Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Pa trong Chích bông ơi hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Pa trong Chích bông ơi
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Pa trong “Chích bông ơi!”
Đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Pa trong Chích bông ơi - Mẫu 1
Qua văn bản “Chích bông ơi!”, truyện muốn nhắn gửi người đọc vấn đề tấm lòng nhân hậu, yêu thương động vật. Đối với em, cách đối xử yêu thương động vật gây ấn tượng nhất vì trong cuộc sống hiện nay khi mà mọi người đang ngày càng tàn phá môi trường, hủy hoại cả nhân loại. Và nếu chúng ta không biết cách ứng xử thân thiện với môi trường xung quanh thì cuộc sống của nhân loại đang dần bị phá hủy. Pa là một người cha giàu lòng nhân ái và yêu thương động vật. Khi nhìn thấy đứa con của mình đem về một chú chim chích bông, anh đã nhớ lại và kể cho con nghe câu chuyện trước kia của mình. Anh cũng từng bắt được một chú chim chích bông bé xíu đỏ hỏn trong cành nho của bụi cây. Anh sung sướng đem chú về nhà khoe với pa. Pa của anh thấy chích bông còn non quá, ông muốn anh đặt nó lại tổ. Nhưng vì quá yêu thích chú chích bông và sợ niềm vui của mình sẽ bay mất mà anh đã giữ khư khư bên mình. Cuối cùng khi chích bông mẹ đi tìm thì chích bông con đã chết trong tay anh. Anh vô cùng buồn bã, đem chú đi chôn. Đến giờ nhớ lại, anh vẫn nghe thấy tiếng “Chích...chích…” và cảm thấy ân hận vô cùng.
Đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Pa trong Chích bông ơi - Mẫu 2
Qua văn bản “Chích bông ơi!”, ta thấy nhân vật Pa là một người cha giàu lòng nhân ái và yêu thương động vật. Khi nhìn thấy đứa con của mình đem về một chú chim chích bông, anh đã nhớ lại và kể cho con nghe câu chuyện trước kia của mình. Anh cũng từng bắt được một chú chim chích bông bé xíu đỏ hỏn trong cành nho của bụi cây. Anh sung sướng đem chú về nhà khoe với pa. Pa của anh thấy chích bông còn non quá, ông muốn anh đặt nó lại tổ. Nhưng vì quá yêu thích chú chích bông và sợ niềm vui của mình sẽ bay mất mà anh đã giữ khư khư bên mình. Cuối cùng khi chích bông mẹ đi tìm thì chích bông con đã chết trong tay anh. Anh vô cùng buồn bã, đem chú đi chôn. Đến giờ nhớ lại, anh vẫn nghe thấy tiếng “Chích...chích…” và cảm thấy ân hận vô cùng. Để rồi đến khi đứa con của anh đem về một chú chích bông, anh đã đem bài học của mình kể cho con nghe, anh muốn dạy con về tình yêu thương động vật, rằng động vật cũng cần có tự do.
Đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Pa trong Chích bông ơi - Mẫu 3
Chích bông ơi! là tác phẩm đã để lại nhiều suy ngẫm cho bạn đọc. Sau khi đọc xong văn bản, em cảm nhận được những chú chim xuất hiện trong truyện không những mang đến cho chúng ta bài học về tình yêu thương muôn vật mà còn là biểu tượng muôn màu cho cuộc sống. Những chú chim trên đoạn đường bay đi tìm mồi bị mắc vào những bụi gai và bị thương, đây chính là biểu tượng cho những khó khăn, trở ngại trong cuộc đời mỗi con người. Để trưởng thành con người phải vượt qua những thử thách ấy. Chim chích bông non bị cậu bé Dế Vần bắt đi vì còn yếu ớt và không đủ sức bay đi. Chúng chính là biểu tượng cho sự non nớt, hồn nhiên, yếu đuối cũng giống như trẻ thơ. Đây là những mầm non, cần được nâng niu, châm sóc, che chở và giáo dục. Cha mẹ của chim chính là biểu tượng cho sự trưởng thành, lòng yêu thương con. Gợi liên tưởng đến ông nội và người bố trong câu chuyện. Những người trưởng thành, có tấm lòng yêu thương, có những trải nghiệm và bài học, giáo dục và hướng dẫn lớp sau phát triển. Có thể nói hình ảnh những chú chim xuất hiện trong truyện là hình ảnh độc đáo và gợi lên cho chúng ta nhiều bài học trong cuộc sống.
Đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Pa trong Chích bông ơi - Mẫu 4
Trang sách đã khép lại nhưng sao câu chuyện vẫn đọng mãi trong đầu. Đối với em tác giả đã thành công dùng 2 câu chuyện của hai thế hệ lồng vào nhau trong cùng một khoảng thời gian ngắn, xây dựng tình huống độc đáo để biểu đạt một câu chuyện thật nhân văn và tươi đẹp biết mấy. Thời gian trong câu chuyện như được phân làm hai nửa, một nửa là thực tại, nửa còn lại là thời gian kí ức diễn ra trong đầu Dế Vần khi ông nhớ lại ngày bản thân còn bé như con trai mình hiện tại. Hai khoảng thời gian này được tác giả lồng ghép một cách không thể khéo léo hơn trong một tình huống trùng hợp mà từ đời cha đến đời con. Ở thời của Dế Vần thì đó là một câu chuyện buồn, cậu bé Dế Vần vì không nghe lời của pa mà lỡ làm tắt thở chú chích bông. Dế Vần vẫn luôn ân hận về việc làm của mình cho đến hiện tại. Dế Vần đã kể câu chuyện của mình cho Ò Khìn nghe. Chính ở chi tiết này đã làm câu chuyện sang một ngã rẽ khác. Ò Khin không nằng nặc đòi mang con chim về nuôi mà nóng lòng muốn bố cứu để chim có thể về với mẹ. Ò Khìn đã không mắc phải sai lầm và sự hối tiếc như Dế Vần khi còn nhỏ. Đối với em nội dung tác giả muốn nói và gửi gắm qua câu chuyện không chỉ có thế. Câu chuyện của Dế Vần tượng trung cho những sai lầm của cha mẹ trong quá khứ. Trong khi đó câu chuyện hiện tại của Ò Khìn là những vấn đề tình huống mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống hiện tại. Ba mẹ đã từng trải qua những sai lầm đáng tiếc đó nên không muốn con cái mình cũng lặp phải những sai lầm đáng tiếc như thế nên mới tận tình chỉ bảo. Cậu bé Ò Khìn trong chuyện đã nghe lời pa, trả con chim về với bầu trời và chim mẹ của nó. Cậu đã không mắc phải sai lầm của cha câu trong quá khứ, điều này muốn ám chỉ tới sự phát triển tiếp nối giữa các thế hệ, thế hệ sau sẽ làm tốt và phát triển hơn thế hệ trước để những điều đáng tiếc không xảy ra. Vậy nên em nghĩ có lẽ tác giả còn muốn khuyên chúng ta nên nghe lời cha mẹ. Người ba Dế Vần trong câu chuyện đã rất dũng cảm khi thừa nhận sai lầm hồi bé và kể cho con trai nghe về câu chuyện của mình. Nhưng ngoài hiện thực không phải ba mẹ nào cũng làm được việc đó. Có những rào cản vô hình ngăn cho câu chuyện không thể thoát ra thành lời nhưng ba mẹ vì không muốn con đi "vết xe đổ" của bản thân nên chỉ biết liều mình cấm cản, tạo thành sự mất kết nối giữa cha mẹ và con cái. Bởi vậy tác giả đã sử dụng nghệ thuật xây dựng tình huống một cách không thể khéo léo hơn để quá khứ hiện trên trong đầu người cha, tạo nên một kết cục hoàn hảo cho câu chuyện.
Đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Pa trong Chích bông ơi - Mẫu 5
Qua “Chích bông ơi!” của tác giả Cao Duy Sơn, người đọc thấy được nhân vật Dế Vần là một người cha giàu lòng nhân ái. Cậu bé Ò Khìn muốn bắt một con chim chích bông để làm đồ chơi. Điều đó khiến Dế Vần nhớ lại kỉ niệm. Khi còn nhỏ, anh cũng từng theo pa lên nương. Anh đã bắt một con chim non còn đỏ hỏn trong tổ để chơi. Chiều đến, chim mẹ đi tìm con, tiếng kêu thảm thiết vô cùng. Nhưng chú chim non đã chết. Chứng kiến cảnh tượng đó, Dế Vần vô cùng ân hận về hành động của mình. Tiếng kêu của chim mẹ đến giờ vẫn còn ám ảnh trong tâm trí của anh. Chính vì vậy, anh đã kể lại cho con trai nghe câu chuyện đó, để nhắc nhớ con cần phải biết bảo vệ loài vật. Sau khi nghe câu chuyện mà pa của mình kể, O Khìn đã nhận ra được bài học về tấm lòng yêu thương, quý trọng loài vật.
Đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Pa trong Chích bông ơi - Mẫu 6
Trong truyện “Chích bông ơi” của Cao Duy Sơn, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật Dế Vần. Đó là một người cha không chỉ giàu lòng nhân ái, mà còn rất yêu thương con của mình. Khi thấy con trai muốn mình bắt một con chim chích bông đang bị mắc ở bụi gai để chơi, anh đã bình tĩnh kể lại cho con nghe chuyện để con nhận ra bài học. Hồi còn nhỏ, Dế Vần theo pa lên nương, anh đã bắt một con chim non còn đỏ hỏn trong tổ để chơi. Đến chiều, chim mẹ đi tìm con nhưng chú chim non đã chết. Điều đó khiến cậu bé Dế Vần khia ấy vô cùng ân hận về hành động đó của mình, nhận ra cần phải biết yêu thương các loài động vật. Từ câu chuyện của Dế Vần, cậu bé O Khìn cũng đã nhận ra được bài học giá trị về tình yêu thương dành cho động vật.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Cao Duy Sơn, tên thật là: Nguyễn Cao Sơn (1956)
- Quê quán: Cao Bằng
- Phong cách nghệ thuật
- Tác phẩm chính
+ Tiểu thuyết: Người lang thang, Cực lạc, Hoa mận đỏ, Đàn trời, Chòm ba nhà
+ Truyện ngắn: Những chuyện ở lũng Cô Sầu, Những đám mây hình người, Hoa bay cuối trời, Ngôi nhà xưa bên suối.
1. Thể loại: Truyện ngắn
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Xuất xứ: Cao Bằng 3/1999; trích Tuyển tập truyện viết về thiếu nhi dân tộc và miền núi.
3. Phương thức biểu đạt:
- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba
5. Tóm tắt:
Trong lúc Khìn tìm thấy con chim chích và đòi ba Dế Vần bắt cho chơi. Thì Dế Vần nhớ đến năm xưa mình cũng như con mình. Hậu quả cuối cùng là chú chim ấy bị chết còn tiếng kêu của mẹ chích bông thì da diết, xót xa. Nghe sau câu chuyện đó, Khìn liền đòi pa Dế Vần giải thoát cho chú chim chích bông để nó được tự do.
6. Bố cục:
- Phần 1 (Từ đầu đến Dế Vần bối rối): Sự việc gặp chú chim nhỏ.
- Phần 2 (Tiếp đến run rẩy trong lòng): Dế Vần hồi tưởng lại chuyện trong quá khứ.
- Phần 3 (Còn lại): Dế Vần và Khìn cứu và thả chú chim lên trời.
7. Giá trị nội dung:
Chích bông ơi! là câu chuyện nhắc nhở con người về lòng nhân hậu. Hãy đặt mình vào vị trí của người khác, suy nghĩ thấu đáo trước khi hành động để không phải ân hận sau này.
8. Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật "truyện lồng trong truyện" độc đáo, sinh động
- Giọng văn gần gũi, dễ hiểu với trẻ nhỏ
- Hình ảnh, ngôn từ nhẹ nhàng, sinh động