Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều có đáp án năm 2024

Mua tài liệu 22 26.2 K 128

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 sách Cánh diều năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Văn 10. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn lớp 10 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Năm gian nhà cỏ thấp le te,

Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

Da trời ai nhuộm màu xanh ngắt?

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.

Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.

Độ năm ba chén đã say nhè.

(Uống rượu mùa thu – Nguyễn Khuyến)

Câu 1: Bài thơ Uống rượu mùa thu mang những đặc điểm của thể thơ trên các phương diện nào?

A. Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng

B. Các tiếng 2-4-6 của câu 1 và 8, câu 2 và 3, câu 4 và 5, câu 6 và 7 cùng phối thanh B-T-B; hoặc T- B- T.

C. Gieo vần bằng ở cuối các câu 1,2,4,6,8.

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Thể thơ của bài thơ trên giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây?

A. Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão

B. Tự tình (bài 2) – Hồ Xuân Hương

C. Sang thu – Hữu Thỉnh

D. Nhớ rừng- Thế Lữ

Câu 3: Nét chung về phương diện nội dung của Uống rượu mùa thu và Câu cá mùa thu là:

A. Đều là những bài thơ vịnh về cảnh sắc mùa thu

B. Đều viết về thú vui của tác giả khi sống ẩn dật: Uống rượu, câu cá nhưng vẫn bộc lộ nhiều nỗi lo thời thế.

C. Đều chứa đựng tâm sự với đất nước.

D. Tất cả đáp án trên

Câu 4: Tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thực và 2 câu luận là:

A. Phép đảo ngữ làm tô đậm nét đẹp của cảnh mùa thu

B. Sử dụng câu hỏi tu từ với đại từ “ai” nhằm nhấn mạnh sắc độ xanh của bầu trời

C. Phép đối có tác dụng làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh mùa thu và nỗi lòng của thi nhân; đồng thời khiến lời thơ thêm cân xứng, hài hòa

D. Biện pháp nói quá “da trời ai nhuộm”, “xanh ngắt” nhằm nhấn mạnh màu xanh của bầu trời

Câu 5: Đề tài của hai bài thơ “Uống rượu mùa thu” và “Câu cá mùa thu” có gì giống nhau?

A. Đều viết về con người trong mùa thu

B. Đều viết về trời thu và ao thu

C. Đều viết về thiên nhiên mùa thu và nỗi lòng của thi nhân

D. Đều viết về cuộc sống an nhàn, ẩn dật của thi nhân

Câu 6: Liệt kê các từ láy được sử dụng trong bài thơ và nêu tác dụng

Câu 7: Nêu nhận xét về không gian nghệ thuật được miêu tả trong bài thơ? Không gian ấy có liên quan như thế nào đén cuộc sống, tâm trạng nhà thơ Nguyễn Khuyến?

Câu 8: Em hiểu nghĩa của từ “vầy” trong câu thơ “Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe” là gì? Nêu nội dung của câu thơ.

Câu 9: Trong bài thơ, nhà thơ định làm việc gì nhưng không thành, điều đó được thể hiện như thế nào?

Câu 10: Qua bài thơ, em hiểu gì về tình cảm cũng như nỗi lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên?

II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ uống rượu mùa thu.

 

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Hướng dẫn giải:

I. ĐỌC

Câu 1(0.5đ) Câu 2(0.5đ) Câu 3(0.5đ) Câu 4(0.5đ) Câu 5(0.5đ)
D B D B C

Câu 1:

Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn bát cú, mang những đặc điểm:

+ Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng

+ Các tiếng 2-4-6 của câu 1 và 8, câu 2 và 3, câu 4 và 5, câu 6 và 7 cùng phối thanh B-T-B; hoặc T- B- T.

+ Gieo vần bằng ở cuối các câu 1,2,4,6,8.

→ Đáp án D

Câu 2:

Thể thơ của bài thơ giống với bài Tự tình (II) (cùng là thể thơ thất ngôn bát cú)

→ Đáp án B

Câu 3:

Nét tương đồng trong nội dung của hai bài thơ:

Đều là những bài thơ vịnh về cảnh sắc mùa thu

Đều viết về thú vui của tác giả khi sống ẩn dật: Uống rượu, câu cá nhưng vẫn bộc lộ nhiều nỗi lo thời thế.

Đều chứa đựng tâm sự với đất nước.

→ Đáp án D

Câu 4:

Trong hai câu thực và hai câu luận, tác giả sử dụng câu hỏi tu từ với đại từ “ai” nhằm nhấn mạnh sắc độ xanh của bầu trời

→ Đáp án B

Câu 5:

Đề tài của hai bài thơ đều viết về cuộc sống an nhàn, ẩn dật của thi nhân

→ Đáp án D

Câu 6: 

- Các từ láy được sử dụng: Le te, lập lòe, lóng lánh

- Tác dụng:

+ Khiến cho lời thơ thêm mượt mà, uyển chuyển

+ Góp phần miêu tả cụ thể, sinh động hơn đặc điểm của các sự vật: Độ thấp của gian nhà, ánh sáng đặc trưng của đom đóm, làn khói vương nhẹ trên lưng giậu, ánh trăng mờ ảo phản chiếu xuống làn nước ao

Câu 7: 

Không gian nghệ thuật trong bài thơ: nhà cỏ, ngõ tối, lưng giậu, ao.

Không gian nghệ thuật được miêu tả trong bài thơ là không gian tĩnh lặng, u buồn. Không gian ấy rất hợp với tâm trạng muốn rời xa cõi tục, tìm đến chốn thanh cao của một nhân cách lớn.

Câu 8: 

 Nghĩa của từ “vầy”: cọ, chà, tác động mạnh. Nghĩa là mắt Nguyễn Khuyến không có tác động từ bên ngoài nhưng vẫn đỏ lên. Đây có lẽ là tiếng khóc cho thời cuộc và sự bất lực của chính nhà thơ. Ánh mắt u buồn ấy đã nói lên niềm ưu tư của nhà thơ với cuộc đời, với đất nước.

Câu 9: 

Nhà thơ uống rượu nhưng lại “hay chả mấy” nên uống được vài chén đã say, không thể uống tiếp.

Việc ấy giúp người đọc hiểu rằng, dù tác giả tìm đến thú vui nhàn hạ nơi yên bình nhưng vẫn không thể toàn tâm hưởng thụ mà vẫn mang trong lòng những suy tư về sự đời, về đất nước, nhân dân,…

Câu 10: 

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến:

- Nguyễn Khuyến tìm về nơi làng quê, từ bỏ chức quan để giữ mình trong sạch

- Sống hòa mình với thiên nhiên để phần nào quên đi những nỗi đau về thời cuộc, về đất nước

- Tuy nhiên, trong lòng ông vẫn đau đáu một nỗi lòng âu lo trước vận mệnh đất nước.

→ Là một con người có tâm hồn giản dị, liêm khiết, trong sạch, yêu thiên nhiên và một lòng hướng về đất nước và nhân dân

II. VIẾT

1. Mở bài

Thu ẩm là một trong ba bài thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến.

Bài thơ cho thấy dáng thu, hồn thu của làng quê đồng bằng Bắc Bộ; đồng thời thể hiện tâm trạng băn khoăn, u uất của nhà thơ trước tình cảnh đau thương của đất nước.

2. Thân bài

- Hai câu đề:

+ Cảnh thu ban đêm nơi làng quê nghèo khó với những hình ảnh quen thuộc được quan sát và miêu tả qua đôi mắt đầy tâm trạng của thi nhân: Ba gian nhà cỏ (lợp tranh hoặc rạ), thấp le te là rất thấp, tưởng như bị bóng tối đè nặng nên biến dạng.

+ Ánh sáng lập loè của đom đóm làm cho ngõ hẹp càng thêm tối và đêm thêm sâu (khuya).

- Hai câu thực:

+ Quan sát và cảm nhận của thi sĩ rất tinh tế: sương thu như màu khói nhạt phủ quanh lưng giậu. (Giậu là bờ rào bằng cây, thường trồng cúc tần hay dâm bụt). Bóng trăng soi trên mặt ao lãn tăn gợn sóng, lúc tụ lại, lúc tản ra, tạo cảm giác là bóng trăng loe.

+ Các phụ âm đầu / đứng gần nhau (Làn, lóng lánh, loe) đặc tả cảnh đó và thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Khuyến.

- Hai câu luận:

+ Đối tượng miêu tả thứ nhất là bầu trời xanh ngắt như chất chứa cái gì đó bên trong, khiến nhà thơ băn khoăn tự hỏi: ai nhuộm mà xanh ngắt. Đại từ phiếm chỉ ai lấp lửng một mối hoài nghi không lời giải đáp.

+ Đối tượng miêu tả thứ hai là chính bản thân nhà thơ: Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Đôi mắt chứa chất đầy tâm trạng.

Hai câu kết:

+ Từ hay có hai nghĩa: hay uống rượu (thường xuyên); hay tức là tửu lượng cao. ô câu thơ này, từ hay mang nghĩa thứ hai. Rượu tiếng rằng hay nhưng Chỉ dăm ba chén đã say nhè. Say do rượu thì ít mà say do tâm trạng thì nhiều. Nhà thơ muốn mượn rượu để quên đi nỗi buồn đang đầy ắp trong tâm hồn.

- Nghệ thuật của bài thơ:

+ Bài thơ làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm luật rất chỉnh nhưng vẫn dung dị, tự nhiên.

+ Nguyễn Khuyến có nhiều sáng tạo trong cách gieo vần và sử dụng từ ngữ, hình ảnh đậm đà tính chất dân tộc.

3. Kết bài

- Tâm trạng u hoài của nhà thơ Nguyễn Khuyến thấm đượm vào cảnh vật, đồng điệu với dáng thu, hồn thu của làng cảnh quê hương.

- Nhà thơ buồn bã, day dứt khôn nguôi trước tình cảnh nô lệ của dân tộc, đất nước mà mình thì lực bất tòng tâm. Mượn rượu giấi sầu mà nỗi sầu càng thêm chồng chất.

 

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn lớp 10 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

CẤP ĐỘ

Nội dung

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

VẬN DỤNG CAO

CỘNG

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Đọc hiểu

Số câu: 3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

 

- Xác định loại văn bản và dấu hiệu nhận biết.

 

- Nêu nội dung văn bản.

 

- Trình bày suy nghĩ về 2 yếu tố mà thanh niên VN cần có.

     
 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

   

Số câu: 3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

Tiếng Việt

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

     

- Tìm và giải nghĩa 2 từ Hán Việt trong bài.

         
     

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

       

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Tập làm văn

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

             

Viết bài văn nghị luận thuyết phục từ bỏ thói trì hoãn.

 
             

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Tổng số câu: 5

1

2

1

1

5

Tổng số điểm: 10

1.0đ

2.0đ

2.0đ

5.0đ

10đ

Tỉ lệ: 100%

10%

20%

20%

50%

100%

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

  “Ngày 4/1, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đoàn Khối các cơ quan Trung ương, Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) phối hợp tổ chức Tọa đàm: Xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới hướng tới những phẩm chất của "công dân toàn cầu".

Chia sẻ với các đại biểu thanh niên tại buổi tọa đàm, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế có cả những mặt tích cực và mặt tiêu cực tác động đến kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa...của từng dân tộc, đất nước, người dân, trong đó đặc biệt là giới trẻ. Thanh niên Việt Nam ra ngoài thế giới phải có tư cách, phẩm chất, phải có hiểu biết, kiến thức, hành xử có văn hóa với bạn bè thế giới. Đặc biệt phải chú trọng tìm hiểu, học hỏi những tinh hoa của thế giới, đồng thời phải giữ gìn bản sắc của dân tộc.

Ông nhấn mạnh muốn hội nhập quốc tế, giới trẻ phải chú trọng hai yếu tố là "tử tế" và "tức khí". "Tức khí" theo ông chính là lòng tự ái dân tộc, là tinh thần vượt khó vươn lên. Đây chính là tinh thần đã thúc giục bao nhiêu lớp thanh niên Việt Nam xả thân vì đất nước suốt quá trình lịch sử. Việt Nam có nhiều lợi thế với lực lượng lao động đông đảo, phong phú về tài nguyên... nhưng nếu không có "tức khí" sẽ không thể hội nhập thành công, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới.

Xuân Tùng (TTXVN - 4/1/2017)

Câu 1 (1 điểm): Xác định loại văn bản. Dựa vào đâu mà anh/chị có kết luận ấy?

Câu 2 (1 điểm): Nêu nội dung của văn bản.

Câu 3 (1 điểm): Tìm hai từ Hán Việt có trong văn bản và giải thích nghĩa của chúng.

Câu 4 (2 điểm): Qua văn bản, trình bày suy nghĩ của anh/chị về hai yếu tố: "tử tế" và "tức khí" mà thanh niên Việt Nam cần có. Vì sao ông Vũ Khoan cho rằng thanh niên Việt Nam cần có “tức khí”?

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

  “Trì hoãn như một thói quen - kẻ thù thầm lặng đang "giết chết" chính bạn!. Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đó.

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Năm học 2024 - 2025

MÔN: NGỮ VĂN 10 (CÁNH DIỀU)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu1

- Loại văn bản: bản tin.

- Dựa vào đặc điểm của ngôn ngữ trong văn bản (cung cấp thông tin thời sự, lối viết ngắn gọn, sinh động, hấp dẫn)

0,5điểm

0,5điểm

Câu2

- Nội dung văn bản: Đưa tin về buổi tọa đàm: “Xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới hướng tới những phẩm chất của "công dân toàn cầu"”, diễn ra ngày 4/1/2017, tại trung tâm Thông tấn Quốc gia; và ý kiến của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan về những phẩm chất mà người thanh niên cần có trong thời kì hội nhập.

1điểm

Câu3

- Quốc gia: là nhà nước, đất nước.

- Công dân: người có quốc tịch, được hưởng quyền lợi và đảm nhiệm nghĩa vụ theo quy định của hiến pháp và pháp luật trong một cuốc gia.

0,5điểm

  

0,5điểm

Câu4

- HS nêu đúng hai yếu tố tử tế và tức khí trong văn bản:

+ Tử tế là tư cách, phẩm chất của con người ( bao gồm kiến thức, cách hành xử có văn hóa với bạn bè thế giới; khả năng tìm hiểu, học hỏi những tinh hoa của thế giới, đồng thời phải giữ gìn bản sắc của dân tộc).

+ "Tức khí" là lòng tự ái dân tộc, là tinh thần vượt khó vươn lên.

=> Ông Vũ Khoan cho rằng thanh niên Việt Nam cần có “tức khí” vì đây chính là tinh thần thúc giục thanh niên Việt Nam vượt khó vươn lên để có đủ khả năng hội nhập thành công, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới.

0,5điểm

  

0,5điểm

  

1điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Trì hoãn như một thói quen – kẻ thù thầm lặng đang “giết chết” chính bạn.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận.

- Giải thích định nghĩa về trì hoãn, thói quen trì hoãn.

- Biểu hiện của người có thói quen trì hoãn.

- Ảnh hưởng của việc trì hoãn đến bản thân, người khác.

- Khẳng định lại vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm.

3điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5điểm

e. Sáng tạo

-Bài viết có giọng điệu riêng, cách diễn dạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0,5điểm

 

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn lớp 10 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút(Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

CẤP ĐỘ

Nội dung

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

VẬN DỤNG CAO

CỘNG

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Đọc hiểu

Số câu: 3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

 

- Xác định thể loại và ngôn ngữ của bài thơ.

 

- Xác định chi tiết, cảnh sắc và âm thanh về đặc trưng mùa hè,

 

- Trình bày suy nghĩ về trách nhiệm tuổi trẻ đối với đất nước.

     
 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

   

Số câu: 3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

Tiếng Việt

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

     

- Trật tự từ trong câu thơ và tác dụng.

         
     

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

       

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Tập làm văn

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

             

Viết bài văn nghị luận về tinh thần đoàn kết trong cuộc chiến Covid.

 
             

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Tổng số câu: 5

1

2

1

1

5

Tổng số điểm: 10

1.0đ

2.0đ

2.0đ

5.0đ

10đ

Tỉ lệ: 100%

10%

20%

20%

50%

100%

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Rồi hóng mát thuở ngày trường,

Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

(Cảnh ngày hè, Nguyễn Trãi)

Câu 1 (1 điểm): Xác định thể thơ và ngôn ngữ của bài thơ trên.

Câu 2 (1 điểm): Xác định chi tiết, cảnh sắc và âm thanh thể hiện đặc trưng cho mùa hè trong văn bản trên. Nêu nhận xét chung về những chi tiết đó ?

Câu 3 (1 điểm): Trật tự từ trong câu thơ sau có gì khác trật tự từ thông thường? Phân tích tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã sử dụng.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Câu 4 (2 điểm): Từ tấm lòng yêu nước, thương dân của nhà thơ, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm tuổi trẻ đối với đất nước.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

  Cuộc chiến chống Covid 19 cũng như mọi cuộc chiến khác, phải huy động tất cả nguồn lực. Nhìn từ cuộc chiến này, có ý kiến cho rằng:“Tinh thần đoàn kết là vũ khí mạnh mẽ nhất trong mọi cuộc chiến”. Anh/chị hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về ý kiến trên.

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Năm học 2024 - 2025

MÔN: NGỮ VĂN 10 (CÁNH DIỀU)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu1

- Thể loại: thất ngôn bát cú đường luật.

- Ngôn ngữ: chữ Nôm.

0,5điểm

0,5điểm

Câu2

- Chi tiết, cảnh sắc và âm thanh thể hiện đặc trưng cho mùa hè trong văn bản:

+ Sắc hồng hoa thạch lựu: Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ.

+ Màu xanh của tán hoè : Hoè lục đùn đùn tán rợp giương

+ Tiếng ve: cầm ve.

+ Sắc hương đã thưa thoảng và dần mất của hoa sen :Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

- Nhận xét: Những chi tiết nói trên mang đậm màu sắc của Việt Nam, không vay mượn những thi liệu điển tích từ Trung Quốc.

0,5điểm

  

  

  

  

  

0,5điểm

Câu3

- Trật tự từ trong câu thơ đã bị đảo ngược trật tự từ.

- Tác dụng: Nhấn mạnh sự vất vả, đói nghèo, lam lũ của người dân vùng Đèo Ngang; sự thưa thớt, vắng vẻ, bé nhỏ, tiêu điền hoang vắng ở nơi đây.

1điểm

Câu4

- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý về nội dung:

+ Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước, nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước.

+ Thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình: yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc; lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần.

+ Thế hệ trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế.

2điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Tinh thần đoàn kết là vũ khí mạnh mẽ nhất trong mọi cuộc chiến.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận.

- Giải thích về tinh thần đoàn kết.

- Phân tích, bàn luận: ý nghĩa của tinh thần đoàn kết khi rơi vào hoàn cảnh của cuộc chiến chống Covid.

- Khẳng định lại vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm.

3điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5điểm

e. Sáng tạo

-Bài viết có giọng điệu riêng, cách diễn dạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0,5điểm

 

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn lớp 10 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 4

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi cuối học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút(Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

CẤP ĐỘ

Nội dung

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

VẬN DỤNG CAO

CỘNG

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Đọc hiểu

Số câu: 3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

 

- Xác định loại văn bản và PCNN.

 

- Nêu vấn đề tác giả đề cao trong phòng chống dịch.

 

- Trình bày suy nghĩ về đánh giá đối với Việt Nam.

     
 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

   

Số câu: 3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

Tiếng Việt

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

     

- Giải nghĩa từ ngọn hải đăng.

         
     

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

       

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Tập làm văn

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

             

Viết bài văn nghị luận thuyết phục từ bỏ thói quen đi học muộn.

 
             

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Tổng số câu: 5

1

2

1

1

5

Tổng số điểm: 10

1.0đ

2.0đ

2.0đ

5.0đ

10đ

Tỉ lệ: 100%

10%

20%

20%

50%

100%

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

  (1) Trang điện tử của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Geneva (www.weforum.org) ngày 30/3/2020 đăng bài viết của nhà báo người Anh Sean Fleming nhan đề: “Viet Nam shows how you can contain COVID-19 with limited resources”, tạm dịch: “Việt Nam cho thấy cách bạn có thể phòng chống COVID-19 với nguồn lực hạn chế” đánh giá Việt Nam ứng phó hiệu quả với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trở thành “ngọn hải đăng” về cách làm với nguồn lực hạn chế.

(2) Bài báo viết: Việt Nam đã sớm nhận thức rõ ràng về nguy cơ bùng phát của dịch bệnh có thể tàn phá một đất nước đang phát triển và Việt Nam đã hành động mau lẹ, đưa ra quyết định nhanh chóng và kịp thời.

(3) Theo đó, Việt Nam đã tập trung vào các biện pháp nằm trong tầm kiểm soát của mình và giành được sự tán dương từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã khởi động một loạt các sáng kiến để ngăn chặn virus lây lan ngay từ ngày 1/2, đình chỉ tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc; đóng cửa các trường học sau khi nghỉ Tết Nguyên đán.

[...]

(4) Tác giả bài viết đề cao hành động tập thể và có trách nhiệm trong chống dịch ở Việt Nam, như việc toàn dân đeo khẩu trang. Lực lượng chức năng Việt Nam cũng luôn đồng hành cùng người dân. Khắp các quận đều phát những hướng dẫn phòng ngừa qua loa phóng thanh. Toàn bộ người dân nhận được một tin nhắn SMS gần như hằng ngày với các nội dung chỉ dẫn hoặc thông báo tìm kiếm những người có nguy cơ. Theo tác giả, hành động tập thể và có trách nhiệm là giải pháp toàn diện cho dịch bệnh.

(5) Bài báo nhấn mạnh Việt Nam là một quốc gia không quá mạnh về kinh tế, với cơ sở hạ tầng chưa hoàn toàn hiện đại song đã phòng chống đại dịch COVID-19 bằng cách quản lý rất tỉ mỉ và có tổ chức, có sự chuẩn bị, thể hiện vai trò bảo vệ của Nhà nước đối với người dân. Tác giả bài viết cho rằng “chính quyền Việt Nam đã ngăn chặn virus SARS-CoV-2 theo cách rất nhân văn và áp dụng từng bước một”.

(6) Trong khi đó, đài BBC dẫn nhận định của PGS. TS Jonathan London – một nhà nghiên cứu xã hội học và chính trị người Mỹ – cho rằng “Việt Nam đã phản ứng một cách nghiêm túc” đối với đại dịch COVID-19.

(7) “Việt Nam – hình mẫu về cách thức kiềm chế đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong điều kiện hạn chế” là nội dung bài viết được đăng tải trên trang mạng zen.yandex.ru của Nga (zen.yandex.ru là trang tìm kiếm lớn thứ 4 thế giới).

(Nguồn: https://moh.gov.vn)

Câu 1 (1 điểm): Xác định loại văn bản và phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2 (1 điểm): Theo đoạn trích, tác giả bài báo đề cao vấn đề gì trong phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam?

Câu 3 (1 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về “ngọn hải đăng” mà tác giả bài báo đã nhấn mạnh trong đoạn (1) của văn bản.

Câu 4 (2 điểm): Các đánh giá của PGS. TS Jonathan London và của trangZen.yandex.ru có ý nghĩa như thế nào đối với quốc giaViệt Nam nói chung và với anh/chị nói riêng?

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói thói quen đi học muộn.

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Năm học 2024 - 2025

MÔN: NGỮ VĂN 10 (CÁNH DIỀU)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Loại văn bản: bản tin.

- Phong cách ngôn ngữ: báo chí.

0,5điểm

0,5điểm

Câu 2

- Theo đoạn trích, tác giả bài báo đã đề cao hành động tập thể và có trách nhiệm trong chống dịch ở Việt Nam, như việc toàn dân đeo khẩu trang. Lực lượng chức năng Việt Nam cũng luôn đồng hành cùng người dân. Khắp các quận đều phát những hướng dẫn phòng ngừa qua loa phóng thanh. Toàn bộ người dân nhận được một tin nhắn SMS gần như hằng ngày với các nội dung chỉ dẫn hoặc thông báo tìm kiếm những người có nguy cơ. Theo tác giả, hành động tập thể và có trách nhiệm là giải pháp toàn diện cho dịch bệnh.

1điểm

Câu 3

- Hải đăng (đèn biển) là ánh sáng của những cột đèn đường trên biển giúp thuỷ thủ tìm đường vào cảng, xác định vị trí của mình trên biển và ánh sáng của ngọn hải đăng còn có tác dụng báo hiệu cho những con tàu những nơi có đá ngầm, vách đá. Vì thế “ngọn hải đăng” thường được gắn với hình ảnh của sự dẫn đường.

- Lấy hình ảnh “ngọn hải đăng” tác giả bài báo đã bày tỏ sự tôn trọng đối với Việt Nam. Việt Nam là một điểm sáng trong việc phòng chống dịch covid-19 một cách có hiệu quả từ nguồn lực hạn chế.Tác giả cũng tôn vinh Việt Nam như một quốc gia dẫn đường, tiên phong trong việc phòng chống thảm họa nhân loại đầu năm 2020.

1điểm

Câu 4

- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý về nội dung:

+ Đối với quốc gia Việt Nam: Việt Nam cho thấy được sức ảnh hưởng của mình trong việc phòng chống đại dịch, là điểm sáng của Châu Á và thế giới. Uy tín Việt Nam được nâng cao trong mắt bạn bè khu vực và quốc tế. Việt Nam đã nỗ lực, nghiêm túc và trách nhiệm hết mình cùng thế giới dựng thành lũy để ngăn chặn covid-19.

+ Đối với em: Em thấy hãnh diện, tự hào về dân tộc mình.

2điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen đi học muộn.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu ngắn gọn về vấn đề và quan niệm của bản thân.

- Tác hại của việc đi học muộn.

- Nguyên nhân dẫn đến việc đi học muộn.

- Biện pháp giúp bỏ thói quen đi học muộn.

- Khẳng định lại vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm.

3điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5điểm

e. Sáng tạo

-Bài viết có giọng điệu riêng, cách diễn dạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0,5điểm

 

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn lớp 10 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút(Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

CẤP ĐỘ

Nội dung

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

VẬN DỤNG CAO

CỘNG

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Đọc hiểu

Số câu: 3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

 

- Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính

 

- Nêu cách lập luận của Xi-ta và nhận xét.

 

- Trình bày suy nghĩ về câu nói của Xi-ta.

     
 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

   

Số câu: 3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

Tiếng Việt

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

     

- Tìm và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong đoạn (1)

         
     

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

       

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Tập làm văn

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

             

Viết bài văn nghị luận bàn về sự thành công.

 
             

Số câu: 1

Sốđiểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Tổng số câu: 5

1

2

1

1

5

Tổng số điểm:10

1.0đ

2.0đ

2.0đ

5.0đ

10đ

Tỉ lệ: 100%

10%

20%

20%

50%

100%

Phần 1: Đọc hiểu (5điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

RA-MA BUỘC TỘI

  (1) [...] Nghe những lời giận dữ đó của Ra-ma, Xi-ta đau đớn đến nghẹt thở, như một cây dây leo bị vòi voi quật nát. Nghe những lời tố cáo trước đông đủ mọi người, Xi-ta xấu hổ cho số kiếp của nàng. Nàng muốn chôn vùi cả hình hài thân xác của mình. Mỗi lời nói của Ra-ma xuyên vào trái tim nàng như một mũi tên. Nước mắt nàng đổ ra như suối. Lấy tà áo lau nước mắt, rồi bằng giọng nghẹn ngào, nức nở, nàng nói :

  (2)“Cớ sao chàng lại dùng những lời gay gắt khó tả như vậy đối với thiếp, giống như một kẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp hèn? Thiếp đâu phải là người như chàng tưởng! Thiếp có thể lấy tư cách của thiếp ra mà thề, hãy tin vào danh dự của thiếp. Suy từ hành vi của loại phụ nữ thấp hèn, chàng đã ngờ vực tất cả phụ nữ, nhưng như thế đâu có phải. Nếu chàng hiểu thiếp chút đỉnh, xin hãy bỏ mối ngờ vực không căn cứ đó đi.

  (3) Chàng xem, Ra-va-na đã đụng tới thiếp khi mà thiếp đang chết ngất đi, làm thế nào tránh được? Về điều đó chỉ có số mệnh của thiếp là đáng chê trách, nhưng những gì nằm trong vòng kiểm soát của thiếp, tức trái tim thiếp đây, là thuộc về chàng. Thiếp có thể làm gì với cái thân thiếp đây, bởi nó có thể phụ thuộc vào kẻ khác, khi thiếp hoàn toàn ở dưới quyền lực của hắn. Thiếp còn gì là thanh danh nếu như chàng vẫn chưa hiểu được thiếp qua tình yêu của thiếp và qua tiếp xúc với tâm hồn của thiếp. Hồi chàng phái Ha-nu-man dò tin tức về thiếp, cớ sao chàng không gửi cho thiếp lời nhắn nhủ: chàng từ bỏ thiếp? Nếu thế thì thiếp đã kết liễu đời mình ngay trước mặt chàng Va-na-ra rồi. Mà sự thể đã như vậy thì chàng chẳng cần mạo hiểm để có thể nguy hại đến thân mình; và các bạn hữu của chàng khỏi phải chịu những phiền muộn, đau khổ. Hỡi đức vua! Như một người thấp hèn bị cơn giận giày vò. Ngài đang nghĩ về thiếp như một phụ nữ tầm thường. Tên thiếp là Gia-na-ki bởi thiếp có liên quan đến lễ tế sinh của nhà vua Gia-na-ka chứ không phải vì thiếp sinh ra trong gia đình đó; chỉ có nữ thần Đất là mẹ của thiếp thôi. Vì không thể suy xét cho đúng đắn, chàng không thấy được bản chất của thiếp. Chàng không nghĩ đến vì sao hồi còn thanh niên chàng đã cưới thiếp. Tình yêu của thiếp, lòng trung thành của thiếp nay xem ra hoàn toàn vô ích!”.

(Trích Ra ma buộc tội, Ngữ văn 10 Tập 1)

Câu 1 (1 điểm): Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 2 (1 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (1).

Câu 3 (1 điểm): Lập luận trong cách trả lời của Xi-ta với Ra-ma như thế nào? Nêu nhận xét những lời lập luận đó.

Câu 4 (2 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh/chị rút về vẻ đẹp của nàng Xi-ta qua câu nói: trái tim thiếp đây, là thuộc về chàng.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

  Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận bàn luận về: Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình.

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Năm học 2024 - 2025

MÔN: NGỮ VĂN 10 (CÁNH DIỀU)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Thể loại: sử thi.

- Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

0,5điểm

0,5điểm

Câu 2

- Biện pháp tu từ về từ trong phần (1) là so sánh:như một cây dây leo bị vòi voi quật nát;như một mũi tên;đổ ra như suối .

- Tác dụng: thể hiện tâm trạng đau đớn tột cùng của nàng Xi-ta trước những lời lẽ xúc phạm của Ra-ma. Ra-ma đã buộc tội nàng trước đám đông, Xi-ta bị đẩy vào một tình huống bi kịch, tuyệt vọng.Niềm tin bị đổ vỡ, danh dự bị tổn thương.

0,5điểm

  

0,5điểm

Câu 3

- Lập luận trong cách trả lời của Xi-ta với Ra-ma:

+ Lời buộc tội của Ra-ma được Xi-ta xem là một kẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp hèn;

+ Xi-ta cũng lấy danh dự của mình ra để thề rằng nàng trong trắng;

+ Nói rõ Ra-va-na chỉ động vào mình khi mình đã ngất;

+ Khẳng định những gì nằm trong sự kiểm soát của mình đều thuộc về Ra-ma;

+ Khẳng định dòng dõi cao quý: là con của thần Đất Mẹ;
- Nhận xét:

+ Xi-ta là người thông minh, lập luận chặt chẽ và có sức thuyết phục;

+ Xi-ta cũng đứng trên danh dự trước cộng đồng như Ra-ma để minh oan. Vì danh dự, nàng phải bảo vệ sự trong trắng của mình bằng được.

+ Xi-ta còn đứng trên thanh danh của bản thân để thanh minh;

1điểm

Câu4

- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý về nội dung: Lời nói trái tim thiếp đây, là thuộc về chàng toả sáng vẻ đẹp tâm hồn của nàng Xi-ta, đó là tấm lòng thuỷ chung tuyệt vời đã làm xúc động bao thế hệ. Nay trái tim ấy bị tổn thương, nghi ngờ nhưng nàng vẫn khẳng định tình yêu dành cho chồng.

2 điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận.

- Giải thích định nghĩa về thành công.

- Phân tích, bàn luận: thành công sẽ đến khi chúng ta cố gắng hết sức, luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, kiên trì, bền bỉ...

- Khẳng định lại vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm.

3điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5điểm

e. Sáng tạo

-Bài viết có giọng điệu riêng, cách diễn dạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0,5điểm

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút(Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. ĐỌC HIỂU (6đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

NỖI NHỚ QUÊ HƯƠNG CỦA UY – LÍT – XƠ

(Trích Ô – đi – xê – Sử thi Hy Lạp)

Giới thiệu: Sử thi Ô-đi-xê kể lại hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ (tên gọi theo tiếng Hy Lạp là Ô-đi-xê-út) sau khi hạ thành Tơ-roa. Đoạn trích dưới đây trong sử thi Ô-đi-xê kể về nỗi nhớ và niềm khao khát được trở về quê hương của người anh hùng Uy-lít-xơ sau 20 năm trời đằng đẳng xa cách (gồm 10 năm đánh thành Tơ-roa và 10 năm trôi dạt lênh đênh trên các miền đất lạ).

Chín ngày đêm, Uy-lít-xơ phó mặc số mệnh cho gió dập sóng vùi. Chàng chỉ có mỗi cách đối phó và bám chắc lấy con bè đơn sơ của mình, con bè bằng hai cây gỗ ghép lại. Đến đêm thứ mười, chàng trôi dạt vào bờ biển của một hòn đảo. Đó là hòn đảo Ô-gi-giê ở giữa biển khơi bao la mà xưa nay chẳng mấy ai biết đến. Cai quản hòn đảo này là tiên nữ Ca-líp-xô có những búp tóc quăn xinh đẹp và nói được tiếng người, con của vị thần Ti-tăng Át-lát. Chẳng rõ nàng tiên xinh đẹp dòng dõi của Ti-tăng này cai quản hòn đảo từ bao giờ, chỉ biết hòn đảo đầy hoa thơm quả ngọt, thức ăn, vật phẩm dồi dào mùa nào thức ấy chẳng hề thiếu thốn một thứ gì. Hơn nữa, trên đảo, ngoài Ca-líp-xô và những người nữ tì hầu hạ nàng, chẳng có một bộ lạc đông đảo nào ở cho nên của cải vật phẩm đã sung túc lại càng sung túc Ca-líp-xô sống biệt lập ở đây chẳng hề giao thiệp với thế giới thần thánh cũng như với loài người trần tục đoản mệnh

Trôi dạt vào hòn đảo, Uy-lít-xơ lần tìm vào giữa nơi có tiếng hát véo von và làn khỏi nhẹ lượn lờ trên những lùm cây xanh ngắt, và chàng đã đặt chân đến, của tiên nữ Ca-líp-xô có những búp tóc quăn xinh đẹp và nói được tiếng người, Ca-líp-xô đãi người anh hùng Uy-lít-xơ rất chân thành và nồng hậu. Nàng chiều chuộng người anh hùng, chăm sóc chàng hết sức chu đáo. Duy chỉ có mỗi điều nàng không thể chiều lòng chàng, làm theo ý chàng được là: giúp đỡ chàng trở về quê hương I-ta-ke. Bởi vì nàng đã đem lòng yêu mến chàng. Nàng muốn chàng ở lại hòn đảo này, kết duyên với nàng. Nàng hứa sẽ làm cho chàng trở thành bất tử, và hai người sẽ sống bên nhau trong hạnh phúc của tuổi xuân vĩnh viễn.

Uy-lít-xơ vô cùng xúc động trước tình yêu chân thành và nồng thăm của Ca-líp-xô, nhưng chàng không thể chiều lòng nàng được. Nỗi nhớ quê hương và gia đình da diết, lòng khát khao được trở về nơi chôn nhau cắt rốn đã khiến chàng khước từ nguyện vọng của tiên nữ Ca-líp-xô. Còn tiên nữ Ca-líp-xô ra sức chiều chuộng chàng, thuyết phục chàng ở lại hòn đảo này vĩnh viễn với nàng, và cứ thế ngày tháng trôi đi, năm tháng trôi đi, có ai ngờ đâu Uy-lít-xơ đã bị giam cầm ở hòn đảo Ô-gi-giê tới bảy năm trời. Bảy năm trời, người anh hùng nổi danh vì tài trí và lòng kiên định ngày ngày ra ngồi ở bờ biển ngóng nhìn về một phương trời xa lắc, mong nhìn được những làn khói nhẹ bốc lên từ hòn đảo quê hương. Đã biết bao lần chàng nhìn biển khơi vỗ sóng vào vách núi mà tưởng như lòng mình đang tan vỡ ra trong nỗi niềm vô vọng.

Nhưng đến năm thứ tám, nữ thần A-tê-na đã can thiệp để cho Uy-lít-xơ được trở về quê hương. Nữ thần biết rõ được Uy-lít-xơ đã chọc mù mắt tên khổng lồ Pô-li-phê-mê con của Thần Pô-dê-i-đông. Chính vì chuyện này mà Thần Pô-dê-i-đông đem lòng thù ghét người anh hùng. Nữ thần A-tê-na bèn đem chuyện Uy-lít-xơ bị giam cầm ở hòn đảo Ô-gi-giê ra để trách móc đấng phụ vương Dớt và các vị thần đã đối xử tệ bạc với Uy-lít-xơ. Nghe A-tê-na nói, đấng phụ vương quyết định ngay. Thần Héc-mét sẽ lãnh nhiệm vụ xuống hòn đảo Ô-gi-giê, đích thân gặp nữ thần Ca-líp-xô, thông báo cho Ca-líp-xô biết quyết định của các thần, đòi nàng phải chấp hành nghiêm chỉnh, buông tha cho Uy-lít-xơ trở về. […]

Tuân theo lệnh Dớt, vị thần Ca-líp-xô xinh đẹp đi tìm người anh hùng Uy-lít-xơ. Nàng ra bờ biển, đến bên chàng và cất tiếng an ủi. Nàng nói, nàng chẳng cản trở ý định trở về quê hương của chàng nữa. Nàng sẵn lòng để chàng đóng bè ra đi và sẽ giúp đỡ chàng lương thực. Nghe Ca-líp-xô nói, Uy-lít-xơ vô cùng xúc động, những chàng cảm thấy hồ nghi. Vì sao nàng lại thay đổi ý định chóng vánh như vậy? Suốt bảy năm trời đằng đẵng, nàng đã giam cầm chàng ở hòn đảo này. Có lúc nào nàng từ bỏ ý định thuyết phục chàng ở lại hòn đảo này xe duyên kết nghĩa với nàng đấu? Thế mà giờ đây, không hiểu vì một lẽ gì mà nàng lại đột ngột từ bỏ ý định ấy, sẵn lòng buông tha chàng, để chàng ra về. Uy-lít-xơ chưa hề tin đó là những lời nói thật lòng.

Sáng hôm sau, khi nàng Rạng đông có những ngón tay hồng xuất hiện thì hai  người trở dậy. Nữ thần Ca-líp-xô ban cho Uy-lít-xơ những dụng cụ quý báu: một chiếc rìu đồng khá to và một chiếc búa chắc chắn. Nàng dẫn chàng vào rừng để chặt cây và chỉ dẫn cho chàng cách đóng bè. Sau đó, Ca-líp-xô trở về động sai gia nhân phụ giúp cùng Uy-lít-xơ. Uy-lít-xơ chặt cây, đẽo gọt, đóng bẻ, đẽo cột buồm, làm bánh lái, làm sàn bè, bện dây,... Chàng làm việc hăng say và khéo léo suốt bốn ngày trời. Nữ thần Ca-líp-xô không quên cho người mang vải tới để chàng làm buồm. Thế là mọi việc xong xuôi. Uy-lít-xơ dùng đòn bẩy đưa bé xuống mặt biển.

Ngày thứ năm, nữ thần Ca-líp-xô cho phép người anh hùng rời đảo. Cảnh chia tay thật xúc động. Nữ thần đứng trên bờ nhìn con bè đưa người anh hùng thân yêu của mình rời đảo. Còn người anh hùng trước khi giương buồm đón gió, lần cuối cùng đứng trên sàn bè, đưa tay lên ngực, kính cẩn cúi mình chào từ biệt vị nữ thần xinh đẹp và bất tử. Chàng lưu giữ trong trái tim mình mối tình chân thành và nồng thắm của nàng, một mối tình đẹp đẽ và thơ mộng suốt bảy năm trời nhưng không thể kết thúc bằng hôn nhân như nàng mong muốn.

(Thần thoại Hy Lạp, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 2019)

Câu hỏi

Câu 1: Dòng nào sau đây ghi đúng đề tài của văn bản trên

A. Chinh phục thế giới tự nhiên.

B. Cuộc trở về quê hương của người anh hùng.

C. Chiến công của người anh hùng trước khi về quê hương.

D. Cuộc phiêu lưu của người anh hùng cộng đồng.

Câu 2: Cốt truyện của văn bản trên là:

A. Xoay quanh việc các vị thần giúp đỡ Uy-lít-xơ trở về quê hương.

B. Xoay quanh cuộc sống của Uy-lít-xơ trên đảo Ô-gi-giê .

C. Xoay quanh sự việc Uy-lít-xơ bị thần Ca-líp-xô giam cầm và sau đó được trở về quê hương.

D. Xoay quanh sự việc Uy-lít-xơ bị giam cầm và được trở về quê hương.

Câu 3: Nhân vật trung tâm của văn bản trên?

A. Uy-lít-xơ.

B. Uy-lít-xơ, Ca-líp-xô.

C. Uy-lít-xơ, A-tê-na.

D. Uy-lít-xơ, thần Dớt.

Câu 4: “hòn đảo đầy hoa thơm quả ngọt, thức ăn, vật phẩm đổi đào mùa nào ấy... không giao tiếp với thần thánh và loài người” của thân Ca-líp xô thể hiện mơ ước gì của người Hi Lạp?

A. Cuộc sống đối lập với thần thánh và dời thường.

B. Cuộc sống lý tưởng, viên mãn, đủ đầy.

C. Cuộc sống đủ đầy, hài hòa với tự nhiên.

D. Cuộc sống lý tưởng, viên mãn, đủ đầy, mang vẻ đẹp của cuộc sống thực.

Câu 5: Cốt truyện, sự việc của văn bản trên tập trung thể hiện:

A. Cuộc sống trên đảo của Uy-lít-xơ và vị thần Ca-líp-xô.

B. Quá trình khám phá đảo O-gi-giê của Uy-lít-xơ trước khi trở về quê hương

C. Hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ, vượt qua mọi thử thách, trở ngại

D. Hành trình được trở về quê hương của Uy-lít-xơ.

Câu 6: Hành động từ “Bảy năm trời, người anh hùng” đến “hòn đảo quê hương thể hiện điều gì về Uy-lít-xơ?

A. Tình cảm tha thiết, sắt son hướng về quê hương đất nước.

B. Tình cảm thiết tha, sắt son hướng về gia đình, quê hương, đất nước.

C. Tâm hồn phóng khoáng, bay bổng.

D. Nhớ gia đình, quê hương đất nước.

Câu 7: Hành động từ “Nữ thần Ca-líp-xổ” đến “chàng cách đóng bè” thể hiện dụng ý gì của người xưa?

A. Mong muốn người anh hùng cộng đồng được sự phù trợ của các vị thần.

B. Mong muốn con người có thêm nhiều dụng cụ lao động và sản xuất.

C. Mong muốn con người biết thêm nhiều phương tiện thuận lợi đi biển.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Việc các vị thần toàn năng thống nhất giải thoát Uy-lít-xơ khỏi sự giam cầm của vị thần Ca-líp-xô thể hiện ý nghĩa gì?

A. Uy-lít-xơ luôn trở thành mối quan tâm của các vị thần.

B. Luôn được sự giúp đỡ, phù trợ của thần linh để thực hiện sứ mệnh cộng đồng

C. Nhân vật Uy-lít-xơ không thể tự mình giải cứu được mình.

D. Vị thần Ca-líp-xô không được các thần yêu quý, tin tưởng.

Câu 9: Vì sai Uy – lít – xơ được xem là biểu tượng của những tình cảm cao quý, đẹp đẽ của người Hi Lạp thời đại Hô – me? Lý giải rõ bằng dẫn chứng từ văn bản trên (1đ)

Câu 10: Văn bản trên đã thể hiện những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức nào của Hi Lạp? Những giá trị đó còn ý nghĩa trong cuộc sống hôm nay không? Vì sao( trả lời từ 6-8 dòng)

 

II. VIẾT (6đ)

Quan sát 2 bức ảnh sau và trả lời câu a,b

Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 (ảnh 2)

Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 (ảnh 1)

a. Xác định thông điệp mà bạn nhận được từ mỗi bức họa trên. Đặt tên cho từng bức họa và lý giải rõ (8- 10 dòng) (2đ)

b. Từ việc trở về và gắn bó với quê hương của Uy – lít – xơ, hãy viết bài văn nghị luận xã hội chia sẻ quan điểm của bạn về những việc hồi hương của những Việt kiều (dài từ 1,5- 2 trang) (4đ)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

Đáp án đề 10

 Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1(0.25đ)

Câu 2 (0.25đ)

Câu 3(0.25đ)

Câu 4(0.25đ)

Câu 5(0.25đ)

Câu 6(0.25đ)

Câu 7(0.25đ)

Câu 8(0,25đ)

B

C

 A

D

C

B

D

B

 

Câu 9:

Lời giải chi tiết:

 - Biểu tượng cho tình cảm cao quý, đẹp đẽ: Nổi bật tính nhân bản, lý tưởng thẩm mỹ sâu sắc của hình tượng người anh hùng Uy – lít – xơ

+ Tình cảm vợ chồng thủy chung, son sắt

+ Tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, sâu nặng

- HS lấy dẫn chứng từ văn bản để minh họa

Câu 10: 

Lời giải chi tiết:

- Những giá trị văn hóa, đạo đức của thời đại: Khát vọng về vẻ đẹp con người lí tưởng: vừa có trí tuệ tuyệt vời, vừa có nghị lực lớn lao, vừa kết tinh những tình cảm cao quý đẹp đẽ; niềm tin vào vẻ đẹp con người (cái anh hùng, cái cao cả)

- HS tự liên hệ để nhận thấy sự ảnh hưởng, hiện diện và duy trì của những giá trị cốt lõi, bền vững của sử thi Hy Lạp tới ngày nay

II. VIẾT (6đ)

Quan sát 2 bức ảnh sau và trả lời câu a,b

a. Xác định thông điệp mà bạn nhận được từ mỗi bức họa trên. Đặt tên cho từng bức họa và lý giải rõ (8- 10 dòng) (2đ)

Lời giải chi tiết:

- HS suy nghĩ và chia sẻ theo quan điểm cá nhân, có cơ sở và lập luận thuyết phục

- Gợi ý tham khảo:

+ Bức 1: Hình ảnh của số đông ngang bằng nhau nhưng khi phản chiếu sẽ xuất hiện nhiều vị trí khác nhau ẩn dụ về sức mạnh tập thể, sự kết tinh của tập thể qua cá nhân xuất chúng…

+ Bức 2: Là sự cô lập, chỉ trích của xã hội với 1 người

- HS căn cứ vào nội dung phát hiện để đặt tên cho văn bản, nêu rõ mối quan hệ của nhan đề với nội dung lý giải

b. Từ việc trở về và gắn bó với quê hương của Uy – lít – xơ, hãy viết bài văn nghị luận xã hội chia sẻ quan điểm của bạn về những việc hồi hương của những Việt kiều (dài từ 1,5- 2 trang) (4đ)

Lời giải chi tiết:

Viết bài nghị luận xã hội chia sẻ quan điểm về sự hồi hương của những người Việt kiều

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận

- Ý kiến cá nhân người viết với hiện tượng/ vấn đề

Thân bài

2,5

1. Giải thích một số từ ngữ quan trọng

- Xác định từ ngữ, hình ảnh cần giải thích: hồi hương, những người Việt kiều

- Xâu chuỗi nghĩa để làm rõ vấn đề/ hiện tượng cần bàn luận: Sự gắn bó với quê hương của mỗi cá nhân

2. Tóm tắt vấn đề/ hiện tượng

- Thực trạng về sự hồi hương của Việt kiều hiện nay: diễn biến, mong muốn, những bất cập…

- Những nguyên nhân dẫn tới từng hiện tượng

3. Bàn luận hiện tượng/ vấn đề (lí lẽ/ dẫn chứng)

- Tác động tới con người, xã hội:

+ Cần lí giải rõ những tác động tích cực, tiêu cực tới con người, xã hội hiện tại? Những minh chứng xác thực

+ Những bất cập/ hạn chế trong việc giải quyết việc hồi hương của đất nước và các quốc gia trên thế giới

- Thái độ, hành động cụ thể đối với vấn đề

4. Cái nhìn đa chiều về vấn đề/ hiện tượng

Kết bài

0,5

- Khẳng định lại ý kiến cá nhân

- Đề xuất giải pháp lan tỏa ý nghĩa tích cực của vấn đề

- Liên hệ với sự thay đổi (nhận thức, hành động) bản thân và xã hội nói chung

Yêu cầu khác

0,5

- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận xã hội: sự đồng tình; sự phản đối; niềm tin…)

- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng hợp lí

- Diễn đạt rõ ràng; gãy gọn, có yếu tố biểu cảm

- Sử dụng từ ngữ, câu văn có sự liên kết các luận điểm, giữa bằng chứng và lí lẽ đảm bảo sự mạch lạc cho bài viết

Tài liệu có 22 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

5

1 đánh giá

1
Tải xuống