TOP 33 bài Nghị luận về lối sống có trách nhiệm 2024 SIÊU HAY

Tải xuống 50 10.2 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Nghị luận về lối sống có trách nhiệm hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm

Đề bài: Nghị luận về lối sống có trách nhiệm

Dàn ý viết bài Nghị luận về lối sống có trách nhiệm

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

a. Thế nào là tinh thần trách nhiệm:

  • Hoàn thành công việc được giao và đảm nhận
  • Là giữ lời hứa
  • Chịu trách nhiệm với những gi mình làm

b. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm:

  • Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thật tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, có tính thần yêu nước, chăm lo học tập,….
  • Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh
  • Đối với một người công chức: thực hiện đúng nhiệm vụ của Đảng và nhà nước gia cho, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho
  • Đối với công dân: thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật, có trách nhiệm với gia đình và mọi người xung quanh

c. Ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm:

  • Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ
  • Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý
  • Được lòng tin của mọi người
  • Thành công trong công việc và cuộc sống

3. Kết bài

  • Khái quát vấn đề
  • Liên hệ bản thân

Sơ đồ tư duy

Nghị luận về sống có trách nhiệm | Bàn về lối sống có trách nhiệm | Văn mẫu  12

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 1

Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý của con người. Vậy tinh thần trách nhiệm là gì? Đó chính là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân, nâng cao các kỹ năng giải quyết tình huống cũng như trình độ chuyên môn. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh, từ đó dễ dàng vươn tới thành công hơn. Trong thời đại 4. 0 là nơi của sự kết nối và truyền tải, nếu bạn không muốn dễ dàng mất điểm trước mọi người một cách công khai nhanh chóng, thì chính bạn đã dám làm thì cần phải có can đảm chịu trách nhiệm trước điều đó. Vì vậy việc bạn cần làm chính là xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những điều nhỏ nhất: tự hoàn thành bài tập, tuân thủ nội quy nhà trường, luật an toàn giao thông, dũng cảm nhận và sửa lỗi khi phạm sai lầm… Bởi khi bạn biết chấp nhận trách nhiệm cho hành động của bản thân thì có lẽ đó cũng là lúc bạn bắt đầu trưởng thành.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 1

Trong cuộc sống, thái độ tự chịu trách nhiệm đối với mọi hành động, lời nói của bản thân là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Thật vậy, việc ý thức được trách nhiệm sẽ giúp mỗi người có được những hành động chuẩn mực hơn trong đời sống hàng ngày. Tinh thần tự giác chịu trách nhiệm được thể hiện ở trước, đang và sau việc mà mỗi người làm. Người mà có tinh thần tự giác, chịu trách nhiệm không chỉ nhận thức được việc mình đang làm sẽ không ảnh hưởng xấu đến người khác và nếu giả sử có trường hợp xấu xảy ra thì người đó cũng sẽ tự gánh vác hậu quả của mình. Việc có ý thức và tinh thần tự chịu trách nhiệm hành vi trong cuộc sống sẽ giúp mỗi người có những hành vi chuẩn mực và hợp lý hơn. Nguyên nhân là vì ta có quá trình suy nghĩ, cân nhắc, tránh được sự bốc đồng và nhanh ẩu đả. Thứ hai, việc có ý thức và tinh thần tự chịu trách nhiệm hành vi trong cuộc sống sẽ giúp mỗi người nhận được nhiều sự tín nhiệm từ những người xung quanh. Trên thực tế, ai cũng sẽ kính nể những người có tinh thần làm việc giàu trách nhiệm và có kỷ luật trong cuộc sống. Hơn nữa, tinh thần tự chịu trách nhiệm cũng đi kèm với thái độ sống giàu lòng tự trọng, phẩm chất mà mỗi người đều cần có. Tóm lại, việc tự chịu trách nhiệm với bản thân là thái độ sống cần phải có trong cuộc sống để có được một cuộc sống hạnh phúc và có kỷ luật hơn.

Top 15 Bài văn nghị luận xã hội về lối sống có trách nhiệm (lớp 12) hay  nhất - Toplist.vn

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 3

Sống có trách nhiệm là một chủ đề sinh hoạt, học tập đầy nóng bỏng trong nhà trường và ngoài xã hội vì ý thức trách nhiệm của học sinh, công dân ngày nay đang dần bị phai nhòa và lãng quên.

Trong cuộc sống đang phát triển với một tốc độ chóng mặt như hiện nay thì việc xác định trách nhiệm của mỗi người đối với cộng đồng là điều vô cùng quan trọng. Trách nhiệm có thể được hiểu như là một nhiệm vụ mà mình phải gánh vác. Ta sẽ phải hoàn thành tốt công việc mà người khác giao hay tự mình đặt ra kế hoạch để thực hiện nó. Ta sẽ phải dành một chút thời gian cho việc ngẫm nghĩ về ngày mai, ngày kia, khi nghĩ về mình và đặt mình vào mối quan hệ của cộng đồng. Từ đó ta mới xác định được một cách chính xác trách nhiệm của mình đối với cộng đồng.

Không dễ dàng gì mà ta có thể làm được mọi việc, tất nhiên sự trọn vẹn ấy chỉ đặt ra cho chúng ta một cách tương đối, làm tốt được việc ta phải làm mỗi ngày, hoàn thành trách nhiệm của một người công dân đối với cộng đồng, ta sẽ cảm thấy ưng ý, cảm thấy vui. Thế nhưng nếu tất cả mọi việc ấy không được thực hiện thì tức là ta đã và đang không có trách nhiệm gì đối với cuộc sống này. Vì vậy việc xác định trách nhiệm của mỗi người là việc rất cần thiết. Là một người học sinh ta phải xác định được trách nhiệm đối với việc học, đối với thầy cô. Là một người con thì đó lại là trách nhiệm đối với gia đình, cha mẹ. Nếu là một công dân ta phải biết mình đã, đang và sẽ làm gì để cống hiến cho đất nước, cho cộng đồng. Trong quá trình hòa nhập cộng đồng thì việc đi lại là điều tất yếu. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những người khuyết tật không thể tự mình di chuyển được. Ý thức được nỗi đau khổ của những người kém may mắn hơn ta, nhiều người từ mọi miền đất nước đã chung tay góp sức cùng giúp đỡ họ vượt qua khó khăn. Ngoài ra còn có nhiều người mà ngày đêm họ phải đối mặt với cuộc sống mưu toan vất vả, thiếu thốn bộn bề cũng đã nhận được rất nhiều tấm lòng hảo tâm, dang rộng vòng tay giúp đỡ. Là một công dân của xã hội, trách nhiệm làm cho xã hội phát triển là điều ưu tiên hàng đầu. Mỗi việc làm của mỗi người chúng ta ít nhiều đều góp phần vào việc phát triển của xã hội. Đi trong công viên tiện tay vứt rác xuống bãi cỏ hay ngồi trên ghế đá tiện tay hái hoa, khạc nhổ bừa bãi. Đó có phải là lối sống đẹp, lối sống có trách nhiệm đối với môi trường hay không? Một câu nói ấm êm lúc buồn bã sẽ làm dịu đi nỗi đau và một hành động thiết thực sẽ góp phần làm nên một hành tinh xanh. Đó là một phần nho nhỏ trong ngàn việc ta phải làm để thể hiện mình là người sống có trách nhiệm với môi trường chung của cộng đồng.

Thực tế ngày nay, không ít những người trẻ đang hờ hững với cuộc sống, thiếu lí tưởng, khát vọng. Thiết nghĩ những người trẻ chúng ta đang hoang phí sự sống để rồi tự hủy hoại ước mơ, hoài bão, lí tưởng của mình cũng như niềm tin tưởng của gia đình, bạn bè và xã hội. Thái độ thiếu trách nhiệm ấy còn thể hiện ở việc làm sai mà không thừa nhận và cho rằng đó không phải là nghĩa vụ của mình. Nhiều bạn trẻ đi trên đường ăn mặc hở hang mà không hề ngại ngùng gì trước bao con mắt cười chê của cộng đồng. Và đáng trách hơn nữa là những ai không xác định được mục tiêu, trách nhiệm của mình. Suốt ngày ăn chơi lêu lõng, bỏ bê việc học, lãng quên đi trách nhiệm của một người công dân đối với cộng đồng, bổn phận một người con đối với gia đình.

Vậy ta cần làm gì để có thể giúp cho xã hội phát triển? Bác Hồ có nói: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”. Trước hết là chúng ta phải ra sức học tập để cống hiến cho xã hội. Không nên tự hài lòng với những gì mình làm được hay hưởng thụ những thành quả do mình tạo nên. Hãy biết quan tâm tới cảm xúc của người khác và đối xử công bằng với họ. Học cách sống có trách nhiệm là một quá trình kéo dài xuyên suốt trong đó bản thân ta phải là người nỗ lực phấn đấu để làm tốt trách nhiệm của mình đối với cộng đồng.

Muốn sống tốt, thực hiện tốt bổn phận, nghĩa vụ của mình là việc không hề đơn giản nhưng ta có thể làm được khi nỗ lực để thực hiện từng ngày, từng việc nhỏ trong vô số những việc ta muốn làm và ước mơ, nỗ lực với trách nhiệm của một người trẻ tuổi.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 4

Ngày nay, tinh thần trách nhiệm cá nhân của học sinh, sinh viên đã phai mờ sau bao thế hệ, chính vì thế nên tinh thần “sống có trách nhiệm” rất cần thiết đối với tất cả chúng ta lúc này. Vào năm 2007, chính sách giáo dục thành phố Hồ Chí Minh cũng đã sử dụng chủ đề “sống có trách nhiệm” để làm chủ đề chính cho năm học, nhằm giúp học sinh rèn luyện tư chất bản thân và nâng cao kỹ năng sống, tinh thần trách nhiệm vốn có.

Trước hết, cần hiểu được “sống có trách nhiệm” là làm tròn nghĩa vụ bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân.... dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân. Ví dụ như: Bổn phận là học sinh - những tinh hoa tương lai của đất nước là học tập.

Trở nên có trách nhiệm với bản thân nghĩa là tập trung vào những mong muốn, nhu cầu của mình đồng thời tìm ra hướng giải quyết cho các vấn đề của bản thân. Điều cấm kị nhất đối với mỗi cá nhân là đứng cách ly, tự tách biệt mình với xã hội. Phải để bản thân tham gia các hoạt động tập thể, trái nghiệm những cái tốt đẹp và mới mẻ để tự rút ra kinh nghiệm sống cho bản thân. Gia đình là nền tảng xây dựng lên nhân cách của mỗi con người, một đứa trẻ sinh và lớn lên theo chiều hướng xấu hay tốt một phần là do ảnh hưởng của gia đình. Vì thế nên đối với gia đình, ta phải xây dựng cho mình một hình mẫu ngoan ngoãn, lễ phép và yêu quý các thành viên khác. Đồng thời, cần phải biết chia sẻ và yêu thương với mọi người xung quanh.

Sống có trách nhiệm còn được thể hiện qua những hành động rất nhỏ nhặt trong đời sống, những thói quen hằng ngày mà chúng ta dần như quên đi vì nó quá quen thuộc. Giả sử như việc đúng giờ, đúng hẹn cũng là sống có trách nhiệm. Đó là trách nhiệm với công việc của bản thân, trách nhiệm với uy tín và có trách nhiệm với đối phương.

Tuy nhiên, hiện nay có không ít người thể hiện lối sống vô trách nhiệm. Tình trạng nhiều bạn nữ phải vào bệnh viện khi còn rất trẻ như hiện nay thì đó là một hiện thực quá đau lòng. Nhiều người sa ngã vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma úy, nghiện hút…

Như vậy, con người, cần phải ý thức biết sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 5

Biểu hiện của lối sống có trách nhiệm hiện nay rất đa dạng và phong phú, xuất phát từ những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày. Bác Hồ đã từng bảo rằng trẻ nhỏ thì làm việc nhỏ, vậy thì lối sống trách nhiệm cũng xuất phát từ những việc bình dị, nhỏ nhặt như thế. Hằng ngày chúng ta có rất nhiều việc phải làm với mình, với gia đình, với nhà trường, xã hội.

Hãy hoàn thiện bản thân mình trước khi muốn người khác hoàn thiện, cũng giống như việc có trách nhiệm với bản thân mình trước thì chúng ta mới có trách nhiệm được với người khác và với xã hội.

Là học sinh, mỗi ngày chúng ta cần phải có trách nhiệm với việc học. Trước khi đến lớp cần phải hoàn thành bài tập của ngày hôm qua và chuẩn bị bài mới cho ngày mai. Chúng ta cần phải trình bày cẩn thận sạch sẽ với chính bài làm của mình, không được cẩu thả, sống buông thả không có trách nhiệm. Từ những việc nhỏ thế này mà chúng ta không làm được thì những việc lớn hơn liệu chúng ta có đủ sức và đủ bản lĩnh để làm hay không?

Đối với gia đình, chúng ta nên có trách nhiệm với bố mẹ, với anh chị em, với những lời nói mà mình nói ra hằng ngày đối với họ. Tuy chỉ là những việc nhỏ nhặt nhưng nó sẽ hoàn thành nên thói quen và nhân cách của bạn sau này. Khi bạn làm việc gì đó sai lầm, bạn nhận ra rằng nó sai, bản thân không nên chối cãi, cố tình lảng tránh nó mà cần thiết nên có trách nhiệm sửa chữa lỗi lầm. Đó chính là cách để chúng ta có thể định hình được phương châm sống lâu dài mai sau.

Có trách nhiệm với gia đình và xã hội sẽ giúp chúng ta ngày càng tốt đẹp, hoàn thiện bản thân mình hơn. Khi bạn sống có trách nhiệm thì bạn sẽ thấy được rằng lúc đó mình không chỉ còn sống cho bản thân mình nữa mà còn sống vì người khác, sống cho người khác.

Tuy nhiên vẫn còn những kẻ sống vô kỷ luật, thiếu trách nhiệm đối với bản thân và xã hội, họ sẽ nhận lấy những hậu quả rất đau lòng. Có rất nhiều người vì không có trách nhiệm với hành vi của bản thân mình mà gây ra nhiều mất mát, nỗi đau cho người khác. Ví dụ như hiện nay hiện tượng nạo phá thai ở giới trẻ diễn ra rất phổ biến. Lý do nào khiến cho hiện tượng này ngày càng gia tăng? Đó chính là do lối sống vô trách nhiệm.

Như vậy chúng ta mới thấy được tầm quan trọng của lối sống có trách nhiệm. Nó sẽ giúp cho chúng ta ngày càng sống tốt đẹp, ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 6

Con người là một thành phần trong xã hội. Con người góp phần vào việc đổi mới và xây dựng xã hội. Chính vì thế mà con người cần phải có ý thức và tinh thần trách nhiệm để xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh. Một lối sống có trách nhiệm sẽ đem lại nhiều điều tốt đẹp cho chính bản thân, gia đình và xã hội.

Việc sống trách nhiệm là việc mà con người làm tròn phẩn phẩn của mình với xã hội, với gia đình và với chính bản thân mình. Con người dám làm, giám chịu trách nhiệm với chính hành động của bản thân thế mới là trách nhiệm. Trách nhiệm của một người học sinh đó là phải trau dồi nhiều kiến thức, rèn luyện tâm hồn để hoàn thành nghĩa vụ với bản thân và trở thành một công dân có ích cho xã hội.

Biểu hiện của việc sống có trách nhiệm rất đa dạng và phong phú. Hành động có trách nhiệm có thể bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn như đi ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khỏe bản thân, không bỏ bữa sáng, lễ phép và kính trọng mọi người….. Mỗi một hành động nhỏ hàng ngày sẽ góp phần tích lũy thành một thói quen hàng ngày, trở thành một lối sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và có ích cho xã hội.

Tuy nhiên, việc sống trách nhiệm với bản thân không chỉ đơn giản là làm những việc có ích cho chính bản thân mình mà việc làm ấy phải gắn với lợi ích của gia đình và xã hội. Nếu chỉ biết sống có trách nhiệm với bản thân thì đó không phải là lối sống trách nhiệm mà đó sẽ trở thành lối sống ích kỷ hẹp hòi. Chính vì thế con người cần phải hòa mình vào xã hội, phải biết san sẻ yêu thương và làm nhiều việc có ích cho mọi người thì đó mới gọi là người có trách nhiệm.

Xã hội đang dần phát triển từng ngày, và học sinh cũng cần phải góp phần vào sự phát triển của xã hội. Chúng ta phải có trách nhiệm với nơi mà chúng ta tồn tại. Mỗi người chỉ cần làm những hành động nhỏ như bỏ rác đúng nơi quy định, không hút thuốc, uống rượu, giữ gìn vệ sinh chung… cũng là đóng góp cho xã hội. Hay những hành động tình nguyện vào dịp hè của thanh niên cũng là một hành động có trách nhiệm với bản thân. Họ đi về vùng sâu vùng xa giúp đỡ những người già neo đơn, sửa lại cầu đường, lợp lại mái lá… tất cả những nghĩa cử đó đều thể hiện rõ rệt những cống hiến của họ đối với xã hội, mong muốn một đất nước tốt đẹp hơn.

Là học sinh, mỗi ngày chúng ta cần phải có trách nhiệm với việc học của mình. Trước khi đi học cần phải hoàn thành bài tập của ngày hôm qua và chuẩn bị bài mới cho ngày hôm sau. Trên lớp học, mỗi người nên chuyên tâm vào các bài giảng của thầy cô trên lớp và học hỏi thêm nhiều kiến thức ở bên ngoài để làm phong phú vốn tri thức của chính mình.

Mỗi người nên có trách nhiệm với chính lời nói của mình. Tuy đây chỉ là một việc rất nhỏ nhưng nó có thể trở thành một thói quen và hình thành nhân cách của bạn sau này. Khi bạn làm điều sai và bạn biết đó là sai thì không nên chối cãi, cố tình lảng tránh vấn đề mà nên có trách nhiệm sửa chữa lỗi lầm. Đó chính là cách để mỗi người có thể định hình được phương châm sống lâu dài cho mình.

Lối sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội sẽ giúp cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Khi bạn sống có trách nhiệm thì bạn sẽ cảm nhận được rằng mình không chỉ sống có ích cho bản thân mình mà còn sống có ích cho người khác, có ích cho toàn xã hội.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 7

Cuộc sống càng hiện đại và phát triển thì đi cùng nó cũng là sự bận bịu lo toan cho cuộc sống khiến con người ta mệt mỏi, và một lúc nào đó tự đánh mất sự nghiêm khắc với chính bản thân, nhiều người trở nên vô trách nhiệm với chính việc mình đã làm. Ở một khía cạnh khác, công nghệ dần thống trị cuộc sống, để rồi ta tự tách mình ra khỏi cộng đồng chung, ta trở nên ích kỉ hơn, vô trách nhiệm hơn. Nếu mỗi cá nhân cứ tiếp diễn như vậy, có lẽ chỉ một khoảnh khắc thôi nó sẽ bám rễ trong cuộc sống của ta, của cả thế hệ sau nữa. Vậy chúng ta còn chờ đợi gì mà không thay đổi, để sống có tinh thần trách nhiệm, không phải vì xã hội mà là vì chính bản thân bạn đã.

Vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này trước tiên chúng ta phải biết và hiểu về thế nào là trách nhiệm, thế nào là tinh thần trách nhiệm? Câu trả lời không hề khó khăn như bạn nghĩ, nó đơn giản vô cùng, trách nhiệm là nhiệm vụ, nghĩa vụ mà ta phải hoàn thành khi được người khác giao cho, người có tinh thần trách nhiệm sẽ luôn sẵn sàng dốc hết sức lực và nhiệt huyết để hoàn thành công việc, dù có khó khăn đến mấy nhưng họ vẫn cố gắng hoàn thành. Kể cả khi họ phạm lỗi, họ cũng dám đứng ra sửa sai và nhận lỗi lầm đó về mình.

Nếu bạn là một người học sinh, bạn cần có tinh thần trách nhiệm không? Tất nhiên ai cũng cần phải có đức tính này và học sinh cũng không ngoại lệ. Học tập là một quá trình khó khăn và đầy thử thách, nếu mỗi chúng ta không tự có trách nhiệm với bản thân mình thì sẽ không thể đạt được kết quả tốt trong học tập. Cùng là học sinh, cùng nhận thức chung một nền giáo dục nhưng tại sao lại có những em học sinh giỏi và những em học sinh cá biệt yếu kém. Câu trả lời là những em học sinh giỏi đã sớm rèn luyện cho mình phải có tinh thần trách nhiệm trong việc học tập của bản thân.

Việc cố gắng học tập, tìm tòi các phương pháp mới sẽ khiến việc học trở lên lý thú hơn. Không phải học nhồi nhét là tốt, mà học phải đi đôi với hành, vận dụng những kiến thức được học vào đời sống để làm cuộc sống ý nghĩa hơn mới gọi là học. Nhưng nhiều em học sinh vẫn còn lười biếng, ngại khó không dám học, hoặc học vẹt, học tủ một cách qua loa. Việc vô trách nhiệm trong học tập đó đã khiến một số bạn ngày càng bỏ bê việc học, làm kết quả học tập dần thụt lùi, thua kém bạn bè.

Không chỉ trong học tập, học sinh chỉ cần những hành động nhỏ như không đi học muộn, chấp hành luật an toàn giao thông, không xả rác, không hút thuốc, uống rượu, giữ gìn vệ sinh chung... cũng là đóng góp cho xã hội, giúp xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Trái ngược với những người có tinh thần trách nhiệm, chúng ta cũng có thể bắt gặp sự vô trách nhiệm ở bất kì ai, bất cứ đâu và trong bất kỳ lĩnh vực nào. Nhà nước và các tổ chức vẫn thường hay tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta, thế nhưng tại sao môi trường vẫn không được cải thiện, thậm chí ngày càng trở nên trầm trọng. Câu trả lời là vì cái lợi trước mắt, với một số người thì họ chỉ vứt vài mẩu rác bừa bãi; hay công ty, xí nghiệp thì cho rằng đổ nước thải chưa qua xử lý ra các con sông rộng lớn vừa nhanh lại không tốn chi phí tái chế, và sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Thế nhưng một người, hai người rồi mọi người đều làm như thế, cả một cộng đồng thiếu ý thức trách nhiệm thì chỉ khiến cho vấn đề trở ô nhiễm trở nên nghiêm trọng và rất khó để cứu vãn được.

Vậy để sống có tinh thần trách nhiệm thì ta phải làm gì? Trước tiên mỗi chúng ta hãy học cách sống có trách nhiệm trước đã. Sống có trách nhiệm với bản thân mình rồi mới sống có trách nhiệm với người xung quanh. Có trách nhiệm với bản thân chính là việc bạn phải tự hoàn thiện bản thân mình sao cho tốt, không để những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội cám dỗ bạn, không trở thành một học sinh có lối sống lệch lạc về tư tưởng và đạo đức. Bạn hãy đặt ra yêu cầu với chính bản thân từ những việc nhỏ nhất diễn ra hàng ngày như dậy đúng giờ đi học, giúp đỡ cha mẹ việc nhà, ôn lại bài cũ, chấp hành đúng nội quy của nhà trường, của lớp ….đó chính là một cách đơn giản để thể hiện bạn là một người có tinh thần trách nhiệm.

Là một học sinh, em cũng nhận ra trách nhiệm của mình không chỉ có mỗi việc học mà còn phải giúp đỡ bố mẹ việc nhà, trở thành một người con ngoan trò giỏi, góp phần xây dựng đất nước phồn thịnh hơn. Em sẽ cố gắng trở thành một người có tinh thần trách nhiệm, có ích cho xã hội.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 8

Sống có trách nhiệm là một chủ đề sinh hoạt, học tập đầy nóng bỏng trong nhà trường và ngoài xã hội vì ý thức trách nhiệm của học sinh, công dân ngày nay đang dần bị phai nhòa và lãng quên.

Trong cuộc sống đang phát triển với một tốc độ chóng mặt như hiện nay thì việc xác định trách nhiệm của mỗi người đối với cộng đồng là điều vô cùng quan trọng. Trách nhiệm có thể được hiểu như là một nhiệm vụ mà mình phải gánh vác. Ta sẽ phải hoàn thành tốt công việc mà người khác giao hay tự mình đặt ra kế hoạch để thực hiện nó. Ta sẽ phải dành một chút thời gian cho việc ngẫm nghĩ về ngày mai, ngày kia, khi nghĩ về mình và đặt mình vào mối quan hệ của cộng đồng. Từ đó ta mới xác định được một cách chính xác trách nhiệm của mình đối với cộng đồng.

Không dễ dàng gì mà ta có thể làm được mọi việc, tất nhiên sự trọn vẹn ấy chỉ đặt ra cho chúng ta một cách tương đối, làm tốt được việc ta phải làm mỗi ngày, hoàn thành trách nhiệm của một người công dân đối với cộng đồng, ta sẽ cảm thấy ưng ý, cảm thấy vui. Thế nhưng nếu tất cả mọi việc ấy không được thực hiện thì tức là ta đã và đang không có trách nhiệm gì đối với cuộc sống này. Vì vậy việc xác định trách nhiệm của mỗi người là việc rất cần thiết. Là một người học sinh ta phải xác định được trách nhiệm đối với việc học, đối với thầy cô. Là một người con thì đó lại là trách nhiệm đối với gia đình, cha mẹ. Nếu là một công dân ta phải biết mình đã, đang và sẽ làm gì để cống hiến cho đất nước, cho cộng đồng. Trong quá trình hòa nhập cộng đồng thì việc đi lại là điều tất yếu. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những người khuyết tật không thể tự mình di chuyển được. Ý thức được nỗi đau khổ của những người kém may mắn hơn ta, nhiều người từ mọi miền đất nước đã chung tay góp sức cùng giúp đỡ họ vượt qua khó khăn. Ngoài ra còn có nhiều người mà ngày đêm họ phải đối mặt với cuộc sống mưu toan vất vả, thiếu thốn bộn bề cũng đã nhận được rất nhiều tấm lòng hảo tâm, dang rộng vòng tay giúp đỡ. Là một công dân của xã hội, trách nhiệm làm cho xã hội phát triển là điều ưu tiên hàng đầu. Mỗi việc làm của mỗi người chúng ta ít nhiều đều góp phần vào việc phát triển của xã hội. Đi trong công viên tiện tay vứt rác xuống bãi cỏ hay ngồi trên ghế đá tiện tay hái hoa, khạc nhổ bừa bãi. Đó có phải là lối sống đẹp, lối sống có trách nhiệm đối với môi trường hay không? Một câu nói ấm êm lúc buồn bã sẽ làm dịu đi nỗi đau và một hành động thiết thực sẽ góp phần làm nên một hành tinh xanh. Đó là một phần nho nhỏ trong ngàn việc ta phải làm để thể hiện mình là người sống có trách nhiệm với môi trường chung của cộng đồng.

Thực tế ngày nay, không ít những người trẻ đang hờ hững với cuộc sống, thiếu lí tưởng, khát vọng. Thiết nghĩ những người trẻ chúng ta đang hoang phí sự sống để rồi tự hủy hoại ước mơ, hoài bão, lí tưởng của mình cũng như niềm tin tưởng của gia đình, bạn bè và xã hội. Thái độ thiếu trách nhiệm ấy còn thể hiện ở việc làm sai mà không thừa nhận và cho rằng đó không phải là nghĩa vụ của mình. Nhiều bạn trẻ đi trên đường ăn mặc hở hang mà không hề ngại ngùng gì trước bao con mắt cười chê của cộng đồng. Và đáng trách hơn nữa là những ai không xác định được mục tiêu, trách nhiệm của mình. Suốt ngày ăn chơi lêu lõng, bỏ bê việc học, lãng quên đi trách nhiệm của một người công dân đối với cộng đồng, bổn phận một người con đối với gia đình.

Vậy ta cần làm gì để có thể giúp cho xã hội phát triển? Bác Hồ có nói: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”. Trước hết là chúng ta phải ra sức học tập để cống hiến cho xã hội. Không nên tự hài lòng với những gì mình làm được hay hưởng thụ những thành quả do mình tạo nên. Hãy biết quan tâm tới cảm xúc của người khác và đối xử công bằng với họ. Học cách sống có trách nhiệm là một quá trình kéo dài xuyên suốt trong đó bản thân ta phải là người nỗ lực phấn đấu để làm tốt trách nhiệm của mình đối với cộng đồng.

Muốn sống tốt, thực hiện tốt bổn phận, nghĩa vụ của mình là việc không hề đơn giản nhưng ta có thể làm được khi nỗ lực để thực hiện từng ngày, từng việc nhỏ trong vô số những việc ta muốn làm và ước mơ, nỗ lực với trách nhiệm của một người trẻ tuổi.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 9

Từ xưa đến nay, con người vẫn được xem là tế bào cấu thành nên một xã hội. Vai trò của con người trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước vô cùng quan trọng. Ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng. Đó là yếu tố thiết yếu giúp chúng ta vừa có trách nhiệm với bản thân vừa có trách nhiệm với xã hội. Bởi vậy sống có trách nhiệm chính là lối sống lành mạnh và cần phải phát huy.

Sống có trách nhiệm là gì? Sống có trách nhiệm chính là lối sống làm tròn bổn phận, nghĩa vụ, chức trách đối với bản thân mình, với gia đình và xã hội. Hơn hết còn phải có trách nhiệm với những suy nghĩ, hành động và việc làm của bản thân mình. Mỗi người chúng ta có trách nhiệm làm, có trách nhiệm gánh vác, có trách nhiệm nhận sai khi gây ra lỗi lầm. Đó mới chính là một công dân tốt và có ích cho xã hội.

Biểu hiện của lối sống có trách nhiệm hiện nay rất đa dạng và phong phú, xuất phát từ những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày. Bác Hồ đã từng bảo rằng trẻ nhỏ thì làm việc nhỏ, vậy thì lối sống trách nhiệm cũng xuất phát từ những việc bình dị, nhỏ nhặt như thế. Hằng ngày chúng ta có rất nhiều việc phải làm với mình, với gia đình, với nhà trường, xã hội.

Hãy hoàn thiện bản thân mình trước khi muốn người khác hoàn thiện, cũng giống như việc có trách nhiệm với bản thân mình trước thì chúng ta mới có trách nhiệm được với người khác và với xã hội.

Là học sinh, mỗi ngày chúng ta cần phải có trách nhiệm với việc học. Trước khi đến lớp cần phải hoàn thành bài tập của ngày hôm qua và chuẩn bị bài mới cho ngày mai. Chúng ta cần phải trình bày cẩn thận sạch sẽ với chính bài làm của mình, không được cẩu thả, sống buông thả không có trách nhiệm. Từ những việc nhỏ thế này mà chúng ta không làm được thì những việc lớn hơn liệu chúng ta có đủ sức và đủ bản lĩnh để làm hay không?

Đối với gia đình, chúng ta nên có trách nhiệm với bố mẹ, với anh chị em, với những lời nói mà mình nói ra hằng ngày đối với họ. Tuy chỉ là những việc nhỏ nhặt nhưng nó sẽ hoàn thành nên thói quen và nhân cách của bạn sau này. Khi bạn làm việc gì đó sai lầm, bạn nhận ra rằng nó sai, bản thân không nên chối cãi, cố tình lảng tránh nó mà cần thiết nên có trách nhiệm sửa chữa lỗi lầm. Đó chính là cách để chúng ta có thể định hình được phương châm sống lâu dài mai sau.

Có trách nhiệm với gia đình và xã hội sẽ giúp chúng ta ngày càng tốt đẹp, hoàn thiện bản thân mình hơn. Khi bạn sống có trách nhiệm thì bạn sẽ thấy được rằng lúc đó mình không chỉ còn sống cho bản thân mình nữa mà còn sống vì người khác, sống cho người khác.

Tuy nhiên vẫn còn những kẻ sống vô kỷ luật, thiếu trách nhiệm đối với bản thân và xã hội, họ sẽ nhận lấy những hậu quả rất đau lòng. Có rất nhiều người vì không có trách nhiệm với hành vi của bản thân mình mà gây ra nhiều mất mát, nỗi đau cho người khác. Hiện nay hiện tượng nạo phá thai ở giới trẻ diễn ra rất phổ biến. Tại sao vậy? Lý do nào khiến cho hiện tượng này ngày càng gia tăng như vậy. Là vì họ không có trách nhiệm với những gì mà mình làm ra, họ chối bỏ trách nhiệm bằng cách tàn nhẫn như thế này. Hỏi rằng vết thương đó còn hằn sâu đến bao giờ.

Như vậy chúng ta mới thấy được tầm quan trọng của lối sống có trách nhiệm. Nó sẽ giúp cho chúng ta ngày càng sống tốt đẹp, ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 10

Tinh thần “sống có trách nhiệm” rất cần thiết đối với tất cả chúng ta. Vào năm 2007, chính sách giáo dục thành phố Hồ Chí Minh cũng đã sử dụng chủ đề “sống có trách nhiệm” để làm chủ đề chính cho năm học, nhằm giúp học sinh rèn luyện tư chất bản thân và nâng cao kỹ năng sống, tinh thần trách nhiệm vốn có.

Vậy “sống có trách nhiệm” là gì? Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân. . . dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân. Bổn phận là học sinh, là những tinh hoa tương lai của đất nước. Chúng ta phải có trách nhiệm với bản trách nhiệm với gia đình, những người xung quanh và có trách nhiệm trong quá trình học tập.

Trở nên có trách nhiệm với bản thân nghĩa là tập trung vào những mong muốn, nhu cầu của mình đồng thời tìm ra hướng giải quyết cho các vấn đề của bản thân. Điều cấm kị nhất đối với mỗi cá nhân là đứng cách ly, tự tách biệt mình với xã hội. Phải để bản thân tham gia các hoạt động tập thể, trái nghiệm những cái tốt đẹp và mới mẻ để tự rút ra kinh nghiệm sống cho bản thân. Gia đình là nền tảng xây dựng lên nhân cách của mỗi con người, một đứa trẻ sinh và lớn lên theo chiều hướng xấu hay tốt một phần là do ảnh hưởng của gia đình. Vì thế nên đối với gia đình, ta phải xây dựng cho mình một hình mẫu ngoan ngoãn, lễ phép và yêu quý các thành viên khác. “Kính trên nhường dưới” là tiêu chuẩn đặc biệt cần chú trọng trong quan hệ gia đình. Mặt khác, ta cũng cần phải biết chia sẻ và yêu thương. Sẽ không bao giờ thiệt thòi nếu ta cho đi yêu thương của chính mình.

Và vấn đề, cũng như trách nhiệm chính yếu của mỗi học sinh chính là học tập. Trong học tập, chúng ta cần phải chú tâm và biết tìm tòi, khám phá. Kiến thức không chỉ gói gọn trong những trang sách mà còn trải dài ra thế giới bao la nhiệm vụ của mỗi học sinh là sử dụng sách vở để dẫn dắt ta ra thế giới kiến thức đó, tìm kiếm và thu thập những tài liệu quý báu cho bản thân, trau dồi kinh nghiệm thực tế để giúp đỡ ta trong quá trình học tập. Mặt khác, cách học và đạo đức trong việc học cũng có ý nghĩa không kém. Không phải học nhồi nhét là tốt, mà học phải đi đôi với hành, vận dụng những kiến thức được học vào đời sống để làm cuộc sống ý nghĩa hơn mới gọi là học. Và tránh ngay kiểu học vẹt, học qua loa cho xong, vì đó chính là những cách học giết chết tri thức bạn. Bên cạnh đó, ta phải biết tự điều chỉnh hành vi trong việc học, giữ cho tâm mình ngay thẳng thật thà là một điều tốt. Giả sử như trong một bài kiểm tra nào đó, ta có hành vi gian lận thì đó chính là vô trách nhiệm với bản thân. Đây không phải là trịnh trọng hóa vấn đề, nhưng thử nghĩ xem, ta làm một lần thì khả dĩ sẽ có lần thứ hai, thứ ba, tương lai chúng ta sẽ ra sao nếu như cứ mãi quen thói lừa dối và ỷ lại ? Vận mệnh đất nước sẽ thế nào nếu rơi vào tay một kẻ như thế?

Xã hội đang dần phát triển từng ngày, và học sinh chúng ta là người trực tiếp giúp nhân loại phát triển. Chúng ta phải có trách nhiệm với nơi chúng ta tồn tại. Chỉ cần những hành động nhỏ của bạn như không xả rác, không hút thuốc, uống rượu, giữ gìn vệ sinh chung. . . cũng là đóng góp cho xã hội. Hiện nay, mỗi đợt hè về chúng ta lại bắt gặp màu áo xanh của thanh niên tình nguyện, những con người đó gánh vác trên vai trách nhiệm của bản thân, đi về vùng sâu vùng xa giúp đỡ người già neo đơn, sửa lại cây cầu, lợp lại mái lá. . . tất cả những nghĩa cử đó đều thể hiện rõ rệt những cống hiến của họ với xã hội, mong muốn một đất nước tốt đẹp hơn.

Sống có trách nhiệm còn được thể hiện qua những hành động rất nhỏ nhặt trong đời sống, những thói quen hằng ngày mà chúng ta dần như quên đi vì nó quá quen thuộc. Giả sử như việc đúng giờ, đúng hẹn cũng là sống có trách nhiệm. Đó là trách nhiệm với công việc của bản thân, trách nhiệm với uy tín và có trách nhiệm với đối phương. Chỉ cần cúi xuống nhặt một cọng rác vứt bừa bãi là ta đã chung tay góp phần tạo nên một “ta” trách nhiệm với môi trường với những người xung quanh rồi.

Nhạc sĩ Thế Bảo đã nhận xét về thiên tài âm nhạc của Việt Nam Trịnh Công Sơn - người nhạc sĩ quá cố đã để lại cho đời hơn sáu trăm bài hát sâu sắc rằng “Sơn là một con người rất nghệ sĩ, một nghệ sĩ lớn, ngoài khuôn khổ thông thường. (. . . ) Sống hết mình và tận tâm - đó là Sơn. Anh luôn là người lo công việc, đúng hẹn. (. . . ) Anh Sơn là người sống rất có trách nhiệm với mọi người” (Trích Báo Lao động). Điều trên chứng tỏ cho ta thấy rằng càng nổi tiếng người ta càng phải sống có trách nhiệm, vì từng hành động, từng lời nói của họ đều được cả nhân loại theo dõi và đánh giá nên học phái tận dụng điều đó mà gửi những thông điệp tốt đẹp đến xã hội.

Sống thoáng là sống thiêu trách nhiệm! Tình trạng nhiều bạn nữ phải vào bệnh viện khi còn rất trẻ như hiện nay thì đó là một hiện thực quá đau lòng. Hầu hết đều để lại hậu quả lớn rồi mới ân hận thì chuyện đã rồi. Một bộ phận giới trẻ không ý thức được lối sống lành mạnh quan trọng như thế nào. Điều đó chứng tỏ họ thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm với chính tương lai của mình.

“Live each day as it come!” (Sống trọn vẹn mỗi ngày khi nó đến) là một trong những câu châm ngôn hay và rất đúng đắn với mỗi chúng ta. Sống có trách nhiệm còn là sống trọn vẹn mỗi ngày, không lãng phí từng phút từng giây. Tức là ta phải sống sao cho ý nghĩa với mọi việc, mọi người mà ta trách nhiệm. Phải hoàn thành tốt công việc được giao hoặc tự mình đặt ra kế hoạch cho bản thân, sắp xếp thời gian biểu để dành cho bản thân những giây phút khuây khỏa mà trong điều kiện, ta có khả năng và xứng đáng được tận hưởng. Ta sẽ phải dành thời gian cho người thân, bạn bè và những người quanh mình theo cách này hay cách khác. Tất nhiên sẽ không dễ dàng gì làm được tất cả mọi việc một cách trọn vẹn, nhưng làm tốt được một trong những việc ta phải làm mỗi ngày sẽ mang lại cho ta một niềm phấn khởi, vui vẻ và tận hưởng cuộc sống một cách nhiệt thành hơn.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 11

Mỗi chúng ta khi sinh ra đều là một cá nhân riêng lẻ có tính cách, suy nghĩ khác nhau, nhưng chúng ta không phải là một cá nhân chỉ biết sống cho bản thân mình, tồn tại độc lập mà chúng ta là một mắt xích một tế bào để tạo nên một xã hội. Xã hội của chúng ta có tốt đẹp, có giàu có hay không đều do cách sống cách làm việc học tập của mỗi cá nhân chúng ta quyết định

Sống có trách nhiệm là một cách sống mà người ta tự ý thức được việc mình cần phải làm trong xã hội là gì. Mỗi người chúng ta khi sinh ra chúng đã đã được nhận nhiều quyền lợi như được bố mẹ yêu thương nuôi dưỡng, được học hành, được vui chơi. . . thì bên cạnh những quyền lợi chúng ta luôn phải có những nghĩa vụ trách nhiệm cần gánh vác.

Cụ thể là: Trong vai trò một người học sinh thì chúng ta cần phải học tập chăm chỉ, đào sâu suy nghĩ, tư duy sáng tạo, phải tích lũy thật nhiều kiến thức cho tương lai mai sau. Một học sinh cần phải đi đúng giờ, tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường đưa ra, học bài làm bài theo lời thầy cô giáo, phải tôn sư trọng đạo, yêu thương giúp đỡ bạn bè.

Là một người con thì chúng ta cần biết vâng lời cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ mình những công việc phù hợp, cần phải phụng dưỡng cha mẹ khi về già đó chính là trách nhiệm của mỗi chúng ta

Muốn trở thành người sống có ích, thì trước tiên mỗi chúng ta hãy học cách sống có trách nhiệm trước đã. Sống có trách nhiệm với bản thân mình rồi mới sống có trách nhiệm với người xung quanh. Có trách nhiệm với bản thân chính là việc bạn phải tự hoàn thiện bản thân mình sao cho tốt, không để những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội cám dỗ bạn, như game online, cờ bạc, ma túy, không trở thành một học sinh có lối sống lệch lạc về tư tưởng và đạo đức như: thích trốn học đi chơi, bỏ nhà đi bụi làm cho bố mẹ thầy cô, lo lắng. . . hoàn thiện bản thân mình với những việc nhỏ nhất diễn ra hàng ngày như dậy đúng giờ đi học, giúp đỡ cha mẹ việc nhà, ôn lại bài cũ. . . đó chính là biểu hiện của người sống có trách nhiệm.

Khi chúng ta sống có trách nhiệm với bản thân mình trước thì sẽ có trách nhiệm với những người xung quanh được. Trong gia đình cha mẹ đã vất vả đi làm nuôi dưỡng chúng ta đi học, cho chúng ta cơm ăn áo mặc, cho chúng ta tình yêu thương thì nhiệm vụ của chúng ta là phải giúp đỡ cha mẹ những việc nhỏ, yêu thương cha mẹ, sẻ chia những vất vả mà cha mẹ chúng ta phải chịu, không nên để họ phải đau lòng vì chúng ta. Khi cha mẹ già yếu trách nhiệm phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ là của chúng ta.

Đối với xã hội là một công dân tương lai chúng ta phải thể hiện rõ quan điểm sống của mình trước những cái xấu, cái ác phải tẩy chay chúng ra khỏi xã hội để cho đất nước chúng ta phát triển vững mạnh hơn.

Tuy nhiên, trong xã hội có rất nhiều người sống không đúng trách nhiệm của mình họ chỉ biết nhận mà không biết cho, . Nhiều người khi cha mẹ già đi đã không nuôi dưỡng mà cho vào viện dưỡng lão, hoặc nhiều người con đùn đẩy trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ, không muốn nuôi cha mẹ ngược đãi cha mẹ.

Nhiều người công nhân, nhân viên, quan chức. . . đứng trước cái xấu mà im lặng không dám lên tiếng vì sợ ảnh hưởng tới lợi ích của mình, sợ trả thù, trù dập. . . Những người này đã sống không đúng với trách nhiệm của mình với xã hội, thật đáng buồn!

Rất nhiều người vẫn đang vô trách nhiệm. Họ vô trách nhiệm vô tâm trước số phận của chính mình và thời cuộc, vận mệnh đất nước sẽ thế nào nếu rơi vào tay một kẻ như thế? Nếu chúng ta không cố gắng không biết sống có trách nhiệm với chính mình với gia đình và xã hội.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 12

Trong cuộc sống, mỗi người đều có một vai trò của riêng mình. Ý thức về trách nhiệm của mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng. Điều đó quyết định đến việc hình thành trách nhiệm với bản thân và xã hội. Lối sống trách nhiệm có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người.

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu được lối sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ, bổn phận với gia đình và xã hội nói chung hay trong một tập thể nói riêng. Người sống có trách nhiệm là người dám nghĩ, dám làm và biết chịu trách nhiệm trước lời nói hay việc làm của bản thân. Sống có trách nhiệm cũng là biết hành xử một cách đúng đắn, biết phân biệt phải trái, đối nhân xử thế. Đồng thời cần phải tích cực, tự giác thực hiện những nhiệm vụ được giao, chủ động làm những việc cần làm, không né tránh hay thơ ơ đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Bản thân cũng cần phải ý thức đúng đắn được trách nhiệm, vị trí của bản thân trên mọi vị trí, công việc.

Sống có trách nhiệm là một lối sống đẹp, là một phẩm chất cần có ở mỗi người trẻ. Điều đó có ảnh hưởng đến việc khẳng định giá trị của bản thân, cũng như là dấu hiệu cơ bản của việc hòa nhập với cộng đồng. Khi bạn sống có trách nhiệm sẽ nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của những người xung quanh. Bản thân mỗi người đừng coi hai chữ “trách nhiệm” là một gánh nặng, mà cần coi đó là một chuẩn mực để đánh giá nhân cách của chính mình. Biết sống có trách nhiệm không chỉ với những người xung quanh mà còn là đối với chính mình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - khi mới chỉ mười tám đôi mươi đã mang trong mình một lòng yêu nước sâu sắc. Người đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước dù chỉ với hai bàn tay trắng. Bằng nhiệt huyết cách mạng cũng như trách nhiệm của một người con với nhân dân, tổ quốc, Bác Hồ đã quyết tâm tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để giúp dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp suốt tám mươi năm. Không chỉ riêng Người, cũng có biết bao nhiêu người con Việt Nam đã ngã xuống cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Họ mang trong trái tim mình một trách nhiệm với quê hương, đất nước. Và cho dù phải hy sinh cả tính mạng thì họ cũng không quản ngại tiếp tục cống hiến.

Tuy vậy, vẫn còn không ít những cá nhân có lối sống vô trách nhiệm. Họ chỉ biết chạy theo những giá trị vật chất phù phiếm. Cuộc sống hàng ngày chỉ biết ăn chơi trác táng, sa ngã vào tệ nạn xã hội, có những hành vi trái với pháp luật… Những hành vi đó thể hiện một lối sống vô trách nhiệm không chỉ với bản thân mà còn cả gia đình, xã hội. Ngày hôm nay, khi đất nước đã được hưởng cuộc sống hòa bình, mỗi công dân cần ý thức có trách nhiệm vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Mỗi người hãy thực hiện nghiêm chỉnh quy định, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đối với gia đình, cần có trách nhiệm với những người thân yêu. Đối với xã hội, cần biết chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn… Cùng nhau chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Đối với một học sinh, trách nhiệm quan trọng nhất đó chính là cố gắng học tập tốt, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của trường, lớp cũng như biết yêu thương bạn bè, kính trọng thầy cô và những người xung quanh. Đồng thời, cần phải xác định cho bản thân một ước mơ, một lý tưởng để cố gắng hoàn thành nó và trở thành người có ích trong tương lai.

Tóm lại, mỗi người cần có ý thức xây dựng cho mình một lối sống có trách nhiệm. Cũng như nhà diễn thuyết, tác gia, chính trị gia người Mỹ - Les Brown từng khẳng định: “Hãy có trách nhiệm với cuộc đời mình. Hãy biết rằng chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi bạn muốn đến chứ không phải ai khác”.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 13

Con người sinh ra đều có một sứ mệnh riêng. Cũng giống như Xukhôm linxki từng nói: “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác”. Chính vì vậy, chúng ta phải luôn ý thức về lối sống có trách nhiệm.

Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ, bổn phận với bản thân, gia đình và xã hội. Một người biết sống có trách nhiệm sẽ luôn dám nghĩ, dám làm và biết chịu trách nhiệm trước lời nói hay hành động của bản thân. Ví dụ như đối với một học sinh thì trách nhiệm là trau dồi kiến thức và phẩm chất để trở thành một công dân có ích. Hay trách nhiệm của một bác sĩ là chữa bệnh, cứu người. Người sống có trách nhiệm sẽ được biểu hiện qua cách hành xử đúng đắn. Bản thân luôn biết tự giác thực hiện những nhiệm vụ được giao, chủ động làm những việc cần làm, không né tránh hay thơ ơ đùn đẩy cho người khác.

Sống có trách nhiệm là một chuẩn mực để đánh giá nhân cách, sự trưởng thành của con người. Đó cũng là hành động để khẳng định giá trị bản thân, là dấu hiệu cơ bản trong việc hòa nhập với cộng đồng. Nhưng con người cần phải hiểu được rằng một người biết sống có trách nhiệm không phải là từ khi sinh ra họ đã vậy, mà cần phải trải qua quá trình giáo dục nhân cách. Chính vì vậy, gia đình và nhà trường là cái nôi để hình thành cho mỗi người lối sống có trách nhiệm.

Chắc hẳn chúng ta sẽ không thể quên được năm 2020 - một năm đầy biến động. Đại dịch Covid-19 đã làm điêu đứng nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. Trong khi đó, ở Việt Nam, chúng ta vẫn tự hào khi đã kiểm soát được khá tốt dịch bệnh. Để có được điều đó, bên cạnh sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, còn phải kể đến ý thức trách nhiệm của mỗi công dân. Đó là sự chấp hành nghiêm túc các quy định phòng chống dịch bệnh như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, giữ khoảng cách tối thiểu là hai mét, thường xuyên rửa tay sát khuẩn… Đặc biệt nhất phải kể đến đội ngũ y bác sĩ với tinh thần trách nhiệm luôn sẵn sàng xung phong lên tuyến đầu, trực tiếp công tác tại các bệnh viễn chữa trị cho bệnh nhân mắc Covid-19. Ngay cả những bác sĩ đã về hưu, hay sinh viên y khoa còn đang ngồi trên ghế nhà trường cũng luôn sẵn sàng góp sức mình vào “trận chiến” của đất nước. Hay như hình ảnh những chiến sĩ bộ đội đã nhường nơi ở của mình cho những người dân đang thực hiện cách ly, những chiến sĩ bộ đội biên phòng đang ngày đêm trông coi khu vực biên giới… Thật tự hào khi mọi người dân, từ người lớn đến trẻ nhỏ đều một lòng quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn có một bộ phận không nhỏ thiếu đi tinh thần trách nhiệm. Thật đáng buồn về trường hợp của cô gái trốn cách ly vẫn ngang nhiên quay video đăng lên mạng để khoe khoang việc làm của mình, những người chỉ vì lợi ích cá nhân mà sẵn sàng dẫn người nhập cảnh trái phép vào nước ta… để lại nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng. Những hành vi này đều đáng lên án, vì nó có thể phá hoại công sức của cả một tập thể. Chính vì vậy, mỗi người dân Việt Nam hãy luôn ý thức được trách nhiệm của cá nhân trong công cuộc phòng chống dịch bệnh.

Như vậy, trách nhiệm gắn liền không chỉ với lợi ích cá nhân mà còn là lợi ích của cả cộng đồng. Đối với một học sinh như tôi, trách nhiệm quan trọng nhất lúc này có lẽ là chăm lo học tập tốt bằng những hành động cụ thể mà thiết thực: hoàn thành bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, sống hòa nhập với bạn bè cộng đồng, có mục đích học tập định hướng tương lai nghề nghiệp rõ ràng…

Quả thật: “Sự trưởng thành bắt đầu vào ngày chúng ta chấp nhận trách nhiệm đối với hành động của bản thân mình”. Chính vì vậy, mỗi người hãy luôn ý thức để biết sống có trách nhiệm.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 14

Con người luôn sống trong tập thể, cộng đồng nhất định và luôn chịu sự ràng buộc nhất định về nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm từ tập thể, cộng đồng ấy. Để xã hội phát triển ổn định, mỗi con người cần ý thức đầy đủ trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước, nêu cao và thực hiện lối sống có trách nhiệm với bản thân, trong tập thể và cộng đồng.

Sống có trách nhiệm là phải làm điều cần làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình công việc hoặc nhiệm vụ nào đó. Tích cực và tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động làm những việc cần làm, không né tránh hay thờ ơ hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Sống có trách nhiệm có nghĩa là phải ý thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trên mọi cương vị, vị trí công việc.

Mỗi con người có mối liên hệ chặt chẽ về mọi mặt đối với xã hội. Bởi vậy, sự thành công hay thất bại của cá nhân có ảnh hưởng đến xã hội. Bản chất của xã hội là sự tổng hòa các giá trị của rất nhiều cá nhân. Nghĩa là xã hội chỉ hình thành khi có nhiều cá nhân thống nhất lại với nhau về công việc, văn hóa, lịch sử, chính trị, tôn giáo… Ngược lại, chính xã hội đảm bảo các quyền hạn và lợi ích của mỗi cá nhân. Xã hội còn là môi trường để cá nhân sống, làm việc và khẳng định mình.

Con người không thể tách mình ra khỏi đời sống xã hội. Bởi vậy, mỗi cá nhân phải sống có trách nhiệm đối với xã hội để quyền hạn và lợi ích của mình được đảm bảo và đảm bảo lợi ích của người khác, góp phần phát triển và giữ gìn đất nước. Nhắc nhở thanh niên có ý thức về lối sống cao đẹp, nhà thơ Tố Hữu từng viết:

“Một người đâu phải nhân gian
Sống trong một đốm lửa tàn mà thôi”.

Sống có trách nhiệm là lối sống cao đẹp, thể hiện nhân cách cao cả, hướng đến người khác. Đó cũng là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc ta. Bởi vậy, người sống có trách nhiệm luôn có một cuộc sống hạnh phúc, được người khác yêu mến, kính trọng và giúp đỡ. Người sống có trách nhiệm thường thành công trong công việc và trong cuộc sống.

Không ai có thể một mình tạo ra tất cả. Những gì chúng ta có được hay sở hữu được một phần được tạo ra bởi người khác. Lợi ích của bản thân mỗi cá nhân đều có liên hệ chặt chẽ với gia đình, xã hội, đất nước. Bởi vậy, phải sống có trách nhiệm và luôn thực hiện trách nhiệm của mình một cách tốt nhất để có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc.

Trước hết phải xây dựng ý thức vững mạnh về lối sống có trách nhiệm. Là thanh niên, bạn cần phải sống có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước

Phải xác định rõ ràng trách nhiệm của bản thân trong đời sống, kiên trì thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Chăm chỉ, tích cực và sáng tạo trong học tập và trong lao động, có mục đích, động cơ học tập đúng đắn. Sống có lý tưởng cao đẹp, có ước mơ, hoài bão lớn lao, khát vọng hướng đến tương lai.

Tích cực rèn luyện đạo đức tác phong. Thực hiện lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội. Dũng cảm đấu tranh với các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc.

Quyết liệt phê phán, tố cáo các hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho con người và đời sống xã hội. Phê phán những hành vi sống thiếu trách nhiệm. Cổ vũ, động viên mọi người thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội , đất nước.

Chặn đứng, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội; khơi dậy và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, hình thành và phát triển các giá trị đạo đức của chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa có nhân cách cao đẹp, xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh, văn minh, tiến bộ.

Quan tâm đến đời sống chính trị xã hội của địa phương và của đất nước. Thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện. Tích cực góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Cần xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết cộng đồng; lao động cần cù, sáng tạo; ham học tập, cầu tiến bộ, lòng nhân ái, khoan dung, trung thực, giản dị, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Tự giác thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật. Tự giác làm những điều cần làm, hoàn thành công việc một cách tốt nhất mà không tính toán thiệt hơn.

Bài học nhận thức: Sống có tinh thần trách nhiệm là một lối sống đúng đắn, vững mạnh, cần phải được cổ động và thực hiện phổ biến trong cộng đồng. Mỗi con người cần phải sống có trách nhiệm để góp sức mình xây dựng quê hương, đất nước. Hãy sống có trách nhiệm với cuộc đời mình. hãy nhớ rằng chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi bạn mong muốn chứ không phải bất kì ai khác.

Bác Hồ từng nhiều lần nhắc nhở các thế hệ thanh niên về trách nhiệm của mình đối với xã hội, quê hương, đất nước. Trong thời đại ngày nay, lối sống có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và đất nước rất cần thiết, trở thành động lực để phát triển đất nước và xây dựng văn hóa xã hội lành mạnh, tiến bộ. Bản thân của mỗi cá nhân cần có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý chí độc lập, tự cường, tinh thần phấn đấu vươn lên vì Tổ quốc, góp phần đấu tranh khắc phục sự suy thoái về đạo đức và lối sống.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 15

Con người chính là một tế bào của xã hội. Đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên một xã hội phồn vinh phát triển.

Vì vậy, việc mỗi cá nhân tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong xã hội là điều quan trọng để làm nên một xã hội công bằng văn minh, giàu mạnh

Sống có trách nhiệm là gì? Trước tiên sống có trách nhiệm là sống tốt sống đẹp có trách nhiệm với tương lai của bản thân mình. Sống có mục đích, có ước mơ hoài bão, không bị những cám dỗ, những thói hư tật xấu lôi kéo mua chuộc. Sống đúng nguyên tắc làm người đã đặt ra.

Người muốn sống có trách nhiệm thì trước tiên phải trách nhiệm với bản thân mình, tự mình có những nguyên tắc sống riêng, không nên để người khác nhắc nhở, hoặc làm những điều ảnh hưởng tới tương lai của chính mình.

Sống có trách nhiệm với gia đình? Có trách nhiệm với cha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình khi trưởng thành lập gia đình riêng làm bố mẹ thì phải có trách nhiệm với con cái. Đó chính là trách nhiệm dưỡng dục báo hiếu cha mẹ, nuôi nấng chăm sóc con cái. Để làm một người sống có trách nhiệm chúng ta phải sống đúng chuẩn mực đạo đức, có lối sống tích cực lành mạnh.

Sống có trách nhiệm với xã hội là sống có ích, đem sức lực, trí tuệ của mình làm ra những của cải vật chất để đóng góp sức mình cho xã hội. Góp sức mình xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp, vững mạnh hơn.

Biểu hiện của lối sống trách nhiệm vô cùng đa dạng thể hiện ra bằng những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày khi con người biết sống đúng chuẩn mực, sống giản dị, làm tốt vai trò mà xã hội phân công cho mình. Nếu là một học sinh tuân thủ giờ giấc nội quy học đường, chăm chỉ học tập, nghe lời thầy cô, cha mẹ. Là một người công nhân, nông dân thì cần tạo ra nhiều sản phẩm tốt phục vụ cho xã hội không tìm cách buôn gian bán lận, buôn bán thực phẩm bẩn.

Người có trách nhiệm là người dù là công việc nhỏ nhất cùng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Là học sinh thì chúng ta cần chăm chỉ học hành để báo đáp công lao nuôi dưỡng của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô và chuẩn bị kiến thức cho tương lai vào ngày mai. Trong gia đình chúng ta cần phải lễ nghĩa có trách nhiệm với cha mẹ. Sau này khi cha mẹ già yếu chúng ta phải phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già đó chính là trách nhiệm, là hiếu đạo của người làm con.

Sống trách nhiệm với xã hội là sống không thờ ơ bàng quan với những thói hư tật xấu trong xã hội, không làm ngơ vô tâm trước những cái xấu cái ác. Ví dụ nhiều người thấy hành vi móc trộm điện thoại trên xe bus, vì sợ liên lụy mà không dám lên tiếng bênh vực. Điều này thể hiện sự vô trách nhiệm của với xã hội, dung túng cho cái xấu cái ác trong xã hội phát triển.

Trong xã hội bên cạnh những người sống có trách nhiệm có nguyên tắc sống tích cực lành mạnh thì vẫn còn có những người sống vô trách nhiệm về mọi mặt. Họ vô trách nhiệm với chính bản thân mình khi tham gia vào thói ăn chơi lêu lổng, sống không có mục đích, ước mơ hoài bão. Chính cách sống đó của những con người này làm nên gánh nặng cho gia đình, người thân và xã hội.

Những người sống vô trách nhiệm sẽ kéo lùi sự phát triển của xã hội, chính vì vậy ta cần phải giáo dục con người sống có trách nhiệm. Đặc biệt là các bạn trẻ sẽ là những mầm non tương lai của đất nước góp phần xây dựng đất nước văn minh giàu đẹp thì cần có lối sống tích cực có trách nhiệm.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 16

Mỗi người, ai cũng có quyền lựa chọn cho mình một cách sống. Hẳn ai sống đúng nghĩa cũng đều đã hình thành cho mình thái độ sống có trách nhiệm với bản thân. Nhưng liệu chỉ sống vì mình thôi đã đủ chưa hay còn phải sống cho gia đình và cho cả xã hội.

Sống có trách nhiệm với bản thân là biết nhận thức và giữ gìn được những giá trị bản thân. Điều này cũng là để cho gia đình và xã hội. Nhưng cách sống quá đề cao bản thân mà không màng đến người khác là một lối sống ích kỉ. Đó là sống vị kỉ.

Người Trung Quốc có câu “Sống không vì mình thì trời tru đất diệt”. Câu nói này đề cao lối sống có trách nhiệm với bản thân. Đây cũng là lối sống của đa số các bạn trẻ hiện nay. Ranh giới giữa việc sống có trách nhiệm với bản thân và sống cho riêng mình rất mỏng manh. Vì vậy, cuộc đời con người có ý nghĩa hay không là do biết dừng đúng lúc. Lấy một so sánh giữa hai nhân vật nổi tiếng mang tầm ảnh hưởng đến cả thế giới là Steve Job và Bill Gates. Điểm khác biệt ở Bill Gates chính là ông đã biết chọn cho mình một điểm dừng. Khi đã thành công trong lĩnh vực của mình, ông chuyển hướng sang những tổ chức từ thiện để sau đó tên tuổi của ông được nhắc đến như một “người hùng- vị cứu tinh” cho người nghèo, đặc biệt là người dân Châu Phi. Bill Gates đã sống cho mình và cũng đã dừng lại để sống cho xã hội. Điều này làm cho giá trị bản thân ông được nâng cao.

Giá trị tổng thể của con người được thể hiện ở ba phương diện: Đó là nhân diện (Những gì bạn đang sở hữu), nhân hiệu (Tài năng của bạn), giá trị nhân phẩm (Chuẩn mực đạo đức của bạn). Giá trị bên ngoài không nói lên được điều gì. Đó chỉ là giá trị tạm thời. Người sống vì mình luôn chú trọng đến giá trị bên ngoài - vẻ đẹp bên ngoài và tiền bạc trong tay. Người sống có trách nhiệm với bản thân luôn chú trọng đến việc bồi dưỡng tài năng và nhân phẩm. Tài năng phải do gọt dũa, rèn luyện mà thành. Tuy nhiên, ranh giới giữa những giá trị khá mỏng manh. Vì vậy không nên tuyệt đối hóa giá trị riêng mình. Nhiều người đã bất chấp thủ đoạn, chà đạp lên người khác để đảm bảo quyền lợi của mình. Họ có thể dùng tiền mua bằng cấp để tạo nên giá trị nhân hiệu. Nhưng đó không phải là giá trị đích thực. Đó là cách sống vị kỉ.

Xã hội con người vốn đa dạng. Có những người sống vị kỉ nhưng cũng có những người sống quên mình vì người khác. Nước Nhật vừa trải qua một trận động đất kinh hoàng để lại biết bao nhiêu tổn thất cho người dân. Con người ở giữa cái chết và cái sống. Một em bé lạc mất cha mẹ, bơ vơ, lạ lẫm, xếp hàng hằng giờ liền để nhận lương khô. Em được viên cảnh sát cứu trợ ưu tiên nhận trước, nhưng em đã chối từ vì còn nhiều người đói hơn em. Đó là một cử chỉ đẹp xuất phát từ một tâm hồn đẹp. Dù nhỏ tuổi nhưng em đã biết sống cho người khác. Có sự hi sinh cao đẹp và có cả sự hi sinh đau đớn. Trong một video clip trên mạng xã hội mà tôi từng được xem, ông bố là người điều khiển cây cầu vượt. Ông có một cậu con trai duy nhất. Một lần, không may bộ phận điều khiển gặp trục trặc. Cậu con trai chơi gần đó phát hiện ra và cố hạ cần gạt. Đến khi người cha nhận ra thì đã muộn. Con ông bị mắc kẹt dưới gầm cầu. Chưa đầy một phút, ông phải đưa ra quyết định. Người đàn ông hạ cần gạt. Đồng nghĩa với việc ông hi sinh cậu con trai. Đó là sự hi sinh đau đớn. Ông đã hi sinh để đem lại hạnh phúc tổng thể cho nhiều người.

Không ai là không sống cho bản thân. Nhưng tùy vào cách sống mà họ lựa chọn có là lối sống đẹp hay chưa? Sống không nên buông thả hay quá đề cao bản thân mình. Vì như vậy sẽ làm cho bạn cách xa mọi người. Hoặc quá xem thường bản thân sẽ dẫn đến tự hủy hoại bản thân mình. Không khỏi nhắc đến việc xem thường bản thân là một điều dại khờ. Tính mạng và tinh thần của bạn là kết quả của bố mẹ mang nặng đẻ đau. Bạn cần phải nâng niu, trân trọng. Nhưng đừng vỉ bản thân mà chà đạp lên người khác. Phải biết dung hòa giữa quyền lợi cá nhân và tập thể. Phải biết chia sẻ để cuộc đời có ý nghĩa. Vì tất cả đều phải tương đối thì mới tồn tại được.

Hãy sống có trách nhiệm với bản thân nhưng cần có điểm dừng giữa hai lối sống vì mình và vì cả người khác nữa. Vì cuộc sống còn biết bao nhiêu người khác đang cần ta chia sẻ. Chia sẻ cho họ cũng là cho mình đấy thôi. Bởi vì “Khi ta tặng bạn hoa hồng, tay ta còn vương mùi hương” – Ngạn ngữ Bungari.

Trách nhiệm

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 17

Con người là nhân tố để cấu thành nên xã hội, mỗi nhân tố đều có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến xã hội. Ý thức trách nhiệm thể hiện lối sống lành mạnh, văn minh, hiện đại giúp đất nước phát triển.

Thế nào là sống trách nhiệm? Con người sống có trách nhiệm chính là chịu trách nhiệm trong mọi việc từ bản thân, gia đình và trong xã hội. Trong học tập, công việc nếu thiếu đi tinh thần trách nhiệm sẽ để lại nhiều hậu quả khác nhau, đồng thời xói mòn niềm tin của con người với nhau.

Chúng ta có thể thấy rõ ràng biểu hiện đó là trong học tập học sinh ham học hỏi, về nhà làm bài tập, thực hiện các yêu cầu của giáo viên giao phó đó là sự trách nhiệm. Trong công việc, nhân viên làm việc chăm chỉ, tỉ mỉ, cẩn thận hạn chế sai sót xảy ra nhất là trong các công việc kỹ thuật điều này giúp giảm thiểu rủi ro, đó cũng là tinh thần trách nhiệm. Hay như lên xe buýt bạn bắt gặp một tên trộm đang móc túi người đi xe buýt, thay vì im lặng hãy lên tiếng và cùng mọi người ngăn cản hành động sai trái đó. Ra đường, thấy hành vi vứt rác bừa bãi hãy lên tiếng để bảo vệ môi trường sống. Tất cả đều là hành vi có trách nhiệm thể hiện hành động đẹp, lối sống văn minh.

Để trở thành con người có trách nhiệm, mỗi cá nhân nên xác định chuẩn mực mà mình hướng đến và phấn đấu để đạt được chuẩn mực con người. Rèn luyện đạo đức, lối sống, ý thức rõ ràng những hành động đúng sai trong cuộc sống, từ đó biết nhìn nhận vấn đề và dừng chân trước những cám dỗ xấu xa.

Mỗi chúng ta đều phải biết đối nhân xử thế, con cái phải có nghĩa vụ yêu thương, phụng dưỡng cha mẹ vô điều kiện. Anh chị em trong một nhà phải biết yêu thương lẫn nhau, sẵn sàng tương trợ khi hoạn nạn khi cần. Trong công việc mỗi chúng ta phải nỗ lực hoàn thành công việc được giao phó, tự chịu trách nhiệm hậu quả khi làm sai. Đối với học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải học hỏi kiến thức, hoàn thành tốt các yêu cầu của giáo viên đó cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm.

Tinh thần trách nhiệm cũng chính là dám làm dám chịu, dám nhận lỗi khi làm sai. Những cá nhân khi làm sai để lại hậu quả nghiêm trọng thì chối bỏ, đổ lỗi cho người khác, hay bác sĩ tắc trách khám chữa bệnh hời hợt, vô cảm những con người như vậy cần phải được trừng phạt một cách nghiêm khắc.

Sống có trách nhiệm giúp cho xã hội văn minh, tiến bộ đất nước phát triển. Mỗi người nên tự ý thức hành động của bản thân để biết ứng xử cho đúng đắn, hợp lý trong các môi trường khác nhau của xã hội.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 18

Chúng ta từ thuở ấu thơ đã luôn được ông bà cha mẹ răn dạy rằng: muốn nên người phải biết ơn tổ tiên, hiếu kính với bậc sinh thành, biết nhường nhịn người dưới và phải biết sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Nhưng hiện nay, đối với thế hệ trẻ, với học sinh, sinh viên thì việc sống có trách nhiệm đang trở thành vấn đề cần được quan tâm, giáo dục song song bên cạnh giáo dục tri thức. Bởi trước khi làm bất cứ việc gì, nếu mỗi chúng ta đều biết cân nhắc, suy nghĩ về ý thức trách nhiệm của mình thì sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc, khiến mọi việc trở nên tốt đẹp hơn. Vì thế sống có trách nhiệm là lối sống tốt đẹp cần được giữ gìn và phát huy trong xã hội, giúp chúng ta sống có ích, sống đẹp hơn.

Vậy thế nào là sống có trách nhiệm? Sống có trách nhiệm là việc làm tròn nghĩa vụ và bổn phận của mỗi cá nhân với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội…biết suy nghĩ, phân biệt đúng sai phải trái, làm chủ hành vi của bản thân và dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình.

Sống có trách nhiệm với bản thân là tự lên kế hoạch, hành động để thỏa mãn những nhu cầu của bản thân. Chẳng hạn, mong muốn của mỗi học sinh cấp 3 chính là sau kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông có thể thi vào một trường Đại học danh tiếng để sau này có được công việc như ý. Để thực hiện được mong muốn đó thì ngay từ khi bắt đầu học sinh đó đã phải không ngừng học tập trau dồi kiến thức, tu luyện đạo đức, rèn luyện các kỹ năng cho tương lai. Sống có trách nhiệm với gia đình là làm tròn bổn phận, nghĩa vụ của người con, người cháu trong gia đình: ngoan ngoãn, hiếu thảo, biết kính trên nhường dưới,… trong đó có cả phần trách nhiệm với bản thân. Biết sống có trách nhiệm với bản thân thì cũng là có trách nhiệm với gia đình. Đối với xã hội, sống có trách nhiệm chính là ý thức cộng đồng, đóng góp công sức của mình cho những hoạt động chung, vì tập thể, sẵn sàng giúp đỡ người khác trong khả năng của mình.

Đối với chúng ta, khi còn là học sinh trên ghế nhà trường thì trách nhiệm của ta là học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khỏe chuẩn bị hành trang để trở thành công dân mẫu mực trong tương lai. Tuy nhiên, kiến thức không chỉ gói gọn trong sách vở, chúng ta cần phải biết hòa nhập vào môi trường tập thể, tìm tòi, khám phá, học tập những điều hay, cái tốt ở những người xung quanh, xem bản thân mình còn yếu ở đâu để dần sửa đổi, để hoàn thiện bản thân. Trong gia đình, chúng ta là phận làm con, làm cháu nên cần phải có nghĩa vụ chăm sóc, yêu thương, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. Nhưng như chúng ta thấy, cuộc sống hôm nay, nhiều người vì mải chạy theo danh vọng, tiền tài, vật chất, hay vì ông bà cha mẹ đã tuổi cao sức yếu không còn khả năng lao động nữa nên đã bỏ bê không ngó ngàng đến họ. Thậm chí là đánh đập, chửi bới và đuổi họ ra khỏi nhà. Đối với anh chị em trong nhà cần yêu thương, đùm bọc, chia sẻ giúp đỡ nhau khi khó khăn mà không cần tính toán thiệt hơn. Nhưng có rất nhiều người không nhận anh em vì họ nghèo, tranh giành, đánh chửi nhau, đưa nhau ra tòa kiện tụng vì vài phân đất. Thật đáng buồn lắm thay! Ngoài xã hội, mỗi chúng ta là một công dân nên trong bất cú công việc gì chúng ta cũng phải chấp hành đúng pháp luật, làm việc gì cũng phải cố gắng hoàn thành cho tốt, đóng góp chút sức lực nhỏ bé của mình cho sự phát triển chung của xã hội. Trong nhà trường, mỗi học sinh phải xác định thật nghiêm túc, đến trường là để học tập, rèn luyện bản thân cả về kiến thức và đạo đức. Vì thế cần phải lắng nghe khi thầy cô giảng bài, hoàn thành bài tập thầy cô giao cho, giúp đỡ những bạn còn yếu kém hơn mình, học tập những phương pháp hay của cả thầy cô và bạn bè. Tuy nhiên, không ít học sinh hiện nay đến trường chỉ đua đòi theo những thói hư tật xấu, chẳng bao giờ nghe giảng, chẳng khi nào học bài và làm bài tập ở nhà, không đoàn kết bạn bè, thậm chí là đe dọa, đánh bạn khi không được bạn đáp ứng yêu cầu nào đó. Đó chính là lối sống buông thả vô trách nhiệm với bản thân và với cả cộng đồng, chúng ta cần phải tránh xa và kịch liệt lên án.

Sống có trách nhiệm còn được thể hiện qua những hành động đơn giản tưởng như vô cùng nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn như ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi, sẵn sàng nhặt khi thấy rác,…hay đơn giản là thói quen đúng giờ, đúng hẹn. Việc không để người khác phải chờ đợi mình là một việc làm văn minh, thể hiện sự tôn trọng với đối phương cũng là cách sống có trách nhiệm. Vì người khác cũng như bản thân ta một ngày có rất nhiều công việc cần giải quyết, chúng ta không nên lãng phí thời gian của họ bằng việc để họ phải đợi chờ mình, dù bản thân có quyền cao chức trọng đến đâu, có là người nổi tiếng cỡ nào thì cũng đừng nghĩ rằng bản thân mình là quan trọng, là trung tâm vũ trụ mà thiếu sự tôn trọng với những người xung quanh. Vì tôn trọng người khác cũng là tôn trọng chính mình, là sống có trách nhiệm.

Ngày nay, một bộ phận giới trẻ đang mải mê chạy theo nếp sống, suy nghĩ của phương Tây, đó là lối suy nghĩ, lối sống thoáng mà chưa kịp trang bị cho mình những kiến thức căn bản. Việc đua đòi cùng với sự thiếu hiểu biết đã dẫn tới lối sống buông thả, không lành mạnh, vô trách nhiệm. Điều đó đã gây nên những hậu quả khôn lường: phạm tội, nghiện ma túy, đối với một số bạn nữ thì đã phải làm mẹ khi còn quá trẻ, tình trạng nạo hút thai ngày càng phổ biến,…

Chúng ta cần ý thức được rằng: bản thân còn rất trẻ, là hy vọng của gia đình, là tương lai của đất nước, chúng ta cần phải sống sao cho có ý nghĩa, cần phải phấn đấu không ngừng trau dồi tri thức, bồi dưỡng đạo đức, rèn luyện các kỹ năng, kỹ sảo cho tương lai. Phải tự lên kế hoạch, sắp xếp thời gian hợp lý để có thể hoàn thành mục tiêu cá nhân và nhiệm vụ được giao mà vẫn có thời gian cho việc quan tâm đến gia đình, bạn bè và để bản thân có được những phút nghỉ ngơi, thư giãn. Như vậy là ta đã sống một cuộc đời ý nghĩa với một lối sống tích cực, lối sống có trách nhiệp.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 19

Cuộc sống khó khăn, bận rộn khiến chúng ta mỏi mệt và đôi khi trở nên lười biếng để rồi đến một lúc nào đó tự đánh mất đi tính kỉ luật, nhiều người trở nên vô trách nhiệm với chính bản thân mình, với chính cuộc đời mình. Cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn, con người lại cứ bận rộn chăm lo cho cuộc sống của bản thân để rồi họ bắt đầu sống tách mình ra khỏi cộng đồng, cho sống cho riêng bản thân mình, một số người trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm. Lâu dần sự vô trách nhiệm ấy lại trở thành thói quen nguy hại đối với con người, từ một vài cá nhân rồi sau này sự vô trách nhiệm ấy ăn sâu vào cả một thế hệ, nếu cả xã hội thiếu đi tinh thần trách nhiệm thì cuộc sống của tất cả chúng ta sẽ thực sự trở nên khó khăn, sự phát triển xã hội sẽ bị kìm hãm nghiêm trọng.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này trước tiên chúng ta phải biết và hiểu về khái niệm trách nhiệm. Vậy trách nhiệm là gì, thế nào là người có tinh thần trách nhiệm? Câu trả lời rất đơn giản vì trách nhiệm là nhiệm vụ, nghĩa vụ mà mình phải hoàn thành khi được người khác giao cho, người có trách nhiệm là người luôn sẵn sàng dốc hết sức lực và nhiệt huyết để hoàn thành công việc, dù cho có khó khăn đến mấy nhưng họ vẫn hoàn thành được sứ mệnh được giao. Thế nhưng người vô trách nhiệm lại đối lập hoàn toàn, những người mang thói vô trách nhiệm thường có tính ỷ lại, ngại khó, sợ khổ và thường có phong thái làm việc dậm chân tại chỗ. Họ thường không dốc hết sức lực của mình để hoàn thành nhiệm vụ, khi có ý tưởng hay ý kiến để giải quyết vấn đề thì họ cũng ít lên tiếng vì sợ mình sẽ phải gánh phần trách nhiệm đó. Những người như thế không có tinh thần cộng đồng, không có quyết tâm và không thể làm được việc lớn. Nếu người có tinh thần trách nhiệm dốc hết sức để hoàn thành nhiệm vụ và họ dám nhận lỗi để sửa sai thì người không có trách nhiệm lại thường đùn đẩy và chối bỏ trách nhiệm, họ luôn bảo thủ và biện họ rằng mình đúng.

Nguyên nhân dẫn đến thói vô trách nhiệm cũng rất đơn giản, đôi khi con người trở nên vô trách nhiệm vì sự lười biếng, thiếu quyết tâm. Cũng có những người ban đầu rất có trách nhiệm nhưng rồi phải sống trong môi trường toàn những kẻ vô trách nhiệm nên phải làm tất cả, lâu dần họ bắt đầu chán nản, mang trong mình suy nghĩ mình làm nhiều hơn hay tốt hơn cũng đâu có được gì hơn và rồi họ lại tự biến mình thành kẻ vô trách nhiệm. Chế độ khen thưởng hay khả năng lãnh đạo của những người đứng đầu cũng là một yếu tố, họ thiếu đi tình kịp thời và không khen thưởng hay có những chiến lược để khích lệ tinh thần trách nhiệm của nhân viên, điều này cũng khiến những nhân viên trách nhiệm không được phát huy hết khả năng của mình.

Thử nghĩ đến một vài tình huống đơn giản trong cuộc sống như khi bạn được giao một công việc nào đó quá sức với mình, nếu thực sự mình là người có trách nhiệm thì sẽ cố gắng hết sức tìm tòi để hoàn thành nhiệm vụ, nhưng nếu bạn là một người vô trách nhiệm thì sẽ luôn đem trong mình suy nghĩ công việc này quá sức đối với mình và tất nhiên không hoàn thành được cũng chẳng sao. Vậy là công việc bị trì trệ từ ngày này sang ngày khác, đến khi phải bàn giao công việc thì bản thân lại không hoàn thành nhiệm vụ, thử hỏi như thế thì có ai dám thuê bạn hay trả tiền cho bạn chỉ để bạn không chịu phấn đấu như thế.

Câu chuyện về tinh thần trách nhiệm cũng rất đúng đối với các em đang độ tuổi đến trường. Ai cũng biết học tập là một quá trình khó khăn và đầy thử thách, nếu mỗi chúng ta không tự có trách nhiệm với bản thân mình thì sẽ không thể đạt được thành công trong học tập, và điều đó không ngoại lệ với bất kì ai. Cùng là học sinh, cùng được học tập trong một nền giáo dục nhưng tại sao lại có những em học sinh giỏi và những em học sinh cá biệt yếu kém. Câu trả lời là những em học sinh giỏi đã sớm rèn luyện cho mình tinh thần trách nhiệm, họ tự chịu trách nhiệm cho cuộc đời của mình. Nếu gặp một bài toán khó thì họ sẽ tự tìm tòi giải quyết và khi có được câu trả lời thì họ lại có hứng thú, niềm vui hơn với môn học. Nhưng còn những em lười biếng, cứ thấy bài khó là bỏ không làm vì nghĩ bài này khó không làm các thầy cô cũng không phạt, cũng chỉ vì những suy nghĩ như thế mà em học sinh đó sẽ dần bị thụt lùi, thua kém bạn bè dẫn đến những mặc cảm trong học tập để rồi chán ghét môn học và mãi chẳng thể vượt qua được bản thân mình. Cứ thế, cứ thế bạn nhỏ sẽ chẳng thể nào tìm thấy ánh sáng thành công cho cuộc đời mình và phải sống một cuộc sống lặng lẽ, tẻ nhạt.

Ta có thể bắt gặp sự vô trách nhiệm ở bất kì ai, bất cứ đâu và trong bất kì lĩnh vực nào. Nhà nước và các tổ chức vẫn thường hay tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta, thế nhưng tại sao môi trường vẫn không được cải thiện, thậm chí ngày càng trở nên trầm trọng. Câu trả lời là vì cái lợi trước mắt, với một số người thì đó chỉ là vài mẩu rác vứt bừa bãi, hay công ty, xí nghiệp thì cho rằng đổ nước thải chưa qua xử lí ra sông sẽ thu được nhiều lợi nhuận và điều đó sẽ giúp công ty phát triển hơn. Thế nhưng một người, hai người rồi mọi người đều làm như thế, cả một cộng đồng thiếu ý thức trách nhiệm sẽ khiến cho vấn đề trở nên nghiêm trọng và nếu mọi người không thức tỉnh kịp thời sẽ không thể cứu vãn được.

Thói vô trách nhiệm còn xuất hiện ngay trong gia đình của chúng ta. Nhiều người vô trách nhiệm với chính mái ấm của mình, họ vô tâm, thờ ơ và không coi trọng hạnh phúc gia đình để rồi gây ra những đau lòng không đáng có. Bạo lực gia đình, những vụ ly hôn hay con cái bất hiếu với cha mẹ giờ đây đã quá phổ biến. Họ đâu có biết trái tim khi đã bị sứt mẻ, chai sạn bởi những vết thương sẽ không thể lành lại. Những đứa con bé nhỏ tội nghiệp rồi sẽ thiếu thốn tình cảm, chúng trở nên bất hạnh rồi hơn thế nữa những đứa trẻ non nớt ấy sẽ trở nên vô cảm, không biết quý trọng hạnh phúc gia đình.

Thói vô trách nhiệm rất xấu và nó để lại những hậu quả rất nghiêm trọng. Những người vô trách nhiệm sẽ dần đánh mất đi sự tín nhiệm của những người xung quanh, vô trách nhiệm với người khác khiến những mối quan hệ bị sứt mẻ và lâu dần sẽ chẳng còn ai xung quanh muốn giao lưu hay giúp đỡ những kẻ vô trách nhiệm như thế nữa. Thói vô trách nhiệm cũng khiến con người ta mất đi sự sáng tạo, khả năng tìm tòi và phát triển sự nghiệp của bản thân, họ sẽ trở nên dựa dẫm vào người khác và không thể thành công trong công việc, cuộc sống. Vô trách nhiệm cũng là nguyên nhân dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình, rồi kéo theo là hàng loạt đau thương, mất mát mà những người thân của chúng ta phải gánh chịu. Xã hội có những kẻ vô trách nhiệm sẽ không thể phát triển và rơi vào tình trạng thụt lùi.

Thói vô trách nhiệm gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng, vì vậy, mỗi người chúng ta cần phải rèn luyện và phấn đấu để không trở thành kẻ vô trách nhiệm. Để làm được điều đó, mỗi cá nhân cần có lối sống lành mạnh, sẵn sàng và nhiệt huyết hoàn thành công việc của mình. Chớ ngại khó, ngại khổ hay trì trệ công việc của mình. Cần nâng cao kỉ luật bản thân và tự kiểm điểm bản thân nếu không hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Đây không chỉ là nhiệm vụ của vài cá nhân mà còn là nhiệm vụ của cả cộng đồng, cần lên án những kẻ thiếu tinh thần trách nhiệm và học tập, tuyên dương những tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm để mọi người tiếp tục phát huy.

Trách nhiệm không có nghĩa là tự mình làm tất cả vì sau cùng chúng ta cũng chỉ là những con người nhỏ bé và có giới hạn, vì vậy, cũng cần đến sự sẻ chia và giúp đỡ của mọi người để công việc được hoàn thiện hơn. Cần nhắc nhở, đôn đốc những người khác để họ tự hoàn thành công việc của mình, thay vì làm hết tất cả hãy hướng dẫn người khác để họ có thể tự làm và học hỏi.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 20

Để gắn kết mối quan hệ giữa con người với con người và xây dựng xã hội tốt đẹp, mỗi con người cần thực hiện trách nhiệm của mình đối với bản thân và đối với cộng đồng. Việc sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm của cuộc đời mình chính là điểm xuất phát của lòng tự trọng, là nguồn lực quan trọng nhất thú đẩy xã hội phát triển. Bởi thế, sống có tinh thần trách nhiệm là tinh thần quan trọng nhất và cần có trong xã hội loài người.

Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình. Tinh thần trách nhiệm là ý thức được trách nhiệm của mình trong công việc mà mình nhận lãnh hay trong phạm vi chức vụ của mình. Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất tốt đẹp luôn được đề cao và thường được xem là một trong những tiêu chuẩn đạo đức cần yếu để lựa chọn người trao gửi công việc, nhiệm vụ.

Sống có tinh thần trách nhiệm là sẵn sàng làm tròn nghĩa vụ bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân… dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân. Bổn phận là học sinh, là những tinh hoa tương lai của đất nước. Chúng ta phải có trách nhiệm với bản trách nhiệm với gia đình, những người xung quanh và có trách nhiệm trong quá trình học tập.

Biểu hiện rõ ràng và sâu rộng nhất của lối sống có tinh thần trách nhiệm là có tinh thần trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với người xung quanh với đất nước, cộng đồng.

Sự trưởng thành bắt đầu vào ngày chúng ta chấp nhận trách nhiệm đối với hành động của bản thân mình. Người có tinh thần trách nhiệm lúc nào cũng nỗ lực phấn đấu, khắc phục những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Chính bởi có trách nhiệm cao, họ luôn là người tiên phong trong công việc. làm việc hăng say, lạc quan, tin tưởng.

Nếu một người có tinh thần trách nhiệm, sống có lòng tự trọng, họ sẽ luôn hoàn thành tốt công việc của mình, không né tránh hay dây dưa trong công việc. Chính tinh thần đó, họ được nhiều người xung quanh tin tưởng. Bởi thế, họ luôn đạt được thành công trong cuộc sống. Những người xung quanh người có tinh thần trách nhiệm sẽ luôn có cảm giác an tâm, thoải mái khi giao việc cho họ. Một xã hội văn minh và phát triển bởi mỗi cá nhân đều sống có tinh thần trách nhiệm, biết góp sức bồi đắp cho những giá trị chung của động đồng.

Người không có tinh thần trách nhiệm, ngược lại, thường không cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, thường chỉ làm qua loa, làm ẩu cho xong, hay thậm chí bỏ bê, trễ nải công việc. Bởi vậy, họ sẽ không thể hoàn thành tốt công việc của mình, không được mọi người xung quanh tin tưởng, tín nhiệm, khó đạt được thành công trong cuộc sống. Những người xung quanh sẽ cảm thấy khó chịu, không thoải mái, bất mãn với thái độ thiếu trách nhiệm. Xã hội toàn những người thiếu tinh thần trách nhiệm sẽ là một xã hội trì trệ, không phát triển, không thể trở nên văn minh.

Công bằng xã hội sẽ chẳng bao giờ đạt được nếu mỗi cá nhân không có tinh thần trách nhiệm. Đóng góp nhỏ bé của mỗi cá nhân làm nên sức mạnh cộng đồng. Không một ai trong chúng ta mạnh bằng tất cả chúng ta. Cọng đồng có trở nên lớn mạnh hay không chính là do ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân. Và ngược lại, chính cộng đồng ghi nhận và tạo điều kiện để mỗi cá nhân thực hiện tinh thần trách nhiệm của mình.

Sống có tinh thần trách nhiệm là nhiệm vụ quan trọng của tuổi trẻ. Để làm tròn trách nhiệm, tuổi trẻ phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, chớ phô trương hình thức, chớ kiêu ngạo tự mãn.

Sống có trách nhiệm còn được thể hiện qua những hành động rất nhỏ nhặt trong đời sống, những thói quen hằng ngày mà chúng ta dần như quên đi vì nó quá quen thuộc. Đơn giản như việc đúng giờ, đúng hẹn. Đó là trách nhiệm với công việc của bản thân, trách nhiệm với uy tín và có trách nhiệm với cộng đồng. Cao hơn là có trách nhiệm với dân tộc, với đất nước.

Sống có trách nhiệm còn là sống trọn vẹn mỗi ngày, không lãng phí từng phút từng giây. Tức là ta phải sống sao cho ý nghĩa với mọi việc, mọi người mà ta trách nhiệm. Phải hoàn thành tốt công việc được giao hoặc tự mình đặt ra kế hoạch cho bản thân, sắp xếp thời gian biểu để dành cho bản thân những giây phút khuây khỏa mà trong điều kiện, ta có khả năng và xứng đáng được tận hưởng. Ta sẽ phải dành thời gian cho người thân, bạn bè và những người quanh mình theo cách này hay cách khác. Tất nhiên sẽ không dễ dàng gì làm được tất cả mọi việc một cách trọn vẹn, nhưng làm tốt được một trong những việc ta phải làm mỗi ngày sẽ mang lại cho ta một niềm phấn khởi, vui vẻ và tận hưởng cuộc sống một cách nhiệt thành hơn.

Hiện nay, nhiều người, nhất là những người trẻ tuổi, vẫn chưa ý thức được về tinh thần trách nhiệm cần có của mình đối với bản thân, những người xung quanh và với cộng đồng, đất nước. Những người như thế thật đáng chê trách.

Sống có tinh thần trách nhiệm phải biến thành hành động cụ thể chứ không phải ở lời nói suông. Bởi thế, cần phải có ý thức đúng đắn về tinh thần trách nhiệm, từ đó biến thành hành động cụ thể ( tích cực học tập, rèn luyện, biết quan tâm chăm lo đến những người xung quanh, quan tâm đến những vấn đề của đất nước, có trách nhiệm trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước...).

Chỉ khi con người biết sống có tinh thần trách nhiệm, họ mới có được hạnh phúc. Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước là lối sống cần có ở mỗi con người. Chúng ta tin tưởng sẽ xây dựng cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn từ ý thức trách nhiệm của mỗi con người. Hãy hành động vì lợi ích chung của cộng đồng và đất nước, nhất là thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 21

Mỗi con người khi xây dựng cuộc sống của chính mình và phát triển bản thân cũng chính là xây dựng đất nước. Chúng ta cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội nhất. Chính vì thế, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước hiện nay còn nhiều trăn trở.

Để hiểu được trách nhiệm của bản thân mình đối với quê hương đất nước, trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là trách nhiệm của tuổi trẻ. Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước chính trách nhiệm giữ gìn nền độc lập đang có, tích cực xây dựng một đất nước ngày càng vững mạnh, giàu đẹp, văn minh.

Chúng ta cần sống với lòng biết ơn thế hệ đi trước vì mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Hiểu một cách đơn giản, mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là đang cống hiến cho tổ quốc. Trách nhiệm của công dân đối với tổ quốc còn là trách nhiệm yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết, cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Là một học sinh, để cống hiến cho nước nhà, trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô, rèn luyện cả về trí tuệ lẫn đạo đức để hoàn thiện bản thân mình một cách tốt nhất. Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc, hiểu rõ tầm quan trọng của đất nước đối với bản thân mình. Cần phải luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh… có như vậy mới xứng đáng là một công dân gương mẫu của nước nhà.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi những công việc chung là việc của người khác, thờ ơ, vô trách nhiệm… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

Ai sinh ra cũng có cội nguồn, cũng có đất nước, quê hương. Chúng ta hãy sống và cống hiến hết mình để làm cho cuộc sống của mình tươi đẹp hơn cũng như góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 22

Con người ta sinh ra lớn lên rồi sẽ tới lúc trưởng thành phải rời xa vòng tay che chở của cha mẹ, gia đình. Những lúc như vậy chúng ta mới thấy cuộc sống nhiều khó khăn, muôn vàn sóng gió, thử thách không dễ dàng chút nào.

Nếu như không cẩn thận chúng ta sẽ bị những thói xấu cám dỗ, làm sa ngã trở thành con người lầm đường lạc lối, trở thành một nỗi buồn trong lòng cha mẹ và người vô dụng trong mắt xã hội. Để không trở thành người vô ích trong xã hội, bị mọi người khinh ghét xa lánh chúng ta cần phải khẳng định được bản lĩnh của mình.

Bản lĩnh chính là nội lực trong bản thân mỗi người, là sức mạnh để vượt qua những khó khăn, trở ngại mà không cần sự giúp đỡ của người khác. Bản lĩnh cũng giúp chúng ta tránh xa được những thói hư tật xấu, để trở thành người có ích cống hiến sức lực trí tuệ của mình cho xã hội.

Người bản lĩnh chính là người có ước mơ, vượt qua những khó khăn, những viên đá cản đường mình để thực hiện bằng được ước mơ mà mình đã đặt ra trước đó. Khi gặp khó khăn người bản lĩnh luôn kiên cường vượt trở ngại cố gắng khắc phục những khó khăn đó để vươn lên tiến thẳng tới mục đích mà mình đã vạch định ban đầu.

Những người sống có bản lĩnh thì càng khó khăn, họ càng chứng minh được năng lực và bản lĩnh của mình để gặt hái được thành tựu trong công việc. Những người như vậy luôn khiến cho mọi người xung quanh phải nể trọng ngưỡng mộ, thán phục bản lĩnh sống của họ.

Người có bản lĩnh luôn luôn cảm thấy tự tin trong cuộc sống. Họ sống có nguyên tắc, có mục tiêu trong công việc, nỗ lực hết mình không ngừng nghỉ để đạt được mục tiêu đó. Trong cuộc sống con người mỗi người chúng ta có một tính cách riêng do đó bản lĩnh của mỗi người cũng là khác nhau.

Có người có bản lĩnh dám nghĩ, dám làm nhưng cũng có những người luôn ngại khó khăn, vấp ngã nên suốt ngày chỉ biết ỷ lại vào cha mẹ, người thân luôn cầu cứu sự giúp đỡ của người khác dù đó chỉ là việc nhỏ có thể tự giải quyết được một mình. Những người sống không bản lĩnh thì dễ bị những thói xấu, những thói ăn chơi cám dỗ rồi sai đường lạc lối, điều ấy khiến cha mẹ thầy cô buồn lòng. Trở thành nỗi ám ảnh của xã hội.

Bản lĩnh sống của con người không phải hình thành trong ngày một ngày hai mà có nó được hình thành theo quá trình thời gian dài mới có được. Chính vì vậy, muốn trở thành người bản lĩnh bạn cần rèn luyện đức tính tự lập, cần cù chịu khó. Trong học tập khi gặp bài toán khó thì không nên nản mà nên tìm nhiều phương án cách thức khác nhau để giải quyết. Khi bị bạn bè xấu lôi kéo rủ đi chơi hay làm những điều mà biết rằng không đúng thì nên từ chối ngay lập tức, tránh thỏa hiệp với cái xấu. Khi bạn mắc sai lầm, khuyết điểm dù nhỏ hay to cũng nên tự mình nhận lỗi và có trách nhiệm “chuộc” lỗi không nên đổ thừa cho người khác hoặc tìm cách trốn tránh trách nhiệm. Có như vậy sự bản lĩnh của bạn sẽ được hình thành một cách từ từ. Tuy còn nhỏ sống chung với gia đình, cha mẹ nhưng nếu việc gì có thể tự tìm cách giải quyết khắc phục thì nên tìm cách giải quyết tránh tình trạng dựa dẫm vào cha mẹ, khiến cha mẹ thêm phiền lòng về mình. Nên giúp đỡ cha mẹ những công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi.

Bản lĩnh sống là tố chất quan trọng cần thiết với bất kỳ một người nào, vì thế chúng ta cần rèn luyện bản lĩnh sống ngay từ ngày hôm nay.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 23

Xukhôm linxki đã từng khẳng định: “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác”. Quả vậy, trong cuộc sống, mỗi người cần có được bản lĩnh để vượt qua được những thử thách và bước đến thành công.

Bản lĩnh được hiểu là năng lực đương đầu với mọi thử thách, dám nghĩ dám làm. Người có bản lĩnh là người có năng lực, tự tin, quyết đoán và không lùi bước trước những khó khăn. Biểu hiện của bản lĩnh nằm ở sự quyết đoán, không vì lời nói của người khác mà ý chí bị lung lay. Người có bản lĩnh sẽ luôn biết chịu trách nhiệm với lời nói và hành động của bản thân. Khi gặp phải khó khăn, họ sẽ không khóc lóc, than thở mà thay vào đó là tìm cách giải quyết vấn đề sao cho tốt nhất. Những người có bản lĩnh thường xác định cho mình một lý tưởng tốt đẹp. Họ không ngại dấn thân để có thể hiện thức hóa được ước mơ của bản thân.

Cuộc sống là một hành trình dài đầy những khó khăn và thử thách. Chính vì vậy, chỉ người có bản lĩnh sống mới có thể chinh phục được thành công. Trên thế giới, có thể kể đến rất nhiều cái tên tiêu biểu cho bản lĩnh sống. Nhưng tôi lại muốn kể đến Arianna Huffington. Bà là một nữ doanh nhân, một chính trị gia, một nhà báo và là người phụ nữ quyền lực nhất giới truyền thông. Để có được thành công như vậy, bà từng nhận phải thất bại cay đắng khi chỉ có 0.55% phiếu bầu cho cuộc chạy đua tổng thống Mỹ năm 2003. Bà cũng đã cho xuất bản nhiều quyển sách nổi tiếng, được nhiều người đón nhận. Trước đó, cuốn sách đầu tiên là The Female Woman - xuất bản năm 1973 viết khi bà 23 tuổi được bán khá thành công, nhưng đến quyển sách thứ hai thì đã bị từ chối xuất bản 36 lần. Tuy nhiên, không vì thế mà Arianna Huffington nản lòng. Với lòng nhiệt huyết, quyết tâm cao độ dám vượt lên thất bại, bà đã tiếp tục viết và cho ra đời thêm 13 cuốn sách nữa, thường về các chủ đề quan điểm chính trị và viết tiểu sử. Các cuốn sách của bà đều đem lại những giá trị nhất định cho xã hội. Trở về với dải đất hình chữ S thân yêu, chắc hẳn chúng ta đã từng nghe đến cái tên Nguyễn Thị Ánh Viên - “kình ngư vàng” của bộ môn bơi lội. Cô gái có bản lĩnh phi thường, phải xa nhà khi còn nhỏ tuổi. Mỗi năm chỉ được về thăm bố mẹ có vài lần. Trong suốt khoảng thời gian đó, Ánh Viên chỉ sống với bơi lội. Cô phải tập luyện và ăn uống theo một chế độ nghiêm ngặt của một vận động viên chuyên nghiệp. Có thành công, có thất bại. Nhưng tất cả đã tôi luyện ở cô là một bản lĩnh phi thường để đến hiện tại có thể đem được niềm vinh quang về cho tổ quốc. Gần đây nhất, tại SEA Games 30, Nguyễn Thị Ánh Viên đã để lại một thành tích ấn tượng (8 tấm huy chương) dù tuổi đời không còn thuận lợi đối với một vận động viên nữa.

Xã hội càng phát triển đòi hỏi mỗi bạn trẻ phải rèn luyện một bản lĩnh sống. “Dám nghĩ, dám làm” chính là tinh thần của một con người có bản lĩnh. Tuy nhiên bên cạnh đó, có một bộ phận không nhỏ, nhất là ở giới trẻ thiếu đi bản lĩnh sống. Họ sợ hãi khó khăn, không dám đối mặt với thất bại. Nhiều người chỉ biết phụ thuộc vào người, sống một cách thụ động mà không chịu cố gắng rèn luyện bản thân. Những trường hợp đó thật đáng xấu hổ, cần phải tránh xa.

Đối với một học sinh như tôi, việc rèn luyện cho mình bản lĩnh sống là vô cùng cần thiết. Đó là hành trang cần thiết để chuẩn bị cho tương lai. Mỗi người hãy rèn luyện cho mình bản lĩnh sống để vươn tới đích của thành công.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 24

Trong xã hội phát triển như ngày nay, đức tính tự tin là một phẩm chất vô cùng quý giá của con người, nó tạo dựng nên những giá trị có ý nghĩa quan trọng nhất cho chính cuộc sống này, niềm tin yêu và giá trị của đức tính tự tin sẽ giúp cho mỗi người cải thiện được mối quan hệ trong xã hội, để cải thiện được các mối quan hệ hữu ích trong cuộc sống.

Tự tin đó là một thái độ lạc quan yêu đời, và giao tiếp một cách dõng dạc và dứt khoát, không có chút lo sợ gì hết mà tự nhiên tỏa sáng trước mọi người bởi tài năng và phẩm giá của chính mình. Mỗi chúng ta đều cần phải tự tin khi đứng trước đám đông, và giá trị của cuộc sống để lại những ý nghĩa quan trọng nhất. Phẩm chất quý báu của con người là luôn luôn được cải thiện chính mình, và giá trị thực sự mang lại niềm yêu thương và những điều hữu ích nhất cho chính cuộc đời của mình. Luôn luôn biết nâng cao ý thức và giá trị cho bản thân để từ đó cải thiện được mối quan hệ trong xã hội với con người.

Đức tính tự tin luôn luôn được con người coi trọng và đánh giá cao mỗi ngày. Đó là những điều có giá trị và ý nghĩa nhất khi xã hội ngày nay cần có đức tính tự tin để có thể giao tiếp một cách hiệu quả và thành công trong cuộc sống của mỗi con người, niềm yêu thương và phẩm giá đó được nâng cao và cải thiện hơn khi con người biết cách giao tiếp một cách hiệu quả và nó để lại những thành công to lớn và ý nghĩa nhất đối với mỗi người.

Không ai có thể làm được điều đó thay cho chúng ta mà mỗi người cần phải tự rèn luyện và trau dồi mỗi ngày. Đó là những điều có ý nghĩa và giá trị quan trọng nhất, niềm yêu thương vô bờ bến để lại cho chúng ta sự tự tin để vững bước vào cuộc đời này, niềm yêu thương đó không chỉ để lại cho mỗi chúng ta những hiệu quả trong các mối quan hệ với người khác, và luôn có thể nâng cao được hiệu quả trong cuộc sống của mỗi con người. Không chỉ vậy tự tin giúp cho con người có thể giao tiếp một cách hiệu quả hơn. Khi chúng ta vượt qua được cái vỏ bọc của chính bản thân mình, biết tạo dựng được cuộc sống thì mỗi chúng ta phải biết vượt qua giới hạn của chính bản thân mình.

Sự tự tin có thể cải thiện mạnh mẽ được niềm tin của mỗi người. Từ xưa đến nay, những người tự tin luôn là những người biết làm chủ được cuộc sống, biết tạo ra niềm tin cho bản thân. Luôn luôn biết phấn đấu để trở thành những người thành công nhất, tự tin giúp chúng ta có thể cải thiện chính mình trở nên tốt đẹp hơn. Đức tính tự tin có thể cải thiện được những điều không tốt trong con người. Cuộc sống có quá nhiều điều phức tạp nhưng nếu giữ được sự tự tin sẽ mang lại ý nghĩa và giá trị to lớn nhất cho cuộc sống của mình. Tự tin có thể được coi là phẩm chất đạo đức để làm cho con người vươn tới sự thành công.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta đã biết đến rất nhiều tấm gương có được sự tự tin về đạo đức và tài năng của mình. Khi giao tiếp với mọi người, họ luôn bộc lộ được phong thái tự tin. Họ luôn biết cách làm chủ mọi tình huống xảy ra và xử lý một cách tốt đẹp.

Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn nhiều người thiếu đi sự tự tin. Họ luôn lo lắng sợ hãi bản thân sẽ thất bại. Điều đó khiến những người đó không dám thực hiện những ước mơ, lí tưởng của bản thân. Cuộc sống của họ sẽ chỉ là những tháng ngày vô nghĩa.

Như vậy, tự tin có một tầm quan trọng đối với con người. Mỗi người hãy coi đây là một thứ “vũ khí” để đương đầu với khó khăn, tiến tới thành công.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 25

Sự thành công của mỗi người không chỉ bằng tài năng của mình mà còn bằng sự tự tin. Mặc dù mỗi tự tin thôi thì chưa thể làm nên thành công nhưng nó sẽ là đòn bẩy mang “công danh” đến nhanh hơn cho con người.

Tự tin là gì? Nó có vai trò gì trong đời sống mỗi con người? Tự tin là một đức tính đẹp của con người, là sự tin tưởng vào chính bản thân mình, tin vào khả năng bản thân và những hành động của mình. Tự tin giúp ta đạt được thành công mau chóng, cũng như sự kiên nhẫn lòng bao dung thì tự tin cũng cần phải có một quá trình rèn luyện.

Tự tin được biểu hiện rất nhiều trong cuộc sống, từ những việc nhỏ bé đến những việc lớn lao. Trong học tập, nếu khi có sự tự tin, chúng ta sẽ không bao giải được một bài toán khó, viết được một bài văn hay, vẽ được một bức tranh đẹp... Nếu muốn tìm hiểu về một vấn đề nào đó mà bạn không dám hỏi thầy cô, bạn bè. Đó là vì bạn không tự tin để hỏi, để có thêm kiến thức. Tự tin trong học tập giúp bạn học hỏi được nhiều điều hơn nó sẽ giúp bạn mau chóng đạt được mục đích.

Trong cuộc sống, sự tự tin là điều tất yếu. Bạn có ước mơ và sự lựa chọn riêng cho mình. Nếu tự tin theo đuổi đam mê, tự tin với những kiến thức mình có thì dù con đường nhiều khó khăn thì chắc chắn bạn sẽ vượt qua. Tự tin là chìa khóa của thành công, sẽ khiến bạn thực hiện ước mơ nhanh chóng nhất.

Khi bạn tin tưởng vào bản thân là bạn rất đáng tôn trọng khả năng của mình. Trong cuộc sống có rất nhiều ngành nghề cần sự tự tin như ca sĩ, luật sư, diễn viên, công an…. Để có thể nói trước đám đông mà không ấp úng đó là nhờ sự tự tin của họ.

Khi bạn muốn thành công trong cuộc sống, tìm được ước mơ và con đường của mình trong tương lai thì tự tin là điều nên có. Nếu tự tin về bản thân cũng như vào vấn đề mà bản thân hiểu biết thì thành công sẽ đến nhanh hơn. Hoặc đơn giản hơn khi đứng trước đám đông tuy kiến thức không nhiều nhưng có sự tự tin bạn có thể xoay chuyển tình thế hợp lý.

Vậy mà có nhiều người lại thiếu sự tự tin dẫn đến đánh mất bản thân mình, trốn tránh trong cái vỏ ốc chật hẹp. Điều này thật đáng buồn. Đặc biệt là ở nhiều thế hệ trẻ, nhiều bạn trẻ không đủ tự tin luôn cần dựa dẫm vào người khác.

Sự tự tin giúp bản thân mỗi người ngày càng hiểu biết hơn để phục vụ cho con “đường đời” của mình. Vậy nên hãy rèn luyện sự tự tin cho bản thân mình để đạt được những thành công nhất định trong cuộc sống.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 26

Từ xưa đến nay, con người vẫn được xem là tế bào cấu thành nên một xã hội. Vai trò của con người trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước vô cùng quan trọng. Ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng. Đó là yếu tố thiết yếu giúp chúng ta vừa có trách nhiệm với bản thân vừa có trách nhiệm với xã hội. Bởi vậy sống có trách nhiệm chính là lối sống lành mạnh và cần phải phát huy.

Sống có trách nhiệm là gì? Sống có trách nhiệm chính là lối sống làm tròn bổn phận, nghĩa vụ, chức trách đối với bản thân mình, với gia đình và xã hội. Hơn hết còn phải có trách nhiệm với những suy nghĩ, hành động và việc làm của bản thân mình. Mỗi người chúng ta có trách nhiệm làm, có trách nhiệm gánh vác, có trách nhiệm nhận sai khi gây ra lỗi lầm. Đó mới chính là một công dân tốt và có ích cho xã hội.

Biểu hiện của lối sống có trách nhiệm hiện nay rất đa dạng và phong phú, xuất phát từ những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày. Bác Hồ đã từng bảo rằng trẻ nhỏ thì làm việc nhỏ, vậy thì lối sống trách nhiệm cũng xuất phát từ những việc bình dị, nhỏ nhặt như thế. Hằng ngày chúng ta có rất nhiều việc phải làm với mình, với gia đình, với nhà trường, xã hội.

Hãy hoàn thiện bản thân mình trước khi muốn người khác hoàn thiện, cũng giống như việc có trách nhiệm với bản thân mình trước thì chúng ta mới có trách nhiệm được với người khác và với xã hội.

Là học sinh, mỗi ngày chúng ta cần phải có trách nhiệm với việc học. Trước khi đến lớp cần phải hoàn thành bài tập của ngày hôm qua và chuẩn bị bài mới cho ngày mai. Chúng ta cần phải trình bày cẩn thận sạch sẽ với chính bài làm của mình, không được cẩu thả, sống buông thả không có trách nhiệm. Từ những việc nhỏ thế này mà chúng ta không làm được thì những việc lớn hơn liệu chúng ta có đủ sức và đủ bản lĩnh để làm hay không?

Đối với gia đình, chúng ta nên có trách nhiệm với bố mẹ, với anh chị em, với những lời nói mà mình nói ra hằng ngày đối với họ. Tuy chỉ là những việc nhỏ nhặt nhưng nó sẽ hoàn thành nên thói quen và nhân cách của bạn sau này. Khi bạn làm việc gì đó sai lầm, bạn nhận ra rằng nó sai, bản thân không nên chối cãi, cố tình lảng tránh nó mà cần thiết nên có trách nhiệm sửa chữa lỗi lầm. Đó chính là cách để chúng ta có thể định hình được phương châm sống lâu dài mai sau.

Có trách nhiệm với gia đình và xã hội sẽ giúp chúng ta ngày càng tốt đẹp, hoàn thiện bản thân mình hơn. Khi bạn sống có trách nhiệm thì bạn sẽ thấy được rằng lúc đó mình không chỉ còn sống cho bản thân mình nữa mà còn sống vì người khác, sống cho người khác.

Tuy nhiên vẫn còn những kẻ sống vô kỷ luật, thiếu trách nhiệm đối với bản thân và xã hội, họ sẽ nhận lấy những hậu quả rất đau lòng. Có rất nhiều người vì không có trách nhiệm với hành vi của bản thân mình mà gây ra nhiều mất mát, nỗi đau cho người khác. Hiện nay hiện tượng nạo phá thai ở giới trẻ diễn ra rất phổ biến. Tại sao vậy? Lý do nào khiến cho hiện tượng này ngày càng gia tăng như vậy. Là vì họ không có trách nhiệm với những gì mà mình làm ra, họ chối bỏ trách nhiệm bằng cách tàn nhẫn như thế này. Hỏi rằng vết thương đó còn hằn sâu đến bao giờ.

Như vậy chúng ta mới thấy được tầm quan trọng của lối sống có trách nhiệm. Nó sẽ giúp cho chúng ta ngày càng sống tốt đẹp, ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 27

Tinh thần “sống có trách nhiệm” rất cần thiết đối với tất cả chúng ta. Vào năm 2007, chính sách giáo dục thành phố Hồ Chí Minh cũng đã sử dụng chủ đề “sống có trách nhiệm” để làm chủ đề chính cho năm học, nhằm giúp học sinh rèn luyện tư chất bản thân và nâng cao kỹ năng sống, tinh thần trách nhiệm vốn có.

Vậy “sống có trách nhiệm” là gì? Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân. . . dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân. Bổn phận là học sinh, là những tinh hoa tương lai của đất nước. Chúng ta phải có trách nhiệm với bản trách nhiệm với gia đình, những người xung quanh và có trách nhiệm trong quá trình học tập.

Trở nên có trách nhiệm với bản thân nghĩa là tập trung vào những mong muốn, nhu cầu của mình đồng thời tìm ra hướng giải quyết cho các vấn đề của bản thân. Điều cấm kị nhất đối với mỗi cá nhân là đứng cách ly, tự tách biệt mình với xã hội. Phải để bản thân tham gia các hoạt động tập thể, trái nghiệm những cái tốt đẹp và mới mẻ để tự rút ra kinh nghiệm sống cho bản thân. Gia đình là nền tảng xây dựng lên nhân cách của mỗi con người, một đứa trẻ sinh và lớn lên theo chiều hướng xấu hay tốt một phần là do ảnh hưởng của gia đình. Vì thế nên đối với gia đình, ta phải xây dựng cho mình một hình mẫu ngoan ngoãn, lễ phép và yêu quý các thành viên khác. “Kính trên nhường dưới” là tiêu chuẩn đặc biệt cần chú trọng trong quan hệ gia đình. Mặt khác, ta cũng cần phải biết chia sẻ và yêu thương. Sẽ không bao giờ thiệt thòi nếu ta cho đi yêu thương của chính mình.

Và vấn đề, cũng như trách nhiệm chính yếu của mỗi học sinh chính là học tập. Trong học tập, chúng ta cần phải chú tâm và biết tìm tòi, khám phá. Kiến thức không chỉ gói gọn trong những trang sách mà còn trải dài ra thế giới bao la nhiệm vụ của mỗi học sinh là sử dụng sách vở để dẫn dắt ta ra thế giới kiến thức đó, tìm kiếm và thu thập những tài liệu quý báu cho bản thân, trau dồi kinh nghiệm thực tế để giúp đỡ ta trong quá trình học tập. Mặt khác, cách học và đạo đức trong việc học cũng có ý nghĩa không kém. Không phải học nhồi nhét là tốt, mà học phải đi đôi với hành, vận dụng những kiến thức được học vào đời sống để làm cuộc sống ý nghĩa hơn mới gọi là học. Và tránh ngay kiểu học vẹt, học qua loa cho xong, vì đó chính là những cách học giết chết tri thức bạn. Bên cạnh đó, ta phải biết tự điều chỉnh hành vi trong việc học, giữ cho tâm mình ngay thẳng thật thà là một điều tốt. Giả sử như trong một bài kiểm tra nào đó, ta có hành vi gian lận thì đó chính là vô trách nhiệm với bản thân. Đây không phải là trịnh trọng hóa vấn đề, nhưng thử nghĩ xem, ta làm một lần thì khả dĩ sẽ có lần thứ hai, thứ ba, tương lai chúng ta sẽ ra sao nếu như cứ mãi quen thói lừa dối và ỷ lại ? Vận mệnh đất nước sẽ thế nào nếu rơi vào tay một kẻ như thế?

Xã hội đang dần phát triển từng ngày, và học sinh chúng ta là người trực tiếp giúp nhân loại phát triển. Chúng ta phải có trách nhiệm với nơi chúng ta tồn tại. Chỉ cần những hành động nhỏ của bạn như không xả rác, không hút thuốc, uống rượu, giữ gìn vệ sinh chung. . . cũng là đóng góp cho xã hội. Hiện nay, mỗi đợt hè về chúng ta lại bắt gặp màu áo xanh của thanh niên tình nguyện, những con người đó gánh vác trên vai trách nhiệm của bản thân, đi về vùng sâu vùng xa giúp đỡ người già neo đơn, sửa lại cây cầu, lợp lại mái lá. . . tất cả những nghĩa cử đó đều thể hiện rõ rệt những cống hiến của họ với xã hội, mong muốn một đất nước tốt đẹp hơn.

Sống có trách nhiệm còn được thể hiện qua những hành động rất nhỏ nhặt trong đời sống, những thói quen hằng ngày mà chúng ta dần như quên đi vì nó quá quen thuộc. Giả sử như việc đúng giờ, đúng hẹn cũng là sống có trách nhiệm. Đó là trách nhiệm với công việc của bản thân, trách nhiệm với uy tín và có trách nhiệm với đối phương. Chỉ cần cúi xuống nhặt một cọng rác vứt bừa bãi là ta đã chung tay góp phần tạo nên một “ta” trách nhiệm với môi trường với những người xung quanh rồi.

Nhạc sĩ Thế Bảo đã nhận xét về thiên tài âm nhạc của Việt Nam Trịnh Công Sơn - người nhạc sĩ quá cố đã để lại cho đời hơn sáu trăm bài hát sâu sắc rằng “Sơn là một con người rất nghệ sĩ, một nghệ sĩ lớn, ngoài khuôn khổ thông thường. (. . . ) Sống hết mình và tận tâm - đó là Sơn. Anh luôn là người lo công việc, đúng hẹn. (. . . ) Anh Sơn là người sống rất có trách nhiệm với mọi người” (Trích Báo Lao động). Điều trên chứng tỏ cho ta thấy rằng càng nổi tiếng người ta càng phải sống có trách nhiệm, vì từng hành động, từng lời nói của họ đều được cả nhân loại theo dõi và đánh giá nên học phái tận dụng điều đó mà gửi những thông điệp tốt đẹp đến xã hội.

Sống thoáng là sống thiêu trách nhiệm! Tình trạng nhiều bạn nữ phải vào bệnh viện khi còn rất trẻ như hiện nay thì đó là một hiện thực quá đau lòng. Hầu hết đều để lại hậu quả lớn rồi mới ân hận thì chuyện đã rồi. Một bộ phận giới trẻ không ý thức được lối sống lành mạnh quan trọng như thế nào. Điều đó chứng tỏ họ thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm với chính tương lai của mình.

“Live each day as it come!” (Sống trọn vẹn mỗi ngày khi nó đến) là một trong những câu châm ngôn hay và rất đúng đắn với mỗi chúng ta. Sống có trách nhiệm còn là sống trọn vẹn mỗi ngày, không lãng phí từng phút từng giây. Tức là ta phải sống sao cho ý nghĩa với mọi việc, mọi người mà ta trách nhiệm. Phải hoàn thành tốt công việc được giao hoặc tự mình đặt ra kế hoạch cho bản thân, sắp xếp thời gian biểu để dành cho bản thân những giây phút khuây khỏa mà trong điều kiện, ta có khả năng và xứng đáng được tận hưởng. Ta sẽ phải dành thời gian cho người thân, bạn bè và những người quanh mình theo cách này hay cách khác. Tất nhiên sẽ không dễ dàng gì làm được tất cả mọi việc một cách trọn vẹn, nhưng làm tốt được một trong những việc ta phải làm mỗi ngày sẽ mang lại cho ta một niềm phấn khởi, vui vẻ và tận hưởng cuộc sống một cách nhiệt thành hơn.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 28

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Quả thật vậy, “một cây” thì không thể làm nên non nhưng “ba cây” - tượng trưng cho số nhiều thì có thể dựng nên những đồi núi trập trùng. Một cọng rơm khó làm nên ngọn lửa nhưng một bó rơm thì hoàn toàn có thể trở thành một ngọn đuốc lớn trong đêm tối. Câu chuyện về bó đũa mà người cha đã dạy cho các con của mình vẫn còn vẹn nguyên ý nghĩa thời sự đâu đây như nhắc nhở với con người rằng không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải biết đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì mới có thể hoàn thành được việc lớn. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã dặn dò con cháu của mình sống trên đời cần phải biết yêu thương, nhường nhịn, đặc biệt là phải có tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhau.

Vậy đoàn kết là gì? Đoàn kết là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của bản thân, từ đó tạo nên sức mạnh vững chắc cho tập thể cũng như cá nhân mình. Đoàn kết có ở khắp mọi nơi trong gia đình anh em hoà thuận, thương yêu, chia sẻ khó khăn với nhau, ở trường, các bạn cùng giúp nhau tiến bộ, hợp sức lại để lớp đi lên; nhà trường quyên góp tiền cho đồng bào lũ lụt, giúp bạn nghèo vượt khó, tổ chức các cuộc thi như Hội khỏe Phù Đổng, Olympic để các hạn học sinh có thể phát huy tinh thần đồng đội của mình một cách mạnh mẽ nhất…

Đoàn kết là yếu tố đầu tiên để thành công. Nếu sống mà cứ tách rời tập thể, đơn lẻ một mình thì yếu. Nếu biết đoàn kết lại thì sẽ tạo nên được sức mạnh lớn lao. Tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam được thể hiện qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Từ thời Hùng Vương đến nghìn năm chống giặc phương Bắc, các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra để giành lại độc lập tự do, nhân dân ta trên dưới một lòng, “tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” cùng nhau làm nên những kỳ tích. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, khó khăn gian khổ nhiều nhưng chính lúc ấy tinh thần đoàn kết, sự chung sức chung lòng là sợi dây thắt chặt tình cảm đã nối mọi người, mọi tầng lớp lại với nhau. Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng ấp là một pháo đài. Nhân dân mọi tầng lớp không tiếc của tiếc công, sẵn sàng cùng bộ đội chuyên chở lương thực, thực phẩm ra chiến trường, ủng hộ vật dụng làm đường cho xe ra tiền tuyến, tích cực phát động các phong trào như áo ấm tặng chiến sĩ, hũ gạo nuôi quân… để giành được những thắng lợi vĩ đại khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ, nghiêng mình.

Trong đời sống ngày nay, các phong trào đoàn kết tương thân tương ái được tổ chức sôi nổi và tự nguyện ở khắp mọi nơi. Khi “khúc ruột miền Trung” oằn mình trong tang thương bão lũ năm 2010 thì nhân dân cả nước lại đứng lên quyên góp, ủng hộ, chia sẻ, động viên thăm hỏi cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhiều tổ chức, cá nhân đã xây dựng quỹ Vì người nghèo, Vì trẻ em chất độc màu da cam, Trái tim cho em… để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo hiếu học đều được đông đảo nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Ý nghĩa của chương trình không chỉ là số tiền ủng hộ mà cao cả hơn là sự sẻ chia, đồng cảm của mọi người đối với mỗi mảnh đời, mỗi trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam do chiến tranh để lại. Mỗi chương trình đều mang một ý nghĩa lớn lao, mỗi hành động và việc làm đều thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó sẻ chia, chung sức chung lòng của cả nước đối với những người có hoàn cảnh khó khăn.

Khi tất cả cùng hợp sức lại với nhau để làm một điều gì đó thì sẽ tạo nên một sức mạnh lớn lao, cao cả. Nó giúp chúng ta vượt qua tất cả gian nan, khó khăn mà nếu chỉ có một mình sẽ không dễ dàng vượt qua được. Sống đoàn kết giúp chúng ta tạo được một mối quan hệ xã hội tốt đẹp, thân mật với mọi người. Không những thế, ta còn được mọi người xung quanh yêu mến, kính trọng, góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa và đáng sống hơn.

Đoàn kết quan trọng là thế nhưng có nhiều người vẫn không hề biết đoàn kết là gì. Họ lợi dụng tinh thần đoàn kết không phải để tạo ra sức mạnh, giúp đỡ nhau tiến bộ mà để gây bè phái, cục bộ, bao che nhau những khuyết điểm, ủng hộ nhau làm những việc xấu. Trong nhà trường hiện nay, nhiều nhóm học sinh chia bè phái, tẩy chay các bạn khác gây mất tinh thần đoàn kết ở lớp học. Có bạn thì chỉ nghĩ cho lợi ích của bản thân còn tập thể lớp ra sao thì mặc kệ. Chỉ vì sự ghen tức, ganh đua, ích kỷ cá nhân nhưng làm ảnh hưởng đến cả một tập thể. Những hành vi đó đều thật đáng lên án và cần tránh xa.

Dễ thấy tinh thần đoàn kết là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi người và giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân. Hiểu được điều đó mỗi cá nhân chúng ta hãy đoàn kết, bạn bè phải quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; anh em trong nhà thì luôn thương yêu nhau, san sẻ những khó khăn cho nhau; ngoài xã hội thì tham gia tích cực các hoạt động giúp đỡ đồng bào ở các vùng bị thiên tai lũ lụt, những người nghèo, người già neo đơn hay khuyết tật… Hãy biết “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” để vươn tới “Thành công, thành công, đại thành công” giống như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 29

Từ ngàn xưa, dân tộc ta luôn coi trọng tinh thần đoàn kết. Đó chính là sức mạnh đã giúp dân tộc ta vững bước đến ngày nay cho dù đã trải qua bao nhiêu khó khăn, thử thách. Chính vì vậy, tại Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ nhất tổ chức ở Hà Nội tháng 4 năm 1955, Bác Hồ có nói: “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”. Câu nói ngắn gọn, dễ hiểu, chính xác và là một chân lý tồn tại muôn đời của dân tộc ta.

Đoàn kết là tập hợp các phần tử nhỏ lỗ hoặc các bộ phận thành một khối thống nhất. Song thống nhất không có nghĩa là không đấu tranh với những biểu hiện sai trái của mỗi thành viên. Ví như ở lớp hay ở trường, chúng ta đoàn kết chính là yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, cùng hướng tới mục tiêu phấn đấu tốt, đồng thời biết góp ý, phê phán những khuyết điểm của bạn để bạn tiến bộ. Đoàn kết được thể hiện bằng động cơ, mục đích đúng đắn vì lợi ích tập thể phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Nếu tập hợp lại chỉ vì lợi ích nhỏ hẹp của tập thể mà đi ngược lại sự phát triển chung của xã hội thì đó là tư tưởng cục bộ, là chủ nghĩa cá nhân.

Nhưng tại sao đoàn kết lại là sức mạnh vô địch? Có lẽ vì đoàn kết sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy hết khả năng tiềm tàng của mình, tạo nên một sức mạnh tổng hợp, vĩ đại, không ai địch nổi. Trước hết, đoàn kết làm tăng số lượng của cải, vật chất của con người. Có đoàn kết con người mới có sức lao động, có đủ khả năng để xây dựng những công trình lớn. Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình là một minh chứng rõ nhất. Dưới sự giúp đỡ của những chuyên gia Liên Xô (cũ), những công nhân Việt Nam và những công nhân nước bạn cùng chung sức, đồng lòng xây dựng nên nhà máy, mang đến ánh sáng kì diệu cho nhiều nơi trên đất nước ta. Cùng như vậy, sự đoàn kết các (dân tộc trên đất nước Việt Nam làm cho chúng ta có sức mạnh tổng hợp, nhờ đó đã đánh thắng biết bao kẻ thù xâm lược mạnh hơn và trang bị hiện đại hơn chúng ta gấp nhiều lần.

Đoàn kết còn làm tăng sức mạnh trí tuệ. Chính sự đoàn kết trong nghiên cứu khoa học là nguồn gốc của biết bao thành tựu kĩ thuật. Nhóm kiến trúc sư trẻ do kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào làm nhóm trưởng đã đạt giải thưởng thế giới năm 1994 về quy hoạch đổi mới làng gốm Bát Tràng. Trong một lần trả lời phỏng vấn, nhóm trưởng Hoàng Thúc Hào có nói: “Một trong những nguyên nhân thành công cơ bản là sự thương yêu, đoàn kết của toàn nhóm”. Quả thật không sai.

Muốn đoàn kết được các dân tộc trong một nước thì các dân tộc không phân biệt dân tộc lớn hay dân tộc nhỏ đều phải tôn trọng, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Nhà nước cần phải ưu tiên tiền của, cơ sở vật chất kỹ thuật cho các dân tộc vùng sâu vùng xa để họ phát triển kinh tế, văn hóa, tiến kịp các dân tộc vùng xuôi. Các dân tộc vùng xuôi cùng cần góp sức xây dựng miền núi. Các dân tộc sống trên cùng một nước phải hòa nhập với nhau để xây dựng đất nước vững mạnh. Nhưng một đất nước dù lớn mạnh đến đâu, sống trên cùng hành tinh này cũng không thể tách rời nhân loại mà phát triển phồn thịnh mãi mãi được. Các nước cứ tranh chấp nhau liên miên thì trái đất này cũng chẳng có hòa bình, hạnh phúc. Cho nên các nước cần phải đoàn kết lại với nhau.

Hiểu được câu nói của Bác Hồ, học sinh chúng ta cần phải rèn luyện thường xuyên. Cần có tinh thần đoàn kết trong công việc của lớp, của trường, cùng nhau xây dựng một tập thể vững mạnh. Trong cuộc sống ở gia đình, khu phố cùng vậy, phải luôn luôn có ý thức đoàn kết đúng đắn.

Tuy câu nói của Bác đã ra đời cách nay hơn nửa thế kỉ nhưng giá trị của nó vẫn còn nguyên và mang giá trị hiện thực sâu sắc. Ngày nay, công cuộc xây dựng xã hội hơn lúc nào cần phải quán triệt câu nói của Bác Hồ, để tất cả mọi người cùng chung tay góp sức xây dựng nước Việt Nam giàu đẹp như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu hằng mong ước.

Tất cả nhân loại trên thế giới này đoàn kết lại như năm ngón tay trên một bàn tay thì trái đất này sẽ tươi đẹp hơn biết bao, yên vui, hạnh phúc biết bao.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 30

Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước giành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.

Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.

Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước. Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quê yên bình, cho những dòng sông đỏ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê-ren-bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.

Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.

Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.

Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.

Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 31

Đã có thời trong xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản về lòng yêu quê hương chỉ gắn với tình cảm công dân, ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc. Vì vậy, những bài thơ lãng mạn trong phong trào Thơ mới được xem là tiếng nói tình cảm cá nhân ủy mị, tiêu cực. Tuy nhiên, cùng với những thành quả đổi mới đất nước, những tác giả tác phẩm lãng mạn được đưa vào trong chương trình phổ thông. Tiếp xúc với các tác phẩm của Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Anh Thơ... chúng ta chợt nhận ra lòng yêu quê hương có nội dung phong phú đa dạng hơn nhiều.

Những bài thơ gắn với tiếng nói cá nhân vẫn ẩn bên trong một tình cảm yêu thương kín đáo, bộc lộ qua tình yêu với con người, cảnh vật, quê hương. Hình ảnh quê hương đất nước hiện lên trong các bài thơ đem lại những cảm nhận rất riêng nhưng lại rung cảm bao thế hệ độc giả. Một địa danh thôn Vĩ đi vào trí nhớ, gắn kết ân tình với xứ Huế trong “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, làm ta yêu hơn cái trong trẻo nắng hàng cau, cái huyền ảo của bên sông trăng, bâng khuâng sương khói mờ nhân ảnh của mảnh đất cố đô. Không gian của buổi chiều thu cho đôi lứa tìm đến nhau trong “Thơ duyên” cũng khiến ta cảm nhận sắc thái thiên nhiên hòa hợp quấn quýt trên cây cỏ, chim muông, trên con đường nho nhỏ, sắc nắng trời chiều, màu mây biếc và bâng khuâng với "con cò trên ruộng cánh phân vân". Ta ngỡ ngàng khi phát hiện những vui buồn của con người gửi cả vào trong sắc thái mùa thu ở “Đây mùa thu tới”, một rặng liễu, một sắc "áo mơ phai dệt lá vàng", "nàng trăng tự ngẩn ngơ", những hình ảnh mùa thu rất quen và rất lạ được nói lên qua hồn thơ say đắm của Xuân Diệu. Quê hương còn hiện lên qua nỗi buồn mang tầm vóc vũ trụ, của chàng thi sĩ Huy Cận đứng trên quê hương mà đối diện “Tràng giang” với nỗi “sầu trăm ngả" lan tỏa trên sóng nước, con thuyền, cành củi, cánh bèo, "sông dài trời rộng bến cô liêu" kết lại thành nỗi niềm "lòng quê dợn dợn vời con nước - không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" gợi dậy tình yêu giang sơn Tổ quốc. Quê hương còn đẹp giản dị trong Chiều xuân của Anh Thơ, làng quê Việt Nam đẹp một cách nao lòng trong cỏ xanh, mưa xuân, đàn bò đủng đỉnh, cô yếm thắm... qua những rung cảm trong trẻo của tâm hồn thiếu nữ. Tất cả những bài thơ ấy viết về con người, cảnh vật, làng quê... đều gặp nhau ở một điểm: tình cảm yêu nước kín đáo.

Nếu chỉ hiểu đơn giản yêu quê hương là tình cảm công dân, với ý thức trách nhiệm đặt lên hàng đầu mà không quan tâm giáo dục tình yêu ấy bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt thì tâm hồn con người sẽ trở nên chai sạn biết bao. Chưa kể rằng, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu đất nước, yêu dân tộc mà không xuất phát từ tình cảm mến, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những người gần gũi quanh ta. Đúng như Tố Hữu nói: "Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt - Như mẹ cha ta, như vợ như chồng", mở rộng ra tình cảm ấy còn là tình yêu đôi lứa, là cơ sở để "người yêu người, sống để yêu nhau". Tình yêu ấy không hẳn chỉ thế hiện qua hành động đứng lên đánh lại kẻ thù, mà trước tiên phải xuất phát từ nỗi đau buồn khi nước mất nhà tan, nỗi uất nghẹn khi quê hương bị kẻ thù giày xéo. Không thể có tình yêu dân tộc chung chung không xuất phát từ tình yêu con người cụ thể. Từ nhận thức đến tình cảm suy nghĩ đến hành động luôn thường trực tình cảm yêu quê hương đất nước. Bản thân mỗi học sinh chúng ta cũng phải luôn xác định quan niệm đúng đắn về lòng yêu quê hương, bằng cách luôn trau dồi tu dưỡng những tình cảm nhân văn, phải sống đẹp với mọi người, biết rung động trước cái đẹp sống quanh ta. Khi còn là học sinh, biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang sống, đang tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm thành hành vi ứng xử hàng ngày, có mục đích, có hoài bão vun trồng tài năng để sau này cống hiến đất nước, thiết tưởng cũng là ươm mầm cho lòng yêu quê hương đất nước ngày càng phát triển bền vững hơn. Từ những bài thơ ấy, ta chợt hiểu ra yêu quê hương trước hết phải là yêu thương gắn bó với mảnh đất - con người quê hương, biết rung động trước những vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, vui buồn với vận mệnh dân tộc. Tình yêu quê hương bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, tình yêu sự gắn bó với gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần làm thanh lọc tâm hồn con người. Đó cũng là tình cảm gắn kết cá nhân với cộng đồng, tạo nên sự đồng cảm, sự lắng đọng sâu sắc và thường trực trong trái tim con người. Chính sự gắn kết ấy làm nên sức mạnh đoàn kết dân tộc, thành ý chí bất khuất, sức mạnh chiến đấu, quyết tâm bảo vệ đất nước, đánh đuổi ngoại xâm, ý thức xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 32

“Trong cuộc sống đời thường, chúng ta hầu như không nhận ra rằng mình nhận nhiều hơn là cho đi, và chỉ khi có lòng biết ơn thì cuộc sống mới trở nên phong phú” (D. Bonhoeffer). Thật đúng như vậy, con người chúng ta được xem là loài động vật bậc cao, đứng lên trên muôn loài trên Trái Đất này ngoài sáng tạo ra ngôn ngữ còn có hoạt động của tư duy. Trong sự phức hợp của phần kiến trúc thượng tầng này, thì lòng biết ơn chính là một trong những điều làm nên sự đặc biệt.

Biết ơn là sự ghi nhớ và trân trọng những gì mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn là sự thể hiện sự biết ơn của mình đối với những thành quả lao động của ông cha ta để lại. Lòng biết ơn là cơ sở khẳng định phẩm chất của con người. Lòng biết ơn được thể hiện rất phong phú trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Sự biết ơn được phát huy hàng ngày, hằng giờ, từ những hành động nhỏ lẻ cho đến những hoạt động lớn lao. Con người Việt Nam có truyền thống ngoan hiền, hiếu thảo, lòng biết ơn được thể hiện thông qua phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên. Thể hiện tinh thần biết ơn sâu sắc của con cháu dành cho ông bà, cha mẹ, những người đã có công lao sinh thành, nuôi dưỡng. Không những vậy, họ còn thờ cúng tất cả những bậc nhân thần (những con người bình thường, có công với đất nước, sau khi mất được tôn lên làm thần), những Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Cảnh, tấm ảnh Bác Hồ giản dị linh thiêng được treo ở vị trí trang trọng giữa nhà… Đó được xem là truyền thống tốt đẹp của tín ngưỡng dân gian, như một dòng chảy, một sợi dây liên kết suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Là điều mà chúng ta không thể dễ dàng bắt gặp ở nhiều dân tộc khác.

Có lẽ Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có nhiều ngày tưởng niệm nhất trên thế giới trong suốt một năm. Ngày 27/7, ngày 22/12, ngày 20/10…, đó là những ngày lễ trọng đại của đất nước, để tri ân các anh hùng liệt sĩ, những bà mẹ Việt Nam bất khuất, đảm đang. Đó là tiếng nói lên tiếng cho lòng biết ơn đối với những con người đã vì đất nước ngã xuống cho hòa bình dân tộc.

Không thể không kể đến truyền thống tôn sư trọng đạo của con dân Việt. Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, người thầy chỉ đứng sau “Quân” và “Phụ mẫu”, địa vị luôn được kính trọng. Ngày nay, bước vào xã hội hiện đại, thì người giáo viên lại càng được tôn trọng.

Lòng biết ơn đã là một chuẩn mực đạo đức đẹp trong tâm thức người con dân Việt. Như D. Bonhoeffer đã nói: “Trong cuộc sống đời thường, chúng ta hầu như không nhận ra rằng mình nhận nhiều hơn là cho đi, và chỉ khi có lòng biết ơn thì cuộc sống mới trở nên phong phú ”. Lòng biết ơn là đức tính quan trọng của mỗi con người. Người sống có lòng biết ơn là những người thấu hiểu đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, họ nhận thức được bản thân mình khi được sinh ra đã mang trong mình một cái ơn lớn của đất trời, của vũ trụ. Sống trong cái vũ trụ ấy, việc nhận được và cho đi đó là một lối sống văn hóa, tình nghĩa, từ những gì chúng ta nhận được và trao cho nhau, chúng ta đang góp sức xây dựng một cuộc sống xinh đẹp, tươi sáng.

Để có thể xây dựng được một môi trường như vậy, việc chúng ta chính là hành động ngay bây giờ. Không phải chỉ có những hành động lớn lao thì mới thể hiện được lòng biết ơn, mà nó tồn tại trong những hành động hằng ngày. Biết ơn đối với bát cơm mà mỗi ngày mẹ nấu, biết ơn những giọt mồ hôi thấm áo trên đôi vai hao gầy của cha. Biết ơn ông bà đã kể cho chúng ta nghe những câu chuyện thấm tình gia đình. Biết ơn những lời giảng nhiệt tình của thầy cô trên lớp, biết ơn bác bảo vệ nhỏ nhắn trước cổng trường ngày ngày trông coi ngôi trường thân yêu của mình. Biết ơn dân tộc khi bản thân ta mang một trái tim đỏ, một màu da vàng, một bọc trứng trăm con cùng nở.

Từ những khoảnh khắc định hình bản thân đó, chúng ta hãy hăng hái tham gia những hoạt động hướng tới lợi ích cộng đồng, những hoạt động đền ơn đáp nghĩa… đó không chỉ giúp chúng ta chui rèn tính tình, mà còn hun đúc thêm tinh thần vào đạo đức của một con người hiểu về lòng biết ơn một cách sâu sắc.

Tuy nhiên, trong thực tế xã hội không phải lúc nào cũng như bản thân con người mong ước. Không phải một con người nào cũng mang trong mình những giá trị của lòng biết ơn. Cũng có một số người trong xã hội, họ sống trong sự vô ơn. Chỉ biết nhận cho bản thân mà không bao giờ nghĩ đến việc từ đâu mà họ có được những lợi ích đó. Họ như biển chết, chỉ biết dang tay đón nước từ các nguồn suối vào lòng, nhưng không phân phát, chia sẻ cho những nhánh nước nhỏ hơn, dần dần những người ấy sẽ tách mình ra khỏi xã hội, như biển chết, nước mặn chát, và chẳng có bất cứ loài sinh vật nào sống gần đó được. Đã có biết bao nhiêu câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ hay xuất phát từ sự vô ơn này như: “Ăn cháo đá bát”, “Qua cầu rút ván”, “Vong ơn bội nghĩa”…

Lòng biết ơn là một trong những đức tính quan trọng nhất của con người. Có lòng biết ơn, con người sẽ trở nên hiền hòa, nhân từ, có trước sau và khơi nguồn cho biết bao nhiêu đức tình tốt đẹp khác xuất hiện. Và khi có lòng biết ơn, tâm hồn bạn sẽ chẳng còn là một “tinh cầu giá lạnh, với vì sao trơ trọi cuối trời xa”, mà đó sẽ là một tâm hồn “đậm hương”, “rộn tiếng chim” trong khu “vườn đầy hoa lá”.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 33

Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn căn dặn thế hệ mai sau cần phải “uống nước nhớ nguồn”, phải luôn ghi nhớ công lao của những người đã cho ta cuộc sống của ngày hôm nay. Bởi vậy, lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng.

Trong xã hội ngày nay, lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp từ đời xưa để lại. Mỗi người, mỗi cá nhân cần phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.

Lòng biết hơn hay “uống nước nhớ nguồn” được hiểu theo nghĩa cả nghĩa đen và nghĩa bóng. “Uống nước” là hành động hằng ngày chúng ta vẫn làm đều đặn, khi chúng ta uống nước, nâng niu trên tay tài nguyên thiên nhiên quý giá thì chúng ta cần phải nhớ rằng nguồn gốc của nó từ đâu mà có, ai đã mang đến cho chúng ta uống. Còn theo hàm ý sâu xa hơn thì uống nước nhớ nguồn là nói lên lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn của mình với tấm lòng thành kính, thiêng liêng nhất. Mỗi người chúng ta sinh ra đều có nguồn gốc, không ai tự nhiên mà sinh ra. Mỗi ngày chúng ta trưởng thành và khôn lớn, công lao dưỡng dục, sinh thành ấy rất vĩ đại. Cần phải nghĩ về họ, nghĩ về quá khứ và những gì đã qua để thấy được những nhọc nhằn vất cả mà họ đã trải qua để đổi lấy sự yên bình cho chúng ta hôm nay.

Lòng biết ơn mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng giữa người với người. Lòng biết ơn không chỉ là nói suông, cần thể hiện bằng hành động thì nó mới thực sự ý nghĩa.

Ngày nay, lòng biết ơn được biểu hiện trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Đâu đâu chúng ta cũng thấy được lòng biết ơn luôn hiển hiện khắp nơi. Là điều mà mỗi người đều có thể nhận thức được là cần làm, cần ghi nhớ.

Hằng ngày chúng ta bưng bát cơm trắng, dẻo thơm để ăn. Chúng ta có biết rằng để làm ra hạt cơm thơm lừng, trắng tinh ấy người nông dân đã đổ ra biết bao nhiêu công sức, mồ hôi, nước mắt. Nhọc nhằn một nắng hai sương, lo lắng vụ mùa thất bát là những điều mà không phải ai cũng thấy và cảm nhận được. Nói về lòng biết ơn những người nông dân thì ông cha ta có câu:

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Để có một xã hội thái bình thịnh vượng như ngày hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu và nước mặt. Bao nhiêu người đã ngã xuống, bao nhiêu người còn ở lại nhưng thân thể không được lành lặn nữa. Họ - những con người đánh đổi cả tuổi trẻ, đánh đổi cả một người vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Hằng năm vẫn có ngày lễ kỉ niệm các anh hùng thương binh liệt sỹ 27-7 với mục đích nhớ lại, biết ơn những gì mà họ đã mang lại cho chúng ta hôm nay.

Như vậy lòng biết ơn luôn hiển diện xung quanh cuộc sống của chúng ta, chỉ là chúng ta không tinh tế để nhận ra. Ai cũng có một cội nguồn để nhớ về để nâng niu và trân trọng.

Nhưng lòng biết ơn không phải ai cũng có thể làm được. Có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Ý thức ấy sẽ khiến cho họ càng ngày càng không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống.

Đối với thế hệ trẻ ngày nay thì rèn luyện, bồi đắp lòng biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ. Lòng biết ơn còn bồi đắp thêm lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 34

Trong cuộc sống, có một chân lý hiển nhiên không ai không thừa nhận: “Cho là nhận”. Nhưng không hẳn tất cả mọi người trong chúng ta đều hiểu rõ ý nghĩa chân lý ấy.

Nhắc đến “cho” và “nhận”, ta sẽ nghĩ đó là hai khái niệm trái ngược nhau. Nhưng nếu ngẫm lại thì “khi cho đi ta sẽ nhận lại rất nhiều”.

Chắc ai cũng nhớ câu chuyện hai biển hồ , một minh chứng cho chân lý: “Cho là nhận”. Biển Ga-li-lê đã cho dòng nước mát lạnh và nó đã được nhận lại sự trong xanh mát rượi, sự thân thiện từ vạn vật: Con người đến sinh sống quanh hồ, hai bên bờ luôn tràn ngập cỏ cây và muông thú. Một minh chứng nữa là, khi trái đất tác động lên mặt trăng một lực thì nó cũng nhận lại được một lực tương tự, nhờ vậy mà mặt trăng và trái đất mới không va chạm vào nhau. Trong cuộc sống cũng vậy, khi bạn giúp người khác, người đó sẽ rất vui và ngược lại, trong lòng bạn cũng vui vì đã làm được một việc có ích. Hơn nữa, bạn sẽ có thêm sự yêu mến từ mọi người xung quanh, bạn sẽ có thêm những người bạn thân thiết và những lúc bạn gặp khó khăn, chắc chắn mọi người sẽ không từ chối giúp đỡ. Vậy thì, khi cho đi, hãy yên tâm, bạn sẽ luôn nhận lại xứng đáng, ít ra là niềm vui và sự thanh thản. Còn những người không biết cho đi thì họ cũng giống như biển chết vậy: dòng nước như mặn chát, vạn vật đều cách xa và sự sống trong họ rồi cũng héo mòn dần. Giữ cho riêng mình để rồi phải chịu cô độc, như vậy đâu phải là hạnh phúc. Nhiều người trong chúng ta, ngay cả tôi, chắc cũng đã có lúc từng nghe “Hạnh phúc là khi có được tất cả”. Nhưng chúng ta đã lầm, hạnh phúc đích thực có một phần từ việc cho đi.

Cho đi là gốc rễ của hạnh phúc. Một trái tim rộng mở mới có thể đón nhận yêu thương. Có mỉm cười mới nhận được nụ cười. Có cho đi sự nỗ lực không ngừng ta mới mong nhận lại được thành công. Có mỉm cười mới nhận được nụ cười. Có cho đi sự nỗ lực không ngừng ta mới mong nhận được thành công. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng đã cho đi không ít thì nhiều, nhưng có ai đã từng nghĩ: Phải “cho” như thế nào? Nếu cho chỉ vì muốn nhận lại thì hành động đó chẳng có ý nghĩa gì. Nó đã trở thành sự trao đổi. Hãy cứ cho đi từ tấm lòng mình và đừng mong người ta trả lại đúng như thế. Tôi đã từng nghe một câu nói rất hay: “Thật hạnh phúc cho những ai biết mà cho mà không cần nhớ đến và biết nhận mà không hề quên”.

Vậy chúng ta hãy đừng ngần ngại nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, quan tâm người khác. Vì đó là món quà mà họ luôn mong đợi khi cho đi tình yêu thương. Một lời cảm ơn sẽ là niềm hạnh phúc với người giúp đỡ ta. Lời cảm ơn sẽ thay cho lòng biết ơn của chúng ta. Những người cho luôn là người hạnh phúc nhất. Vậy thì tôi, bạn và tất cả chúng ta hãy cùng cho, để mỗi ngày nhận thêm niềm vui và cuộc sống thêm ý nghĩa nhất.

Nghị luận về lối sống có trách nhiệm - Mẫu 35

Cuộc sống vốn dĩ đã có nhiều những bộn bề lo âu, chúng ta cần biết chia ngọt sẻ bùi để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Trước hết, cần phải hiểu được thế nào là “cho” và “nhận”. “Cho” chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim của một người. Dù “cho” rất nhỏ, nhất đời thường nhưng đó là cả một tấm lòng đáng quý. Còn “nhận” chính là được đáp trả, được đền ơn. “Cho và nhận” là một mối quan hệ nhân quả nhưng ẩn chứa trong đó rất nhiều mối quan hệ tương trợ, bổ sung cho nhau.

Tuy rằng trong cuộc sống hiện đại nhiều bon chen, thế nhưng cũng có rất nhiều những nghĩa cử cao đẹp, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hằng năm, mỗi khi mùa đông đến, các anh chị sinh viên tình nguyện lại gom áo ấm đem lên vùng cao tặng các em ở vùng núi khó khăn. Hay mỗi khi có lũ lụt thiên tai, cả nước lại cùng tay góp tiền để cứu giúp đồng bào chịu thiệt hại nặng nề. Tất nhiên, không phải khi nào sự sẻ chia cũng chỉ là những giá trị về vật chất. Tôi đã từng được nghe kể câu chuyện về một cô gái, khi đang đi trên đường, gặp một người ăn xin. Cô lục lọi khắp người mà không tìm thấy gì để có thể cho ông lão. Cô lại gần và cầm tay ông lão giữa ngày đông giá rét, xin lỗi ông vì không có gì cho ông. Nhưng ông cụ đã nói rằng: “Cháu đã cho ông rất nhiều rồi”. Và cái cô gái cho ông lão, có lẽ ai cũng hiểu, đó là hơi ấm của tình người. Mỗi người trong chúng ta nhiều khi không thể lựa chọn số phận cũng như cuộc sống của mình. Vì vậy, sự sẻ chia là vô cùng cần thiết. Nó làm cho chúng ta cảm thấy ấm áp hơn, làm cho người với người gần nhau hơn. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên biết quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh mình. Khi bạn bè có chuyện buồn, chúng ta nên hỏi thăm, động viên để bạn bớt buồn, cũng như cố gắng phấn đấu trong tương lai.

“Cho và nhận” phải luôn song hành với nhau trong cuộc sống, ta cho đi và ta cũng có quyền nhận lại. Cuộc sống luôn công bằng với tất cả chúng ta, ta cho đi tiền bạc ta nhận lại lòng kính trọng và biết ơn, ta cho đi nụ cười ta nhận lại nụ cười, ta cho đi lòng yêu thương ta nhận lại ấm áp. Cho đi không phải là khó nhưng cho đi phải thật lòng khi đó người nhận mới cảm thấy vui và thoải mái. Mọi người thường nói: cho đi là nhận lại gấp trăm lần bởi khi cho đi thì hạnh phúc và niềm vui của người ấy sẽ khiến mình vui lây và cảm thấy mọi thứ trở nên tươi đẹp hơn khi tạo ra sắc hồng cho cuộc sống.

Có thể kể đến các mạnh thường quân gửi tiền quyên góp nhưng không để lại tên tuổi, hay là những người ngã xuống hy sinh thầm lặng để bảo vệ tổ quốc… Tuy nhiên, cũng có rất nhiều sống theo một lối sống ích kỉ, chỉ biết nhận mà không muốn cho. Họ không quan tâm đến chuyện gì, cũng như không quan tâm đến những người xung quanh. Trong cuộc sống, nếu con người ta cạnh tranh để sống thì cho đi không được hiểu theo cái nghĩa đơn thuần nữa mà nó giống như một sự trao đổi. Cho đi thì ít nhưng muốn nhận lại thật nhiều. Vì danh lợi, vì tiền tài, vì những thứ vật chất tầm thường mà họ bóp méo hai chữ cho và nhận theo đúng nghĩa của nó. Mỗi chúng ta phải biết cho đi như chính cái nghĩa của chúng, luôn phải xuất phát từ tấm lòng, từ tình thương.

Trong cuộc sống này, không phải ai cũng may mắn, vì vậy mỗi người hãy biết cho đi, để nhận lại nhiều thêm. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi…”. Sống trong cuộc sống này, mỗi người chúng ta cần phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh.

Tài liệu có 50 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống