TOP 15 bài Viết một đoạn văn nghị luận 2022 SIÊU HAY

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 15 bài văn mẫu Viết đoạn văn nghị luận hay nhất, gồm 11 trang trong đó có dàn ý chi tiết, sơ đồ tư duy và 15 bài văn mẫu nghị luận hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN

Bài giảng: Viết đoạn văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 

Đoạn văn nghị luận - Mẫu 1

Viết Một Đoạn Văn Nghị Luận Ngắn Gọn thảo luận về chủ đề lòng hiếu thảo, một trong những đức tính tốt đẹp của con người Viết Nam ta.

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ.

Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

Sơ đồ tư duy

Các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội - Dàn ý viết đoạn văn nghị luận xã  hội

Dàn ý chi tiết

a.Mở bài

– Dẫn dắt vấn đề

– Nêu vấn đề

– Nêu thao tác nghị luận và phạm vi tư liệu

b.Thân bài

– Ý 1: Giải thích vấn đề (Trả lời câu hỏi: Hiểu như thế nào ? Câu nói có ý nghĩa như thế nào ? Ý kiến thể hiện quan niệm gì?…)

– Ý 2: Bàn luận về các khía cạnh, các biểu hiện của vấn đề – dùng các dẫn chứng làm sáng tỏ từng khía cạnh, biểu hiện của vấn đề (đặt câu hỏi: Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Ở đâu? Bao giờ ? Tại sao ? Có thể lấy dẫn chứng nào làm sáng tỏ?…)

– Ý 3: Khẳng định mặt đúng, ý nghĩa tích cực của vấn đề – Phê phán những biểu hiện lệch lạc trên quan điểm đúng của vấn đề. (tại sao đúng, tại sao sai, đúng chỗ nào, sai chỗ nào? Những biểu hiện lệch lạc, sai trái? Nhìn vấn đề ở góc nhìn thời đại…)

– Ý 4: Rút ra bài học cho bản thân (ý nghĩa về mặt nhận thức, hiểu ra điều gì ? Nhận ra vấn đề có ý nghĩa như thế nào đối với tâm hồn, lối sống của bản thân ? Ý nghĩa về phương hướng hành động – Phải làm gì?…)

– Giải thích

– Phân tích

– Chứng minh

– Bình luận

c.Kết bài

– Khẳng định ý kiến bản thân về vấn đề đó.

Các bài mẫu khác:

Đoạn văn nghị luận - Mẫu 2

Với mẫu Viết Đoạn Văn 200 Chữ Ấn Tượng về chủ đề lòng tự trọng sau đây sẽ truyền đi nhiều thông điệp ý nghĩa đối với mỗi người và xã hội.

Lòng tự trọng là một trong những đức tính cao quý của con người, mà mỗi chúng ta đều cần phải có phẩm chất đó. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân và những người xung quanh ta. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình.

Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Một người có lòng tự trọng được thể hiện qua cảm thấy có giá trị và được chấp nhận bởi những người khác, cảm thấy xứng đáng được đối xử công bằng, tôn trọng, chấp nhận và tôn trọng chính mình ngay cả khi bạn sai lầm, tin vào bản thân, dù có thể bạn không đạt tới thành công ngay từ lần đầu tiên. Ví dụ như khi học sinh đi thi không quay cóp, gian lận, luôn làm bài tập đầy đủ, vâng lời thầy cô,…

Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Trái lại, với những người không có lòng tự trọng sẽ phải sống trong sự cô lập với xã hội vì không có các mối quan hệ.

Vì vậy chúng ta cần phải coi trọng, giữ gìn phẩm cách, cư xử đàng hoàng, đúng mực, luôn làm tròn trách nhiệm được giao phó, không để người khác phải chê trách, nhắc nhở, rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cởi mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.

45 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về lòng tự trọng, tự tôn, nhân phẩm, nhân  cách con người

Đoạn văn nghị luận - Mẫu 3

Viết Đoạn Văn Nghị Luận Khoảng 200 Chữ để cùng nhau thảo luận về sự tử tế, một trong những vấn đề được xã hội rất quan tâm.

Sự tử tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là đối với những người nghèo khổ, bất hạnh cả về vật chất lẫn tinh thần. Sự tử tế được biểu hiện bằng hành động giúp đỡ, sẻ chia, cưu mang những người gặp khó khăn, thiếu thốn, đó có thể là người thân, bạn bè hay thậm chí là cả những người xa lạ. Những việc làm đó hoàn toàn xuất phát từ lòng yêu thương, cảm thông, đùm bọc giữa người với người. Từ xưa đến nay, việc tử tế luôn được cả xã hội đề cao và nêu gương.

Chương trình “Việc tử tế” được sản xuất và phát sóng trên kênh truyền hình VTV đã ghi lại hàng trăm, hàng nghìn việc làm tử tế trên khắp các mọi miền đất nước với mong muốn ca ngợi và lan tỏa sự tử tế đến toàn xã hội. Hành động tử tế, lối sống tử tế sẽ giúp ta cảm thấy thanh thản và hạnh phúc hơn bởi đó là hành động trao đi yêu thương.

Thế nhưng, trong xã hội chạy theo những giá trị hão huyền như hiện nay, sự tử tế đã bị biến tướng đi khi một bộ phận người cố tình đi từ thiện nhằm đánh bóng tên tuổi cá nhân, khoe mẽ tài sản và coi thường người khác. Chính vì vậy, khi làm việc tử tế, chúng ta cần xuất phát từ chính lòng yêu thương con người, từ sự chân thành, đồng cảm, có như vậy, việc tử tế mới thật sự có ý nghĩa với chính bản thân mình và những người xung quanh.

Đoạn văn nghị luận - Mẫu 4

Trong cuộc sống, chúng ta thường thấy có rất nhiều người đã thành công ở lĩnh vực mà họ đang làm. Để đạt được thành công rực rỡ như vậy, họ đã phải cố gắng rất nhiều trong việc tu dưỡng tri thức, kĩ năng và hơn hết là đức tính kiên trì , nhẫn nại. Nếu muốn cuộc sống sung túc và hạnh phúc thì chúng ta cần kiên trì và nỗ lực trong công việc.

Vậy kiên trì là gì? Kiên trì là biết nhẫn nại, chờ đợi, phải có sự quyết tâm khi làm bất cứ công việc nào mà mình đang mong muốn. Nhờ có kiên trì học tập thì ta mới có thành quả tốt đẹp và được mọi người trân trọng, đạt được những lợi ích quý giá. Nhờ có kiên trì mà ta không bị thất bại. Kiên trì giúp cho chúng ta đạt được ước mơ. Ví dụ như tôi mơ ước được trở thành bác sĩ thì tôi phải kiên trì, nỗ lực nhiều hơn trong học tập, rồi mai đây tôi cũng sẽ trở thành bác sĩ như mình đã hằng mơ ước. Các bạn sẽ thực hiện được ước mơ của mình nếu có sự kiên trì, nhẫn nại. Những người thành công trong cuộc sống đó là những người luôn biết phấn đấu, kiên trì, nhẫn nại. Bởi họ đặt hết niềm tin, quyết tâm vào công việc thì chắc chắn họ sẽ thành công. Ví như Ê-đi-xơn đã tìm tòi, nghiên cứu cách tạo ra bóng đèn tròn nhưng ông vẫn kiên trì nhẫn nại tiếp tục trong công việc nghiên cứu sau 10.000 lần thất bại. Cuối cùng ông cũng thành công.

Thế nhưng trong cuộc sống vẫn còn đâu đó một số người hay nản chí, chỉ thất bại lần đầu đã vội bỏ cuộc. Những người thiếu ý chí như vậy chắc chắn trong tương lai sẽ không bao giờ thành công được. Trong đời sống hàng ngày ta vẫn thấy có rất nhiều người nghèo nàn đó là do họ không ăn học đàng hoàng ngày trước chỉ biết trốn học, không thích học. Sau này họ phải buôn bán vé số hay phải trộm cắp bởi họ sống mà không có một mục đích rõ ràng, không kiên trì phấn đấu để vươn lên trong cuộc sống. Những đối tượng này sẽ dễ sa vào con đường phạm pháp.

Nếu trong cuộc sống ta không kiên trì, nhẫn nại thì khó mà dẫn đến thành công trong mọi việc được. Vì vậy ta hãy cố gắng học tập, phấn đấu đến mục tiêu mà mình đã đặt ra. Tôi sẽ kiên trì nhiều hơn nữa để có thể đạt được thứ mình mong muốn và được mọi người tôn trọng.

Đoạn văn nghị luận - Mẫu 5

Mẫu bài Viết Đoạn Văn Về Lão Hạc Ngắn Hay sau đây sẽ giúp các em hiểu thêm về nhân vật đặc biệt này.

Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng.

Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão “đi đời” trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.

Đoạn văn nghị luận - Mẫu 6

Với bài Viết Đoạn Văn Về Chị Dậu sau đây sẽ giúp các em hiểu sâu sắc hơn về số phận, hoàn cảnh đáng thương của chị Dậu.

Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích.

Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

Đoạn văn nghị luận - Mẫu 7

Viết Đoạn Văn Về Covid Ý Nghĩa, đại dịch đã và đang ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với nước ta cũng như các nước trên thế giới.

Dịch bệnh COVID-19 trên thế giới cũng như trong nước đang diễn biến rất phức tạp và khó lường. Cả hệ thống chính trị và toàn dân đã vào cuộc nhằm khống chế dịch bệnh một cách tốt nhất. Nước ta đã bước vào giai đoạn cao điểm có ý nghĩa quyết định trong phòng chống dịch bệnh.

Bệnh dịch đã và đang đe doạ sức khoẻ, tính mạng của mọi người bất kể quốc tịch, tuổi tác, giới tính, vùng miền. Đặc biệt người cao tuổi, người có bệnh lý nền và các đối tượng có nguy cơ cao cần hạn chế tối đa việc ra ngoài, đến khu vực công cộng và tiếp xúc với người khác vì đây là đối tượng có nhiều nguy cơ bệnh sẽ diễn biến nặng nếu mắc Covid-19. Tiếp xúc, tập trung đông người khiến cho việc khoanh vùng, cách ly và dập dịch gặp nhiều khó khăn.

Theo các nhà chuyên môn khi người dân nâng cao ý thức, dịch bệnh lây lan chậm, được kiểm soát tốt, các y bác sĩ sẽ có đủ thời gian để chăm sóc cho bệnh nhân, đặc biệt là trường hợp nặng. Khi quá nhiều người mắc bệnh trong cùng một thời điểm, bệnh viện quá tải, đồng nghĩa ca bệnh nặng cũng tăng lên, việc chăm sóc và điều trị sẽ khó khăn hơn. Một người nhận thức được mình có khả năng mắc COVID-19 biết tự cách ly, phòng ngừa trong gia đình sẽ hạn chế rất tốt việc lây nhiễm ra ngoài môi trường.

Vì thế mỗi người phải có trách nhiệm với sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của mình, của những người xung quanh và trách nhiệm với cộng đồng, đất nước.

Đoạn văn nghị luận - Mẫu 8

Với đề bài Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Tình Yêu Thương , một trong những chủ đề hay và ý nghĩa được nhiều bạn đọc yêu thích.

Xã hội bộn bề với bao nhiêu thứ khiến con người phải lo toan, quên mất đi những tình cảm tốt đẹp đáng trân trọng. Một trong những tình cảm tốt đẹp ấy là tình yêu thương giữa con người vậy con người. Vậy tình yêu thương là gì? Đó là sự đùm bọc san sẻ trong mọi khó khăn và lòng trắc ẩn của con người. Người có tình yêu thương là người luôn giúp đỡ người khác. Thật không khó để bắt gặp những người luôn sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau.

Chúng ta có thể thấy qua chương trình “Cặp lá yêu thương” của đài truyền hình Việt Nam. Thật vậy, lòng yêu thương là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Lòng yêu thương không chỉ đem đến hạnh phúc cho người khác mà còn giúp tâm hồn bạn nhẹ nhàng hơn, thư thái hơn.

Chưa dừng lại ở đó, tình yêu, sự san sẻ, gắn bó với nhau khi gặp khó khăn còn chính là động lực to lớn giúp những “lá rách”, mảnh đời bất hạnh vươn lên mạnh mẽ trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta phải thật sự tỉnh táo khi dành tình cảm, sự sẻ chia cho người khác. Vì bây giờ có rất nhiều kẻ chuyên đi lợi dụng tấm lòng tốt của người khác để chuộc lợi cho bản thân.

Chính vì vậy, mỗi người hãy bồi dưỡng cho mình một tình yêu thương giữa con người với con người, và khi đã nhận sự giúp đỡ của người khác, hãy biết phấn đấu và nỗ lực để không phụ lại lòng tốt của họ.

Tình thương là hạnh phúc của con người hay nhất (19 mẫu)

Đoạn văn nghị luận - Mẫu 9

Đón đọc mẫu bài Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Lòng Dũng Cảm để có thêm cho nhiều kiến thức hay và hữu ích trong cuộc sống.

Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm. Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. Dũng cảm là sẵn sàng hy sinh bản thân mình để cứu giúp những người khó khăn hoạn nạn.

Trong chiến tranh, nhờ những tấm gương dũng cảm như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, La Văn Cầu… và bao tấm gương thương binh, liệt sĩ mà đất nước mới có được nền độc lập. Trong hoà bình những người lính, những chiến sĩ công an dũng cảm đấu tranh với tội phạm để bảo vệ bình yên cho nhân dân. Người dũng cảm là người bản lĩnh, dám đương đầu và không lùi bước. Và cũng như bản lĩnh, dũng cảm sẽ giúp con người vươn đến thành công. Người dũng cảm luôn được mọi người yêu mến và quý trọng.

Qua đây ta cũng cần phê phán những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những kẻ hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. Dũng cảm là cần thiết, vì vậy cần rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày. Luôn đấu tranh loại bỏ sự hèn nhát, rèn cho mình ý chí, nghị lực, bản lĩnh.

Hãy nhớ rằng, hèn nhát là bóng tối đẩy lùi bước tiến của xã hội và chỉ có dũng cảm mới có thể dẫn lối soi đường cho ta thoát khỏi con đường hầm tăm tối đó.

Đoạn văn nghị luận - Mẫu 10

Cùng đón đọc mẫu văn viết theo chủ đề ” Viết Đoạn Văn Nghị Luận Khoảng 200 Chữ Bàn Về Lẽ Sống Đẹp Cho Giới Trẻ Ngày Nay ” ấn tượng sau đây.

Sống đẹp là một lối sống rất cần trong cuộc sống ngày nay. Vậy như thế nào là sống đẹp? Sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng. Sống đẹp là sống có chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình được bay cao, bay xa.

Sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, biết lịch sự; là một cuộc sống có tri thức, có tình người. Sống đẹp trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, bao dung giữa người với người. Hiện nay trong cuộc sống có vô vàn những con người sống đẹp với những hành động, cử chỉ ấm lòng người.

Ví dụ như trong thời tiết nắng nóng ở Sài Gòn, đã có người mang nước sâm lạnh ra ngoài vỉa hè cho mọi người uống mà không lấy tiền. Hay ở trên mạng xã hội đưa tin có một thanh niên dân tộc nhặt được ví của người lạ và đã tìm mọi cách để trả cho họ mà không cần cảm ơn.

Những hành động đẹp như vậy đã giúp người gần người hơn, xã hội tốt đẹp hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn bộ phận không nhỏ những người sống tiêu cực, đi ngược lại với đạo đức xã hội. Những hành động như thế đáng đáng phê phán và lên án gay gắt. Như thế sẽ làm xã hội ngày càng đi xuống, còn người ngày càng thờ ơ lạnh nhạt với nhau.

Hãy mở rộng lòng mình, đem yêu thương sưởi ấm cho những trái tim ướt lạnh trước sóng gió của cuộc đời. Hãy biết cho đi để được nhận lại: tình yêu thương, niềm tin và hy vọng. Sống đẹp là lối sống mà ai ai cũng muốn có được. Sống phải biết học tập và rèn luyện đúng cách thì lối sống ấy mới tồn tại và phát triển. Không ai sống đẹp ngay từ lúc lọt lòng. Bởi vậy, học tập và rèn luyện đúng cách là con đường duy nhất đưa ta đến với một lối sống văn minh, một lối sống đẹp. Bạn còn chờ gì nữa?

Đoạn văn nghị luận - Mẫu 11

Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Tình Mẫu Tử – tình cảm mà bất cứ ai cũng không thể làm thay đổi được từ người mẹ dành cho những đứa con yêu của mình và ngược lại.

Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Đó là tình cảm mẹ con ruột thịt, là tình thân bền chặt. Người mẹ suốt chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, đợi chờ đứa con cất lên tiếng khóc chào đời. Mẹ dành trọn cuộc đời để cưu mang, dạy dỗ và nuôi nấng con nên người. Dù phải chịu bao sự vất vả, gian lao nhưng mẹ vẫn không biết mệt mỏi khi nghĩ về những đứa con yêu.

Người mẹ dành trọn sự hy sinh thầm lặng lo cho con, những nếp nhằn hằn sâu trên trán, những đôi tay chai sần, làn da nắng rám ấy là bao nhiêu vất vả mà mẹ đã trải qua vì những người con. Biển có rộng cũng không thể nào đong đếm hết được tình cảm mà người mẹ đã dành cho đứa con của mình.

Tình mẫu tử ấy còn là tình cảm của những người con dành cho mẹ mình, đó là sự kính trọng, quan tâm, lo lắng khi mẹ ốm đau bệnh tật. Sự yêu thương, chăm sóc mẹ khi về già, là sự nỗ lực phấn đấu từng ngày mang lại thành quả để mẹ có thể mãn nguyện, tự hào. Mỗi người hãy luôn biết coi trọng tình cảm đẹp đẽ này.

Đoạn văn nghị luận - Mẫu 12

Viết Đoạn Văn Nghị Luận Có Câu Chủ Đề Hãy Nói Không Với Tệ Nạn Xã Hội Ma Túy, một trong những chủ đề rất hay và ý nghĩa được chia sẻ thông qua câu từ để nói lên tiếng nói của mình.

Ở nước ta hiện nay xã hội đang ngày càng phát triển, sự giao lưu văn hóa với các nước đang ngày càng mạnh mẽ. Chính vì thế chúng ta có điều kiện nâng cao đời sống về vật chất lẫn tinh thần; tiếp thu những cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển và hội nhập đó cũng không thể không có những mặt trái của nó, đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay. Như chúng ta đã biết, tệ nạn xã hội đang là một vấn đề nan giải hiện nay.

Vậy tệ nạn xã hội là gì? Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây ra hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có rất nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm, …trong đó tiêm chích ma túy là tệ nạn gây ra nhiều tác hại nhất đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

Ma túy ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người, khi đã mắc phải. Trước hết là ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân người nghiện ma túy. Cơ thể của họ sẽ ngày một suy yếu, thân thể gầy gò, … và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, học tập, công việc. Tinh thần bị suy sụp do trong ma túy có nhiều chất tác động lên hệ thần kinh. Không chỉ vậy, người nghiện ma túy còn làm ảnh hưởng đến gia đình, xã hội.

Để phòng, chống nạn ma túy, pháp luật nước ta quy định: nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng các chất ma túy trái phép; những người nghiện ma túy bắt buộc phải cai nghiện. Mỗi chúng ta phải biết sống giản dị, lành mạnh, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để đất nước ngày càng phát triển, gia đình hạnh phúc, bản thân khỏe mạnh.

Đoạn văn nghị luận - Mẫu 13

Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Lòng Yêu Nước, một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta cần phải giữ gìn và phát huy.

Nhắc đến các vẻ đẹp truyền thống của những người con đất Việt, ta không thể không kể đến lòng yêu nước nồng nàn. Yêu nước không phải một khái niệm xa xôi, trừu tượng. Đó là tình cảm giản dị, gần gũi nhưng vô cùng thiêng liêng bắt nguồn từ sự trân trọng, nâng niu mà ta dành cho những sự vật quanh mình, cho những con người ta yêu thương, gắn bó. Biểu hiện của lòng yêu nước cũng nằm ngay trong ý thức, hành động hàng ngày của mỗi chúng ta.

Trong thời chiến, nó sục sôi và cuộn trào cùng các cuộc khởi nghĩa, cùng lớp lớp thanh niên sẵn sàng hi sinh tính mạng khi lên đường nhập ngũ. Trong thời bình, mỗi người thể hiện tình yêu nước bằng cách chăm chỉ trau dồi tri thức, cần cù lao động và rèn luyện đạo đức với ước mong đem đến cuộc sống tươi đẹp hơn cho bản thân, gia đình và dân tộc mình.

Cứ như vậy, lòng yêu nước đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nguồn sức mạnh vô giá, thành sợi dây nối kết trái tim của những “con Lạc cháu Hồng”, giúp ta có thể lập nên những chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chính tình yêu nước của thế hệ đi trước đã tạo dựng niềm tin cho thế hệ mai sau.

Dù thế hệ trẻ có lập nghiệp nơi đâu trên địa cầu rộng lớn, những con người Việt Nam ta vẫn luôn giữ trong trái tim mình tình yêu nước nồng nàn, để nhớ, để ngưỡng vọng và cũng để khao khát được làm điều gì đó cho mảnh đất hình chữ S thân thương Việt Nam.

Top 5 Bài Nghị Luận Về Lòng Yêu Nước Của Giới Trẻ Ngày Nay

Đoạn văn nghị luận - Mẫu 14

Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Tinh Thần Trách Nhiệm, cùng đón đọc mẫu văn hay và ấn tượng được chia sẻ sau đây nhé!

Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người. Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân trước những khó khăn, thử thách.

Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ người khác, từ đó, dễ dàng vươn tới thành công hơn. Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Thói xấu này đáng bị phê phán là lên án. Là học sinh, chúng ta cần phải xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những hành động nhỏ hàng ngày: từ hoàn thành bài tập, tuân thủ luật giao thông, dũng cảm nhận và sửa lỗi khi phạm sai lầm. Hãy có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội.

Đoạn văn nghị luận - Mẫu 15

Trong cuộc sống, lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Lòng biết ơn là tấm lòng tri ân, luôn ghi nhớ công ơn nuôi dạy, giúp đỡ của người khác với mình. Lòng biết ơn được biểu hiện ở cả trong suy nghĩ lẫn những hành động từ cụ thể đến lớn lao. Đó là suy nghĩ, thái độ trân trọng, kính mến, là hành động trả ơn, báo đáp công ơn của bản thân với những người có ơn với mình. Cụ thể, đất nước Việt Nam đã thể hiện lòng biết ơn của mình bằng những ngày lễ mang tính chất kỉ niệm, tưởng nhớ, ví dụ như ngày 20/11 là ngày để tất cả thế hệ học sinh cả nước tri ân đối với công lao dạy dỗ của thầy cô giáo, ngày 27/7 là ngày ghi nhớ công lao của thương binh liệt sĩ – những người đã hy sinh máu xương, cuộc đời của mình để bảo vệ Tổ quốc… Lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và là sợi dây để gắn bó tình cảm giữa người với người. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, có rất nhiều người đi ngược lại với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, có thái độ và hành động vô ơn, “ăn cháo đá bát”. Những hành vi này đều đáng bị lên án để họ có thể nhận thấy lỗi sai, từ đó thay đổi nhận thức, suy nghĩ một cách tích cực nhất.

Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống