Lý thuyết Chuyển động biến đổi đều (Cánh diều 2024) hay, chi tiết | Vật Lí 10

Tải xuống 5 4.3 K 29

Với tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 4: Chuyển động biến đổi đều sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10.

Lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 4: Chuyển động biến đổi đều

A. Lý thuyết Chuyển động biến đổi đều

I. Công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều

Chuyển động thẳng với gia tốc không đổi được gọi là chuyển động thẳng biến đổi đều.

1. Công thức tính vận tốc

- Đồ thị vận tốc – thời gian biểu diễn chuyển động của một vật với vận tốc tăng dần đều từ vđến v trong thời gian t.

- Độ dốc của đường thẳng có giá trị bằng gia tốc.

a=vv0t  hay  v=v0+at

2. Công thức tính độ dịch chuyển.

- Vận tốc trung bình của vật bằng một nửa tổng vận tốc ban đầu và vận tốc cuối cùng của nó:

- Vận tốc trung bình: vtb=v0+v2

- Độ dịch chuyển = vận tốc trung bình x thời gian

 Công thức tính độ dịch chuyển: d=v0+v2×t                                                                                             

3. Công thức tính quãng đường.

Trong chuyển động thẳng theo một chiều xác định, độ dịch chuyển chính là quãng đường.

s=v0t+12at2

4. Công thức liên hệ quãng đường, vận tốc và gia tốc.

v2v02=2as

II. Đo gia tốc rơi tự do

1. Gia tốc rơi tự do

- Sự rơi của các vật khi chỉ chịu tác dụng của trọng lực được gọi là sự rơi tự do.

- Gia tốc của một vật rơi trên bề mặt Trái Đất có giá trị tùy thuộc vào vị trí mà vật rơi. Gia tốc này gọi là gia tốc rơi tự do, kí hiệu g; nó có chiều hướng thẳng đứng xuống dưới.

2. Đo gia tốc rơi tự do.

Bộ dụng cụ đo gia tốc rơi tự do

Tùy vào điều kiện, cơ sở vật chất mà chúng ta sẽ có các bộ dụng cụ thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do khác nhau.

III. Chuyển động của một vật bị ném.

Xét chuyển động của một vật có vận tốc ban đầu theo phương ngang hoặc xiên góc với phương ngang

1. Vận tốc ban đầu theo phương ngang.

 Kết quả: Với một vật được bắn theo phương ngang với vận tốc ban đầu xác định, thì chuyển động của vật theo phương ngang và theo phương thẳng đứng độc lập với nhau.

Thời gian chạm đất của vật được ném ngang từ độ cao h: t=2hg

Tầm xa của vật ném ngang: L=v0t=v02hg

2. Vận tốc ban đầu tạo góc xác định với phương ngang.

 Kết quả: Chuyển động thẳng đứng và chuyển động ngang của quả bóng độc lập với nhau.

B. Trắc nghiệm Chuyển động biến đổi đều

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là sai:

A. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.

B. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.

C. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vectơ vận tốc.

D. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian khác thì bằng nhau.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường được xác định là: s=v0t+12at2. Do đó, ngoài thời gian, quãng đường đi được còn phụ thuộc vào vận tốc ban đầu và độ lớn gia tốc của vật.

Câu 2: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga. Sau 20 s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau 40 s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là:

A. a = 0,7 m/s2 ; v = 38 m/s.

B. a = 0,2 m/s2 ; v = 18 m/s.

C. a = 0,2 m/s2 ; v = 8 m/s.

D. a = 1,4 m/s2 ; v = 66 m/s.

Đáp án: B

Giải thích:

Gia tốc của ô tô là: a=ΔvΔt=141020=420=0,2 m/s2

Vận tốc của ô tô sau 40 s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là: v = v0 + a.t = 10 + 0,2.40 = 18 m/s.

Câu 3: Một đoàn tàu đang chạy với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh. Sau 2 phút thì tàu dừng lại ở sân ga. Quãng đường mà tàu đi được trong khoảng thời gian trên là:

A. 0,6 km.

B. 1,2 km.

C. 1,8 km

D. 2,4 km.

Đáp án: A

Giải thích:

Đổi đơn vị: t=2 min =260 h

Gọi vận tốc ban đầu của đoàn tàu là v0 = 36 km/h.

Vận tốc cuối của đoàn tàu là v = 0 km/h.

Gia tốc của đoàn tàu trong khoảng thời gian hãm phanh là:

a=ΔvΔt=036260=1080 km/h2

Quãng đường đoàn tàu đi được là:

v2v02=2ass=v2v022.a=023622.(1080)=0,6 km

Câu 4: Một vật nhỏ bắt đầu trượt từ trạng thái nghỉ xuống một đường dốc với gia tốc không đổi là 5 m/s2. Sau 2 s thì nó tới chân dốc. Quãng đường mà vật trượt được trên đường dốc là?

A. 12,5 m.

B. 7,5 m.

C. 8 m.

D. 10 m.

Đáp án: D

Giải thích:

Gọi vận tốc ban đầu của đoàn tàu là v0 = 0 m/s.

Quãng đường vật trượt được trên đường dốc là:

s=v0t+12at2=0.2+12.5.22=10 m

Câu 5: Một viên bi lăn xuống từ một máng nghiêng với vận tốc ban đầu v0 = 0, gia tốc của viên bi là a = 0,5 m/s2. Sau bao lâu thì viên bi có vận tốc v = 2,5 m/s?

A. 2,5 s.

B. 5 s.

C. 10 s.

D. 0,2 s.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: a=ΔvΔt=vv0ΔtΔt=vv0a

Thời gian để viên bi có vận tốc 2,5 m/s là: Δt=vv0a=2,500,5=5 s

Câu 6: Một ôtô chuyển động thẳng đang tăng tốc từ vận tốc ban đầu v0 = 10,8 km/h. Trong giây thứ 6 xe đi được quãng đường 14 m. Tính gia tốc của xe

A. 1,8 m/s2.

B. -1,8 m/s2.

C. 2 m/s2.

D. - 2 m/s2.

Đáp án: C

Giải thích:

Đổi 10,8 km/h = 3 m/s

Quãng đường ô tô đi được trong 5 giây đầu là:

s5=v0t5+12at52=5v0+12a.52

Quãng đường ô tô đi được trong 6 giây là:

s6=v0t6+12at62=6v0+12a.62

Quãng đường ô tô đi được trong giây thứ 6 là:

s=s6s5=5,5a+v0=14 m

Thay số, ta tính ra được: a = 2 m/s2.

Câu 7: Một chiếc xe lửa chuyển động trên đoạn đường thẳng qua điểm A với vA = 20 m/s và có gia tốc a = 2 m/s2. Tại B cách A 100 m, vận tốc của xe khi đó là:

A. 28,28 m/s

B. 14,14 m/s.

C. 56,56 m/s.

D. 30 m/s.

Đáp án: A

Giải thích:

Độ dài quãng đường AB: s=v0t+12at2100=20.t+t2

Ta có: t = 4,14 s (nhận) hoặc t = -24 s ( loại )

Vận tốc của xe khi qua điểm B là:

v = v0 + at  v = 20 + 2. 4,14 = 28,28 m/s

Câu 8: Khi đang chạy với vận tốc 36 km/h thì ôtô bắt đầu chạy xuống dốc. Nhưng do bị mất phanh nên ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s2 xuống hết dốc có độ dài 960 m. Khoảng thời gian ôtô chạy xuống hết đoạn dốc là bao nhiêu?

A. 30 s.

B. 40 s.

C. 60 s.

D. 80 s.

Đáp án: C

Giải thích:

Đổi đơn vị: 36 km/h = 10 m/s.

Ta có : s=v0t+12at2960=10.t+12.0,2.t2=10.t+0,1.t2

Giải phương trình, ta có: t = - 160 s (loại) và t = 60 s (nhận).

Câu 9: Một vật nhỏ rơi tự do từ các độ cao h = 80 m so với mặt đất. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được trong 1 giây cuối cùng trước khi chạm đất là:

A. 71 m.

B. 48 m.

C. 35 m.

D. 15 m.

Đáp án: C

Giải thích:

Vật rơi tự do có: h=12gt2t=2hg

Thời gian vật rơi hết độ cao 80 m là: t=2hg=2.8010=4 s

Quãng đường vật đi được trong 1 giây cuối sẽ bằng độ cao trừ đi quãng đường vật đi được trong 3 s đầu tiên: s=hh3=h12.g.t32=8012.10.32=35 m.

Câu 10: Một ô tô đangchạy thẳng với vận tốc 40 km/h thì tăng ga. Biết rằng, sau khi chạy được quãng đường 1 km thì ô tô đạt được vận tốc 60 km/h. Gia tốc của ô tô là

A. 20 km/h2.

B. 100 km/h2.

C. 1000 km/h2.

D. 10 km/h2.

Đáp án: C

Giải thích:

Công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường: v2v02=2as

Gia tốc của ô tô là: a=v2v02s2=6024022.1=1000 km/h2

Câu 11: Một vật được thả rơi tự do từ một độ cao h so với mặt đất thì thời gian rơi là 5 s. Lấy g = 9,8 m/s2. Nếu vật này được thả rơi tự do từ cùng một độ cao h nhưng ở Mặt Trăng (có gia tốc rơi tự do là 1,7 m/s2) thì thời gian rơi sẽ là:

A. 12 s.

B. 8 s.

C. 9 s.

D. 15,5 s.

Đáp án: A

Giải thích:

Ở Trái Đất, quãng đường rơi của vật sau thời gian t = 5 s là: h1=12gt12 

Ở Mặt Trăng, thời gian rơi hết quãng đường h2 là t2 và h2=12gMTt22

Mà h2=h1=h12gt12=12gMTt22t2=t1ggMT=5.9,81,712 s

Câu 12: Câu nào sau đây nói về sự rơi tự do là đúng?

A. Khi không có lực cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.

B. Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc

C. Khi rơi tự do, vật nào ở độ cao lớn hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn.

D. Vận tốc của vật chạm đất, không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi.

Đáp án: B

Giải thích:

Nhiều thì nghiệm do các nhà khoa học tiến hành đã cho thấy gia tốc của một vật rơi tự do trên bề mặt Trái Đất, gia tốc g có giá trị phụ thuộc vào vị trí mà vật rơi. Nên nếu các vật rơi ở cùng 1 vị trí, chúng sẽ có gia tốc như nhau.

Câu 13: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi như chuyển động rơi tự do?

A. Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã mở.

B. Một chiếc lá đang rơi.

C. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.

D. Một viên gạch rơi từ độ cao 3 m xuống đất.

Đáp án: D

Giải thích:

Sự rơi của các vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực được gọi là sự rơi tự do.

A - Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã mở chịu thêm lực cản của không khí, do đó không được coi là rơi tự do.

B - Một chiếc lá đang rơi thì chịu thêm lực cản của không khí, do đó không được coi là rơi tự do.

C - Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống chịu tác dụng của trọng lực và lực kéo của dây treo thang máy nên không được coi là rơi tự do.

D - Một viên gạch rơi từ độ cao 3 m xuống đất thì lực cản của không khí là rất nhỏ so với trọng lực nên có thể coi như vật rơi tự do.

Câu 14: Viên bi A khối lượng gấp đôi viên bi B. Cùng lúc, từ mái nhà, bi A được thả rơi không vận tốc đầu, bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Hai viên bi chạm đất cùng lúc.

B. Viên bi A chạm đất trước.

C. Viên vi B chạm đất trước.

D. Chưa đủ thông tin để trả lời.

Đáp án: A

Giải thích:

Thời gian chuyển động ném ngang bằng thời gian rơi tự do từ cùng độ cao, không phụ thuộc vận tốc ban đầu. Vì vậy, hai viên bi sẽ chạm đất cùng lúc.

Câu 15: Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,5 m (theo phương ngang)? Lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi của hòn bi là:

A. 0,35 s.

B. 0,125 s.

C. 0,5 s.

D. 0,25 s.

Đáp án: C

Giải thích:

Chuyển động của hòn bi coi như là một chuyển động ném ngang với độ cao ban đầu h = 1,25 m và có tầm xa theo phương ngang L = 1,5 m.

Theo phương thẳng đứng, viên bi rơi tự do với vận tốc ban đầu là 0. Thời gian hòn bi rơi hết độ cao 1,25 m là:

h=v0t+12gt2t=2hg=0,5 s

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Vật lí 10 Cánh diều hay, chi tiết:

Bài 3: Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp

Bài 1: Lực và gia tốc

Bài 2: Một số lực thường gặp

Bài 3: Ba định luật Newton về chuyển động

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống