở về làng Ku-ku-rêu thân yêu của mình, tâm trí của người hoạ sĩ cứ dần chìm sâu vào kỉ niệm êm đềm về hai cây phong. Những kỉ niệm của thời thơ ấu với chúng bạn như được đánh thức. Tác giả vừa nhớ lại vừa kể, tả một cách rất cụ thể thấm đượm cảm xúc mến thương ngọt ngào. “Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm T chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền”. Dường như ở đây có một mối giao cảm kì lạ và thiêng liêng. Hai cây phong như rất vui mừng chơi đùa với lũ trẻ. Trong những trò chơi đó, chúng cũng là những người bạn thân thiết và dịu hiền, che chở cho lũ trẻ. Hai cây phong như những người bạn lớn vô cùng thân thiết, bao dung, độ lượng và gắn bó với lũ trẻ trong làng. Còn lũ trẻ thì như những chú chim non ngây thơ, nghịch ngợm và ngộ nghĩnh, chơi đùa không biết mệt, không biết chán dưới gốc và trên hai cây phong đã thành cổ thụ. Hai cây phong quan trọng với lũ trẻ, với nhân vật xưng “tôi” không chỉ bởi chúng là người bạn cùng tham gia vào những trò chơi thú vị với bọn trẻ, mà dường như điều quan trọng hơn là chính hai cây phong đã mang lại cho chúng một thế giới khác, mở rộng tầm mắt chúng với những chân trời bao la. Từ trên cao ngất, phép thần thông mở ra trước mắt lũ trẻ những điều kì thú, “cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”. Đó là một thế giới vừa quen vừa lạ mà nếu đứng dưới gốc cây phong hay trên cánh thảo nguyên, chúng cũng không thể nào thấy được. Cảm giác choáng ngợp làm chúng sửng sốt, nín thở, quên đi cả việc làm chúng thích thú bậc nhất là bắt tổ chim. Tiếp theo là chuồng ngựa nông trang bây giờ bỗng nhỏ lại, thảo nguyên hoang vu mất hút trong sương mờ, dòng sông lấp lánh như một sợi chỉ bạc chạy tới chân trời… ở trên không, chúng mới cảm nhận được sự mênh mông, không cùng, quyến rũ và đầy bí ẩn của đất đai, bầu trời cảnh vật của quê hương đất nước. Hai cây phong đã thức dậy trong chúng những suy nghĩ mà có lẽ trước đó lũ trẻ tinh nghịch này chưa bao giờ nghĩ tới : “Đã phải đấy là nơi tận cùng thế giới chưa, hay phía sau vẫn còn có bầu trời như thế này, những đám mây, những đồng cỏ và sông ngòi như thế này ?”. Đó là những suy nghĩ sẽ là bệ đỡ, bệ phóng cho những ước mơ và khát vọng lần đầu thức tỉnh trong tâm hồn những đứa trẻ làng Ku-ku-rêu. Khát vọng đã vượt qua khỏi ngôi làng nhỏ bé, đến với những miền đất xa xôi của Tổ quốc. Chính hai cây phong đã đem chúng đến với thế giới mở đầy thú vị ấy. Hai cây phong sở dĩ trở nên đặc biệt, ngoài những lí do trên chủ yếu nó còn gắn với một người – nhân vật chính của câu chuyện – thầy giáo trường làng Đuy-sen – người thầy giáo đầu tiên có công xây dựng ngôi trường đầu tiên, xoá mù chữ cho lũ trẻ trong làng. Chính thầy đã đem hai cây phong về,’cùng với cô học trò nghèo khổ An-tư-nai trồng chúng. Hai cây phong chính là nhân chứng của câu chuyện xúc động về tình cảm của thầy trò An-tư-nai. Thầy Đuy-sen trồng hai cây phong để gửi gắm ước mơ, hi vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thông minh, ham học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, trưởng thành và bay xa, trở thành những người có ích. Hai cây phong được gửi gắm biết bao ước mơ và hi vọng về một thế hệ trẻ, thế hệ mới sẽ làm đổi thay cho làng Ku-ku-rêu. Với một tâm hồn giàu xúc cảm, với con mắt tinh tế của một hoạ sĩ, hai cây phong được khắc họa đậm nét và giàu chất tạo hình. Với cách kể chuyện đan xen, lồng ghép hai thời điểm, hiện tại – quá khứ, trưởng thành – niên thiếu câu chuyện trở nên sống động, thân mật, gần gũi, ấm áp và chân thật hơn đối với người đọc. Hai cây phong là góc trời của tuổi thơ, nuôi dưỡng tâm hồn nhân vật xưng “tôi” dù sau này anh không còn ở làng Ku-ku-rêu nữa. Chúng cũng chính là tiếng mời gọi thân thiết những đứa con xa quê trở về với ngôi làng nhỏ bé. Hai cây phong nhắc chúng ta đừng quên quá khứ tuổi thơ, đừng bao giờ quên công ơn và tình cảm của người thầy giáo đầu tiên của cuộc đời mình.

Đoạn văn cảm nhận của em về hình ảnh hai cây phong - Mẫu 2

Hai cây phong quan trọng với lũ trẻ, với nhân vật xưng “tôi” không chỉ bởi chúng là người bạn cùng tham gia vào những trò chơi thú vị với bọn trẻ, mà dường như điều quan trọng hơn là chính hai cây phong đã mang lại cho chúng một thế giới khác, mở rộng tầm mắt chúng với những chân trời bao la. Từ trên cao ngất, phép thần thông mở ra trước mắt lũ trẻ những điều kì thú, “cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”. Đó là một thế giới vừa quen vừa lạ mà nếu đứng dưới gốc cây phong hay trên cánh thảo nguyên, chúng cũng không thể nào thấy được. Cảm giác choáng ngợp làm chúng sửng sốt, nín thở, quên đi cả việc làm chúng thích thú bậc nhất là bắt tổ chim. Tiếp theo là chuồng ngựa nông trang bây giờ bỗng nhỏ lại, thảo nguyên hoang vu mất hút trong sương mờ, dòng sông lấp lánh như một sợi chỉ bạc chạy tới chân trời… ở trên không, chúng mới cảm nhận được sự mênh mông, không cùng, quyến rũ và đầy bí ẩn của đất đai, bầu trời cảnh vật của quê hương đất nước. Hai cây phong đã thức dậy trong chúng những suy nghĩ mà có lẽ trước đó lũ trẻ tinh nghịch này chưa bao giờ nghĩ tới: “Đã phải đấy là nơi tận cùng thế giới chưa, hay phía sau vẫn còn có bầu trời như thế này, những đám mây, những đồng cỏ và sông ngòi như thế này?”. Đó là những suy nghĩ sẽ là bệ đỡ, bệ phóng cho những ước mơ vầ khát vọng lần đầu thức tỉnh trong tâm hồn những đứa trẻ làng Kukurêu. Khát vọng đã vượt qua khỏi ngôi làng nhỏ bé, đến với những miền đất xa xôi của Tổ quốc. Chính hai cây phong đã đem chúng đến với thế giới mở đầy thú vị ấy. Hai cây phong sở dĩ trở nên đặc biệt, ngoài những lí do trên chủ yếu nó còn gắn với một người – nhân vật chính của câu chuyện – thầy giáo trường làng Đuy-sen – người thầy giáo đầu tiên có công xây dựng ngôi trường đầu tiên, xoá mù chữ cho lũ trẻ trong làng. Chính thầy đã đem hai cây phong về,’cùng với cô học trò nghèo khổ An-tư-nai trồng chúng. Hai cây phong chính là nhân chứng của câu chuyện xúc động về tình cảm của thầy trò An-tư-nai. Thầy Đuy-sen trồng hai cây phong để gửi gắm ước mơ, hi vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thông minh, ham học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, trưởng thành và bay xa, trở thành những người có ích. Hai cây phong được gửi gắm biết bao ước mơ và hi vọng về một thế hệ trẻ, thế hệ mới sẽ làm đổi thay cho làng Ku-ku-rêu. Hai cây phong chính là hiện thân xúc động cho khoảng trời ấu thơ nghĩa tình, là nơi lưu giữ những kỉ niệm của bao thế hệ học trò làng Ku-ku-rêu bé nhỏ. Từ câu chuyện về hình ảnh hai cây phong, Ai-ma-tốp gợi lên trong lòng người đọc về suối nguồn của tình yêu với quê hương, đất nước thật giản dị, sâu sắc mà cảm động biết bao.

Trình bày cảm nhận của em về Hai cây phong của nhà văn Ai-Ma-Tốp

Đoạn văn cảm nhận của em về hình ảnh hai cây phong - Mẫu 3

Hai cây phong là nơi chất chứa bao kỷ niệm của tuổi học trò với những trò chơi thuở nhỏ "Khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chạy ào lên đấy phá tổ chim". Song ấn tượng sâu đậm trở thành điểm nhớ về hai cây phong trong ký ức của nhân vật ở đây chính là "thế giới diệu kỳ được mở ra trong tâm hồn trẻ thơ" từ góc nhìn, tầm nhìn mà hai cây phong ấy đem lại.Trước hết là hai cây phong là điểm tựa để bọn trẻ đua nhau thể hiện ý chí: "Chúng tôi cứ leo lên cao nữa - nào xem ai can đảm và khéo léo hơn ai!". Nhưng thế giới xung quanh mới là điều kinh ngạc và quyến rũ bọn trẻ Chúng tôi cố giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh... Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió ảo huyền, và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm và biêng biếc kia".Càng đọc ta càng cảm nhận được chất hoạ sĩ ở người kể chuyện, càng cảm nhận được thế giới "bí ẩn đầy sức quyến rũ" của những miền đất lạ đã thu hút tâm hồn trẻ thơ, đọng lại một khoảng sáng trong tâm hồn cô bé An-tư-nai để khi trưởng thành nỗi nhớ về ký ức tuổi thơ và hình ảnh hai cây phong lại rực lên những hình ảnh lung linh kỳ thú thuở nào để rồi xa quê lêu ngày lòng cô lại thao thức. Và trong cõi sâu thẳm ta hiểu rằng nỗi nhớ và cảm xúc cùng thế giới tuổi thơ vẫn đọng lại nguyên vẹn trong hai cây phong ấy chính là tình yêu quê hương da diết.

Đoạn văn cảm nhận của em về hình ảnh hai cây phong - Mẫu 4

Đến với đoạn trích “Hai cây phong”, người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng với hình ảnh trung tâm - hai cây phong. Hình ảnh này được hiện lên trong cảm nhận của nhân vật tôi. Vị trí của hai cây phong nằm ở giữa một ngọn đồi. Ai đi từ phía nào cũng đến làng cũng đều thấy chúng trước tiên, chúng hiện ra trước mắt như ngọn hải đăng trên núi. Nó trở thành dấu hiệu nhận biết của làng Ku-ku-rêu. Hai cây phong có một tiếng nói riêng, tâm hồn riêng chan chứa những lời ca êm dịu: ban ngày hay ban đêm đều rì rào với nhiều cung bậc khác nhau. Hai cây phong gắn bó với sự sống của con người: nơi bọn trẻ con trong làng mỗi dịp nghỉ hè “chạy ào lên phá tổ chim, hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền…”. Không chỉ vậy, hai cây phong gắn với kỉ niệm về thầy Đuy-sen, người đã vun trồng hy vọng, ước mơ cho những học trò ở nơi đây. Nhân vật tôi có một tình cảm gắn bó đặc biệt với hai cây phong. Có thể thấy, hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng, gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của nhân vật tôi.

Đoạn văn cảm nhận của em về hình ảnh hai cây phong - Mẫu 5

Hình ảnh “hai cây phong” đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng mỗi người khi đọc đoạn trích này. Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng “tôi”, hình ảnh hai cây phong hiện lên chiếm vị trí trung tâm. Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đổ xuống. Phía trên làng giữa một ngọn đồi có hai cây phong lớn giống như những ngọn hải đăng được đặt trên núi. Hai cây phong có một tiếng nói riêng, tâm hồn riêng, chan chứa những lời êm dịu của ngôi làng. Hình ảnh này đã đã trở thành biểu tượng của làng Ku-ku-rêu. Và trong kí ức của nhân vật tôi, vào năm học cuối trước khi bắt đầu nghỉ hè đã có những kỉ niệm đẹp đẽ với hai cây phong. Đ ặc biệt, hai cây phong còn gợi nhớ về người thầy Đuy-sen, người đem đến niềm hy vọng, ước mơ cho những học trò của mình. Như vậy, hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng, gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của nhân vật tôi.

TOP 20 Đoạn văn cảm nhận của em về hình ảnh hai cây phong 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)

Đoạn văn cảm nhận của em về hình ảnh hai cây phong - Mẫu 6

Trong đoạn trích, hai cây phong được miêu tả một cách sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội họa. Hai cây phong mọc trên đồi với dáng vóc khổng lồ với các mắt mấu các cành cao ngất cao đến ngang tầm cánh chim bay với bóng râm mát rượi với dáng vẻ đung đưa như đang chào mới tất cả mọi người đến với nó. Phải chăng chính dáng vẻ chào mời ấy đã khiến cho tác giả có nhiều kỉ niệm đối với nó như thế. Hai cây phong đã làm cho người kể chuyện say sưa ngây ngất và khơi nguồn cảm hứng cho người kể chuyện. Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết của tác giả khiến cho người đọc cảm thấy thật đáng quý và trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ mà đôi lần chúng ta đã vội lãng quên.

Hai cây phong đối với tác giả đó chính là những kỉ niệm vô cùng đẹp đẽ của tuổi học trò ,tuy đã là quá khứ đã xa thật xa nhưng mỗi khi hồi tưởng lại nó dường như tác giả đang cảm nhận nó một chút một chút một và đưa người đọc cùng cảm nhận cùng hồi tưởng lại với nhà thơ. Hai cây phong chính là nhân chứng câu chuyện hết sức sinh động về thầy Đuy-sen và cô bé An-t –nai. Chính thầy đã đem hai cây phong trồng trên đồi với cô bé đó và thầy đã gửi gắm những hi vọng mơ ước cho những đứa trẻ nghèo khổ thất học như An-tư-nai ngày càng được mở mang kiến thức và trở thành những con người có ích. Hình ảnh nhân hóa hai cây phong có tiếng nói riêng và chan chứa những lời nói êm dịu, hai cây phong chính là những con người có tâm hồn với những tâm trạng những cung bậc cảm xúc khác nhau. Hai cây phong được kể và tả bằng chính trí tưởng tượng và những tâm trạng đan xen của người nghệ sĩ, đã mang đến cho người đọc thật nhiều tâm trạng và dạt dào cảm xúc về quê hương.

Đoạn văn cảm nhận của em về hình ảnh hai cây phong - Mẫu 7

Hình ảnh "hai cây phong" đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng mỗi người khi đọc đoạn trích này. Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng "tôi", hình ảnh hai cây phong hiện lên và chiếm vị trí trung tâm của tâm trí. Làng Ku-ku-rêu, nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng, với những khe nước ào ào từ nhiều ngách đổ xuống, hình ảnh này được bao quanh bởi một vẻ đẹp hoang sơ và mộc mạc của thiên nhiên.

Phía trên làng, giữa một ngọn đồi, hai cây phong lớn như những ngọn hải đăng, được đặt trên đỉnh núi, tỏa sáng trong ánh nắng ban ngày và tỏa ánh sáng trong bóng tối của đêm tối. Hai cây phong mang trong mình một tiếng nói riêng, một tâm hồn riêng, tràn ngập những lời êm dịu của ngôi làng. Hình ảnh này đã trở thành biểu tượng vĩnh cửu của làng Ku-ku-rêu, một biểu tượng mà ai ai cũng nhận ra và ghi nhớ.

Trong ký ức của nhân vật tôi, năm học cuối cùng trước khi bắt đầu kỳ nghỉ hè đã là khoảnh khắc đáng nhớ với hai cây phong. Đặc biệt, hai cây phong còn gợi lên những kỷ niệm về người thầy Đuy-sen, người đã mang lại niềm hy vọng và ước mơ cho những học trò của mình. Như vậy, hai cây phong không chỉ là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu sắc mà còn là dấu ấn đậm nét của những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của nhân vật tôi. Đó là những khoảnh khắc vàng son mà tôi sẽ mãi mãi giữ trong lòng.

Đoạn văn cảm nhận của em về hình ảnh hai cây phong - Mẫu 8

Hình ảnh của "hai cây phong" đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người đọc khi khám phá đoạn trích này. Trên đường kể chuyện của người kể, đề cập đến là "tôi", hình ảnh hai cây phong xuất hiện một cách nổi bật, chiếm vị trí trung tâm. Làng Ku-ku-rêu, nằm ở chân núi, trên một cao nguyên rộng lớn, nơi mà những dòng nước reo rắt từ nhiều nguồn nước chảy đổ xuống. Trên đỉnh một ngọn đồi, hai cây phong lớn đứng thẳng tựa như những ngọn hải đăng đồ sộ được dựng lên trên đỉnh núi. Đặc biệt, họ mang trong mình một âm thanh độc lập, một tâm hồn riêng biệt, lưu giữ những lời thì thầm êm đềm của cả một cộng đồng làng xóm. Hình ảnh này không chỉ đơn thuần là một bức tranh phong cảnh, mà còn trở thành biểu tượng đại diện cho làng Ku-ku-rêu, thể hiện sự gắn kết và nhận dạng của cộng đồng này.

Trong kí ức của nhân vật chính, năm học cuối cùng trước khi kỳ nghỉ hè bắt đầu, đã để lại những dấu ấn đẹp đẽ với hai cây phong. Điều đặc biệt hơn nữa, hình ảnh của hai cây phong còn gợi nhớ về người thầy Đuy-sen, người đã mang đến hy vọng và ước mơ cho các học trò của mình. Như vậy, hai cây phong không chỉ là biểu tượng của tình yêu sâu đậm với quê hương, mà còn là kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ, đánh dấu một phần quan trọng trong cuộc đời của nhân vật chính.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Ai-ma-tốp (1928- 2008) tên đầy đủ là Chyngyz Torekulovich Aytmatov

- Quê quán: Là nhà văn Cư-rơ-gư-stan- một nước cộng hòa ở vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây

- Sự nghiệp sáng tác

+ Ông rất nổi tiếng với nhiều tác phẩm về quê hương ông

+ Ông bắt đầu hoạt động văn học vào năm 1952

+ Tác phẩm nổi tiếng đầu tiên là tập truyện Núi đồi và thảo nguyên đã được tặng giải thưởng Lê-nin về văn học vào năm 1963

- Nhiều tác phẩm của ông trở nên rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như: Con tàu trắng, Cây phong non trùm khăn đỏ…

- Phong cách sáng tác:

+ Các truyện ngắn của Ai-ma-tốp chủ yếu viết về cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời chiến tranh. 

2. Tác phẩm

1. Thể loại: Truyện ngắn

2. Xuất xứ: Văn bản là phần đầu của truyện Người thầy đầu tiên, được sáng tác năm 1957

3. Phương thức biểu đạt : Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi kể thứ 1

5. Tóm tắt: 

Phía trên làng tôi có hai cây phong lớn, nó được ví như hai ngọn hải đăng trên núi và được coi là tín hiệu của làng. Bởi vậy, mỗi lần về quê, tôi đều lên đồi để ngắm hai cây phong. Trong cảm nhận của tôi thì cây phong có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng, chứa chan những lời ca êm dịu, nó mang tình cảm và tính cách của con người. Cứ mỗi lần nghỉ hè chúng tôi đều rủ nhau lên những cành cao ngất bắt chim và phóng tầm mắt ra xa để quan sát thế giới xung quanh. Chuồng ngựa của nông trang, dải thảo nguyên hoang vu, dòng sông lấp lánh, những miền đất bí ẩn,.......Và tưởng nhớ về người đã trồng hai cây phong.

6. Bố cục: 

Đoạn 1: (Từ đầu đến “ai cũng nhìn rõ”): Giới thiệu về làng Ku-ku-rêu và hai cây phong

Đoạn 2: (tiếp đến “thần xanh”): Cảm nhận của nhân vật tôi về hai cây phong trong trong mỗi lần về thăm quê

Đoạn 3: còn lại: Hai cây phong trong kí ức và tuổi thơ của tác giả.

7. Giá trị nội dung: 

-  Đoạn trích miêu tả hai cây phong với ngòi bút sắc bén đậm chất hội họa và đong đầy cảm xúc. 

- Qua đó truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và niềm xúc động đặc biệt vì hai cây phong gắn với câu chuyện về người thầy- người đã vun trồng những ước mơ cho những đứa học trò của mình

8. Giá trị nghệ thuật: 

- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo

- Sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc

- Nghệ thuật nhân hóa với những liên tưởng tác bạo đầy chất thơ tại nên sức hấp dẫn cho văn bản

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống