Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Cánh diều có đáp án năm 2024

Mua tài liệu 10 18.4 K 124

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 sách Cánh diều năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Ngữ văn 7. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần I (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

  Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khói trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Biểu cảm

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Thuyết minh

Câu 2 (0,5 điểm): Đặc điểm nổi bật ở bố được người kể tập trung miêu tả, bày tỏ tình cảm, cảm xúc là?

A. Mu bàn chân

B. Mu bàn chân

C. Những ngón chân

D. Đôi bàn chân

Câu 3 (0,5 điểm): Các từ: khum khum, lỗ rỗ, đâu đâu, vất vả, tất bật, lành lặn thuộc loại từ gì?

A. Từ láy

B. Từ đơn

C. Từ ghép

D. Từ nhiều nghĩa

Câu 4 (0,5 điểm): Câu văn: “Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ”, thành phần câu nào được mở rộng bằng một cụm từ?

A. Thành phần chủ ngữ và vị ngữ

B. Thành phần vị ngữ và trạng ngữ

C. Thành phần chủ ngữ và trạng ngữ

D. Thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ

Câu 5 (0,5 điểm): Trong đoạn: “Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân” có mấy phó từ?

A. 1 phó từ

B. 2 phó từ

C. 3 phó từ

D. 4 phó từ

Câu 6 (0,5 điểm): Đoạn văn trên đã thể hiện tình cảm gì của người viết đối với người bố của mình?

A. Trân trọng những tình cảm mà bố đã dành cho gia đình

B. Thương đôi bàn chân vất vả của bố đã dãi nắn dầm sương lo lắn cho gia đình

C. Lo lắng đôi bàn chân bị bệnh của bố, thấu cảm trước những vất vả của bố

D. Yêu thương, trân trọng, biết ơn bố – người đã hi sinh thầm lặng cả cuộc đời cho gia đình

Phần II (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 2 (5 điểm): Nêu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.

Hướng dẫn giải:

Phần I:

Câu 1

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn, chú ý giọng văn, lời kể của nhân vật

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính: tự sự

=> Đáp án: B

Câu 2

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn, chú ý câu văn cuối

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm nổi bật ở bố được người kể tập trung miêu tả, bày tỏ tình cảm, cảm xúc là đôi bàn chân

=> Đáp án: D

Câu 3

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm từ láy

Lời giải chi tiết:

Các từ: khum khum, lỗ rỗ, đâu đâu, vất vả, tất bật, lành lặn thuộc loại từ láy

=> Đáp án: A

Câu 4

Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu văn, chú ý trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ

Lời giải chi tiết:

Thành phần câu được mở rộng bằng một cụm từ là chủ ngữ và trạng ngữ

=> Đáp án: C

Câu 5

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm phó từ

Lời giải chi tiết:

Có 3 phó từ

=> Đáp án: C

Câu 6

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn, chú ý biểu cảm, cảm xúc của người viết

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn thể hiện tình yêu thương, trân trọng, biết ơn bố – người đã hi sinh thầm lặng cả cuộc đời cho gia đình

=> Đáp án: D

Phần II (7 điểm)

Câu 1

Phương pháp giải:

Đọc kĩ và nêu nội dung chính

Lời giải chi tiết:

Thể hiện tình cảm kính trọng, yêu thương, lòng biết ơn sâu nặng của người con đối với đức hi sinh thầm lặng của bố. Bố đã hi sinh lặng thầm vì cuộc sống của chúng ta, những khó nhọc, gánh nặng một mình bố âm thầm đi qua mà không bao giờ lên tiếng cho chúng ta biết những khó nhọc ấy.

Câu 2

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh: là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm

- Giới thiệu về bài thơ “Tiếng gà trưa”: bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Chủ đề bài thơ gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu.

2. Thân bài

a. Tiếng gà trưa trên đường hành quân

- Hoàn cảnh: trên đường hành quân xa, dừng chân bên xóm nhỏ, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, tiếng gà đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ.

- Âm thanh tiếng gà trưa: “Cục…cục tác cục ta”

⇒ Âm thanh tự nhiên, chân thực

- Nghệ thuật điệp từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

   + Nghe xao động nắng trưa

   + Nghe bàn chân đỡ mỏi

   + Nghe gọi về tuổi thơ

⇒ Tiếng gà trưa gọi về kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm xóm làng và xua tan những vất vả, mệt nhọc trên đường hành quân.

b. Tiếng gà trưa gợi lại những kỉ niệm thời thơ ấu

*Những kỉ niệm tuổi thơ:

- Hình ảnh: gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như tranh "Ổ rơm hồng những trứng/ Này con gà mái mơ …"

- Kỉ niệm: tò mò xem gà đẻ bị bà mắng “- Gà đẻ mà mày nhìn/ Rồi sau này lang mặt…"

- Hình ảnh bà đầy yêu thương, chắt chiu, dành dụm từng quả trứng cho cháu "Tay bà khum soi trứng/ Dành từng quả chắt chiu "

- Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được quần áo mới từ việc bán gà

⇒ Những kỉ niệm tuổi thơ bình dị, gần gũi, hồn nhiên không thể nào quên của gia đình làng quê Việt Nam.

*Hình ảnh người bà và tình bà cháu:

- Bà mắng: “Gà đẻ…mặt”

⇒ Lời mắng xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc của bà dành cho cháu

- Bà chắt chiu trong cảnh nghèo khó, dành trọn vẹn tình yêu thương, sự chăm lo cho cháu: “Tay bà khum soi trứng … Cháu được quần áo mới”

⇒ Tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết, bà chắt chiu, chăm lo, quan tâm cho cháu, cháu luôn yêu thương, kính trọng bà

c. Tiếng gà trưa gợi những suy tư: đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước:

- Tiếng gà trưa với những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, hình ảnh thân thương của bà đã cùng người chiến sĩ vào cuộc chiến đấu.

- Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc và cũng vì người bà thân yêu của mình: " Cháu chiến đấu hôm nay/ Vì lòng yêu Tổ quốc/ Bà ơi, cũng vì bà…"

- Qua những kỉ niệm đẹp được gợi lại, bài thơ đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của người cháu với hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu.

- Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những tình cảm gia đình thật gần gũi, thân thương và cũng thật sâu sắc. Những tình cảm thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ, như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người để chiến thắng…

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

   + Nội dung: Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước

   + Nghệ thuật: thể thơ 5 chữ, điệp ngữ, hình ảnh thơ bình dị, gần gũi…

- Cảm nghĩ của bản thân về tình bà cháu.

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. Đề thi giữa kì 1

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

MÁ LA

Tính má tôi rất hay la. Đặc biệt khi đi đâu về, má thấy nhà cửa chưa quét, quần áo chưa mang phơi, chén trong thau còn chất nguyên si, thể nào má cũng vừa làm vừa la sang sảng cả xóm đều nghe. Biết tính má, tụi tôi cũng ráng làm nhà cửa tươm tất, đâu ra đó để không bị má la.

Đến lúc tụi tôi, ba đứa con của má, lần lượt lên Sài Gòn đi học, đi làm, chỉ còn má với ba ở nhà. Về thăm nhà, má không bắt chúng tôi làm việc nhà như hồi xưa mà toàn tranh làm hết mọi thứ từ đi chợ, nấu cơm, dọn dẹp, giặt giũ. Kỳ lạ hơn nữa, má còn chẳng la rầy chúng tôi vì cái tội làm biếng, ham chơi hơn ham làm.

Một buổi sáng, tôi về thăm nhà. Má đã đi tập thể dục rồi đi chợ chưa về, chỉ còn ba ở nhà lui cui quét sân. Ba bảo sáng nào cũng quét sân. Ba bảo sáng nào cũng quét sân, rửa chén, giặt đồ, làm xong trước khi má đi chợ về. Tôi hỏi: “Ủa, ba sợ má la hay sao mà phải làm?”. Tay ba vẫn cầm cái chổi quét sàn sạt, đáp: “Má mày già rồi, còn sức đâu mà la. Ba không làm thì má mày phải làm, chứ ba còn mong má mày la om sòm cho ba biết má mày còn khỏe!”.

(Nguồn: https://tuoitre.vn)

Câu 1 (1 điểm):Xác định chủ đề và thể loại của văn bản trên.

Câu 2 (1điểm): Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong những câu dưới đây:

“Biết tính má, tụi tôi cũng ráng làm nhà cửa tươm tất, đâu ra đó để không bị má la”

Câu 3 (1 điểm):Từ câu trả lời của người ba: “Má mày già rồi, còn sức đâu mà la. Ba không làm thì má mày phải làm, chứ ba còn mong má mày la om sòm cho ba biết má mày còn khỏe!”, em hiểu được gì về người ba và tình cảm gia đình?

Câu 4 (2 điểm):Nêu cảm nhận của em về người má “hay la” trong văn bản.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Trong đại dịch Covid 19 vừa qua, có biết bao tấm gương các chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch. Em hãy kể về một sự việc về một người chiến sĩ áo trắng mà em vô cùng trân trọng.

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Năm học 2024 - 2025

MÔN: NGỮ VĂN 7 (CÁNH DIỀU)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Chủ đề: tình cảm gia đình.

- Thể loại: truyện ngắn

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

- Các từ ngữ địa phương trong câu văn:

+ Má: mẹ

+ Tụi tôi: chúng tôi

+ Ráng: cố gắng

+ La: mắng

0,25 điểm

0,25 điểm

0.25 điểm

0,25 điểm

Câu 3

- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý: Người ba là là người hiểu chuyện, biết quan tâm, lo lắng cho gia đình, thể hiện qua lời nói với con mình về chuyện san sẻ công việc với người má. Qua đó, ta cũng thấy được tình cảm gia đình thật thiêng liêng và là sợi dây gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.

1 điểm

Câu 4

- HS nêu được những cảm nhận riêng của mình về người má “hay la” sau khi đọc văn bản.

Yêu cầu:

- Đảm bảo thể thức yêu cầu.

- Đảm bảo nội dung theo yêu cầu.

2 điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

*Hình thức: xác định đúng yêu cầu đề và cấu trúc của bài văn tự sự, đảm bảo bố cục 3 phần.

Mở bài:

- Giới thiệuvềngười chiến sĩ áo trắng mà em vô cùng trân trọng.

- Nêu được sự việc liên quan đến người chiến sĩ đó.

1 điểm

0,5 điểm

3 điểm

0, 5 điểm

Thân bài:

- Gợi lại bối cảnh, câu chuyện liên quan đến người đó

- Thuật lại nội dung/ diễn biến của sự việc liên quan đến người đó.

+ Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn,…); kết hợp kể chuyện với miêu tả.

- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về người chiến sĩ đó.

Kết bài:

- Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của em về sự việc.

* Biểu điểm chung:

- Điểm 5: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn tự sự, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, mạch lạc, liên kết, mắc một số lỗi chính tả, dùng từ.

- Điểm 3,4: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn tự sự, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có mạch lạc, liên kết, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 2: Bố cục không rõ ràng, đảm bảo đúng yêu cầu bài văn tự sự, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 1: Các trường hợp còn lại.

 

B. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án (2 đề)

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

 A. Đề thi giữa học kì 1

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

TRĂNG ƠI…TỪ ĐÂU ĐẾN?

Trăng ơi… từ đâu đến

Hay từ cánh rừng xa

Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay biển xanh diệu kì

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi.

Trăng ơi…từ đâu đến?

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Bạn nào đá lên trời

Trăng ơi…từ đâu đến?

Hay từ lời mẹ ru

Thương Cuội không ngủ được

Hú gọi trâu đến giờ

Hay từ đường hành quân

Trăng soi chú bồ đội

Và soi vàng góc sân

Trăng ơi…từ đâu đến

Trăng đi khắp mọi miền

Trăng ơi có nơi nào

Sáng hơn đất nước em…

(Trần Đăng Khoa)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Hình ảnh vầng trăng gắn liền với các sự vật nào trong bài? Vầng trắng đó được nhìn dưới con mắt của ai?

Câu 3 (1 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:

Trăng ơi…từ đâu đến

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Bạn nào đá lên trời.

Câu 4 (1 điểm): Hãy nêu cảm nhận của em về ý nghĩa hai câu thơ:

Trăng ơi có nơi nào

Sáng hơn đất nước em…

Câu 5 (2 điểm): Từ cảm xúc với trăng trong thơ của Trần Đăng Khoa, em hãy nêu tình cảm, cảm xúc của em với vầng trăng quê hương mình?

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Năm học 2024 - 2025

MÔN: NGỮ VĂN 7 (CÁNH DIỀU)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Thể thơ: thơ năm chữ.

0,5 điểm

Câu 2

- Hình ảnh vầng trắng gắn liền với các sự vật: quả chín, mắt cá, quả bóng, lời mẹ ru, đường hành quân.

- Vầng trăng được nhìn dưới con mắt của trẻ thơ.

0,25 điểm

 

0,25 điểm

Câu 3

- Biện pháp tu từ: so sánh (trăng bay như quả bóng).

- Tác dụng: làm cho hình ảnh thơ sinh động, gần gũi, gợi hình, gợi cảm.

0,5 điểm

0,5 điểm

 

Câu 4

- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý: Qua hình ảnh trăng, nhân vật tin rằng trăng trên đất nước mình là đẹp nhất. Nhân vật trữ tình tự hào về hình ảnh ánh trăng sáng lung linh cùng những cảnh vật tuyệt đẹp, những con người bình dị, gần gũi của đất nước mình.

 

1 điểm

 

 

Câu 5

- HS nêu được những tình cảm riêng của mình với vầng trăng quê hương mà mình cảm nhận được sau khi học xong bài thơ.

Yêu cầu:

- Đảm bảo thể thức yêu cầu.

- Đảm bảo nội dung theo yêu cầu.

1 điểm

           

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

*Hình thức: xác định đúng yêu cầu đề và cấu trúc của bài văn tự sự, đảm bảo bố cục 3 phần.

Mở bài:

- Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại.

- Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan.

1 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

3 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

 

 

Thân bài:

- Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật, sự kiện.

+ Câu chuyện, huyền thoại liên quan đến nhân vật, sự kiện.

+ Dấu tích liên quan.

- Thuật lại nội dung/ diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử.

+ Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn,…); kết hợp kể chuyện với miêu tả.

- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/ sự kiện lịch sử.

Kết bài:

- Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.

* Biểu điểm chung:

- Điểm 5: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn tự sự, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, mạch lạc, liên kết, mắc một số lỗi chính tả, dùng từ.

- Điểm 3, 4: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn tự sự, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có mạch lạc, liên kết, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 2: Bố cục không rõ ràng, đảm bảo đúng yêu cầu bài văn phân tích, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 1: Các trường hợp còn lại.

 

B. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án (2 đề)

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. ĐỌC HIỂU (4đ) 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

TỪ THIỆN

(Tạ Tư Vũ)

Bà Hai ngồi thu lu trên cái đẩu, cái gọng kính trễ xuống sống mũi như chực rơi ra, bà Hai đang tính toán số hàng người ta quyên góp ngày hôm nay. Chợt bà Hai ngẩng đầu hỏi với ông Hai: “Con Tư hàng khô lúc nãy gửi gì vậy ông?”.

Ông Hai xoa xoa bàn tay, nhìn sàn nhà ngổn ngang, buông thõng: “Hai thùng mì trứng, 5 ký đường với bao quần áo”. Bà Hai cặm cụi ghi vào sổ. Trời vẫn mưa ầm ầm như trút nước.

Bà Hai bán xôi bên hông chợ Bà Chiểu. Xe hàng xôi của bà nổi tiếng hơn chục năm nay. Mỗi gói 15 ngàn, nếp thơm, mấy miếng xá xíu, thịt chiên cùng với nhúm hành phi thơm phức bọc lại trong miếng lá chuối con con. Chỉ thế thôi mà những gói xôi lại đủ sức nuôi sống ông bà. Cứ mỗi chiều tối, mỗi khi bà Hai đẩy cái xe bán xôi của bà ra ngã tư chợ, người ta biết ngay là đã sáu giờ chiều. Khi bà mở cái nắp xửng xôi, mùi xôi chín lá dứa thơm khắp cả con đường. Bà Hai bán không ngơi tay. Cái nằm xôi lá chuối con con như vậy mà lo trọn bữa cơm chiều rẻ tiền cho cả chợ. Thỉnh thoảng bà Hai còn bán thiếu cho mấy đứa sinh viên đói muộn. Ngày rằm bà Hai còn nấu xôi chay cho không mọi người.

Mùa mưa Sài Gòn năm nay thật khắc nghiệt. Cả buổi chiều đến tối, gió mưa quăng quật, giằng xé khắp chợ. Chợ xác xơ, hàng quán bán ế chỏng gọng. Bọn mì gõ, hủ tiểu hay tụi bán quần áo, giày dép ngay ngã tư chợ dẹp luôn. Chỉ còn Bà Hai với xe xôi lạnh ngắt. Thế là bà Hai cũng nghỉ, chịu thua những cơn mưa.

Ông Hai bàn với bà Hai vận động mọi người ở chợ ủng hộ huyện miền núi ở tỉnh X làm từ thiện. Ông bà chỉ nhận hàng hóa, không nhận tiền. Bà Hai nghỉ bán bữa giờ, xem tivi thấy cảnh những con người cheo leo trên mái nhà vì lũ. Bà cũng thấy cảnh con bò bị chìm ngập giữa dòng nước, hếch cái mõm lên trời hít chút không khí tàn.

Bà chặc lưỡi nghĩ thầm, có đi trăm chùa, cho không ngàn gói xôi cũng chẳng bằng giúp người ta lúc ngặt nghèo. Nhìn mấy đứa con nít ngây thơ, quân áo tả tơi bấu víu nhau chạy lũ thấy thương hết sức, cứ nghĩ tụi nó là con mình thì lại càng thương. Thế là vợ chồng ông Hai đội mưa ngày ngày vào chợ đi vận động quyên góp. Uy tín bà Hai bán xôi thật oách, chỉ mới năm ngày phát động mà gần như cả chợ nhiệt liệt tham gia. Từ quầy hàng khô, hàng rau, hàng thịt, bọn bán quần áo trên lầu, cả mấy đứa cho vay kiếm lời ngoài chợ cũng ủng hộ. Như hôm qua, thằng Tâm Hôi chuyên chở nước đá chạy nguyên chiếc xe ba gác máy đỗ xịch trước nhà bà Hai. Miệng ngậm điếu thuốc, quần xắn đầu gối, khệ nệ khiêng vào nhà bà Hai mười thùng nước tinh khiết ủng hộ đồng bào.

Tâm Hôi cũng không quên trả luôn bà Hai tiền ba gói xôi còn thiếu. Bà Hai ngồi cười rung ghế: “Boa luôn đó con trai!”.

Mới sáng sớm mà mưa mù trời. Tư Mắm, Tâm Hôi qua nhà bà Hai để giúp mọi người vận chuyển hàng cứu trợ. Mọi người đang lăng xăng với lỉnh kỉnh hàng hóa thì một chiếc taxi bất chợt xuất hiện trước nhà. Tài xế bóp kèn tin tin gọi người ra nhận hàng ủng hộ. Tâm Hôi và ông Hai khệ nệ khiêng vào nhà thùng hàng to đùng. Tư Mắm khui thùng hàng ra để kiểm thì chợt há hốc mồm:

“Trời đất, cái gì vậy trời...?”. Mọi người quay qua nhìn Tư Mắm với bộ đầm dạ hội trên tay. Tâm Hội cười khà khà: “Cái này mới ác liệt nè.”, rồi huơ huơ hai đôi giày cao gót đỏ chót. Hàng loạt cái váy ngắn cũn cỡn, áo hai dây sexy cùng với quần áo đi khiêu vũ nằm lăn lóc trên sàn nhà. Bà Hai thở dài.

Tư Mắm chửi đổng: “Mẹ nó, ai rảnh thiệt. Người ta đói ăn đói mặc thì không cho cái gì nó thực tế. Cho chi mấy cái thứ tào lao gì đâu. Lũ lụt trốn lên nóc nhà bận đầm dạ hội à. Từ thiện kiểu gì vậy trời..”. Tâm Hôi quấn cái đầm dạ hội màu nhung gấm đi giữa nhà õng ẹo: “Mời anh Hai làm với em vài bài nào..”. Mọi người cười rần rần.

Bà Hai ngồi thừ nơi bậu cửa nhìn màn mưa xiên xéo trước nhà. Bụi mưa lấm tấm làm thành màn sương mỏng trên nền gấm đỏ bộ đầm dạ hội mà Tư Mắm vứt lăn lóc ngay góc cửa. Nhìn thùng hàng với những cái áo hai dây sexy mỏng tang, phất phơ theo từng cơn gió lạnh buốt, bà Hai kín đáo thở dài.

Yêu thương mà, nếu người ta quá vội để hời hợt nhìn nhau, thì mình cũng nên gắng sức để thương yêu đó trọn vẹn. Bỏ qua một tấm lòng mới là kỳ cục. Bà Hai nhẩm tính thùng hàng này bán đi cũng mua được hơn chục ký gạo. Mưa bắt đầu tạnh dần. Ông Hai mỉm cười ngồi nhìn bà Hai từ góc tối trong nhà. Bóng bà Hai nhỏ thó, liêu xiêu bên bậu cửa với mái đầu bạc mờ những giọt mưa. Bà đang nhẩm tính gì đó bên những đôi giày cao gót chỏng chơ, sặc sỡ.

(https://tuoitre.vn/truyen-ngan-1200-tu-thien-1210210.htm)

Câu 1: Dòng nào nói đúng đặc điểm thể loại của văn bản trên?

A. Truyện ngắn: Nhân vật ít, sự việc diễn ra trong phạm vi hẹp, đầy mâu thuẫn.

B. Truyện ngắn: Nhân vật ít, sự việc diễn ra trong thời gian, không gian hẹp.

C. Truyện vừa: Nhân vật đa dạng, sự việc diễn ra luôn vận động.

D. Truyện ngắn: Nhân vật ít, sự việc đơn giản, giàu ý nghĩa.

Câu 2: Dòng nào nói đúng về đề tài của tác phẩm?

A. Người lao động.

B. Làm từ thiện.

C. Kinh tế.

D. Tiểu thương

Câu 3: Nhân vật chính, nội dung của truyện ngắn là:

A. Ông Hai. Vận động từ thiện.

B. Tư mắm. Phân loại hàng từ thiện.

C. Bà Hai. Công việc thiện nguyện hàng ngày.

D. Không có nhân vật chính. Cả chợ làm từ thiện.

Câu 4: Dòng nào sắp xếp các sự việc đúng trình tự kể?

A. Công việc làm ăn thường xuyên của vợ chồng bà Hai; những ngày mưa làm ăn thật vất vả; ông bà Hai và cả chợ làm từ thiện; suy nghĩ của bà Hai cách làm từ thiện hiệu quả.

B. Vợ chồng bà Hai tổng hợp hàng từ thiện; công việc làm ăn thường xuyên của vợ chồng bà Hai; những ngày mưa làm ăn thật vất vả; ông bà Hai và cả chợ làm từ thiện; suy nghĩ của bà Hai cách làm từ thiện hiệu quả.

C. Ông bà Hai, cả chợ làm từ thiện; suy nghĩ của bà Hai cách làm từ thiện.

D. Công việc làm ăn thường xuyên của vợ chồng bà Hai; suy nghĩ của bà Hai cách làm từ thiện hiệu quả.

Câu 5: Dòng nào nói đúng việc sử dụng ngôi kể của tác phẩm?

A. Ngôi thứ ba.

B. Ngôi thứ nhất.

C. Ngôi thứ 3 và ngôi thứ nhất.

D. Hai người kể chuyện từ ngôi thứ nhất.

Câu 6: Nhân vật bà Hai được khắc họa qua:

A. Hành động, suy nghĩ.

B. Lời nói, hành động.

C. Hành động, lời nói, suy nghĩ, lời người kể chuyện.

D. Ngoại hình, hành động.

Câu 7: Vì sao, tác giả khẳng định: “Uy tín bà Hai bán xôi thật oách, chỉ mới năm ngày phát động mà gần như cả chợ nhiệt liệt tham gia"?

A. Vì bà Hai luôn làm từ thiện, mọi người tin bà.

B. Vì bà Hai luôn bán xôi chịu cho người khó khăn.

C. Cái nắm xôi lá chuối con con của bà Hai lo trọn bữa cơm chiều rẻ tiền cho cả chợ.

D. Vì bà Hai làm từ thiện chỉ nhận hàng hóa, không nhận tiền.

Câu 8: “Nhìn mấy đứa con nít ngây thơ, quần áo tả tơi bấu víu nhau chạy lũ thấy thương hết sức, cứ nghĩ tụi nó là con mình thì lại càng thương” là suy nghĩ của ai?

A. Ông Hai.

B. Tư Mắm.

C. Bà Hai.

D. Tâm Hội.

Câu 9: Phân tích nghệ thuật kể chuyện và dụng ý của tác giả trong đoạn văn sau:

“Ông Hai mỉm cười ngồi nhìn bà Hai từ góc tối trong nhà. Bóng bà Hai nhỏ thó, liêu xiêu bên bậu cửa với mái đầu bạc mờ những giọt mưa. Bà đang nhẩm tính gì đó bên những đôi giày cao gót chỏng chơ, sặc sỡ”

Câu 10: Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật bà Hai trong tác phẩm trên (bằng đoạn văn dài từ 5-7 câu)

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Suy nghĩ của em về công việc làm từ thiện đối với học sinh THCS hiện nay

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1

(0.25đ)

Câu 2 (0.25đ)

Câu 3

(0.25đ)

Câu 4

(0.25đ)

Câu 5

(0.25đ)

Câu 6

(0.25đ)

Câu 7

(0.25đ)

Câu 8

(0.25đ)

B

A

C

B

A

C

A

C

 

Câu 9: 

Lời giải chi tiết

- Nghệ thuật: Kể kết hợp tả, chú ý tả thực hình ảnh bà Hai bằng hàng loạt tính từ nhỏ thó, liêu xiêu, mái đầu bạc; hình ảnh ông Hai mỉm cười

→ Hai ông bà đều cùng chí hướng giúp người nghèo hơn mình, họ làm việc đó tự nguyện, với niềm vui góp sức nhỏ giúp người trong cơn hoạn nạn

- Nghệ thuật tương phản: 2 người già trong khung cảnh ảm đạm tương phản với những giày cao gót chỏng chơ, sặc sỡ → khiến độc giả phải suy nghĩ về những tấm lòng nhân hậu về cách làm từ thiện giúp người đang đói khổ trong mưa lũ

Câu 10: 

Lời giải chi tiết

- Cảm nhận được tính cách, phẩm chất đáng quý ở nhân vật bà Hai: nghèo khó, vất vả nhưng xởi lởi, nhân hậu; suy nghĩ sâu sắc; làm từ thiện cụ thể hữu ích, chân tình

- Chủ động thể hiện nhận xét chủ quan của cá nhân nhưng phải phù hợp với tác phẩm và văn hóa của dân tộc

- Đoạn văn có mở- thân và kết; có liên kết câu và đảm bảo mạch lạc

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Lời giải chi tiết:

 

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Nêu vấn đề bàn luận

- Thái độ đối với hiện tượng

Thân bài

2,5

- Làm rõ cách hiểu về hoạt động từ thiện; biểu hiện của việc làm từ thiện đích thực

- Lý do, nguồn gốc của hoạt động

- Phân tích giá trị, ý nghĩa của hoạt động từ thiện

- Cách làm từ thiện hiệu quả nhất

Kết bài

0,5

- Quan điểm của cá nhân về hoạt động từ thiện

- Nhận thức và hành động của bản thân, việc làm của HS THCS trong công việc từ thiện

Yêu cầu khác

0,5

- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (tách các luận điểm/ ý kiến)

- Thể hiện rõ quan điểm cá nhân (đồng tình/phản bác)

- Dẫn chứng đa dạng phù hợp với lý lẽ, ý kiến

Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

5

1 đánh giá

1
Tải xuống